1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    up topic lên cho mọi người tham khảo và hiểu thêm về KBC nhà mình
  2. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    NSND Đặng Nhật Minh vương tình Kinh Bắc
    ảnh minh họaCuối năm 1979, nếu tôi nhớ không nhầm - tôi gặp anh Minh ở thị xã Bắc Ninh. Đó là một người đàn ông dáng cao ráo, đeo cặp kính gọng đen. Trông anh thật trí thức khiến tôi khi tiếp xúc cảm thấy nể trọng. Anh gốc Huế nhưng lại có dây dính họ mạc với đất Kinh Bắc từ thưở xa xưa - ở dốc Đặng vùng ngoại vi thị xã.
    Vậy thế, phim đầu tiên của Đặng Nhật Minh là phim tài liệu về vùng Kinh Bắc (Hà Bắc quê hương) với rất nhiều trường đoạn về lễ hội mang đậm sắc thái dân gian. Anh nói với tôi: "Xứ Bắc của các ông lạ lắm, có khác biệt vùng miền nhưng cũng có cái đồng nhất với quê tôi: xứ Huế, vừa mơ mộng tinh tế lại nhiều chùa chiền lăng tẩm?".
    Có lẽ bởi những duyên nợ như vậy, anh Minh thường xuyên về Hà Bắc thăm thú bạn bè và qua trò chuyện, kết nối các cuộc tiếp xúc, anh cũng hiểu hơn vùng quê anh yêu mến.
    Tôi xin đơn cử vài chuyện xung quanh "Bao giờ cho đến tháng mười" - một bộ phim đã giữ anh "đứng chân" trong làng điện ảnh và chịu hệ lụy trong bước khởi nghiệp đầy gian nan ấy. Tôi có bài thơ "Ước gì cho đến tháng mười" viết về những ngày đi học xa nhớ quê sơ tán.
    Anh Minh lại đặt tên cho bộ phim của mình là "Bao giờ cho đến tháng mười" xuất phát từ câu ca dao: "Bao giờ cho đến tháng mười - Ta đem liềm hái ra ngoài đồng ta". Âu cũng là một sự trùng hợp tình cờ giữa hai chúng tôi về một niềm khắc khoải chờ đợi: tháng mười, một vụ mùa no ấm. Và môtíp chủ đạo khi xây dựng bộ phim này anh Minh có sử dụng thủ pháp nghệ thuật trong tín ngưỡng dân gian và tâm thức người Kinh Bắc: chợ âm dương (người âm và người dương gặp nhau không mang sự bán mua và chủ yếu gặp gỡ?) cho cô Duyên (Lê Vân đóng) và người chồng gặp nhau như trong mộng mị.
    Không hiểu sao khi hội đồng điện ảnh duyệt phim lại phê phán "dữ dội" thủ pháp này và cho là có yếu tố mê tín dị đoan. Anh Minh có đến mượn tôi cuốn "Địa chí Hà Bắc" về trình bày với hội đồng duyệt phim và kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình (văn sách đã in). Và không khí bấy giờ đã "thoáng" hơn ở những người có trách nhiệm cao nên chỉ sau một thời gian ngắn phim "Bao giờ cho đến tháng mười" đã được thông qua.
    Buổi chiếu ra mắt phim ở Cung thiếu nhi Hà Nội, đạo diễn Đặng Nhật Minh có mời những người tham gia giúp đỡ trong quá trình làm phim và bạn bè đến chia vui. Nhất là được sự giúp đỡ của Công ty phát hành và chiếu bóng Hà Bắc, anh Minh cùng tốp làm phim về thị xã Bắc Giang ra mắt bộ phim như để trả ơn nghĩa nhân dân vùng quê này đã giúp anh xây dựng ý tưởng bộ phim giàu tính nhân văn. Tất nhiên, khi tôi đặt vấn đề anh viết một bài cho Tạp chí Kinh Bắc, anh Minh đồng ý ngay và hoàn thành bài viết với tựa đề "Mảnh đất đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi" với lòng biết ơn sâu sắc.
    Trong quá trình làm phim của đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh có hai người cộng sự đắc lực của anh là nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn (quê Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh) và diễn viên quan họ Thúy Hường (Đoàn quan họ Bắc Ninh).
    Tuấn là bạn chơi của họa sĩ Thành Chương, Đỗ Dũng và Phạm Minh Hải mà anh em vẫn gọi đùa là Tuấn ?otít". Tôi cũng chưa hiểu lắm về biệt danh này của anh nhưng khi xem các khuôn hình Tuấn quay trong "Thị xã trong tầm tay" và "Thương nhớ đồng quê" thì mê ngay. Không hiểu cảnh sắc vùng Kinh Bắc "nhập" vào anh từ lúc nào mà tôi thấy thân thuộc lắm, từ chùa chiền, cây đa, bến nước? đến nết ăn nết ở của người Kinh Bắc nghĩa tình thấm đẫm trong từng cảnh quay của anh góp phần làm nên sự thành công của hai bộ phim trên. Nghe Tuấn nói rất vui khi cộng tác cùng anh Minh và nhận xét đạo diễn kỹ trong từng khuôn hình nhưng tôn trọng những người trong kíp làm phim, không áp đặt thái quá?
    Lại nữa, diễn viên Thúy Hường là một liền chị quan họ có giọng ca mượt mà "vang, rền, nền, nảy" có hạng nhưng khả năng diễn được bộc lộ qua phim "Thương nhớ đồng quê" (dựa theo truyện của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp) cũng là sự dày công của đạo diễn. Nghe Thúy Hường kể lại trong khi nhập vai được anh Minh động viên, cô đã khắc phục sự lúng túng ban đầu và phát huy khả năng diễn xuất của mình, hoàn thành vai diễn.
    Bây giờ, nhìn lại, ngẫm lại tôi mới nhận ra một điều thật tâm đắc trong sự nghiệp nghệ thuật của đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh: anh biết kết hợp sự am hiểu văn học với điện ảnh, biết nâng các ý tưởng trong nghệ thuật ngôn từ với các thủ pháp điện ảnh sống động?
    Tự viết kịch bản văn học và đạo diễn phim, anh Minh bao giờ cũng nhất quán trong các phim anh làm: "Thị xã trong tầm tay" - "Bao giờ cho đến tháng mười" - "Thương nhớ đồng quê" - "Cô gái trên sông" - "Trở về" - "Hà Nội mùa đông 1946" - "Mùa ổi"? với sự bênh vực các số phận đau đớn, khuất lấp giữa dòng đời cam go, nghiệt ngã, anh luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó là cuốn biên niên sử sống động trong nghệ thuật điện ảnh của một giai đoạn biến động dữ dội của đất nước (trong đó con người và cảnh sắc Kinh Bắc thấm đẫm trong nhiều bộ phim của anh).
    Và anh - đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh nghệ sĩ của mình trong sự tỏa sáng ấy
    CAND
  3. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Đây là Thầy giáo em đấy ạ. Thầy là người có sự hiểu biết uyên thâm về điện ảnh - Là người bọn em ai cũng quý.
    Nói về chị Thuý Hường, khi thầy em về Bắc Ninh tìm diễn viên vào vai chị Ngữ trong phim "Thương nhớ đồng quê", trước đó cô giáo em là Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang đã giới thiệu với thầy thì thầy hồ hởi lắm. Nhưng khi đến nhà chị Hường, Thầy em đã vô cùng thất vọng khi thấy Thúy Hường mặc 1 bộ đồ nõn chuối, son phấn đánh đầy mặt. Quá chán nản, thầy định bắt xe về ngay, nhưng nghe 1 người trong đoàn bảo chị Hường hãy bỏ son phấn và mặc vào 1 bộ quần áo nâu . Khi chị Hường từ buồng bước ra, tất cả mọi người đều ngỡ ngàng. Thầy em thốt lên: Chị Ngữ đây rồi...
    Thầy em nói thầy em rất yêu mảnh đất Kinh Bắc đấy bà con

  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    vàng vàng: người này mới thực là có "con mắt xanh" !
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Con trai Cụ Đặng Văn Ngữ thì cũng phải uyên thâm cho xứng đáng chứ:)
  6. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Trời, thầy Phái, thầy Thao mí chị Gà ai cũng uyên thâm cả, không biết con của ông nào
    Lại còn người nào đấy bảo thay đồ cũng không biết con ông nào
    Chậc, tàng long, ngoạ hổ

Chia sẻ trang này