1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về kiểu dáng máy bay các thời kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 200tuoi, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    п?о,иво^,опо?н<е .а?ак,е?ис,ики= spin-recovery characteristics
    = tính chất (đặc tính) chống xoắn (vặn) ?????
  2. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Ờ bác steppy dịch chính xác hơn rồi, ít bị rơi theo hình xoắn ... . Tại tôi nghĩ máy bay bị rơi theo xoắn khi nó bị "thất tốc", đúng ko nhỉ??
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Stall xảy ra khi máy bay cua góc hẹp với tốc độ quá thấp, ko lái đc nữa, máy bay rơi và quay mòng mòng. Mọi cơ sự xảy ra là do thất tốc khi cua. Có lẽ dùng chữ này đúng nhất, nhưng nếu có ai biết từ chuyên môn tiếng việt nêu ý kiến cái nhỉ?
  4. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Stall không đồng nghĩa với rơi, cũng không nhất định là liên quan đến cua.
    Stall khí động xảy ra khi góc giữa cánh máy bay và huớng di chuyển của cánh máy bay so với không khí (angle of attack) quá lớn, khiến cho cánh không sinh ra đủ lực nâng cần thiết.
    Ở máy bay dân dụng, cánh nhỏ ở phía đuôi (chẳng biết gọi là gì) được thiết kế sao cho có góc bắt đầu stall là lớn hơn so với góc đó của cánh chính, do đó khi cánh chính bị stall, mất lực nâng, khiến cho máy bay mất độ cao, cánh sau vẫn sinh ra một lực nâng đủ để đuôi máy bay rơi chậm hơn, làm giảm angle of attack. Khi angle of attack giảm đến dưới ngưỡng stall của cánh chính, máy bay sẽ lấy được lực nâng.
    "Stall" còn dùng cho động cơ, nhưng là tình huống động cơ không sinh được đủ lực đẩy.
  5. tuantc88

    tuantc88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Thiết kế cánh của MIG25 có phải là xuôi sau ko các bác? Tôi nhớ có bác nào nói MIG19 là loại cuối cùng theo thiết kế này, nhưng nhìn cánh MIG25 ko giống dạng delta lắm.
  6. nttb6403

    nttb6403 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Mig 25 hình như là sweep wing. Có nhiều loại sweep wing mà. Giờ một số máy bay mới cũng xài đó thôi. Su là sweep wing áh.
  7. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Chà, lambo thính thật
  8. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy thì oan cho cụ tổng công trình sư Mikhail Simonov quá bác ạ. Nguyên bản là là " Su-27 chiến thắng nhờ vào sự kiên định mạnh mẽ của tổng công trình sư Sukhoi, Mikhail Simonov".
    Nhắc đến tất cả mọi máy bay dòng Su-27 là nhắc đến cụ này. Cụ đóng vai trò chính trong việc thiết kế các Su-27, Su-35, Su-37, Su-25, Su-26....Nói chung tất cả các máy bay của Sukhoi ra đời bắt đầu vào cuối những năm 70 đều là tác phẩm của cụ này cả . Cụ cũng chính người lèo lái giúp Sukhoi vượt qua những giai đoạn khó khăn sau khi Liên Xô tan vỡ. Nếu không lầm thì cụ vẫn còn sống và vẫn tại chức . Trên wikipedia tiếng Nga có đồn 1 câu chuyện rất hay về Mikhail Simonov tóm tắt như sau:
    Năm 1992, 2 cụ Simonov (tổng công trình sư Sukhoi) và
    Belyakov (tổng công trình sư MiG) đi dự triển lãm hàng không vũ trụ gần London. Trong cuộc họp báo 1 phóng viên người Mỹ mỉa: " Đất nước các ông do bán lẻ (chui) bừa bãi nên đang lâm vào tình trạng lạm phát trầm trọng, trong các cửa hàng ko có gì để bán. Vậy mà lại có những 2 hãng chế tạo máy bay lớn cùng tồn tại là Sukhoi và MiG. Tại sao các ông không hợp nhất lại để tiết kiệm cho nền kinh tế?"
    Simonov trả lời: " Thật thú vị khi báo chí Mỹ quan tâm đến vấn đề của chúng tôi. Từ trước tới giờ người Mỹ luôn cho rằng: chúng tôi làm Su-24 để cạnh tranh với F-111, Su-25 để cạnh tranh với A-10, còn Su-27 cạnh tranh với F-15!....Thật là vớ vỉn! . Tất cả các máy bay kể trên hãng Sukhoi chúng tôi làm chỉ để cạnh tranh với 1 đối thủ duy nhất, đó chính là....bác Belyakov, tổng công trình sư của MiG đang ngồi đây..."
    Thế nên ....
  9. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Nhìn luồng khí xoáy tạo ra ở gốc cánh giống ở máy bay cánh ngược quá bác ạ.
    Đuôi nghiêng vào trong có nhược điểm so với đuôi nghiêng ra ngoài. Nhưng cũng có những ưu điểm riêng khi xét trong tổng thể thiết kế của cả máy bay. Vì thế đôi khi người ta cũng dùng đuôi nghiêng vào trong. Theo em là như vậy
  10. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Từ stall chắc do bác Masan dịch từ сваливание sang. Theo "Từ điển kỹ thuật hàng không Nga-Việt" do cục kỹ thuật quân chủng không quân phát hành vào năm 1987 thì сваливание có nghĩa là "sụt". Cũng đúng vì máy bay bị сваливание khi bị "sụt" lực nâng. Theo thói quen, các kỹ sư hàng không Nga hay dùng từ ^,опо? chứ ít dùng сваливание để nói về trường hợp máy bay mất lực nâng, quay mòng mòng hơn. Thực ra сваливание sẽ dẫn đến ^,опо? (quay). Tác giả bài báo có lẽ không làm việc trong lĩnh vực hàng không nên mới dùng từ сваливание.
    Nói về động cơ thì người ta không dùng từ сваливание mà dùng từ помпаж. Tương ứng tiếng Anh sẽ là từ Surge. Các bác quan tâm về Surge có thể đọc tại đây: http://www8.ttvnol.com/forum/kysu/729379/trang-12.ttvn
    Dịch thuật ngữ là 1 vấn đề rất khó khăn. Tra từ điển thuật ngữ nhiều khi có cũng như không. VD: công-xôn, dầm chìa. Lâu lắm rồi mới vác từ điển thuật ngữ ra tra

Chia sẻ trang này