1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

800 ngày trên Mặt trận phía Đông - Hồi ký lính cặn WW2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 20/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Lão Ma dịch hộ phần Lời người biện tập Artem Drabkin ở cuốn Hồi ký Mansur của tieungoclang đi.
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Nhà em xin để tạm các phụ lục của cuốn Chặng đường Đỏ từ Stalingrad vào đây, bao giờ bác TieuNgocLang dịch xong sẽ đưa về đúng địa chỉ.
    PHỤ LỤC 1. SƯ ĐOÀN 293 BỘ BINH
    Ko giống như những chiến binh thời cổ, phần lớn binh lính 2 phe trong các cuộc Đại chiến thế giới vào trận mà chỉ được bảo vệ bởi quân phục và áo khoác vải. Tuy nhiên điều đó ko có nghĩa là khi hành quân hoặc trên mặt trận họ ko phải mang theo nhiều kg kim loại. Thay vì những bộ áo giáp, giờ đây họ phải mang những vũ khí cộng đồng, 1 số trong đó thậm chí phải tháo rời để vận chuyển. 1 ví dụ được biết đến nhiều nhất trong các loại vũ khí kiểu này là súng máy hạng nặng. Những người lính phải mang cái giá kềnh càng cùng bản thân khẩu súng, thường còn kèm thêm 1 túi nước làm mát nòng súng to tướng nữa. Ko tính trọng lượng nước, 1 khẩu súng máy Maxim chưa lắp đạn nặng 20.3kg, đây là vũ khí cơ bản của Hồng quân. Thế nhưng nói đến những chuyên gia cử tạ thực sự phải kể đến các chi đội súng cối cấp tiểu đoàn.
    Giống như xe tăng, súng cối hiện đại xuất hiện lần đầu trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Súng cối được sáng tạo bởi 1 người có liên hệ ko nhiều với công việc nhà binh, Wilfred Stokes, giám đốc điều hành 1 công ty sản xuất bơm, van và các thiết bị dẫn khí. Đầu tiên đạn cho cối chỉ là những quả lựu đạn thông thường chưa có hình dáng khí động học. Tuy nhiên trong thời gian giữa 2 cuộc đại chiến, súng cối đã có bước phát triển lớn. Đạn được gắn cánh đuôi, được làm thành hình giọt nước và đặc biệt là có thêm kíp nổ. Chúng trở thành vũ khí bộ binh quan trọng trong WW2.
    Trong giai đoạn 1942 - 1943 Hồng quân sử dụng 3 kiểu súng cối chủ yếu là cối cấp đại đội, cấp tiểu đoàn và cấp trung đoàn. Loại cuối cùng (cối 120mm cấp trung đoàn) là 1 vũ khí có hiệu quả cao khiến cho quân Đức đến năm 43 cũng copy lại. Thậm chí khi đã tách thành từng phần loại súng này vẫn quá nặng để mang vác bằng tay, vì vậy người ta phải gắn thêm bánh xe vào để có thể kéo bằng xe hoặc ngựa. Cối cấp đại đội (50mm) là loại nhẹ nhất, chỉ có 14kg. Tuy nhiên loại cối này ko hiệu quả lắm, đạn của nó chỉ nặng 922g và mang được có 90g thuốc nổ. Giữa 2 loại trên, kết hợp giữa đạn mạnh và khả năng vận chuyển bằng mang vác là cối cấp tiểu đoàn (82mm), loại vũ khí mà Mansur Abdulin là pháo thủ số 2. Đây là loại cối được sản xuất tại Liên Xô theo mẫu súng cối của Stoke (81mm) thu được trong cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc năm 1929. Đạn của nó nặng 3.31kg với 400g thuốc nổ, khi nổ sẽ tạo ra 400 - 600 mảnh đạn có khả năng sát thương trong vòng 6m. Loại cối này đặc biệt hiệu quả khi bộ binh đang tấn công mà bất ngờ gặp phải hỏa điểm súng máy. Súng máy đã chứng minh hiệu quả to lớn của nó nên mỗi tiểu đội bộ binh đều có 1 súng máy hạng nhẹ (các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới Đức có tới 2 khẩu mỗi tiểu đội). Mỗi khẩu súng máy như vậy có thể chặn đứng cuộc tấn công của cả 1 đại đội thậm chí 1 tiểu đoàn nhưng nếu có 1 khẩu cối 82mm gần đó có thể dễ dàng làm chúng câm họng. Khi tấn công các vị trí phòng ngự súng cối cũng có thể dùng để pháo kích quân địch núp dưới hầm hố hoặc sau công sự, nơi ko thể bắn được bằng súng máy.
    Tuy nhẹ hơn pháo nhưng trọng lượng của súng cối vẫn là vấn đề thực sự cho những người lính phải mang vác chúng. Cối 82mm Soviet Model 1937 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nặng 56kg và khi phải di chuyển sẽ được chia làm 3 phần: nòng, đế và giá súng. Phần thứ nhất nặng 19kg, phần thứ hai 22kg và phần thứ ba 20kg. Ngoài các bộ phận của bản thân khẩu cối, các pháo thủ còn phải mang thêm đạn, mỗi thùng đạn 3 viên nặng 12kg. Cũng phải luôn nhớ rằng đó là những phần phải mang thêm ngoài số trang bị tiêu chuẩn của 1 người lính: tư trang, đồ ăn, mặt nạ phòng độc, súng cá nhân và đạn. Trong băng giá mùa đông hoặc cái nóng mùa hè những người lính cối thường phải mang vác nặng hành quân hàng tá km mỗi ngày. Chúng ta nên nhớ rằng phần lớn binh sĩ cả 2 bên Đức và Soviet ko nằm trong các đơn vị tăng hay cơ giới mà là những bộ binh và phải di chuyển bằng chân. 1 trong các đơn vị bộ binh như thế là Sư đoàn Bộ binh 293, nơi Abdullin phục vụ.
    Lịch sử Sư 293 Bộ binh bắt đầu vào năm 1941, tại thị trấn Sumy, trận đánh đầu tiên của nó diễn ra tại Ukraine trong những ngày bất hạnh tháng 9/1941 khi Kiev bị những cỗ xe tăng của Guderian tấn công. Tập đoàn quân 40 với Sư 293 trong đội hình đã thất bại trong cố gắng ngăn cản bước tiến của đoàn thiết giáp Nazi, may mắn thay Sư đoàn đã ko rơi vào bẫy là 1 cái túi lớn do các mũi tấn công của quân Đức tạo ra. Thoát khỏi vòng vây, Sư đoàn rút lui về nơi phát tích của mình là Sumy và đến tháng 11 thì chuyển tới khu vực Kursk, vượt qua vùng Prokhorovka mà ko gặp trở ngại gì, đây chính là nơi vào năm 1943 sẽ diễn ra những trận đấu tăng ác liệt.
    Mùa đông 1941 - 1942 Sư đoàn chia ra đóng gần Kursk và trên thực tế ko tham gia vào các cuộc phản công lớn của quân đội Soviet gần Leningrad, Moscow và Kharkov. Mùa xuân năm 1942 Sư đoàn được phối thuộc vào Tập đoàn quân 21 và chiến đấu trong đội hình Tập đoàn quân gần 1 năm, được nhận danh hiệu Cận vệ. Trong trận thảm bại khi mặt trận Kharkov vỡ tháng 5/1942, Sư đoàn bảo vệ 1 đoạn chiến tuyến tương đối yên tĩnh. Ngày 30/6 quân Đức tiến hành Chiến dịch Blau nhằm mục tiêu chiếm Caucasus và sông Volga. Tập đoàn quân 21 bước vào những trận đánh ác liệt, kết quả là toàn bộ đội hình Tập đoàn quân gồm 4 sư đoàn bị bao vây. Tuy nhiên thật kỳ diệu là Sư 293 đã thoát được và 1 lần nữa ko bị tiêu diệt. Tập đoàn quân sau đó cũng vượt được sông Đông rồi tiếp tục rút về phía đông, sau đó được chuyển cho Phương diện quân Stalingrad đưa về hậu tuyến để phục hồi và bổ sung quân số. Sư đoàn được tái tổ chức tại Buzuluk, 1 đầu mối đường sắt lớn ở Nam Ural.
    Tình trạng Sư đoàn như thế nào trước khi bị ném vào 1 trong những chiến dịch quyết định của WW2, Trận Stalingrad? Trong 3 tháng rời xa mặt trận, Sư 293 đã được bổ sung đầy đủ nhân lực gồm tân binh, hạ sĩ quan và sĩ quan. Vào ngày 24/10/1942 khi quá trình tái tổ chức hoàn tất, Sư đoàn đã có quân số 10420 người so với quân số chuẩn của 1 Sư đoàn là 10868. Thành phần dân tộc của các binh sĩ phản ánh sự đa dạng sắc tộc trong Liên bang Soviet. Người Nga chiếm gần 1 nửa (4523 người), các dân tộc Slav (Nga, Ukraine và Byelorusia) có tổng cộng 5748 người. Ngoài ra còn có 269 người Do Thái, 3 người từ các nước cộng hòa vùng Baltic và 1 người Chesnia. Còn lại là người đến từ vùng Trung Á, phần lớn trong số đó là người Kazakh với 2280 người. Chỉ có 1/3 binh lính và sĩ quan dưới 25 tuổi. Nhóm tuổi lớn nhất - chiếm hơn 1 nửa quân số - có tuổi đời từ 25 đến 40. Ảnh hưởng của các Đảng viên ko lớn như mọi người vẫn nghĩ, chỉ có 2/3 sĩ quan Sư 293 là Đảng viên hoặc Đoàn viên Komsomol, tỷ lệ này ở binh sĩ là dưới 20%.
    Vào thời điểm năm 1942, trang bị của 1 sư đoàn Hồng quân khác nhiều so với 1 sư đoàn Đức. Trước đó vào tháng 7/1941, 1 sư đoàn bộ binh Soviet còn được trang bị nhẹ hơn vì như vậy dễ quản lý hơn. Mỗi sư đoàn có 1 trung đoàn pháo trong đội hình với 12 lựu pháo hạng nhẹ 122mm và 20 pháo 76.2mm cấp sư đoàn. Để so sánh, 1 sư đoàn bộ binh Đức có tới 36 lựu pháo hạng nhẹ 105mm và 12 lựu pháo hạng nặng 150mm. Sự khác biệt này được giải thích bởi thực tế là 1 trong các nguyên tắc cơ bản của chiến lược quân sự Soviet là tập trung pháo hạng nặng (từ 152mm trở lên) dưới quyền điều động của chỉ huy cấp cao nhất, nhờ đó có thể sử dụng chúng cho những đòn đánh quyết định. Để chống lại xe tăng đối phương Sư đoàn cũng có trong đội hình Tiểu đoàn chống tăng 331 trang bị 12 pháo chống tăng 45mm và 36 súng trường chống tăng 14.5mm. Thông thường việc di chuyển pháo được tiến hành bằng ngựa nhưng số ngựa luôn luôn thiếu. Số lượng chính thức cần có là 1800 con nhưng trong thực tế Sư đoàn chỉ có được 1016 con. Ngoài ra Sư đoàn còn có gần 100 xe ô tô.
    Lực lượng chiến đấu chính của 1 sư đoàn bộ binh Soviet là 3 trung đoàn bộ binh, Mansur Abdullin đã bước vào trận chiến từ 1 trong các trung đoàn như vậy. Vào ngày 10/11/1942, theo hồ sơ Trung đoàn 1034 Bộ binh của ông có 2130 người, ít hơn 1 chút so với quân số chuẩn là 2532 người. Trung đoàn có những vũ khí sau: 1655 súng trường, 222 PPSh (loại tiểu liên do Shpagin thiết kế, đạn 7.62mm, băng đạn tròn 71 viên), 52 súng máy hạng nhẹ, 20 súng máy hạng nặng Maxim (đạn 7.62mm), 2 súng máy phòng ko 12.7mm, 54 súng trường chống tăng 14.5mm, 4 pháo cấp trung đoàn 76.2mm, 6 pháo chống tăng 45mm, 6 súng phun lửa chống tăng, 6 cối cấp trung đoàn 120mm, 27 cối cấp đại đội 50mm và 27 cối cấp tiểu đoàn 82mm. Abdulin thuộc 1 trong các kíp pháo thủ của loại vũ khí cuối cùng kể trên. Vào thời điểm tham chiến trung đoàn đã thực sự có được đầy đủ sức mạnh.
    Sư 293 Bộ binh đã có những cuộc chạm trán đầu tiên với quân địch vào đầu tháng 11/1942. Trận đánh kịch tính nhất diễn ra vào ngày 14/11 khi toàn bộ đội hình Sư đoàn được lệnh tham chiến. M. Abdulin đã mô tả lại sự khủng khiếp và ác liệt của trận đánh ngày hôm đó nhưng chúng tôi cho rằng đó chỉ là ấn tượng của 1 người lính trẻ còn chưa có kinh nghiệm chiến trường. Theo báo cáo của Sư đoàn, thương vong của Trung đoàn 1034 trong ngày 14/11 như sau: số chết tại chỗ hoặc sau khi bị thương là 8 sĩ quan, 27 hạ sĩ quan, 71 binh lính; số bị thương hoặc bị sức ép là 15 sĩ quan, 39 hạ sĩ quan và 223 binh lính. Tổng thương vong, cả chết lẫn bị thương, của trung đoàn chiếm khoảng 20% quân số theo danh sách ban đầu. Toàn Sư đoàn mất 1183 người trong khoảng từ 10 - 20/11, vào ngày 10/11 danh sách quân số là 9274 người, đến ngày 20/11 là 8069 người.
    Theo kế hoạch hành động của chỉ huy cấp cao, Sư đoàn nằm trong lực lượng dự bị của Tập đoàn quân 21 được giao 1 nhiệm vụ ko ai thèm muốn là tạo 1 mấu lồi đâm sâu vào quân Đức trong vòng vây và sau đó là ngăn quân Đức phá vỡ nó. Sau những trận đánh ác liệt với đối phương là những chiến binh kỳ cựu của các Sư đoàn Xe tăng 14 và 16 Đức, lực lượng của Sư 293 teo lại dần nhưng họ ko được tăng cường. Ngày 1/12/1942, theo hồ sơ Sư đoàn còn 6113 người; đến 10/12 còn 4142 người; ngày 20/12 sau khi được bổ sung khoảng 500 người quân số Sư đoàn là 3797 người. Khoảng 2/3 sĩ quan và binh lính Sư đoàn đã chết hoặc bị thương, nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ 1 - 10/12 khi quân Đức cố gắng chọc thủng vòng vây. Tập đoàn quân 21 dàn quân ở phía tây vòng vây nằm trên tuyến đường vượt thoát ngắn nhất đã phải hứng chịu đòn đánh mạnh nhất. Trong 10 ngày đó Sư 293 Bộ binh mất, cả chết lẫn bị thương, khoảng 1/3 quân số (2102 người): 60 sĩ quan, 140 hạ sĩ quan và 315 binh lính chết; 8 hạ sĩ quan và 39 binh lính mất tích; số còn lại bị thương.
    Tại khu vực Stalingrad các chỉ huy Soviet đã lần đầu tiên thành công trong cố gắng tổ chức bao vây quy mô lớn lực lượng địch. Tập đoàn quân 21 nói chung và Sư 293 nói riêng đã góp phần quan trọng trong chiến dịch khi đẩy lùi các đơn vị cơ giới Đức. Những hành động anh hùng của Sư đoàn đã được những người có trách nhiệm đánh giá xứng đáng: sau trận Stalingrad Sư đoàn được nhận danh hiệu Cận vệ, tức là gia nhập vào lực lượng ưu tú của quân đội Soviet. Các đơn vị Cận vệ Nga có hệ thống số thứ tự riêng, vì vậy Sư đoàn đổi tên thành Sư đoàn Bộ binh Cận vệ 66. Các đơn vị của nó cũng đổi tên: Trung đoàn 1034 của Abdulin trở thành Trung đoàn 193 Cận vệ. Ngay vẻ bề ngoài 1 lính Cận vệ đã khác với các đơn vị thường với huy hiệu tương tự như 1 chiếc huân chương đính trên đồng phục. Những dấu hiệu tương tự cũng được sơn lên trang thiết bị của họ. Theo cách này những người lính chứng tỏ mình là tinh hoa của Hồng quân. Thiết thực hơn, trở thành Cận vệ có nghĩa là được nhận được những trang bị tốt hơn và có thêm quân số cũng như vũ khí. Thí dụ 1 trung đoàn pháo của sư bộ binh Cận vệ có 24 pháo 76.2mm so với thông thường là 20. Quân số tiêu chuẩn của 1 trung đoàn bộ binh Cận vệ là 2713 người, trang bị 1006 súng trường, 788 súng trường tự động và 344 tiểu liên.
    Trong thời gian chiến dịch tạm ngừng vào mùa xuân và đầu hè 1943, khi cả 2 bên ko tiến hành những cuộc tấn công quy mô lớn nào mà chỉ chuẩn bị cho những trận chiến quyết định sắp tới, Sư 293 được tái tổ chức. Ngày 10/7/1943, khi Trung đoàn 193 Cận vệ của Abdulin đụng độ với đối phương, Trung đoàn đã được bổ sung đủ người và trang bị. Chỉ có 1 ngoại lệ là súng trường tự động: thay vì 788 khẩu trung đoàn chỉ có 295 khẩu. Súng trường tự động khó sản xuất và là 1 vũ khí đắt đỏ trong khi Liên Xô còn đang thiếu nhiều thứ cho 1 cuộc chiến tranh tổng lực. Để thay thế cho nó người ta cấp thêm tiểu liên PPSh, thay vì 344 khẩu như tiêu chuẩn Trung đoàn 193 Cận vệ được cấp tới 680 khẩu. Trung đoàn cũng có 161 súng máy hạng nhẹ và 53 súng máy hạng nặng. Vũ khí chính của của bộ binh 2 phe trong các cuộc thế chiến, súng trường, cũng thiếu, chỉ có 610 khẩu so với 1006 khẩu theo yêu cầu, còn ít hơn cả tiểu liên. Việc thiếu súng trường này có nguyên nhân trực tiếp từ việc thiếu binh lính. Trong khi số sĩ quan của Trung đoàn vượt quá số cần thiết thì số hạ sĩ quan chỉ có 701 người so với yêu cầu là 770, số binh lính là 1321 người thay vì tiêu chuẩn là 1748.
    Pháo binh trung đoàn thì vẫn như cũ: 4 pháo 76.2mm cấp trung đoàn, 12 pháo 45mm, 8 cối hạng nặng 120mm, 27 cối 82mm và 18 cối 50mm. Tuy nhiên, chúng tôi ko thể tượng tượng rằng lên cấp Cận vệ có nghĩa là trung đoàn lập tức được chuyển sang dùng xe tải Studebaker. Ngựa vẫn được giữ lại để vận chuyển như trước, Trung đoàn có 6 xe ngựa kéo và 234 con ngựa (so với số tiêu chuẩn là 363). Ô tô thường được dùng để kéo cối 120mm. Các vũ khí nặng khác như pháo 45mm và 76.2mm được kéo bởi 4 con ngựa mỗi khẩu, 2 loại cối cỡ nhỏ hơn được các pháo thủ của chúng mang vác.
    (còn tiếp)
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Vào thời điểm bắt đầu trận đánh tại vòng cung Kursk, Sư 66 Cận vệ là 1 bộ phận của Tập đoàn quân 5 thuộc Phương diện quân Steppe, lực lượng dự bị cỡ lớn trong chiến dịch quan trọng này. Vào lúc này Hồng quân đã quay trở lại biên chế quân đoàn, cấp tổ chức đã bị bãi bỏ vào năm 1941: 1 quân đoàn - chẳng hạn như Quân đoàn 32 Bộ binh Cận vệ - là cấp giữa sư đoàn và tập đoàn quân trong các mắt xích tổ chức chỉ huy.
    Trong giai đoạn phòng ngự của trận Kursk Quân đoàn 32 Bộ binh Cận vệ triển khai tại 1 đoạn chiến tuyến tương đối yên tĩnh đối diện với điểm tiếp giáp giữa 2 Quân đoàn Thiết giáp SS là 48 và 2. Cuối cùng đến khi Sư 66 Bộ binh Cận vệ tham chiến thì các chỉ huy quân Đức đã thay đổi kế hoạch đánh thẳng vào Kursk theo tuyến đường ngắn nhất, tức là qua Oboyan, thay vào đó là chuyển sang tập trung đánh vào 2 cánh, trước hết là đánh vào Prokhorovka. Kết quả là thương vong của Sư 66 Cận vệ phòng thủ Oboyan ko quá nặng. Ngày 10/7 có 8744 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính trong danh sách Sư đoàn, đến 20/7 còn 6931 người. Số tăng cường trong giai đoạn này ko nhiều: 62 người trở lại sau thời gian trị thương tại bệnh viện, 17 người (trong đó có 10 sĩ quan) được thiên chuyển đến từ Quân đoàn và Tập đoàn quân nhưng cũng có 4 sĩ quan chuyển lên cấp Tập đoàn quân và vì nhiều lỗi khác nhau 2 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 5 binh lính bị tống vào tiểu đoàn trừng giới. Thương vong cả chết, bị thương và mất tích của Sư đoàn tổng cộng là 1879 người.
    Tiếp sau giai đoạn phòng ngự là chiến dịch phản công của Trận đánh Vòng cung Kursk, chiến dịch này đã dẫn tới việc giải phóng cánh trái Ukraine, tức là vùng đất của Liên bang Soviet nằm trên bờ trái sông Dnieper. Sau 1 cuộc tiến quân đến kiệt sức vượt qua 350km, nhiều lần đụng độ ác liệt với những đơn vị Đức tuy đã bị hao hụt nhưng vẫn còn sức chiến đấu, Tập đoàn quân 5 Cận vệ đã đến được sông Dnieper. Sư 66 Bộ binh Cận vệ mặc dù thiệt hại nặng nề sau 10 tuần lễ đánh nhau liên tục nhưng vẫn còn sức chiến đấu, tuy nhiên các binh sĩ đã rất kiệt sức. Chỉ còn chưa đầy 4000 người trong số gần 7000 người trước trận Kursk còn sống sót tới được bờ sông.
    Trận đánh vượt sông Dnieper, 1 trong những con sông lớn nhất Châu Âu, là 1 chiến dịch rất khó khăn. Bờ tây cao và dốc, vì vậy từ đó dễ dàng quan sát mọi chuyển động bên phía bờ đông. Tuy nhiên, quân Nga đã chiếm giữ được tới 2 tá đầu cầu, ko phải tất cả các đầu cầu đó sau này đều được sử dụng. Trong tất cả các Tập đoàn quân của Phương diện quân Ukraine 2 (tên mới của Phương diện quân Steppe sau khi đến được sông Dnieper), chỉ có Tập đoàn quân 37 thiết lập được 1 đầu cầu có khả năng mở rộng sau đó. Các đầu cầu ở gần Kremenchug do các Tập đoàn quân 4, 5 Cận vệ và Tập đoàn quân 52 của Phương diện quân tạo ra ko có triển vọng. Thiệt hại của Sư 66 Bộ binh Cận vệ trong trận đánh vượt sông Dnieper ko quá cao nhưng cũng là đáng kể nếu so sánh với tổng quân số Sư đoàn lúc đó. Ngày 29/9/1943 quân số Sư đoàn là 3965 người, đến ngày 19/10 là 4160, quân số tăng thêm là do trong khoảng thời gian 20 ngày đó lực lượng tăng cường gồm tổng cộng 1041 người đã tới. Cũng trong khoảng thời gian đó thiệt hại, cả chết và bị thương, là 821 người. Trong 3 tuần chiến đấu đó riêng Trung đoàn 193 Bộ binh Cận vệ có 3 sĩ quan, 5 hạ sĩ quan và 30 lính chết; số bị thương là 18 sĩ quan, 40 hạ sĩ quan và 220 lính; 2 sĩ quan và 4 lính cũng được liệt vào danh sách "mất tích". Trong lúc đó, đầu cầu qua sông Dnieper đã được mở rộng và đạt chiều sâu tới 90km. Đánh giá kết quả, chúng tôi phải nhắc lại rằng lực lượng Soviet, bao gồm cả Tập đoàn quân mà Sư 66 Cận vệ nằm trong đội hình, thường phải đối mặt với các quân đoàn xe tăng Đức. Đầu cầu này đã đóng vai trò quyết định trong mùa đông năm 1944 khi 1 trong 2 mũi tấn công nhằm bao vây quân Đức gần Korsun - Shevchenkovski đã xuất phát từ đây.
    Trong giai đoạn quyết định của trận vượt sông Dnieper, ngày 9/10/1943 Sư đoàn chỉ có 3756 người thay vì quân số tiêu chuẩn là 10596 người. Quân số Trung đoàn 193 Bộ binh thì chỉ còn 609 thay vì 2713 người theo quy định. Thực tế là trung đoàn đã biến thành 1 tiểu đoàn với 1 nửa quân số là sĩ quan và hạ sĩ quan: trong tổng số 609 người còn lại, 141 người là sĩ quan, 172 người là hạ sĩ quan và chỉ có 296 lính. Loại vũ khí chiếm số lượng vượt trội trong các đơn vị "toàn sĩ quan và hạ sĩ quan" này là SMG. Có tất cả 240 súng trường, 259 PPSh, 26 súng trường tự động, 7 súng máy hạng nhẹ và 4 súng máy hạng nặng. Pháo binh gồm có 4 pháo 76.2mm cấp trung đoàn, 4 pháo 45mm, 7 cối 120mm và 3 cối 82mm. Như chúng ta thấy, pháo binh tham chiến ở vị trí ngay sau bộ binh nên cũng mất 1 số lượng đáng kể khí tài. Cũng may là theo các ghi chép trung đoàn pháo của sư đoàn vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vào ngày 9/10/1943 nó được trang bị 11 lựu pháo 122mm và 17 pháo 76.2mm. Để so sánh, tại Kursk vào ngày 10/7 trung đoàn pháo có 12 lựu pháo và 24 pháo. Số lượng pháo thủ còn khả năng phục vụ cũng tốt hơn các trung đoàn bộ binh nhiều. Nếu 1 trung đoàn bộ binh chỉ còn 20% quân số còn chiến đấu được thì trung đoàn pháo còn tới 65%. Các đơn vị vẫn còn phải dựa nhiều vào ngựa: có tới 703 con ngựa cùng với 7 xe con, 114 xe tải và 4 xe đặc chủng (xe thông tin). Trong số đó Trung đoàn 193 Bộ binh Cận vệ có 202 ngựa và 8 xe tải.
    (còn tiếp)
  4. truongminhhuy

    truongminhhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Thế mà mình lại nghĩ đó là K.K.Rokossovskii, khi đó là tư lệnh tập đoàn quân 2 phòng thủ ở Nam Stalingrat để chống lại cuộc phản công của Mansten.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    (tiếp theo và hết Phụ lục 1)
    Sư đoàn Bộ binh Cận vệ 66 là 1 đơn vị Hồng quân điển hình trong giai đoạn giữa 1943 và 1945. Các sư đoàn Soviet thường xuyên thiếu quân số đến mức tuyệt vọng, trong khi đó số lượng vũ khí nặng lại rất gần với trang bị tiêu chuẩn. Nếu khảo sát 1 sư đoàn điển hình vào năm 1943, ta có thể thấy đội hình của nó bị cô đặc lại chỉ còn 1/3 so với mức tiêu chuẩn, số sĩ quan và hạ sĩ quan chiếm tỷ lệ lớn, được trang bị 1 số lượng lớn vũ khí tự động và được yểm trợ bởi 1 quả đấm pháo binh mạnh. Phần lớn các hạ sĩ quan trưởng thành từ những người lính kiên cường và tháo vát, vì vậy 1 trung sĩ cũng có thể rất thường xuyên làm những việc như 1 người lính thường. Sư đoàn giành thắng lợi ko phải bằng cách xua những đợt sóng người vô tận về phía trước để dìm quân địch trong máu của chính mình mà bằng những hành động đầy kinh nghiệm của những sĩ quan và hạ sĩ quan được chuẩn bị tốt với sự yểm trợ đáng tin cậy của pháo binh. Theo cách đó Sư đoàn tiến về phía trước cùng các đơn vị khác của Quân đoàn 5 Cận vệ. Tốc độ tiến quân của họ là khá cao nếu tính đến việc họ phải di chuyển bằng chân, tấn công các đô thị lớn như Poltava và Kremenchug, vượt các con sông như Vorskla và Psel. Trong vòng 28 ngày của tháng 9 Quân đoàn 5 Cận vệ đã vượt gần 200km, lội qua những dòng sông và đẩy lùi những đợt phản công bất tận của xe tăng và bộ binh Đức.
    Các sư đoàn bộ binh chiếm 80% số lượng các sư đoàn Hồng quân. Tuy vậy trong giai đoạn cuối chiến tranh, khi quân đội Soviet tung ra hàng loạt cuộc tấn công nhằm mục tiêu tối hậu là tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức, danh tiếng của lực lượng bộ binh bị lu mờ trước các đơn vị thiết giáp. Các sư đoàn bộ binh dù vậy vẫn là nền tảng cho thành công của các quân đoàn và tập đoàn quân xe tăng. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt những "cái túi" quân địch đã bị các đơn vị thiết giáp Soviet bao vây. Tác giả cuốn hồi ký này đã trải qua 1 quãng đường khổng lồ để trở thành 1 bộ binh tiền tuyến kỳ cựu, trải dài từ sông Volga đến miền đất bên dòng Dnieper. Trong nhiều trường hợp tiểu đoàn của ông đã phải đối mặt với sức mạnh ghê gớm của lực lượng thiết giáp Đức. Đó là 1 bước ngoặt mà 1 người lính bộ binh phải trải qua: chặn đứng các đơn vị xe tăng địch để các quân đoàn và tập đoàn quân xe tăng Soviet thọc sườn quân Đức, bao vây từng đơn vị lớn của chúng. Những trạn ác chiến dẫn tới thương vong cao, thực tế Sư đoàn đã thay hoàn toàn quân số nhiều lần. Tuy nhiên, số lượng thương vong đôi khi khác với những lời kể của Abdulin. Những chương hấp dẫn nhất của cuốn hồi ký này là những sự kiện khủng khiếp hằn sâu trong tâm trí tác giả trong quá trình tham chiến, gây cho ông ấn tượng về thương vong nặng nề trong suốt quá trình phục vụ trong quân ngũ. Tác giả cũng có vẻ phóng đại số lượng và tần suất được tăng cường. Tuy nhiên, đó chỉ là những thiếu sót nhỏ ko thể tránh trong trí nhớ mỗi người, ko làm giảm ý nghĩa cuốn hồi ký này, 1 lời chứng vô giá của 1 người lính bình thường đã gần như hàng ngày đối mặt với cái chết nơi tiền tuyến và đã sống sót qua những trận chiến lớn nhất của Đại chiến Thế giới lần thứ 2.
    HẾT
  6. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Bàc Maseo chìu khò là?m nẮt cài phù lùc 2 luĂn cho 'èp, giùp em bớt mẶt phĂ?n. MẮy hĂm nay em lươ?i quà, chf?ng dìch 'ược mẮy [​IMG]. TuĂ?n trước làfo ĐĂ?n-NgẮc gòi bào tin bàc và?o, nhưng em lài khĂng ơ? SG nĂn khĂng gf̣p 'ược, hix, tiẮc quà.
  7. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hề hề, bác cứ yên trí, các phần phụ lục tớ sẽ cân tuốt.
    Hổm rày chỉ có 48h tại HCM nên ko có cơ hội gặp gỡ nhiều người, may là gã Ngốc đã kịp thời cho thay thế bằng nhiều người khác nên nhà em cũng ko thấy có gì đáng tiếc cho lắm.
    Tks Danngoc vì chuyến xuôi Nam "thành công tốt đẹp" (cực kỳ :D)
    Chào thân ái và quyết thắng!
  8. SSX

    SSX Guest

    Mới đầu thấy bình thường, về sau đọc cũng hay. Bõ công bác
    má sẹo cực nhọc thức đêm để dịch.
    Thế phu nhân không nói gì hả bác.
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    PHỤ LỤC 2. STALINGRAD, KURSK VÀ DNIEPER
    Stalingrad và Kursk là những thành phố được nhiều người biết đến cả ở bên ngoài nước Nga. Chúng liên quan đến 2 trận đánh được xem là bước ngoặt của Đại chiến Thế giới lần thứ 2. Tên của chúng vang động mạnh trong trái tim cả người Nga và người Đức, củng cố niềm tin vào chiến thắng cho người Nga và gióng lên hồi chuông báo động cùng cảm giác bất an vào tương lai cho người Đức.
    Binh lính Đức xuất hiện gần Stalingrad bởi sự thay đổi cơ bản trong các kế hoạch của Hitler. Nếu trong năm 1941 mục tiêu chính của hắn là thủ đô Soviet thì mục tiêu của chiến dịch mùa hè năm 1942 là dầu của Caucasus và tuyến vận chuyển chính của nước Nga: sông Volga. Stalingrad nối với miền nam Nga bằng nhiều con đường và nó là mục tiêu tự nhiên cho bất kỳ đội quân nào muốn tiến đến biển Caspian. Nó cũng là con đường thuận lợi nhất để tới sông Volga. 1 phần khác là thành phố cũng là 1 trung tâm công nghiệp quan trọng sản xuất trang thiết bị cho Hồng quân. Nhà máy Máy kéo Stalingrad là nhà máy duy nhất trong cả nước được lắp đặt dây chuyền sản xuất xe tăng T34 ngay từ trước chiến tranh và chưa từng phải trải qua giai đoạn di tản hỗn loạn. Trong thành phố còn có 1 nhà máy sản xuất pháo, 1 trong những nhà máy lâu đời nhất nước Nga. Dưới chế độ Soviet nhà máy được đổi tên là "Barricades", sản xuất các loại pháo cỡ nòng tới 203 - 280mm. 1 lý do nữa ngoài tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược là đánh vào Stalingrad sẽ mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng. Thành phố được đặt tên để vinh danh người đứng đầu Liên bang Soviet, việc chiếm được nó sẽ gây hiệu ứng tâm lý mạnh, làm nản lòng hàng triệu công dân Soviet. Stalin sẽ phải mất mặt nếu rút quân khỏi thành phố mang tên ông. Stalingrad là nơi ông đã từng chiến đấu trong Nội chiến Nga, "Người bảo vệ Tsaritsin" (tên thành phố trước năm 1919) là 1 trong những huyền thoại của chế độ mới: các bộ phim, bài viết và sách vở kể về nó, tất cả đều nhằm mục đích ca ngợi vai trò của "Lãnh tụ".
    (còn tiếp)
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Barricades: trước đây trong các sách của mình hay dịch là Nhà máy Chiến lũy

Chia sẻ trang này