1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Không nhầm đâu bạn ơi, bạn cứ nghĩ kỹ mà xem:
    1. Giả sử trường hợp tối thiểu nhất thì HĐQT cũng phải có 3 người. Nếu bầu bằng dồn phiếu thì chỉ cần trên 25% phiếu biểu quyết thôi đã bảo đảm bầu được 1 TV rồi, chưa nói đến tận 35% (nếu HĐQT có 5 TV thì chỉ cần 17% là đủ, nếu có 7 TV thì chỉ cần trên 12,5% là đủ...).
    2. Mình không nhầm về cái này. Bạn cứ xem lại điểm 1 sẽ thấy.
    3. Đồng ý với bạn nói chung là như thế. Nó càng khẳng định là cổ đông lớn rất dễ dàng remove TV HĐQT mà cổ đông nhỏ bầu được qua dồn phiếu.
    [/quote]
    @ ltv_dhl:
    1> Hội đồng quản trị có thể chỉ có 2 hoặc trên 11 thành viên nếu điều lệ Cty quy định. Trường hợp của bạn phải đưa kèm theo giả thiết.
    (i) nếu có đề cử TVHĐQT từ nhóm cổ đông, chỉ cần nhóm cổ đông sở hữu 34% vốn điều lệ trở lên là đã có thể bầu chọn 1 TVHĐQT
    (ii) nếu có đề cử TVHĐQT của cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu 33% vốn điều lệ thì việc trúng cử hay ko của 1 ứng viên TVHĐQT của nhóm này được quyết định theo số lượng TVHĐQT dự kiến được bầu. Nếu số lượng TVHĐQT là 3 thì khả năng ứng cử viên do nhóm 33% đề cử chắc chắn sẽ trúng cử. Nếu số lượng TVHĐQT là 2 thì khả năng trúng cử sẽ giảm 50%.
    (iii) nếu cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu dưới 33% vốn điều lệ đề cử ứng viên TVHĐQT thì khả năng thắng cử tuỳ thuộc vào độ tập trung phiếu cho các ứng viên của nhóm khác và số lượng TVHĐQT dự kiến được bầu.
    (iv) nếu ko có đề cử thì khỏi bàn tới kết quả.
    2> Bạn có thể cho biết Luật nào bên Mẽo quy định thế ko? (bang nào, đạo luật gì?).
    3> Việc bảo vệ cổ đông nhỏ như bạn nói phần lớn phải dựa vào các chính sách corporate governance nội bộ Cty. Nếu cổ đông lớn ko muốn bảo vệ cổ đông nhỏ, họ có thể vận dụng rất nhiều thủ thuật pháp lý khác nhau để vô hiệu hoá các quy định pháp lý do các nhà lập pháp nghĩ ra rồi đưa vào luật. Thực tiễn rất khác lý thuyết bạn ạ!
    @ analyst: Tôi rất quan tâm tới chủ đề piercing the corporate veil mà bạn đề cập phần trên. Hy vọng bạn sẽ đưa ra một case-study rồi phân tích cho mọi người thấy hệ thống common law ứng dụng nội dung này để phá limited liability của owner thế nào nhé!
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    NTT, như đã nói với bạn trước đây, đầu tiên là phải cám ơn nhiều bạn post bài cho room . Vì lẽ đó, khi nào bạn hỏi tớ về một nguyên tắc pháp lý của common law system tớ đều rất là vui khi giải thích cho bạn hiểu đến mức chi tiết nhất có thể được mà không phải nói chỉ trên bề mặt của nó. Chỉ khi nào bạn bàn về cách giải quyết luật vn như thế nào cho tốt thì tớ mới không quan tâm đến mà thôi vì tớ tin rằng chỉ nói đến luật pháp khi nào nơi đó quan tâm đến the rule of law.
    Trong những ngày sắp đến tớ sẽ cung cấp cho bạn thấy những vụ kiện (không phải là case study vì case study là giả thiết không thật) về nguyên tắc pierce the corporate veil. Tớ nghĩ bạn đã hỏi tớ thì chắc là trong trường luật việt nam khi học luật công ty sinh viên đã không được dạy kỹ lượng món ăn chơi này. Chúc bạn khoẻ.
  3. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ analyst: Cảm ơn và chúc bạn một kỳ nghỉ cuối tuần tốt lành!
    Về piercing the corporate veil, bọn tôi cũng đã từng tham gia chuyên đề này do doctor Phạm Duy Nghĩa - Business law associate professor of VNU''s Hanoi school of law - tổ chức hồi tham gia khoá post-graduate. Tiến sỹ Nghĩa là người được đào tạo bài bản về luật công ty tại Đức và tham dự nhiều course nghiên cứu/thỉnh giảng tại Hoa Kỳ.
    Ở Việt Nam, thực tiến áp dụng nguyên tắc piercing the corporate veil còn nhiều điều phải bàn do trình độ thẩm phán ko theo kịp và kiểu án bỏ túi. Tôi cãi vài vụ kiểu này có thắng có thua. Điểm chung là một ông thẩm và 2 ông jury chỉ ngồi im hoặc mỉm cười gật gù khó hiểu. Sau 15 phút hội ý họ lục tục ra tuyên đọc phán quyết dài 10 trang viết tay đánh roẹt một cái, thư ký toà chỉ ngồi rũa móng tay thôi bạn ạ!
  4. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Mì?nh mơ? mẶt case study mới, cò thực 100% 'Ă? càc bàn bì?nh luẶn già?i quyẮt, gòp phĂ?n thay 'Ă?i khĂng khì cù?a Topic nà?y.
    ChuyẶn như sau.
    - MẶt cĂng ty ơ? Tp HCM cò 'f̣t tĂn là? cĂng ty TNHH Vfn Quang ( 'àf 'Ă?i tĂn) chuyĂn kinh doanh vĂ? mày mòc cĂng nghiẶp ( do 1 chù Đà?i bò? tiĂ?n ra nhưng nhơ? ngươ?i ViẶt Nam 'ứng tĂn giù?m) thà?nh lẶp và?o nfm 2003. Theo Vfn Quang thì? cĂng ty cò mẶt sẮ ìt khàch hà?ng ngoà?i hà? nẶi.
    - Do mĂu thuẫn trong hoàt 'Ặng kinh doanh nĂn bàn cù?a chù Đà?i quay ngược ra ngoà?i Hà? nTi nhơ? ngươ?i VN thà?nh lẶp mẶt cĂng ty cùfng là? Vfn Quang và?o nfm 2004, ngà?nh nghĂ? kinh doanh cùfng y xì? như cĂng ty Vfn Quang ơ? Tp HCM, và? thà?nh lẶp mẶt chi nhành ơ? Tp HCM lẮy tĂn là? chi nhành cĂng ty Vfn Quang tài Tp HCM. Ngoà?i ra, chi nhành nà?y cò?n lĂi kèo hà?ng loàt nhĂn viĂn cù?a Vfn Quang Tp HCM kè?m theo rùt ruẶt khàch hà?ng cù?a cĂng ty nà?y.
    Là? luẶt sư cù?a Vfn Quang Tp HCM:
    cĂu hò?i 1: Theo quy 'ình cù?a phàp luẶt VN tài thơ?i 'iĂ?m hiẶn nay, Cò thĂ? loài bò? hoà?n toà?n cài tĂn cĂng ty Vfn Quang ngoà?i HĂ nTi hay ìt gì? là? chi nhành cĂng ty Vfn Quang nà?y tài Tp khĂng.
    CĂu hò?i 2: NẮu khĂng loài bò? 'ược cài tĂn Vfn Quang ngoà?i HanTi hay chi nhành Vfn Quang trong nà?y thì? theo phàp luẶt hi?n hà?nh, càch già?i quyẮt tẮt nhẮt hiẶn nay là? gì?.
    ĐĂ? bàn Analyst cò cơ hẶi thà?o luẶn, mì?nh xin cung cẮp mẶt sẮ vfn bà?n cò liĂn quan 'Ă? bàn 'ơf mẮt thơ?i gian tì?m như:
    - LuẶt doanh nghiẶp 2005 và? càc vfn bà?n hướng dĂfn
    - LuẶt sơ? hưfu trì tuẶ và? càc vfn bà?n hướng dĂfn
    - LuẶt cành tranh và? càc vfn bà?n hướng dĂfn.
    ah quĂn, bàn cò thĂ? àp dùng theo luẶt nước bàn 'ang là?m viẶc 'Ă? già?i quyẮt trươ?ng hợp trĂn.
    Mong càc chuyĂn gia quan tĂm 'Ắn luẶt doanh nghiẶp cù?ng già?i quyẮt
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) NTT thân mến, thành thật xin lỗi bạn là đã không viết bài giải thích cho bạn sớm hơn về câu hỏi của bạn quy định thế nào trong hệ thống common law về nguyên tắc "pierce the corporate veil" hoặc bạn có thể gọi nó là "lift the corporate veil".
    (2) Phần này dành cho các bạn sinh viên nào không phải bạn NTT vì bạn ấy đã biết nó là gì vẫn chưa biết, đơn giản như sau:
    (a) Khi bạn đăng ký một công ty bạn tạo ra vỏ bọc separate legal entity (giả sử với trách nhiệm hữu hạn). Nó có nghĩa là trách nhiệm pháp lý của công ty nếu có chẳng liên quan gì trách nhiệm của bạn. Nếu công ty phá sản, xong, em nào ra toà đòi bồi thường chỉ ngồi đó khóc bất chấp bạn hiện đang có 1 tỉ USD trong nhà hay không.
    (b) Tuy nhiên, trong cuộc đời này, có những người lợi dụng việc đăng ký công ty này để lừa đảo (ví dụ) vậy mà nếu dùng nguyên tắc (a) nó ung dung sống ngoài vòng pháp luật. Vì vậy, phải hình thành pierce the corporate veil để phá vỡ bức mặt nạ của công ty nó ra và bắt nó phải chịu tội. Pierce là phá xuyên thủng vào và veil là bức màn che đậy nó.
    (3) Dành cho NTT với chi tiết hơn và trích dẫn bằng vụ kiện rõ ràng trong common law:
    (a) Trong common law thì NTT phải xem theo nước để coi luật công ty của họ hiến pháp cho phép đó là thẩm quyền của cấp tiểu bang hay là liên bang nếu họ có tiểu bang. Nếu không có như nước Anh thì không cần phải xem. Ở Mỹ, luật công ty là luật tiểu bang cho nên đăng ký công ty phải đăng ký cấp tiểu bang. Ở Úc ngược lại, đăng ký công ty là ở cấp liên bang và do liên bang quản lý.
    (b) Vì lý do tiểu bang này cho nên NTT muốn xem nguyên tắc PTCV (pierce the corporate veil) ở mỗi một tiểu bang sẽ có những nguyên tắc pháp lý khác nhau nho nhỏ nhưng nhìn chung nó là giống nhau về nguyên tắc.
    (c) Mặc nhiên bạn phải xem công ty là một legal entity riêng rẽ không liên quan gì đến người chủ trong vấn đề kiện công ty. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đem chủ nhân và cổ đông của nó ra toà nếu như:
    + Người chủ công ty dùng công ty theo cách không phải là separate legal entity, và
    + Nếu như bắt công ty phải gánh chịu hậu quả pháp lý mà không phải là cổ đông của nó thì sẽ dẫn đến không có công bằng injustice và làm cho lừa đảo có nơi sinh sống.
    (d) Về hai nguyên tắc này bạn xem vụ kiện Automotriz del Golfo de California kiện Resnick (năm 1957).
    (mình điều chỉnh lại thông tin mang tính dung hoà hơn nhe NTT).
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) Bạn NTT thân mến, đây là phần cuối cùng trong loạt bài mình viết theo yêu cầu của bạn về nguyên tắc PTCV (đây là từ viết tắt mà tớ đã ghi định nghĩa cho nó ngay ở trên).
    (2) Trong phần viết này sau khi đọc xong bạn sẽ có được những khái niệm sau đây:
    (a) Đâu là cơ sở nền tảng để cho toà án ở một tiểu bang xem xét khi nào thì cần phải dùng đến nguyên tắc PTCV với một công ty. Nền tảng này chỉ là điểm chung vì ở mỗi tiểu bang họ sẽ có bài test riêng về nguyên tắc này nhưng, nhìn chung, họ sẽ có cùng một nền tảng cơ bản như nhau. Khi nào bạn học ở từng tiểu bang một bạn sẽ phải đọc cases cho tiểu bang đó và bạn sẽ dùng nó làm bài test cho từng tiểu bang.
    (b) Bạn sẽ thấy được những legal grounds nói chung (kèm theo từng vụ kiện) làm cơ sở để bạn sử dụng nguyên tắc PTCV.
    (từ dưới đây trở đi sẽ là chi tiết)
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (3) Trong vụ kiện Morrison Knudsen kiện Han****, toà án đã hình thành lên một số nguyên tắc mà quan toà sẽ xem xét khi quyết định phải dùng PTCV để phá vỡ một công ty (xin trích ra vài ý nhỏ thôi, nếu bạn muốn xem chi tiết thêm xin vui lòng download case này xuống và đọc nó khi cần):
    (a) Bạn có dùng riêng vốn công ty và vốn của bạn hay bạn dùng lẫn vào.
    (b) Bạn có xem tài sản công ty như tài sản riêng bạn hay không.
    (c) Bạn có dùng công ty như là vỏ bọc cho một giao dịch của bạn hay không.
    (d) Bạn có dùng công ty để thu hút lao động vào phục vụ cho cá nhân của bạn hay không.
    (e) Bạn có tuân thủ quy định của tiểu bang về lưu trữ ghi chép giấy tờ sổ sách, tổ chức board of directors meetings và thuê tuyển nhân viên cho công ty hay không.
    (danh sách này chưa hoàn chỉnh)
    (4) Bạn có thể xem thêm vụ kiện Re Edelsten ex parte Donnelly (năm 1911) để xem quan toà phán khi nào người chủ công ty đã phạm tội lừa đảo dùng công ty để trốn tránh trách nhiệm của công ty đối với chủ nợ. Trong case này có một định nghĩa, mà theo tớ đoán không có bằng chứng, trường luật vn không có dạy cho bạn, về trust và trustee.
    (5) Bạn xem thêm vụ kiện RMS Glazing Ltd kiện The Proprietors of Strata Plan No 14442 (năm 1993) trong đó quan toà xem xét liệu dùng PTCV hay không dùng sẽ mang đến một kết quả công bằng (fairness hoặc justice) cho vụ kiện hay không.
    (6) Trên đây là những khái niệm rất cơ bản trên bề mặt mà một học sinh trường luật common law sẽ phải học qua. Khi thật sự hành nghề và làm việc trong một văn phòng luật chuyên về corporate trong team chuyên về kiện tụng ở toà, bạn sẽ phải đọc rất là nhiều vụ kiện mới nhất về việc này để giải quyết tranh chấp cho khách hàng.
    (7) Nếu NTT còn có gì không hiểu rõ trong bài viết của tớ hoặc có định nghĩa nào bạn không thấy có trong luật vn nên bạn không biết, xin vui lòng post lên để hỏi tớ.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Pretty, khi bạn quay trở lại, tớ cần thông tin này.
    Bạn vui lòng ghi thêm facts cho tớ biết tại sao cơ quan cấp phép lại cho phép một công ty được phép dùng tên đã có công ty đăng ký rồi (Văn Quang). Tớ không hiểu cách đăng ký ở vn. Bạn vui lòng giải thích. Ở nước ngoài họ có một cơ sở dữ liệu khổng lồ tên các công ty và bạn phải tìm kiếm tên công ty của bạn trước nếu đã có trong đó không bao giờ bạn được phép đăng ký với tên đó nữa. Ví dụ, dù Microsoft đăng ký năm 1981 ở tiểu bang Washington, và dù bạn đăng ký tên công ty ở tiểu bang Delaware ở phía Đông thì bạn chắc chắn sẽ không được phép dùng tên Microsoft để đăng ký tên công ty mới của mình.
  9. hoanghuucanh

    hoanghuucanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Bởi vì cơ quan đăng ký kinh doanh làm việc theo từng tỉnh
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn HHC đã cho mình biết về cách quản lý việc đăng ký công ty lạ lùng này ở Việt Nam thay vì phải kiểm tra tên của công ty đăng ký (business name check) trên toàn quốc trước khi cho phép công ty đăng ký để tránh trường hợp xảy ra như thế này là một nơi có hai công ty hoàn toàn giống tên với nhau. Vì ở hệ thống tớ học không bao giờ xảy ra hiện tượng hai công ty cùng một tên giống như nhau nên luật pháp họ không có quy định nào giải quyết cả vì không hiện hữu trường hợp để giải quyết. Áp dụng vào luật vn thì hỏi tớ tớ "đơ" luôn không biết.
    Về trường hợp thứ hai về việc dùng và lôi kéo khách hàng của một công ty này sang một công ty khác thì Pretty xem thử coi luật Việt Nam có nguyên tắc nào giải quyết về "passing off" hay không (hãy Google từ này sẽ hiểu nếu đọc tiếng Anh được).

Chia sẻ trang này