1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Không thể bạn ah, theo quy định của pháp luật hiện hành (chứa đựng nhiều thứ bất hợp lý và tạo ra vô số hệ luỵ cho tương lại) thì việc tồn tại của Văn Quang có sau kia là hợp pháp (cho dù nó cố ý gây ra sự nhầm lẫn).
  2. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    - Sao lại mắng mỏ pháp luật hiện hành thế này ? Dữ wá à ! Có gì mà hệ lụy tương lai, làm như là quay film lén vậy ?
    Tui sửa luật dễ như ăn chè, piece of cake, you know
    -Xin các bác chuyên gia như NTT và quý anh Fsai, Anal... giãng cho tui biết Đ CS và MTTQ có phải là pháp nhân không ? Nói chuyên học thuật thôi nhé, không bàn chuyện Vàng Anh. Nếu tui thành lập công ty hữu hạn bán thuốc lác (trị lác háng) và đặt tên là MTTQ hì có đăng ký được không ? Again, nói chuyện học thuật thôi nhé, rõ ràng là mục đích, tôn chỉ và hoạt động của pháp nhân (?) và á nhân số 2 rất khác nhau .
  3. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    1/ Áp dụng luật doanh nghiệp
    Sở dĩ tên Văn Quang lại có thể đặt được tại ngoài Hà nội vì 2 lí do.
    - Thứ nhất về kĩ thuật: Hệ thống xử lý dữ liệu của các Sở kể hoạch đầu tư không thống nhất trên cả nước. Mỗi Sở có hệ thống riêng nên nếu tra cứu không có tên Văn Quang thì Sở KH-ĐT Hà nội phải chấp nhận.
    - Thứ hai về pháp luật: Theo điều Điều 11 nghị định 88/2006 hướng dẫn về luật doanh nghiệp thì:
    "Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
    1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy định này không bao gồm doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh."
    - Kết luận:
    + Bên Văn Quang Tp HCM đã lên cả 2 Sở trong này và ngoài bắc nhưng đều gặp phải cái lắc đầu vì luật không cấm đặt tên Văn Quang ngoài Hà nội.
    + Không hiểu mấy bác làm luật nghĩ gì khi đặt ra cái quy định tại điều 11 nêu trên.
    2/ Áp dụng luật Sở hữu trí tuệ.
    - Theo định nghĩa của khoản 21 điều 4 luật SHTT thì : " 21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh". Chiếu với điều trên thì Công ty TNHH Văn Quang được coi là Tên thương mại của " Văn Quang Tp HCM"
    - Theo điều Điều 76 luật SHTT về Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ thì:
    " Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. "
    Kết luận: Nếu áp dụng điều 76 luật SHTT nêu trên thì may ra có thể dẹp đuợc chi nhánh của Văn Quang hà nội tại Tp HCM. Không thể dẹp hẳn Văn Quang Hà Nội vì chú " anh hai" chỉ có một vài khách hàng ngoài đó, không thể coi là có hẳn một " khu vực kinh doanh ngoài đó được"
    3/ Trả lời bạn Anylist Về thông tin khách hàng.
    - Thông tin khách hàng trong trường hợp trên được coi là bí mật kinh doanh theo khoản 23 điều 4 luật SHTT.
    - Để bí mật kinh doanh được bảo hộ thì Văn Quang Tp HCM phải show được các điều kiện quy định tại Điều 84 luật SHTT:
    " Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
    Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
    2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
    3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được"
    - Trong các điều kiện trên, điều kiện tại khoản 3 là khó chứng minh nhất. Với lại tại Việt nam này kiện về bí mật kinh doanh dường như chưa có tiền lệ.
    Mình sẽ trở lại bài khác bằng việc áp dụng luật cạnh tranh và cách khác để dẹp Văn Quang Hà nội.
    Đây là case có thật và rất thú vị. Mong các bạn cùng thảo luận để tìm chướng giải quyết nhé
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 08/11/2007
  4. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Tôi chả thấy học thuật gì trong câu hỏi phía trên của bạn ở đây cả.
    Nếu bạn muốn quan tâm thì nên mang cuốn luật doanh nghiệp mở ra mà đọc, không hiểu thì hẵng hỏi.
    Bạn nên đọc rõ nội quy của cái TTVN và box khoa học pháp lý này trước rồi hẵng vô hỏi. Kẻo mấy người khác "đá đít" lại nói này nói nọ.
    Đừng chết vì thiếu hiểu biết.
    Sorry có hơi lỡ lời nhưng đây là Topic về nghiên cứu pháp luật. Mong bạn thông cảm.
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Bạn pretty, "may ra" là thế nào ?
    Nếu bạn đã có ý kiến kết luận của riêng mình, hãy xác định rõ là được hay ko được.
    Từ "may ra" ko thể hiện điều gì cả , thêm nữa, từ đó khiến người đọc có cảm giác rằng tác giả ko thật chắc chắn rằng mình đang viết ra những điều đúng?!
    Tôi sẽ trả lời bài viết trên của bạn, sau khi biết được chính xác ý kiến của bạn là gì.
  6. svluathcm

    svluathcm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Large, không biết bác rơi từ hành tinh nào xuống? Với cao độ như thế, em nghĩ CPU của bác đã có vấn đề.
    Bác muốn nói về học thuật hở? Em giả nhời:
    * Câu một, em kiếu...
    * Câu hai: Không được mang những cái tên riêng của tổ chức (chính trị -xã hội, hoặc xã hội nghề nghiệp...) ra đặt tên cho một doanh nghiệp/ cơ sở KD. Đừng hỏi lại em nhé. Bác tự đi mà tìm, dễ nhớ và sẽ nhớ lâu hơn.
    * Câu ba: Bi chừ bác lại xem tiếp, cái công ty ghẻ lở hắc lào mà bác định thành lập, nó có thuộc bất kỳ loại hình nào trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật hiện hành ko đã nhé. Điều kiện tiền đề chưa đảm bảo, đừng nghĩ đế chuyện đặt tên.
    KL: em thấy bác có vẻ thiếu nghiêm túc và cầu thị ở câu hỏi trên. Đồng thời qua đó cũng thể hiện tận cùng ben trong cái Size Large của bác chứa đựng nhiều đậu phụ, tàu phớ quá chừng lun đấy.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Pretty, cám ơn thời gian của bạn, bài viết của bạn cũng khá chi tiết. Bạn xem câu hỏi của bạn Remediot và tiếp tục trả lời khi có thời gian.
    Về vấn đề số 2 trong việc bảo vệ thương hiệu (thuộc intellectual property) Pretty quên nói ra một điều quan trọng nhất trong lĩnh vực này là muốn được bảo vệ thương hiệu của mình phải đăng ký. Đăng ký phải theo thứ tự trước sau bất chấp công ty lớn nhỏ thế nào. Chắc tớ không cần phải nói rõ điều này với Pretty. Vì vậy, nếu bạn handle case của khách hàng, giả sử rằng không làm theo được theo cách đăng ký trùng tên công ty (vì luật củ chuối) thì phải tìm facts coi cách đăng ký thương hiệu này có được hay không. Cũng có khả năng là công ty VQ mà bạn muốn cho nó chết đó nó cũng chưa đăng ký thương hiệu. Vậy thì bạn đi đăng ký trước bây giờ, xong chờ thêm thời gian ngắn nữa, và nộp lên cơ quan giải quyết về IP nói rằng bên kia vi phạm thương hiệu đã đăng ký của bạn và tìm coi trong những trường hợp này luật pháp vn cho remedies là cái gì (phạt công ty kia, loại bỏ thương hiệu, cấm dùng, trả damages cho bạn, etc cái này bạn phải đọc luật vn tớ thì không biết nhưng hỏi tớ về nguyên tắc giải quyết một vấn đề pháp lý này thì tớ sẽ thấy là như đã nói đây).
  8. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Câu 1: Tại sao kiếu ? Nếu bạn không biết thì hỏi các vị giáo sư (kể cả mấy ông Khoa Trưởng và cựu Khoa Trưởng), xem họ trả lời thế nào . Tui muốn biết sự phân tích mang tính "học thuật" (academically) của các vị Khoa Bảng ở VN như thế nào về vấn đề này . Có Luật nào cấm học hỏi không vậy ?
    Câu 2: Có Luật này ở VN à ? Có Luật này ở Mỹ không vậy ông Analyst ? nếu có thì nhãn hệu Republican Banana coi như có "vấn đề" . Câu 1 lien quan đến câu 2 như sau . Nếu 1 "cái gì đó" không phải là pháp nhân thì có được / bị thưa kiện ra Tòa Án không ?
    Câu 3: Tui không hiểu bạn nói gì ! Một Công ty sản xuất và bán dược phẩm thì không thể đăng ký là công ty trách nhiệm hữu hạn ở VN hay sao ? Thuốc dán trị lác háng của chúng tôi còn có công dụng phụ là làm sạch lông hơn là cạo, nhưng không ghi điều này trên bao bì, tuy nhiên tui nghĩ nó không liên quan gì đến việc đăng ký doanh nghiệp . Xin bạn giãi thích rõ .
    Cám ơn lời khen của bạn về cái Size của tui. Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Cộng Hòa Trung phi, Bác Bokasa có nói "Mọi người sinh ra đều không bình đẳng (về Size)" . Tuy nhiên, bổn chức vốn khiêm nhường,chưa bao giờ quay film để khoe, thế sao bạn lại biết vậy ? Còn cái nick của tui nếu bạn không biết English thì thôi .....
  9. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    @ ltv_dhl:
    1> Hội đồng quản trị có thể chỉ có 2 hoặc trên 11 thành viên nếu điều lệ Cty quy định. Trường hợp của bạn phải đưa kèm theo giả thiết.
    (i) nếu có đề cử TVHĐQT từ nhóm cổ đông, chỉ cần nhóm cổ đông sở hữu 34% vốn điều lệ trở lên là đã có thể bầu chọn 1 TVHĐQT
    (ii) nếu có đề cử TVHĐQT của cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu 33% vốn điều lệ thì việc trúng cử hay ko của 1 ứng viên TVHĐQT của nhóm này được quyết định theo số lượng TVHĐQT dự kiến được bầu. Nếu số lượng TVHĐQT là 3 thì khả năng ứng cử viên do nhóm 33% đề cử chắc chắn sẽ trúng cử. Nếu số lượng TVHĐQT là 2 thì khả năng trúng cử sẽ giảm 50%.
    (iii) nếu cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu dưới 33% vốn điều lệ đề cử ứng viên TVHĐQT thì khả năng thắng cử tuỳ thuộc vào độ tập trung phiếu cho các ứng viên của nhóm khác và số lượng TVHĐQT dự kiến được bầu.
    (iv) nếu ko có đề cử thì khỏi bàn tới kết quả.
    2> Bạn có thể cho biết Luật nào bên Mẽo quy định thế ko? (bang nào, đạo luật gì?).
    3> Việc bảo vệ cổ đông nhỏ như bạn nói phần lớn phải dựa vào các chính sách corporate governance nội bộ Cty. Nếu cổ đông lớn ko muốn bảo vệ cổ đông nhỏ, họ có thể vận dụng rất nhiều thủ thuật pháp lý khác nhau để vô hiệu hoá các quy định pháp lý do các nhà lập pháp nghĩ ra rồi đưa vào luật. Thực tiễn rất khác lý thuyết bạn ạ!
    @ analyst: Tôi rất quan tâm tới chủ đề piercing the corporate veil mà bạn đề cập phần trên. Hy vọng bạn sẽ đưa ra một case-study rồi phân tích cho mọi người thấy hệ thống common law ứng dụng nội dung này để phá limited liability của owner thế nào nhé!
    [/quote]
    Có lẽ nếu bạn nghiên cứu kỹ thêm về bầu dồn phiếu 1 tý nữa thì bạn sẽ không phải tranh luận như thế. Mình nghĩ có nhiều cái thú vị hơn mình có thể thảo luận được ở đây, nhất là như bạn nói về corporate governance. Nếu có thể đi xa hơn được thì mình cũng muốn đưa ra 1 số phân tích để chứng minh ý kiến của bạn, tức là cái bầu dồn phiếu mà luật doanh nghiệp đưa ra để nói là bảo vệ cổ đông nhỏ và cải thiện corporate governance thực ra đấy là quan niệm đã lạc hậu. Ngoài ra khi so sánh giữa luật 2 nước mình cũng thấy có rất nhiều thứ thú vị mà luật của VN có thể dùng ngay lập tức để tự cải thiện (bao gồm cả piercing the corporate veil như bạn nói - có thể dùng để giải quyết thực trạng hình sự hoá quan hệ thương mại như hiện nay). Nhưng mà có lẽ thôi vậy - mình cũng sắp phải thi. Mình nghĩ là Analysist cũng sẽ giải thích được cho bạn.
    P/S: Bạn hỏi đúng. Corporate law của Mỹ là state law, chỉ có 1 vài lĩnh vực là federal law điều chỉnh. Ở bài trước tớ nói luật Mỹ thực ra là tớ muốn mention đến Model Business Corporation Act do American Bar Association soạn thảo. Vì Đạo luật mẫu này đã được phần lớn các bang bên này adopt, nên khi sinh viên học trong trường thì giáo trình dạy học thường dùng MBCA.
  10. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ All: Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới topic. Mấy hôm rồi tôi phải đi công tác liên tục. Thời gian còn lại chỉ thỉnh thoảng ghé qua đây và có một chút thảo luận bên GDQP.
    @ pretty: vấn đề bạn hỏi rất thú vị. Tôi sẽ thảo luận kỹ hơn khi có thời gian.
    Về đại thể, kiểu cấp tên trùng là do lỗi hệ thống và tình trạng cơ quan chủ quản soạn thảo văn bản hướng dẫn luật chọn cái dễ về mình (Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo Nghị định 88/2006/NĐ-CP để Chính phủ thông qua). Vì vậy doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thiệt thòi liên quan tới thương hiệu (thuật ngữ chưa rõ nghĩa).
    Vụ tên công ty và chi nhánh Công ty Văn Quang còn thiếu nhiều chi tiết để phán đoán hướng giải quyết. Tuy nhiên, Công ty Văn quang (Sài Gòn)/chi nhánh và Công ty Văn Quang (Hà Nội) thành lập theo các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Nghị định 109/2004/NĐ-CP. Để giải quyết vụ này, luật sư của Văn Quang (Sài Gòn) phải xem xét hai khả năng: khiếu nại cơ quan cấp đăng ký kinh doanh (chú ý thời hiệu khiếu nại còn không) hoặc khởi kiện hành chính để huỷ giấy chứng nhận dkkd của ông Văn Quang (Hà Nội) và chi nhánh của ông này tại Sài Gòn về việc vi phạm tên thương mại (chú ý thủ tục và điều kiện khởi kiện vụ án hành chính). Đây là những phán đoán sơ bộ. Tôi thiếu thời gian và các dữ kiện bổ sung để đưa ra một phương án phù hợp giải quyết vụ việc. Nếu pretty ko bổ sung thêm tình tiết, tôi sẽ có thể phải sử dụng giả định để phân tích nếu có thời gian.

Chia sẻ trang này