1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ analyst: Cảm ơn bạn về PTCV. Đó là ví dụ về việc ứng dụng học thuyết pháp lý (hoặc cái gì đó tương tự) vào thực tiễn pháp luật. Tại Việt Nam, vì PTCV chưa được nhận thức đầy đủ nên rất nhiều vụ việc thuần tuý kinh tế liên quan tới trách nhiệm điều hành doanh nghiệp hoặc không thể xử lý được hoặc bị hình sự hoá/hành chính hoá.
    Đến tận bây giờ, thuật ngữ pháp lý Việt Nam vẫn chưa có khái niệm tương đương của PTCV.
    Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định khá nhiều nội dung PTCV nhưng tới nay nó vẫn chủ yếu nằm trên giấy.
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ Still_at_Large:
    1> Về cơ bản, các tổ chức như ĐCS và MTTQ là pháp nhân. Tuy nhiên, về mặt lý mà xét:
    (i) Danh phận của các tổ chức này chưa được làm rõ và thực tiễn ít ai thảo luận về những điểm chưa rõ ràng đó. Chúng ta chỉ cần biết là từ khi cái thứ "pháp nhân" được pháp lý hoá bằng Bộ luật Dân sự năm 1995 thì những tổ chức này (hoặc tiền thân) đã tồn tại rồi. Vì thế, chúng được mặc nhiên công nhận là pháp nhân (Điều 112 Bộ luật dân sự năm 1995 và nay là điều 102 Bộ luật dân sự năm 2005)
    (ii) Tổ chức toàn quốc của hai tổ chức trên là pháp nhân, nhưng những tổ chức thành viên cấp địa phương của chúng có phải là pháp nhân ko thì còn phải bàn. Thực tiễn mà nói thì MTTQ thành phố Hải Phòng là một pháp nhân, nhưng về lý thuyết mà xét thì căn cứ cho việc này ko được rõ ràng.
    2> Vấn đề tên công ty thuốc Lác, đề nghị bạn đọc khoản 2 điều 32 LDN2005. Trong thực tiễn, ngay cả tên gọi cũ của các tổ chức hiện nay hoặc tên gọi của các tổ chức chính trị-xã hội đã giải thể cũng hầu như không thể chọn để đặt tên cho doanh nghiệp của bạn. Cái này là do nhận thức của công bộc "thà từ chối còn hơn cho phép"
    3> Mong bạn có những đóng góp bổ ích cho chủ đề, tránh quá khích gây hiểu nhầm
  3. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    1/ to Remediot mình nói may ra tức là căn cứ vào điều...mình dẫn chiếu trên là có khả năng yêu cầu huỷ giấy chứng nhận thành lập chi nhánh VQ Hà Nội tại Tp HCM được vì:
    + Thứ nhất nó gây nhầm lẫn với tên thương mại Văn quang Tp.
    + Thứ hai là nó cùng lĩnh vực, cùng khu vực kinh doanh ( tại Tp HCM)
    - Mình không thể nói chắc chắn là có dẹp được hay không vì:
    + Ở Việt Nam hiện tại chưa có tiền lệ giải quyết vụ việc này
    + Các thẩm phán tại VN hiện tại mù tịt về SHTT và luật doanh nghiệp. mình không thể chắc chắn được liệu các ông ấy có thể hiểu được nội dung của các điều luật trên.
    + Luật hiện tại chưa quy định rõ ràng về điều trên.
    2/ To Analyst: Văn Quang là tên thương mại. Theo khoản 3 điều 06 luật SHTT thì: "Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó".
    Như vậy khác với nhãn hiệu hàng hoá cần phải đăng kí thì mới được bảo hộ, tên thương mại chỉ cần đưa vào sử dụng là đã được bảo hộ, không cần phải đăng kí.
    3/ To NTT.
    - Đã khiếu nại tại SKH Tp HCM Sở nói Văn Quang HN do SKH ngoài HN thành lập, không thuộc thẩm quyền của SKH Tp HCM.
    - Ra SKH ngoài HN thì nói là luật không cấm, ngoài HN chưa có tên trùng nên Okie.
    Bạn cứ yêu cầu cung cấp thêm thông tin nào, mình sẽ cung cấp thêm.
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Okie, nếu thời hiệu khởi kiện sau khiếu nại (ko đc trả lời hoặc ko đồng ý kiểu trả lời vậy) vẫn còn thì bạn có thể khởi kiện Sở KH&ĐT Hà Nội trước để yêu cầu Toà hành chính huỷ Giấy chứng nhận DKKD của văn Quang Hà Nội do vi phạm vấn đề tên thương mại.
    Lưu ý khi bạn chứng minh việc cấp DKKD của HN và TPHCM là vi phạm vấn đề tên thương mại thì (i) "tên thương mại" cần được hiểu theo tinh thần Nghị định 54/2000/NĐ-CP vì nó có hiệu lực vào thời điểm năm 2004 khi Sở KH&ĐT Hà Nội cấp DKKD cho Công ty Văn Quang (Hà Nội) và Sở KH&ĐT TPHCM cấp DKKD cho chi nhánh công ty này tại SG; (ii) tới LDN2005 và Nghị định 88/2006/NĐ-CP mới đưa tên thương mại vào mục cấm (K4 Đ11 NĐ88) đặt tên trùng và trước đó nếu đã trót rồi thì xử lý theo K1 Đ13 NĐ88.
    Xử lý trường hợp này phải rất tinh tế vì luôn nằm trong khả năng hết thời hiệu hoặc hết hiệu lực văn bản vốn là bài của mấy công bộc thụ lý.
  5. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    hic hic rất tiếc là tôi nhận được hồ sơ này vào tháng 08/2006 tức là thời hiệu đã hết rồi. Có còn cách nào khác không
  6. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    I
    (i) Nếu Luật (abc gì đó) công nhận Đ CS là pháp nhân thì Luật này đã vi Hiến, đúng không ? Sau gần 20 năm ra đời mà không ai dám đá động gì tới cái Luật vi Hiến đó ? các vị Khoa Bảng của KHPL VN lặn đâu hết rồi
    (ii) Cám ơn CHỊ nắng TT đã cho thêm thông tin. Tui không ngờ là CHI BỘ của MTTQ là 1pháp nhân riêng (???), trước nay cứ tưởng MTTQ họat động như Chí Chấu Bang trong Võ Lâm Truyền Kỳ . Tui cũng mới vừa biết là MTTQ SaiGon còn có doanh nghiệp riêng, không rõ loại Pháp Nhân nào, nhưng thấy là doanh nghiệp này bị Tướng Ng KhanhToan lừa lấy nhà . Chủ thật (tạo ra bằng mồ hôi nước mắt) của dinh thự này không biết đang ở đâu !
    2) Tui định chọn tên cho công ty của mình là "MTTQ Hắc Lào" nhưng không biết có đụng chạm gì đến nước bạn không, có Luật nào cấm không ? MTTQ là chử viết tắt đâu có đụng chạm gì đến ai, phải không ?
  7. Luatsu

    Luatsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tôi thường xuyên phải sử dụng luật doanh nghiệp để tư vấn cho khách hàng hàng ngày vì thế cũng hay có nhiều thắc mắc cho Luật DN. Hiện nay, tôi đang tập hợp các câu hỏi của mình để một ngày nào đó đem gửi cho Tổ công tác luật doanh nghiệp để hỏi. Tiên đây, tôi post lên những vấn đề mà tôi có thắc mắc để các bạn cùng tham khảo và thảo luận:
    1. Điều 4.2 ?"
    Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
    Câu hỏi: Một Công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con hoặc một công ty liên kết vay ngân hàng. Ngân hàng từ chối với lý do giấy đăng ký kinh doanh của công ty mẹ không có chức năng bảo lãnh. Việc ngân hàng tứ chối có hợp lý hay không?
    Một công ty có vốn đầu tư nước ngoài thừa trụ sở văn phòng muốn cho một công ty khác thuê lại. Bên thuê yêu cầu công ty đó phải đi sửa giấy chứng nhận đầu tư để bao gồm cả dịch vụ cho thuê nhà đất. Yêu cầu trên có hợp lý hay không?
    2. Điều 4.4 ?"
    Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
    Câu hỏi:
    (a) Có mẫu thuẫn giữa danh sách tài sản nêu tại điều 4.4 Luật Doanh Nghiệp và Điều 2.1 của Nghị định 108 ngày 22/09/2006 về tài sản góp vốn đầu tư không? Cụ thể là nếu điều lệ công ty không quy định thêm thì, vốn góp vào công ty (và cũng là vốn góp vào dự án) có thể bao gồm các tài sản được nêu tại điều 2.1của Nghị định 108 mà không thuộc điều 4.4 của LDN.
    (b) Có thể góp các chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp (VD: tiền thuê luật sư, tiền đăng ký kinh doanh) vào vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không?
    3. Điều 4.6 ?"
    Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty
    Câu hỏi
    (a) Cam kết góp ở đây được hiểu như thế nào. Có điều kiện hay không có điều kiện?
    (b) Thời hạn nhất định ở đây được hiểu như thế nào? Có thể cam kết góp trong thời hạn ?o100 năm? được không?
    (c) Trong công ty cổ phần: vốn điều lệ có gì khác so với tổng sổ cổ phần được quyền chào bán và tổng số cổ phần đã bán. Ví dụ 1 Công ty có 3 cổ đông. Công ty này đã bán cho 3 Cổ đông tổng số cổ phần trị giá (theo mệnh giá) là 1 tỷ VND. 3 Cổ đông này cam kết mua thêm 1 số cổ phần trị giá (theo mệnh giá) 1 tỷ trong vòng 30 ngày. Ngoài ra, công ty còn có số cổ phần chưa phát hành (theo mệnh giá) là 1 tỷ nữa. Vậy thì:
    (i) Vốn điều lệ của Cty là bao nhiêu?
    (ii) Tổng số cổ phần được quyền chào bán của Cty là bao nhiêu?
    (iii) Tổng số cô phần đã bán là bao nhiêu?
    4. Điều 4.11 ?"
    Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
    Câu hỏi
    Để trở thành cổ đông sáng lập thì cổ đông phải thoả mãn cả 3 điều kiện (1) tham gia xây dựng, (2) thông qua và (3) ký tên vào bản điều lệ đầu tiên hay chỉ cần thoả mãn 1 trong 3 điều kiện trên?
    5. Điều 4.17
    17. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
    a.....
    Câu hỏi
    (a) Điều 4.17 chỉ đề cập tới người có liên quan của ?odoanh nghiệp? chứ không đề cập tới người có liên quan của cá nhân. Vậy làm thế nào để xác định người có liên quan của ?othành viên hội đồng quản trị? hoặc của ?ocổ đông là cá nhân??
    (b) Nếu Doanh nghiệp A là người có liên quan của Doanh nghiệp B thì liệu phát biểu ngược lại có đúng không? (i.e. Doanh nghiệp B là người có liên quan của Doanh nghiệp A)
    6. Điều 14
    Điều 14. Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh
    1. Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh.
    Câu hỏi
    Việc ký hợp đồng trước đăng ký kinh doanh có cần sự nhất trí và chữ ký của tất cả các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hay không? Hay chỉ cần 1 cổ đông sáng lập đồng ý và ký? Hay cần đa số cổ đông sáng lập (tính theo vốn góp) đồng ý và ký?
    7. Điều 17
    Câu hỏi
    Điều 17 LDN quy định nộp ?odự thảo điều lệ?. Khái niệm ?odự thảo? ở đây hiểu như thế nào? có phải là dự thảo theo nghĩa là 1 bản không có chữ ký và dấu của các cổ đông sáng lập và sau khi đăng ký KD thì các cổ đông sẽ họp và thông qua dự thảo đó? hay dự thảo theo nghĩa là 1 tài liệu đã được ký và đóng dấu đầy đủ nhưng chưa có hiệu lực cho đến khi Cty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    8. Điều 20 - Hồ sơ, trình tự thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam
    Câu hỏi
    (a) Thế nào là ?onhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam?. Ví dụ nhà đầu tư nước ngoài A chưa bao giờ đầu tư vào Việt Nam năm 2007 đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài VN1. Sang năm 2008 nhà đầu tư A muốn lập 1 công ty 100% vốn nước ngoài (VN2). Thủ tục đăng ký kinh doanh của Công ty VN2 như thế nào i.e. theo luật đầu nước ngoài (lập dự án và đăng ký đầu tư) hay theo LDN xin cấp đăng ký kinh doanh thông thường.
    (b) Tài liệu nào dùng để chứng minh nhà đầu tư nước ngoài ?olần đầu tiên đầu tư vào VN?. Dựa vào tuyên bố của nhà đầu tư? vào cơ sở dữ liệu của cơ quan ĐKKD? hay vào giấy xác nhận do 1 cơ quan nào đó cấp?
    9. Điều 26
    1. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi.
    2. Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    Câu hỏi
    Trường hợp thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận ĐKKD thì được cấp lại Giấy chứng nhận ĐKKD. Thế trường hợp thay đổi các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh (VDụ: Điều lệ) thì được cấp cái gì?
    10. Điều 51
    Điều 51. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
    1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
    Câu hỏi
    Tỷ lệ phần trăm trong điều 51 của LDN là tính trên vốn điều lệ ?ođã góp? hay bao gồm cả phần cam kết góp nhưng chưa góp?
    11. Điều 52.2(b)
    2. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
    .....
    b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
    Câu hỏi
    Xin hỏi cụm từ ?o tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định? bổ nghĩa cho số ?o75%? hay số ?o50%? trong điều 52.2(b) nói trên?
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ luatsu:
    Cảm ơn bạn đã đóng góp các vấn đề mới. Tôi dịp này đang rất bận nên chưa có thời gian thảo luận sâu được.
    Mong bạn tiếp tục đưa các vấn đề để chúng ta cùng trao đổi.
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    NTT, hôm nọ bạn lth thì phải có nói với NTT về cái gọi là corporate governance trong đó anh ấy nói rằng một công ty có thể tạo ra "Constitution" cho riêng họ để quy định về việc bỏ phiếu (xem lại trang trước tớ quên câu nói chính xác). Tớ đồng ý với nhận định đó. Trong luật pháp common law, vì họ là thế giới tự do và quan điểm tự do và cũng giống như luật hợp đồng, họ cho người tham gia trong hợp đồng đó được nhiều quyền tự do miễn là không vi phạm quy định tiểu bang về luật công ty. Vì lẽ đó, Constitution của mỗi công ty sẽ có thể có nhiều điều khoản tự do. Nếu NTT còn chưa hiểu rõ vấn đề này thì vui lòng post lại câu hỏi cho mình nhe rồi mình xem mình giải thích cho hiểu.
    Sau này khi có dịp NTT nên làm việc cho nhà nước khoảng hơn 5 năm và nếu có cơ hội hãy lấy học bổng đi Mỹ học LLM với điều kiện tiếng Anh phải giỏi. NTT nên học vì tớ thấy bạn còn có nhiều khả năng tiềm tàng có thể tiến xa. Nếu muốn ngon hơn nữa bỏ đi học lại JD (hoặc tương đương) học xong rồi chịu khổ lên khổ xuống xong rồi bạn nhìn lại luật pháp trước đây bạn học bạn sẽ vỡ ra nhiều cái mà bạn thấy rất hay.
  10. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ analyst, ltv_dhl:
    (i) Trong constitution của Công ty, ngoài thứ bắt buộc phải đăng ký theo luật là Điều lệ (Charter hay Articles of incorporation), còn có thứ được tạo ra thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị mà không buộc phải đăng ký, gọi là các quy chế quản trị nội bộ (bylaws). Hai thứ này kiểu gì cũng không được trái luật. Theo nguyên tắc chung, Articles sẽ gồm các điều khoản chung nhất về công ty, trong khi các bylaws là văn bản hướng dẫn, giải thích hay quy định cụ thể trên cơ sở ko trái với những nguyên tắc hay quy định chung của Articles. Vì vậy, luật công ty dù ở common law hay continental law đều cho phép các chủ sở hữu công ty thông qua corporate constitution được tự do thoả thuận về tổ chức và hoạt động của công ty mình, miễn nó không trái luật, trật tự công cộng và bylaws không trái Articles.
    (ii) Bầu dồn phiếu trong pháp luật doanh nghiệp Việt nam nói chung, pháp luật công ty nói riêng hiện đang do hai văn bản dưới luật quy định: Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ (hướng dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2005) và Quyết định 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính (điều lệ mẫu công ty niêm yết).
    Trả lời ltv_dhl, luật thực định Việt Nam ko quy định thành viên HĐQT trúng cử nhờ bầu dồn phiếu thì không thể bị miễn nhiệm bởi ý chí chủ quan của các cổ đông khác (sufficient quorum) trong một phiên họp đại hội đồng cổ đông hoặc việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Vậy nếu quy định vấn đề này trong constitution của công ty có trái luật và trật tự công cộng không? Tôi cho rằng nó không hề trái. Việc có đưa điều khoản này vào hay không là do ý chí của nhóm cổ đông lớn/chi phối trong Công ty. Các cổ đông nhỏ dù đã được tư vấn nhưng không ý thức cụ thể về vấn đề này. Hầu hết các đơn vị niêm yết và công ty đại chúng lớn ở VN mà tôi trực tiếp hoặc tham gia soạn thảo hay phản biện điều lệ đều có đưa vấn đề này ra thảo luận, nhưng kết luận cuối cùng là nó bị loại bỏ một cách không thương tiếc.
    Luật thực định không quy định, cổ đông nhỏ không nhận thức đầy đủ nên thứ mà tôi nói với bạn về tỷ lệ phiếu đề cử/bầu và miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với bầu dồn phiếu ở VN không có ý nghĩa nhiều.
    @ analyst: cảm ơn bạn đã khích lệ! Bản thân tôi làm trong môi trường công bộc hơn 10 năm (7 năm quân đội và 3 năm chuyển ngành) nên đã đủ trải nghiệm.
    Tôi muốn hỏi bạn thêm: (i) nếu tôi đã có LLM và đang làm JD trong nước, liệu sang xứ Cờ Hoa có được chuyển tiếp trong bất cứ chương trình nào ko? (ii) trong thời gian học LLM hay JD ở bển, tôi có được ra nhập Bar và mở văn phòng luật tại nơi theo học ko? (tôi đang là luật sư ở VN và đã từng lập kế hoạch sang đấy học cùng với việc đứng đầu chi nhánh hãng luật của tôi ở bển)

Chia sẻ trang này