1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bạn Xinh đẹp cho mình hỏi là cơ sở pháp lý nào để thực hiện cái (i) vậy bạn? Mình nghiền nát Luật doanh nghiệp mà ko thấy. Hix. Cám ơn trước nha.
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Theo dõi phần giải thích của bạn OldBuff ("Trâu-già"?) cũng rất có lý.
    Trước đây, vốn pháp định đúng là dùng cho mục đích thẩm định năng lực tài chính của người góp vốn mở doanh nghiệp. Vốn pháp định dùng cho mục đích này tồn tại phổ biến tới khi Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 và một phần trong Luật Hợp tác xã năm 1996. Quá trình ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 làm xuất hiện một cuộc cách mạng trong tư duy về vốn pháp định, kéo theo một loạt điều chỉnh trong các văn bản luật doanh nghiệp khác nhằm loại bỏ hoặc tiết giảm tới mức tối thiểu số lượng ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định. Từ vốn pháp định với ý nghĩa "tiền kiểm" tới vốn điều lệ tự khai-tự chịu theo hướng "hậu kiểm", nhà đầu tư/chủ doanh nghiệp và toàn xã hội được hưởng lợi ích to lớn của việc đổi mới tư duy này.
    Vậy ý nghĩa của vốn pháp định hiện nay là gì? Nói khủng hoảng nội hàm như OldBuff cũng chưa hẳn hợp lý! Trong một số trường hợp, vốn pháp định được dùng làm công cụ "rào cản tài chính" để hạn chế cạnh tranh theo ý đồ của nhóm lợi ích đẻ ra văn bản quy định về vốn pháp định trong lĩnh vực đó (ví dụ: lập ngân hàng, mở trường đại học, vận chuyển hàng không, v.v). Trong một số trường hợp khác, vốn pháp định lại là "rào cản pháp chế" để gom gọn các đối tượng thuộc diện quản lý của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho nhàn lĩnh vực mình phụ trách (ví dụ: vàng bạc, đá quý, chứng khoán, v.v). Cuối cùng là các trường hợp vốn pháp định được sử dụng như một loại "rào cản rút chạy thị trường" hoặc "nút chốt vốn đầu tư" như đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài trước đây. Tất nhiên, tôi đồng ý với quan điểm của OldBuff về việc nhận thức lại vốn pháp định như một công cụ phá hạn trách nhiệm của chủ đầu tư cho cả "tiền, trung và hậu kiểm". Với nhận thức như thế, việc đặt nặng tiền kiểm vốn pháp định theo tư duy cũ liệu có còn cần thiết?!
    Về phần thực tiễn và cách giải quyết, chắc hẳn OldBuff cũng làm chuyên trong mảng tư vấn doanh nghiệp nên ý kiến bạn đưa ra khá sát thực tiễn. Tôi bổ sung thêm là người ta chấp nhận cả biên bản định giá do nội bộ doanh nghiệp lập để làm căn cứ xác định vốn pháp định như tỉnh Vĩnh Phúc từng làm.
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới chủ đề này!
  3. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Cơ sở pháp lý của việc mua lại doanh nghiệp theo hình thức mua toàn bộ tài sản:
    i) Việc mua bán tài sản giữa các doanh nghiệp là việc hoàn toàn bình thường, pháp luật Việt Nam nói chung và luật doanh nghiệp không hề cấm.
    ii) Một công ty TNHH ( Cổ phần) có thể bán 100 % tài sản của mình cho 1 cá nhân ( tổ chức) khác nếu được hội đồng thành viên ( đại hội đồng cổ đông) đồng ý.
    iii) Sau khi kí hợp đồng bán toàn bộ tài sản của mình thì doanh nghiệp đó có thể tự giải thể. Bên mua tài sản có thể thành lập một doanh nghiệp mới ( hoặc một công ty con, một chi nhánh) để tiếp quản toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũ.
    Tất nhiên là luật doanh nghiệp không thể cụ thể liệt kê các bước trên để tôi có thể dẫn chứng cơ sở pháp lý cho bạn rồi.
    Về việc mua bán doanh nghiệp theo hình thức chuyển nhượng vốn cũng khá phức tạp. Hi vọng các bác tiếp tục trao đổi.
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Xin bổ sung lại câu hỏi nhé:
    - Ở đây mình không nói chuyện 1 doanh nghiệp mua lại 1 doanh nghiệp khác mà nói là các cá nhân mua lại doanh nghiệp.
    - Cái ii) của bạn mình cũng không quan tâm lắm vì mình quan tâm đến "các cá nhân" cơ.
    Chút ý kiến là bạn hơi máy móc khi áp dụng đó. Nhưng thật ra nhiều khi các luật sư và chuyên viên của sở KHDT cũng tư vấn vậy mà.
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa của vốn pháp định từ xưa tới nay vẫn là yêu cầu của pháp luật đối với doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh (trước đây bị lạm dụng - yêu cầu tràn lan). Hiện nay nó được coi là điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề (có yêu cầu về vốn).
    Xét từ góc độ thực hiện pháp luật thì quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có chứng nhận về vốn pháp định với ngành nghề có yêu cầu thì doanh nghiệp phải thực hiện yêu cầu đó . Trường hợp NTT nêu là phải nâng vốn điều lệ lên bằng mức vốn pháp định của ngành nghề có yêu cầu, tôi không thấy có yếu tố tiền kiểm, hậu kiểm gì ở đây cả- vẫn hoàn toàn do doanh nghiệp tự kê khai.
    Để bình luận quy định về vốn pháp định thì cần phải xem ngành nghề đó có nên yêu cầu về vốn không, yêu cầu bao nhiêu là hợp lý.
  6. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    .........
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 19:14 ngày 07/04/2008
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 19:14 ngày 07/04/2008
  7. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Xin bổ sung lại câu hỏi nhé:
    - Ở đây mình không nói chuyện 1 doanh nghiệp mua lại 1 doanh nghiệp khác mà nói là các cá nhân mua lại doanh nghiệp.
    - Cái ii) của bạn mình cũng không quan tâm lắm vì mình quan tâm đến "các cá nhân" cơ.
    Chút ý kiến là bạn hơi máy móc khi áp dụng đó. Nhưng thật ra nhiều khi các luật sư và chuyên viên của sở KHDT cũng tư vấn vậy mà.
    [/quote] [/quote]

    Mình chả thấy có chuyện gì máy móc ở đây cả. Trong trường hợp người đó là cá nhân thì họ có thể:
    i) Thành lập một doanh nghiệp mới lấy tên là gì cũng được.
    ii) Mua lại toàn bộ tài sản của công ty kia.
    iii) Chờ công ty kia giải thể rồi đổi tên thành công ty cũ.
    Hoàn toàn không hề máy móc gì cả. Đây là một phương pháp rất hay, dành cho trường hợp bạn muốn mua tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá của một công ty trong khi không muốn gánh chịu những " của nợ" của công ty này. Nếu bạn quan tâm tới bóng đá thì chắc hẳn đã biết trường hợp của câu lạc bộ Fiorentina bên Italia đã làm rất tốt theo cách trên đó.
    À mà bạn constancy có cách gì đỡ máy móc hơn thì có thể đem ra trao đổi nhể.
  8. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    [/quote]

    Mình chả thấy có chuyện gì máy móc ở đây cả. Trong trường hợp người đó là cá nhân thì họ có thể:
    i) Thành lập một doanh nghiệp mới lấy tên là gì cũng được.
    ii) Mua lại toàn bộ tài sản của công ty kia.
    iii) Chờ công ty kia giải thể rồi đổi tên thành công ty cũ.
    Hoàn toàn không hề máy móc gì cả. Đây là một phương pháp rất hay, dành cho trường hợp bạn muốn mua tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá của một công ty trong khi không muốn gánh chịu những " của nợ" của công ty này. Nếu bạn quan tâm tới bóng đá thì chắc hẳn đã biết trường hợp của câu lạc bộ Fiorentina bên Italia đã làm rất tốt theo cách trên đó.
    À mà bạn constancy có cách gì đỡ máy móc hơn thì có thể đem ra trao đổi nhể.
    [/quote]
    - Vì Luật doanh nghiệp quy định chủ thể muốn kinh doanh phải là tổ chức (loại trừ những cá nhân hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ không cần đăng ký kinh doanh), cho nên cá nhân muốn mua lại tài sản 1 doanh nghiệp và muốn hoạt động sau đó thì không nên sử dụng tư cách cá nhân, vì dùng tư cách cá nhân sẽ phải chuyển quyền sở hữu tài sản 2 lần (trừ doanh nghiệp tư nhân). Vì vậy, cũng không cần xét trường hợp cá nhân muốn mua tài sản doanh nghiệp làm gì. Vì muốn mua để chơi thì kô cần nói. Còn mua để còn hoạt động kinh doanh thì cũng lại phải thành lập doanh nghiệp đã.
    - Chỗ bôi vàng: mạo hiểm quá. trong lúc bác đang chờ nó giải thể thì tớ làm cái thành lập doanh nghiệp có tên gây nhầm lẫn xíu. xùy nó ít tiền rùi bảo nó cho tớ cái tờ giấy cho phép đặt tên gây nhầm lẫn và cam kết không tranh chấp. sau đó bác đặt tên đó lại là bác sẽ bị vướng tớ liền. tớ thì chả phải tốn tiền mua tài sản của nó làm chi, cũng có tên của nó.
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Buff tôi có một vụ muốn đem ra trao đổi với các bác như sau: Ông Dang Xiaoping quốc tịch TQ muốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Ông tới Sở KH&ĐT Hà Nội nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư theo đó ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là "sản xuất, mua bán vật tư văn phòng và văn phòng phẩm" và dự án có mục tiêu đầu tư "Sản xuất trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm". Sau 4 ngày nộp hồ sơ, Sở KHĐT thông báo trả lại hồ sơ vì chưa đủ điều kiện thụ lý do: ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (bán buôn, bán lẻ, phân phối) và nhà đầu tư phải lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTM. Ông Dang thắc mắc và nhờ văn phòng Buff tôi tư vấn.
    Buff tôi mong nhận được ý kiến thảo luận của các bác:
    - Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư của dự án có phải là một ko?
    - Mối quan hệ giữa lĩnh vực đầu tư của dự án với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
    - Phân biệt ngành nghề kinh doanh có điều kiện với lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo pháp luật hiện hành?
    - Phân biệt đầu tư và hoạt động đầu tư, hoạt động thương mại?
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    [/quote]

    Mình chả thấy có chuyện gì máy móc ở đây cả. Trong trường hợp người đó là cá nhân thì họ có thể:
    i) Thành lập một doanh nghiệp mới lấy tên là gì cũng được.
    ii) Mua lại toàn bộ tài sản của công ty kia.
    iii) Chờ công ty kia giải thể rồi đổi tên thành công ty cũ.
    Hoàn toàn không hề máy móc gì cả. Đây là một phương pháp rất hay, dành cho trường hợp bạn muốn mua tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá của một công ty trong khi không muốn gánh chịu những " của nợ" của công ty này. Nếu bạn quan tâm tới bóng đá thì chắc hẳn đã biết trường hợp của câu lạc bộ Fiorentina bên Italia đã làm rất tốt theo cách trên đó.
    À mà bạn constancy có cách gì đỡ máy móc hơn thì có thể đem ra trao đổi nhể.
    [/quote]
    Bạn Xinh đẹp lại chưa đọc kỹ rồi. Từ "cá nhân" của tớ có chữ "các" đằng trước mà.
    Thui, không dám nói là bạn "máy móc" đâu vì "máy móc" hay không thì cũng là định tính thôi. Mình chỉ nói là thực tiễn rất đa dạng, tuỳ từng trường hợp mà mình vận dụng để áp dụng, tuy hơi khác lẽ thông thường một chút nhưng vẫn đúng Luật. Hẳn sẽ làm hài lòng các khách hàng thui.
    Còn cái "của nợ" hay gì gì đó, ăn thua là do ý chí tự nguyện của các bên mà.

Chia sẻ trang này