1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm Hiểu Về Thuật Phong Thuỷ

Chủ đề trong 'Xây dựng' bởi vinhhd67, 06/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongson1952

    hongson1952 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Bạn xdvn có viết : ..." 2 nhà đối diện cửa nhau, nếu phạm cách này thì không tốt, trong gia đình hay cãi cọ nhau, hàng xóm cũng hay cãi nhau, nếu nhà nào phong thủy kém hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, vì vậy nếu phạm cách này người ta thường hay hóa giải bằng đặt gương lồi ( gương bát quái ) hoặc treo chuông gió để hóa giải...."
    Đúng là như vây ! Sách xưa nói trường hợp này là bị " đấu khẩu " Còn trường hợp trong một ngôi nhà (1 căn hộ ...) mà có 3 cái cửa trùng tim với nhau và xếp thành 1 đường thẳng thì người xưa gọi là bị " Xuyên tâm "
    Thường khi làm nhà chung cư hoặc nhà ở nơi phố xá đô thị nếu không chú ý thì hay phạm phải điều cấm kỵ này ,còn ở nông thôn đất rộng nên ít bị hơn ..
    Về cách hoá giải thì theo tôi cả 2 trường hợp trên đều không thể hoá giải dược,
    Trường hợp " dấu khẩu " mà hoá giải bằng cách treo gương lại càng bị nặng hơn vì tình Hàng xóm láng giềng bị tổn hại nghiêm trọng ! Tốt nhất là khi thiết kế nhà chung cư, hoặc nhà nơi đô thị , các kiến trúc sư cần tránh điều này, các nhà làm sau chú ý không nên mở cửa đấu khảu với cửa nhà làm trước .
    Trường hợp " xuyên tâm " thì nên thiết kế các cửa có kích thước khác nhau và không bao giò được để quá 2 cửa ! còn khi đã phạm rồi thì nên bịt bớt một cửa và mở lệch ra chỗ khác .
    Còn về các linh vất trong phong thuỷ thì ngoài 3 con thú Kỳ Long, Kỳ Lân. Kỳ hươu như bạn xdvn đã nêu, Tôi xin bổ sung một con thú nữa cho đủ " tứ linh " đó là con cóc tía .. Long, lân thì tượng cho quyền uy và sức mạnh, hưou thì tượng cho tièn tài, còn cóc thì tượng trưng cho sự trường tồn ! Chả thế mà tục ngữ có câu : " con cóc là cậu ông trời "!
  2. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Tiếp chuyện về kỳ hươu (sưu tầm):
    Ngày xưa thời còn chế độ phong kiến, con Kỳ hươu đặc biệt được yêu chuộng vào thời Minh và Thanh. Nó là con vật biểu tượng cho giai cấp vua quan. Nếu dân thường mà thỉnh Kỳ hươu thì sẽ phạm vào tội diệt tộc. Các triều đại nhà Thanh, vì cấm dân chúng sử dụng kỳ hươu để trấn trạch, sợ ảnh hưởng đến long mạch đế vương của mình nên đã đổi tên là Thao Thiết. Và như thế sau một vài trăm năm, dân chúng đã quên đi con Kỳ hươu này, vì vậy vào những triều đại cuối cùng của nhà Thanh, kỳ hươu chỉ xuất hiện trong Tử Cấm thành, Di Hòa Viên, và trong phủ của Hòa Thân ( Cúng Vương Phủ ) mà thôi. Còn trong dân gian chỉ còn lại các hình ảnh sư tử đá và kỳ lân mà thôi. Có lẽ vào triều đại Mãn Thanh, hình tượng Kỳ Hươu chỉ đứng sau hình tượng Rồng của hoàng đế mà thôi. Trước khi Thanh binh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh ( hồi đó còn là Mãn Châu - tộc Nữ Chân dòng Đại Kim ) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rông lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Kỳ Hươu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Kỳ Hươu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.
    Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Kỳ hươu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Kỳ Hươu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết ,và Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến , và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành ( cũng là 1 anh hùng áo vải ), và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn Thanh binh nhập quan. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn. Đó là nguyên nhân vì sao Đại Thanh lên ngôi, cấm tuyệt dân gian dùng kỳ hươu, và vì sao trên đuôi cờ của Bát Kỳ ( 8 đạo quân thân vương ) đều có thêu hiệu kỳ hươu , bởi vì Kỳ hươu đã đem lại giang sơn cho bộ tộc Nữ Chân, 1 bộ tộc nhỏ, đã bắt 1 dân tộc Hán cúi đầu, thắt bím tóc . Sau khi Hòa Thân vương chết đi, phủ Hòa Thân được Từ Hi thái hậu tặng cho Cúng Thân vương ( thưởng cho lòng trung thành của ông này trong cuộc dẹp biến cố chính trị ). Sau khi phát hiện ra kho tàng trong 1 hòn giả sơn trong Cúng vương phủ này, Từ hy đã khai quật và phát hiện ra 1 kho tàng bảo vật lớn hơn cả quốc khố của Hòa Thân, trong đó có 1 đôi Kỳ Hươu trấn giữ, từ đấy đôi Kỳ Hươu này lọt vào tay Từ Hy. Các bạn sẽ đặt câu hỏi, vì sao Kỳ hươu trấn giữ mà Hòa Thân sau này vẫn bị xử tội chết - như vậy thì linh nghiệm ở đâu. Xin thưa với tội lớn tày trời, tham ô tài sản lớn hơn cả quốc khố, vậy mà cuối đời sau khi Càn Long băng hà mới bị xử tội chết 1 mình, gia tộc vẫn bình an, thử hỏi có phải là phúc trạch lớn đến nhường nào. Với thời bấy giờ, tội này phải diệt tộc rồi, âu cũng là có phước trong họa vậy.
    Kỳ hươu bạch ngọc
    [​IMG]
    Kỳ hươu bích ngọc
    [​IMG]
    Được xdvn sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 18/10/2007
  3. chicomotcoca

    chicomotcoca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Định vị nhà trên một vùng đất
    Theo thuật Phong thủy, vị trí của ta trong vũ trụ ảnh hưởng đến ta. Sự liên hệ của một nhà cao tầng với con đường tạo ra những dịp may, thịnh vượng và sức khỏe đem vào nhà. Khoảng cách từ nhà đến con đường ít nhất bằng nửa chiều sâu toà nhà đó.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Cách chữa: dùng đèn chiếu sáng hay một dòng nước ngăn giữa căn nhà và con đường, như thế dòng khí sẽ được nâng lên cao. Cách nữa là đặt trên mái nhà một cái giỏ nhỏ hay treo khánh hoặc gương ở trong nhà, nhưng biện pháp này ít hiệu nghiệm.
    Trong miếng đất chia ra làm 3 phần ta đặt nhà ở phần giữa là cân bằng nhất. Kế đến đặt trên phần cuối tốt hơn phần đầu.
    Cách chữa: nếu căn nhà không nằm ở phần giữa lô đất ta hãy trồng cây, trụ đèn hay tảng đá lớn ở cuối lô đất để làm cho vị trí căn nhà được cân đối.
    Hình dáng của lô đất là:
    1. Mảnh đất tròn hứa hẹn nhiều cơ may phát triển trong nghề nghiệp. Nếu căn nhà xây theo hình vuông ngay trọng tâm lỗ đất thì vấn đề tài chính của người ngụ cư rất dồi dào.
    2. Thông thường thì miếng đất hình vuông là tốt. Khi nhà nằm tại phía trước của nửa lô đất, người ngụ cư, đất phát tốt trong lúc đầu nhưng về sau lại gặp điều thất bại chua xót. Tốt hơn là xây nhà ngay trong trung tâm để tạo sự cân bằng trong đời sống, sự nghiệp thành công và tiền của dồi dào. Cách chữa nếu nhà bạn đã xây nhà tại phía trước của nửa lô đất đặt một trụ đèn chiếu ở giữa đường ranh đất sau nhà và hai đèn ở hai bên góc trước nhà, các đèn đều chiếu vào mái nhà.
    3. Hình chữ nhật: Nếu đã xây nhà ở phía trước của lô đất thì dùng cách chữa như ở lô dất hình vuông.
    4. Lô đất với đường vòng cung ở mặt tiền hiển nhiên có vẻ mạnh mẽ, nó sẽ thu hút tiền bạc và thành công trong sự nghiệp cho người ngụ cư. Nếu mảnh đất có hình vòng cung ở sau nhà mà nhà ở giữa trung tâm hoặc nằm ở phía sau của lô đất thì người ngụ cư sống yên lành. Nếu căn nhà lại nằm phía trước lô đất thì nhà này không ổn định trong nghề nghiệp và thường bệnh hoạn ốm đau.
    5. Lô đất hình thoi là tốt. Xây nhà tại trung tâm lô đất hay là phần phía trước sẽ giúp cho sự nghiệp phát đạt mau chóng. Nếu nhà nằm ở phần đất phía sau thì nghề nghiệp của người ngụ cư sẽ chắc chắn nhưng không phát triển mau lẹ.
    6. Nhà làm trên lô đất có góc cạnh như viên kim cương thì rất tốt nếu có đường song song với cạnh lô đất và cổng vào nhà không mở ra phía góc.
    Cách chữa: nếu nhà đã xây hướng vào một góc nào của lô đất thì hãy đổi lại bằng cách trồng cây to cao, cột cờ hay đèn pha ở phía sau nhà.
    7. Làm nhà trên lô đất hình tam giác có cửa ra vào nhìn ra góc thì không ổn mà nên quay ra phía bên cạnh. Nên xây nhà vào xế của góc như mảnh đất hình con sò thì giữ được tiền bạc. Còn nếu nhà nằm chính giữa lô đất, cửa đối với góc đất thì nguồn thu nhập của người trong nhà sẽ kém.
    Cách chữa: hãy trồng trụ cờ hay cây để che gió ấy đi.
    8. Lô đất hình bán nguyệt rất tốt, thông thường xây nhà ở giữa lô đất nhái hình nữa đồng tiền cổ.
    9. Với một lô đất có dạng như lưng lạc đà thì căn nhà nên xây tại trung tâm lô đất nếu đủ chỗ (phía trước lô đất phải rộng gấp hai chiều cao căn nhà). Vị trí xấu là ở hai cái bứu lạc đà. Nếu căn nhà xây nơi bứu trái thì gia đình sẽ gặp nhiều đau thương và nếu bên phải thì con cái gặp trở ngại trong đời sống.
    Cách chữa: xây thêm phần phụ cho gia đình ( cách giải cho bứu trái) và phần phụ cho con cái và ?o tử tức? (cách giải cho bứu phải) phần của chủ phòng ?" phòng ở của chủ gia đình.
    10. Lô đất chữ L hay lô không có góc cạnh có thể kém may mắn cũng như một phần đời của người ngụ cư đã đánh mất.
    Cách chữa: Nếu nhà chưa xây hãy xây nhà ở vị trí nhìn ra góc chính của mảnh đất, và phải cách xa góc ấy ít nhất bảy mét. Trồng cây to sau nhà hay đèn trụ và trồng thêm dọc theo đất thiếu góc cạnh vài bụi cây. Theo cách chữa này thì sự thành công có thể đạt được dù đó là một dạng thất cách.
    12. Đối với lô đất chữ T hãy xem đường vào lô đất ở đâu ở đâu. Nếu đường vào ở đáy chữ thì thăng tiền nghề nghiệp nhưng kém về đường học vấn và không có quý nhân phù trợ. Nếu đường và mảnh đất ở phía trên chữ T thì người ngụ cư đau khổ về đường hôn nhân và tiền bạc.
    Cách chữa: hãy trồng loại cây leo dọc cánh dưới chữ T
    Đường sá
    Đường sá cũng giống như sông ngòi, nó là phương tiện để chuyển khí. Những đường cong và đường viền theo tự nhiên rất phù hợp cho việc vận tải đường khí. Còn những đường lộ thẳng tắp lại vân khí quá mau và trở nên nguy hiểm. Nó giống như mũi tên gọi là ?otử? khí.
    Cách chữa: Treo gương trên cửa ra vào hướng ra đường, làm một lạch nước, một cái cánh gió hình mũi tên ở khoảng cách giữa đường và nhà.
    Đường lộ cho xe chạy cũng là đường khí vận hành, nó nối liền căn nhà với mạch chính của con đường. Đường này nên làm bằng phẳng, lượn khúc và tương đối cao bằng đường cái thì tốt hơn cả thêm nữa để loại trừ trọc khí bên ngoài.
    Con đường giống như chĩa ba ở trước cửa nhà là ý nghĩa tình cha con thường xô xát và gia đình bất hoà, mỗi ngưới đi mỗi ngã.
    Cách chữa: Sơn chấm đỏ hay xây gạch thành chấm gạch ngang đường đi, đường xe.
    Một hình bát quái xây ở trước nhà làm tổn thương tình họ hàng giữa các dòng tộc con cháu (cửa ra vào là vị trí ?othủy? của nhà còn ở cuối đường là cung ?ohoả? khiến nó khắc chế và hủy hoại liên hệ của nhau.
    Cách chữa: đặt đèn trụ, trồng cây, vòi phun nước, hoa lá hay quạt gió trong giữa hình bát quái.
    Đường lộ hẹp lại ở đoạn cuối có nghĩa là nghề nghiệp và tiền bạc bị hao mòn dần đi. Đường có chỗ tệ hại nhất là độ dốc của nó bị chìm mất, không thể nhìn thấy đoạn cuối của nó.
    Cách chữa: đặt trụ đèn pha ở chỗ hẹp nhất cho chiếu lên chóp mái nhà để làm những cơ may quay vòng lại về nhà. Nếu đường lộ dốc xuống thì hãy xây lại trụ gạch ở gần cuối đường để chuyển khí về. Nếu đường lộ dốc vào nhà hãy đặt đèn đằng sau nhà để vận khí lên chỗ cao nhất của mái nhà.
    Nếu đường nhỏ hơn bề ngang cửa chính thì khí dẫn vào nhà bị thiếu, dịp may của người ngụ cư sẽ bị nghẽn lại.
    Cách chữa: mở rộng con đường dẫn khí.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Lối ra vào
    Lối ra vào có thể ảnh hưởng đến gnười ngụ cư. Ngõ vào phải thoáng, dễ đi lại và lối ra phải sáng sủa. Dẹp bỏ những thứ cản trở gần lối ra vào như cây cối, cột, vách tường? làm cản trở khí vận, cản trở dịp may kiếm tài lộc và sức khoẻ. Tuy nhiên cây cối ở khoảng cách an toàn với ngỏ vào lại thuận tiện trong việc bảo vệ nhà cửa.
    Những lối đi cũng có ảnh hưởng tương tự. Nếu lối đi gần bên nhà cừa rất hẹp nhỏ thì khí người ngụ cưsẽ bị tù túng và mất quân bình.
    Cách chữa: hoặc mở rộng lối đi hoặc tránh trồng cây lớn, cây rậm và bụi cây gần nó. Treo khánh trước cửa.
    Sau đây là một số ví dụ:
    1-2. Theo thông lệ, lối đi vào tốt tạo cảm giác thoáng, thênh thang. Lối đi tới cao ốc phải rộng.
    3. Lối đi hẹp sẽ giới hạn nghề nghiệp và cả triểnvọng tài chính. Nếu nhà nằm trên triền dốc thì ngõ vào nhìn xuống đồi tốt hơn là cửa ra vào nhìn lên đồi.
    4-5. Nếu có bậc cấp thì nó phải lên xuống dần chứ không quá dốc. Cửa ra vào phải mở ra trên thềm rộng. Bậc cấp hẹp và dốc không giữ được tiền bạc. Bậc thang từ trên đu xuống nhà thì xấu, làm người ngụ cư phải tanh đấu vất vả trong nghề nghiệp. Để giải quyết trường hợp xấu, người ta đặt đèn pha chiếu từ sau nhà chiếu lên mái.
    6. Bụi cây trồng làm vinh không khí trong nhà, cây côi tươi tốt và lối đi cần thông thoáng, nếu cây mọc râm quá thì phải cắt xén.
    7. Cổng ngỏ (mặt tiền) tạo cho nhà một vẻ thoáng và nối vào nhà, để ý đến cột chống mái. Cột chống không quá lớn và gần sát cửa ra vào. Cột tròn tốt hơn vuông, vì vuuông có thể là nguyên do gây bại sản. Để giải quyết cho cột vuông, trồng nho leo cột. Đối với cột to lớn sừng sững ta treo gương ngang tầm mắt hay hàng chữ ?oxuất nhập an bình? trên cột đó.
    8. Lối đi dẫn đến cửa ra vào có tể cong vòng nhu cánh cung và có cây trồng gần đó đều được cả.
    (một cốc cô ca sưu tầm còn tiếp)
  4. traitimvietnamchieu

    traitimvietnamchieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Hay!
  5. chicomotcoca

    chicomotcoca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Cây cối
    Khi trồng một rào cây, nó chống lại tử khí, gió độc, tiếng xe cộ ồn ào và sự ô nhiễm. Rào còn che đỡcho nh2 tránh được nhiều cảnh đáng ngại như nghĩa địa, nhà thờ, đường lộ như mũi tên nhắm thẳng vào nhà. Tuy nhiên nếu trồng cây ngay trước ngỏ hay cửa sổ thì chúng lại gây ảnh hưởng xấu.vì làm ngăn trở luồng khí đi vào và hại cho khí người cư ngụ.
    Cách chữa: người Hoa viết chữ chúc lành như ?oxuất nhập an bình? dán vào cây gây trở ngại ở chỗ ngang tầm mắt mong gặp lành khi ra vào nơi đó. Gương Bát quái cũng đạt hiệu quả, nó làm tan ảnh hưởng bất lợi.
    Cây cối là một trong chín cách chữa căn bản, thường dùng để tạo hình dạng cân bằng cho nhà cửa, đất đai.Những hình ảnh dưới đây trình bày cách dùng chúng để làm mẫu trong việc chấn chỉnh quang cảnh nhà cửa:
    1. Cách trồng như thế này tốt: vị trí cây trồng trong cung nào của nhà cửa là điều định đoạt cho đời sống của người ngụ cư. Nếu lối vào ở mặt A người đó sẽ nổi tiếng. Nếu ở mặt B gia đình thịnh vượng, ở mặt C có sự nghiệp thành công và nếu ở mặt D thì sẽ phát nhờ đường con cái.
    2. Nói chung, cây cối nên trồng sau nhà, đặc biệt nếu nhà quay lưng vào núi căn nhà được hưởngsự ổn định và cuộc sống người nhà sẽ phát triển tốt lành khi cây lớn dần.
    3. Những cây này rất quang trọng chúng bảo vệ người nhà khỏi chết chóc.
    4. Cây mọc che chắn nhà thế này là tốt vì chúng canh giữ cho tài sản nhà này. Chúng ngăn cản ảnh hưởng bệnh hoạn từ bên ngoài.Những cây tươi tốt nên trồng như các hàng 3,6,9. Nhà có cây chết chứng tỏ khí trong nhà đang xuống dốc.thật vậy, cây tốt là cây biểu hiện vận may của bạn. Nếu một cây chết là điềm báo tin buồn.Ta có thể gặp cảnh khốn khó, tai nạn hay trong nhà sẽ có người chết.
    5. Vị trí của cây này tốt nếu nó không áp gần làm áp lực với căn nhà. Nếu có con đường ngắm vào nhà thì cây này ngăn ngừa được tử khí. Thêm vào sự cân đối là quan trọng.Vì nếu cây quá lớn và quá gần, nó không thể cân bằng đối lực với hậu quả bệnh hoạn do con đường gây ra. Con đường lượn hình cánh cung là nét may mắn cho người nhà và có thể giải quyết cây áp đảo nhà nếu con đường đủ rộng để ngăn cách cho nhà và cây.
    6. Cây trồng ở vị trí này tốt cho nghền nghiệp và gia đình nếu nó không qú gần lối vào và che phủ rậm rạp trên con đường.
    7. Cây không đưởc trồng quá gần cửa sổ. Nếu ánh sáng mặt trời không lọt vào, người nhà có thể bị đau. Không những nó cản trở khí vào nhà mà cây còn nảy rể trong lòng đất (Âm) cũng đem quá nhiều âm khí. Khi nào cây tạo dáng mỹ thuật thì tốt. Nếu nó có vẻ lấn áp tầm nhìn là xấu.
    Cách chữa: treo lên bậu cửa sổ năm cái pháo đùng lớn.
    Ao hồ
    Ao hồ hay có chỗ chứa nước gần nhà thì tốt. Ao hồ giúp cho gia chủ thêm phần thịnh vượng. Nên giữ nước trong sạch và có cá. Nước đục là biểu tượng thu nhập kém, cá đem đến vận may.
    Tầm vóc ao hồ và vị trí của nó phải cân đối trong lô đất ở. Nên đặt gần nhà cho người ở được hưởng thủy khí.Tuy vậy nếu ao hồ quá gần nhà hay rộng quá thì căn nhà bị thặng khí gây nhiều xui xẻo.
    Cách chữa:
    Hãy làm một lối đi lượn khúc từ hồ vào nhà để kéo dài khoảng cávch của nguồn nước lớn và quá gần như vậy. Kế đến để làm giảm độ rộng lớn của nó thì hoặc là đặt một ngọn đèn hay một vườn đá tảng hoặc trồng một cây đối lại với hồ ở sau căn nhà.
    Hồ tắm cũng như hồ ao, làm hồ tắm hình quả thận ôm lấy nhà là tốt nhất. Nếu hồ hình chữ nhật tránh để góc của nó nhắm vào nhà.
    1. Người nhà sẽ gặp may và nổi tiếng , đặc biệt khi cân bằng ảnh hưởng mạnh của hồ với hai đèn pha nhắm vào lưng nhà.
    2. Người nhà sẽ được quý nhân giúp đỡ tận tình.
    3. Hai hồ cùng một kích thước.Cách chữa: làm cầu nối hai hồ.
    4. Tương tự như số 1 nhưng kích thước ở số 4 cân bằng với căn nhà báo trước nền tài chính dồi dào và có danh tiếng.
    5. Hồ cá hình cong mở ra, người ở nhà có tiền nhưng sẽ bị hao đều đều, nó trôi đi khỏi.
    Cách chữa: đặt đèn pha ở hai góc trước nhà chiếu lên mái nhà.
    6. Hồ hình quả thận hay luỡi liềm là tốt nhất, nó như ôm lấy nhà. Người nhà hưởng được rất dồi dào tài lộc; tiền của giữ được. Nghề nghiệp tăng tiến tốt đẹp.
    7. Người nhà có tay nghề giỏi và nổi tiếng
    8. Người ở nhà này vui huởng hạnh phúc hôn nhân và có học vấn sâu rộng. Đừng nên xây ốc đảo hay cù lao phía phải trong hồ, không thì một trong hai người vợ hoặc chồng phải xa cách nhau luôn.
    9. Nếu ao, hồ hơi vuông góc hay chữ nhật mà góc nó chĩa vào nhà thì người nhà sẽ đau ốm, hao tài.
    Cách chữa: làm vòi phun nước hay trồng cây đối diện góc hồ để bảo vệ nhà.
    Cửa ngõ, nẻo dẫn khí và đón vận may
    Khí vận hành ở trong nhà đựơc xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như sự chuyển vận cửa máy trong cơ thể khỏe mạnh. Cửa ra vào và cửa sổ là nẻo dẫn khi vào và đón vận may đến. Theo đúng cách thì các cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí vận chuyển khắp nhà. Sự vận hành phải điều hoà, đừng qua nhà nhanh và đừng quá chậm.
    Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra cho khí và ấn tuợng đầu tiên của người nhà là một điều vô cùng quan trọng trong thuật phong thủy, nơi này cần sáng sủa, khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Như thế khí của người cư ngụ được hưng phấn và điều hòa.
    [​IMG]
    Đây là một số vấn đề và chữa những cấu trục lệc lạc của ngôi nhà:
    Cách cửa mở ra nghịch chiều sẽ kềm chặt khí và vận may của người cư ngụ.
    Cách chữa: đổi cửa ra vào theo chiều thuận, treo gương trên tường để tạo không gian rông thêm hoặc đặt đèn hay chuông tự động reo khi có người mở cửa.
    [​IMG]
    Nếu môt người về nhà hàng ngày mà cứ được ?obức vách? dàn chào làm dội khí đều đề thì bảo đảm là sẽ vất vả cuộc đời
    Cách chữa: treo gương trên vách tường theo hình vẽ giúp khí chuyển vào khỏang không gian dội khí.
    Một lối vào hẹp và tối cũng cản sự vận khí và cản trở may mắn của người cư ngụ. nếu ngõ vào là một hành lang hẹp sẽ khiến sức khỏe yếu kém về đường hô hấp và khó sinh nở cho phụ nữ. về tâm lý, một lối đi hẹp, đè mờ gây ra sự thất vọng, dẩn đến việc cáu kỉnh và tâm rang u buồn.
    Cách chữa: Đặt một ngọn đèn sán trên trần và mộ tấm gương trên vách cận cửa để tạo chiều sâu.
    Cửa sau nhà cũng quan trọng, nó tượng trưng cho các dịp may đến một cách gián tiếp ?" Nhà ở hay cửa hàng sẽ gặp may mắn hơn khi có cửa sau mở ra một lối đi rộng rãi vì là biểu tượng cơ may sẽ lớn hơn trong sự phát triển tài chính thay vì là một vách tường ngăn chặn.
    (Một cốc côca st còn tiếp)
  6. vinhhd67

    vinhhd67 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    1.122
    Đã được thích:
    1
    Thuật phong thuỷ đã chia xẻ sự phát triển của nó cùng với khoa thiên văn và khoa dự án (quẻ dịch) của Trung Quốc cổ. Nó đã có từ thời đại truyền thuyết. Dù rằng không có những dữ kiện xác thực cho chúng ta biết ai đã hình thành nó và vào thời điểm nào. Tuy thế, nó rất gần gũi với la bàn từ truờng của nguời Trung Quốc cổ, làm cho nguời ta liên tuởng đến việc nó có thể bắt đầu vào khoảng thời gian la bàn đuợc phát minh, thành quả này đuợc nguời đời tin rằng Hoàng đế Vàng-một nhà vua theo truyền thống cổ của Trung Quốc đã sống khoảng năm 2700 truớc công nguyên. Nguời ta không đưa ra một chứng cứ lịch sử nào về sự đóng góp này, nhưng một điều chắc chắn là việc sử dụng thật sự có từ thời đại cổ xa.
    Có rất ít tài liệu lịch sử xa xa liên quan đến môn phong thuỷ, nhưng trong những vụ khai quật kho cổ hơn tám mươi năm qua ở Trung Quốc đã tìm thấy những tài liệu dưới lòng đất có ngày tháng vào khoảng thế kỷ thứ ba, thậm chí từ trước công nguyên với một số thông tin gián tiếp có liên quan đến phong thuỷ. Một số học giả cho rằng, các kiến thức và sự sử dụng nó có thể vào mùa xuân hay thu, hoặc thời kỳ chiến tranh các nước (770 - 221) trước Công nguyên, khi có khoa dự đoán, kinh dịch và vũ trụ học dựa trên năm yếu tố Ngũ hành đầu tiên được soạn thảo công phu và viết thành văn bản.
    Ðây có thể là một hệ thống mà môn phong thuỷ rất gần gũi, đặc biệt là kinh dịch, nguời ta cho rằng đuợc biên soạn bởi Lão Tử khoảng năm 600 truớc Công nguyên, nguời đã sáng lập nên đạo Lão. Nhưng ngoài những dữ kiện mỏng manh và ký hoạ này, người ta có rất ít nguồn thông tin liên quan đến phong thuỷ cũng như sự co'' mật của nó. Nguời ta hy vọng rằng các vụ khai quật trong tuơng lai sẽ có một ít tia sáng cho vấn đề này.
    Chưa đến thời kỳ đầu của triều đại nhà Hán, một học giả nổi tiếng và cũng là một nhà chiến luợc quân sự Zhang Liang (230 - 185 trớc Công nguyên) xuất hiện trong các tài liệu lịch sử là một nhà phong thuỷ. Theo truyền thuyết ông được một đạo sĩ truyền lại kiến thức này, tên là Chisongzi (Red pine Masterrl, một số người khác cho rằng Zhang cũng là môn đệ của một nguời lão luyện khác là Shigong. C hai Hồng Phạm và Thạch Hoàng đều đuợc xem là cha đẻ của thuật phong thuỷ vào thời cổ Trung Quốc (dù rằng các sử gia có thể phần bác điều này, họ tin rằng thuật phong thuỷ đã có truớc đó).
    Thuật phong thuỷ của Hồng Phạm đóng góp một phần đặc biệt quan trọng cho chúng ta ở cuốn sách này. Ông ta đuợc cho là nguời sáng tạo ra của phần Cửu tinh (9 sao) Bát môn (8cửa) và Bát quái phong thuỷ mà chúng ta sẽ tham khảo và nghiên cứu. Cửu tinh nói đến chòm sao (7 ngôi) đợc gọi là Ðại hùng tinh có thêm hai ngôi sao thần linh tưởng tuợng ra. Bát môn đề cập đến 8 điểm chính của La bàn Bát quái và tám cung cơ bản đuợc sử dụng trong kinh dịch dự đoán ( sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần II).
    Trong suốt thời ký Tam Quốc một thiên tài chiến lược nổi tiếng Gia Cát Lượng (Khổng Minh) (181 - 234 sau Công nguyên) xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Ông ta sử dụng các chiến thuật dựa trên bát quái đồ để du địch tiêu diệt quân Tào. Khổng Minh là một nhà chiến luợc quân sự đại tài cũng như về thuật phong thuỷ và đuợc tôn kính là nguời sáng lập môn phái phong thuỷ.
    Các truyền thuyết về ba vị thầy vĩ đại, Hồng Phạm, Thạch Hoàng và Khổng Minh đã đặt nền tảng cho tất cả những bậc thầy phong thuỷ cho hai ngàn năm kế tiếp. Một số người tin rằng Yellow Stone cũng là nguời đa thuật này vào văn hoá dân gian, do kết quả của nỗ lực này, khoa phong thuỷ không còn là một công cụ bí mật quý giá của một số nguời có đặc quyền và các vị vua có quyến lực trị vì thiên hạ. Ông ta chọn lựa những môn đồ có tài năng để truyền bá kiến thức này cho quần chúng.
    Trong suốt thời kỳ đầu nhà Hán (khoảng năm 200 trước Công nguyên) một tác gi có tên là Oing Wu đã viết ba tập về phong thuỷ. Một vị khác tên là Guo Pu (năm 276 - 324 sau Công nguyên) đã xuất hiện suốt thời ký Tây Hán. Ông ta đuợc công nhận tác giả cuốn sách truyền thuyết về phong thuỷ gọi là Zang Shu (cuốn sách bàn về việc Chôn Cất). Tiếc thay, chỉ còn lại những tựa đề của những tác phẩm đầu tiên về phong thuỷ truyền lại cho chúng ta, các văn bản để thất thoát và lẫn lộn vào các tác phẩm khác. Những công cuộc khai quật kho cổ trong tuơng lai có thể tì thấy những phần của các tài liệu gốc nhưng hiện nay tất cả các bản còn lại này là các bản sửa đổi lại, có lẽ được ghi chép (năm 960 - 1279 sau Công nguyên). Ngay các bản in hiện đại của các bản sửa chữa đều khó hiểu và đuợc viết bằng loại chữ cổ điển Trung Quốc mà ngày nay hiếm nguời có thể đọc đuợc.
    Vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, đã có một số văn bản viết về khoa phong thuỷ. Một lần nữa, chúng chẳng tồn tại đuợc bao nhiêu và một số ít bản sửa đổi sau này lại do những nguời viết không đạt chất luợng.
    Một số nguời cho rằng sự khan hiếm các tài liệu đuợc viết từ xa do bởi tập quán truyền lại các thông tin qua sự truyền khẩu hoặc nhớ bằng ký ức cũng như tập quán bí truyền từ thầy cho môn đệ, một phương pháp cho phép các sư phụ giữ lại các phần thực hành và sự hiểu biết quá tầm tay của các nhà học thuật bình thường, các nhà phê bình và các tầng lớp có thế lực. Phong thuỷ là một môn nghệ thuật kín mà những học giả có khuynh hướng về nghệ thuật, lịch sử Trung Quốc không quan tâm đến, những người này đã xem nó là một bộ sưu tập văn hoá dân gian và là một sự mê tín. Nhưng nó vẫn tồn tại mãi trong lòng của những người thường dân.
    Nghệ thuật phong thuỷ đã đạt tới đỉnh cao của nó trong một triều đại nhà Tang (Tần) (năm 618 - 906 sau công nguyên) nhiều người hành nghề này phát triển hưng thịnh. Tám người nổi tiếng nhất là Yang Junsong, You Yanhan, Li Chungfeng, thiếu sư Yi Hang, nhà sư Phật giáo Shima Touto, Riu Baitou, Chen Yahe Va Futu Hồng cùng là phật tử. Trong những pháp sư đời Tang (Tần) Yang Jungsong (khoảng 650 sau công nguyên) có ảnh huởng to lớn nhất và qua ông ta cũng như các môn phái phong thuỷ khác đã truyền bá lại cho chúng ta.
    Sự quan tâm đến phong thuỷ và cách áp dụng đã đuợc hồi phục lại một thời đại nhà Song (960 - 1279 sau công nguyên) và nhiều vị thầy nổi tiếng đã xuất hiện. Trontg các vị là Wu Aixian (thế kỷ 11 sau công nguyên) và các môn đệ của ông ta Liu Qiwan và You Gounghang, Wu Aixian nguời sáng lập môn phái đuợc gọi là 36 kinh tuyến đã viết một luận thuyết và các hình thể của núi (sn) dùng cho thế đất mai táng và nhà ở. Từ các vị thầu Liu You, đã hình thành nhiều nhánh phong thuỷ khác nhau đuợc sử dụng trong suốt đời nhà Minh (1368 - 1643 sau công nguyên) và đời nhà Quing (1644 - 1911 sau công nguyên).
    Nguời ta ghi nhận rằng, suốt 500 năm kéo dài từ đời nhà Tang đến nhà Song, hơn một trăm môn phái phong thuỷ đã đối địch và tranh giành ảnh huởng lẫn nhau. Tất cả các môn này đều khởi đầu cùng một quan niệm thần học vũ trụ học và các lý thuyết. Ðể rồi sau đó phát triển thành nhiều sự diễn giải khác nhau, mỗi một môn phái đặc biệt quan tâm đến hoặc tập trung vào những khuynh huớng nào đó của phong thuỷ. Sau đó, một số môn phái đồng hoá lẫn nhau. Ðây là một danh sách bởi môn phái chính đuợc công nhận kể từ thời kỳ nhà Tang Song, tất cả các môn phái này tiếp tục có ảnh huởng đến những nguời hành nghề ngày nay.
    1. Cửu tinh (chín sao), Bát môn (tám cửu), Bát quái đồ.
    2. Những kinh môn - Sanh môn
    3. Ngũ hành chính thống
    4. Luỡng sơn, Tam hợp và Ngũ hành
    5. Bát quái, Ngũ hành
    6. Huyền Không Ngũ hành
    7. Hồng Phạm Ngũ hành.
    Lý thuyết phong thuỷ thuộc vũ trụ học và dựa trên các khái niệm của Ðạo Gia Nhân (con người và Vũ trụ). Mục đích của nó là sự thống nhất của Thiên, Ðịa, Nhân và Vật thể qua một lực đuợc gọi là Thái hư (Taijia), cơ bản tối cao (nguyên khí của Vũ trụ khi cha hình thành âm dương).
    Nguời Trung Quốc cổ tin rằng khi sự kết hợp như thế được tạo nên, qi (các khí lực) của sự sống chy chan hoà khắp tất cả sinh vật, vật chất, những sự kiện tốt đẹp và hữu ích sẽ đuợc tạo nên.
    Sự tắc nghẽn khí lực của sự sống sẽ tạo ra một sự đối nghịch: bất hạnh và tai hoạ.
    Các lý thuyết kết hợp Trời, Ðất (thiên, địa), con nguời (nhân) là cốt lõi của thuật phong thuỷ, từ đó nảy sinh ra nhiều truyến thuyết và các câu chuyện dân gian. Các hệ thống tư tưởng to lớn trừu tượng về vũ trụ sau đó hoà lẫn vào các tính ngưỡng dân gian khi người Trung Quốc cổ cố gắng giải thích về những mãnh lực hữu hình cũng như vô hình trên thế gian và các ảnh huởng bí ẩn lẫn phức tạp của những mãnh lực này tác động vào thái độ của con người.
    Việc đối phó với những sự kiện không thể tiên đoán đuợc trong cuộc đời không phi mục đích chính của phong thuỷ. Ðiều hấp dẫn nhất là giúp họ củng cố tinh thần trong thời gian gặp khó khăn hoặc bi kịch. Ðối với nguời Trung Quốc cổ, sự hoà hợp giữa con nguời và thiên nhiên là một sự chuẩn bị cần thiết và đúng đắn cho lĩnh vực tinh thần, trong đo con nguời và vũ trụ có thể là một. Sự hiểu biết về văn hoá dân gian đã dạy họ khả năng chấp nhận một sự nghiệp khó có thể giải thích đuợc và cùng lúc thiết lập một nền tảng vững chắc một cuộc sống cho hòa bình, hy vọng, những uớc momg thịnh vuợng lâu dài. Ðối với nguời Trung Quốc, thái độ này thật ý nghĩa, thoải mái và thực tiễn. Tuy nhiên, nó cũng tạo nên nguồn gốc hài hoà giữa con nguời và thiên nhiên , tạo nên một bản đồng ca đặc biệt đượm tình nguời.
    Những khuynh huớng chủ yếu về vũ trụ học của thuật phong thuỷ đuợc hình thành theo những sự liên hệ sau đây:
    Trời (Thiên) là khái niệm bao gồm:Thần thánh, ma quỷ, tinh tú (với tư tưởng thần học và thiên văn học); thời gian (gồm chu kỳ các mùa và những ảnh huởng của chúng) và tất cả biểu thị những sức mạnh vô hình lẫn hữu hình cũng như sức mạnh của vũ trụ. Những nghệ thuật dự đoán, số học và các hình thức tiên tri kết hợp với trời.
    Ðất (địa) và vật thể là các thuật ngữ đuợc dùng để mô tả các vật thể trần tục và các điều kiện hữu hình lẫn vô hình. Môi truờng dịa lý, phuơng hướng, vị trí và nơi toạ lạc; Ngũ hành, quyền lực và sức mạnh của thiên nhiên; sự cân bằng và đối nghịch về trật tự của thiên nhiên, cái vô hình kết chặt với ảnh huởng của sông núi, cây cối, thú vật, đất đá, con nguời, nhà cửa, đồ vật v.v...Tất cả các thần này thuộc lĩnh vực đất (địa) và vật thể. Nó cũng bao gồm những yếu tố của siêu nhiên như ma quỷ, thần thánh hổ tng với con nguời trên trên trái đất này. những khía cạnh về lĩnh vực vô hình thì không có thời gian, không gian hoặc những giới hạn. Nguời Trung Hoa cổ cho rằng tất cả mọi con nguời chúng ta với thế giới này cùng nhau chia xẻ điều thân ái, an vui, nguy hại hoặc phiền toái.
    Nhân (con nguời) biểu hiện trí tuệ và tinh thần nhưng phải kết hợp cùng Trời, Ðất, Vật thể sao cho có sự hoà hợp và cân bằng các nhận thức. Ðiều này có thể đạt được qua một sự quan hệ được thiết lập chính xác giữa tất cả các sức mạnh trong thiên nhiên, cho phép chúng trôi chảy thông thuờng và nuôi sống cuộc đời.
    Thái hu và trung cung là những thuật ngữ độc quyền của ngành vũ trụ học Trung Quốc và thuờng đuợc dịch sang với nghĩa "Tối thuợng" và "Mãnh lực của cuộc sống". Nguời Trung Hoa ngày xưa tin rằng Bí mật của Thái hư là nguồn tối thượng của lực sống trong cuộc đời này, nó đi qua "Thái hư" và tất cả sự vật có thể kết hợp lại thành một.
    QI (Trung cung không có dạng, hình hoặc kích cỡ), nhưng qua nó tất cả mọi vật trong vũ trụ chứng tỏ cả hai lĩnh vực vô hình lẫn hữu hình. Sự hư hao của vật chất là sự bào mòn của qi và sự chết của vật chất là sự biến mất của nó. QI là một khái niệm trừu tuợng to lớn của sự hài hoà và hợp nhất của tất cả mọi vật.
    Vì thế cho nên, tất cả những nguời Trung Quốc luôn luôn nghĩ rằng con nguời phải bảo vệ và nuôi duỡng (qi) khí lực của cuộc sống để đảm bảo nó liên tục phát triển và trôi chảy. Ðạo Gia dạy rằng việc nuôi duỡng ?Sức sống? từ bên trong có thể bổ sung sức khoẻ và truờng thọ. Tuơng tự, sự bảo vệ "sức sống" "qi" trong căn nhà có thể dẫn đến sự an vui và hoà thuận. Các quan niệm đặc biệt của "Sức sống/qi" và sự tồn tại của nó xâm nhập vào tất cả các ngành nghệ thuật Trung Quốc từ triết học, thi ca, hội họa cho đến điêu khắc, thiên dịch, dược thảo, võ thuật và phong thuỷ.
  7. rosea7

    rosea7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    0
    Có mấy quyển sách về phong thủy nè các bác nghiên cứu xem
    http://rapidshare.com/files/65502287/Phong_thuy_nha_o__2_quyen_.rar
    http://rapidshare.com/files/65501938/3_quyen_sach_Phong_thuy.rar
  8. vinhhd67

    vinhhd67 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    1.122
    Đã được thích:
    1
    Những điều Cấm kỵ cần biết trong Phong Thuỷ:
    1. Kỵ có thực vật chết hoặc héo úa, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa các thành viên và với đối tác bạn hàng, nên loại bỏ những cây cối chết hoặc héo úa đi.
    2. Kỵ phía trước sau trồng nhiều cây âm có nhiều rễ, cây leo hoặc có củ, nên trồng những cây dương tính như tre trúc.
    3. Kỵ có xà nhà nằm ngang căn phòng, rất bất lợi cho quan hệ cũng như tình cảm, sự hưng thịnh khó lâu dài nên để tượng Phật di lặc cười hoặc treo đôi sáo trúc ở hai bên đầu xà.
    4. Kỵ đường đi thông phía trước ra sau nhà, bất lợi cho quan hệ trong công ty, nhân viên hay thay đổi di chuyển, tài lộc khó tụ, nên dùng bình phong che chắn hoặc thay đổi vị trí.
    5. Kỵ phía trước hoặc phía sau đối diện với Nhà vệ sinh, chủ tiểu nhân ám hại, thị phi khẩu thiệt, nên có bình phong che chắn hoặc vệ sinh Nhà vệ sinh thường xuyên.
    6. Kỵ đối diện với phương Đông có nơi công cộng huyên náo ồn ào. Phương Đông nơi ngự của Tam Bích nếu vọng động chủ thị phi khẩu thiệt, quan tụng. Phương này kỵ màu lam lục hành thuỷ làm Tam Bích vượng thêm. Nên dùng 9 viên ngọc màu hồng hoá giải, sử dụng nhiều màu hồng.
    7. Kỵ cột đèn trước cửa, nói chung là không tốt nên di chuyển vị trí là tối ưu nhất.
    8. Kỵ sau lưng có cột trụ chủ thị phi, tán tài nên xây tường bao xung quanh hoặc thay đổi vị trí.
    9. Tránh các phòng có ánh sáng yếu hoặc gần khoảng không dễ gây mất tập trung.
    10. Những vị trí khác như khoảng không, đường đi, cây đại thụ, Nhà vệ sinh, cột điện cần xem xét tương quan với các vị trí cổng cửa trong cơ sở để luận đoán cát hung.
    11. Vị trí phòng ban giám đốc bày trí nơi quan trọng nhất, cần được cát lợi, phải ở phương vị tốt, trung tâm tránh nằm quá xa những bộ phận khác.
    12. Phòng chính không được đối diện ngay với cửa chính hoặc đối diện với nhà bếp tạo thành thế xuyên tâm sát chủ tán tài bệnh tật.
    13. Vị trí các phòng kế toán, tài vụ, thu ngân cần ở những vị trí tài vận sáng sủa, góc tài vận của thế đất bởi vì nhưng bộ phận này quyết định tình hình tài chính của công ty.
    14. Vị trí phòng nhân sự cũng không thể xem nhẹ bởi đây quyết định tình hình nhân sự, con người yếu tố quan trọng trong sự phát triển của công ty.
    15. Những người đứng đầu quan trọng phải cư phương vị hợp lý với bản mệnh, kỵ Đông Tây hỗn loạn.
    16. Những người nhân viên trong công ty nếu cẩn thận xem mệnh thiếu hành gì thì an trú ở phương hợp với hành đó.
    17. Vị trí ngồi không nên đối diện ngay với cửa lớn ra vào, như vậy khí trực chiếu đến nơi ngồi phát sinh tỳ khí quá nóng hoặc ảnh hưởng đến tinh thần. Nên dùng bình phong hoặc cây cối che chắn phía trước.
    18. Vị trí ngồi nên có nơi tựa đằng sau như tường hoặc cây cối, quầy. Nếu đằng sau là khoảng không hoặc cửa sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung tinh thần ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.
    19. Phía trước nơi ngồi làm việc không nên quá gần tường, như vậy khí sẽ không thể vận chuyển lưu thông, làm cho ý thức tinh thần bất an ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.
    20. Xung quanh nơi ngồi không nên có những vật ô uế hoặc nơi chứa đồ phế thải như vậy uế khí sẽ ảnh hưởng đến người và phát sinh bệnh tật.
    21. Bếp kỵ ngược với hướng nhà.
    22. Bếp kỵ đường đi đâm thẳng vào bếp.
    23. Bếp kỵ đối diện ngay với cửa bếp.
    24. Bếp kỵ đối diện ngay với cửa nhà tắm nhà vệ sinh.
    25. Bếp kỵ sát ngay với giường ngủ.
    26. Bếp kỵ đằng sau bếp kín không có khoảng không.
    27. Bếp kỵ xà ngang treo ngay trên bếp.
    28. Các phòng kỵ có cửa đối diện với nhau.
    29. Bếp kỵ nắng chiếu xiên vào hoặc có những goc nhọn đâm vào bếp.
    30. Bếp kỵ có thuỷ như bồn rửa ngay gần bếp.
    31. Nhà vệ sinh kỵ đặt trung cung vì trung ương thuộc Thổ sẽ khắc Thuỷ khí của Nhà vệ sinh gây nên tai hoạ, bệnh máu huyết, thận.
    32. Nhà vệ sinh kỵ đặt phương cát, nên đặt phương hung vì đặt phương cát sẽ giảm cát khí, đặt phương hung để trấn áp hung khí.
    33. Nhà vệ sinh nên vệ sinh sạch sẽ nên có không khí lưu thông đảm bảo uế khí không bị tích tụ.
    34. Nhà vệ sinh nên ẩn khuất không nên lộ liễu vì uế khí lộ liễu dễ phát sinh tai hoạ.
    35. Không nên cải tạo Nhà vệ sinh thành nơi phòng ngủ vì uế khí còn tích tụ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người trong nhà.
    36. Cổng chính kích thước nên chọn lựa cẩn thận theo thước Lỗ Ban tránh cung Tử.
    37. Màu sắc cổng cửa nên chọn màu sắc tươi sáng hợp với ngũ hành của cung, tránh màu sắc hắc ám.
    38. Cổng cửa không nên đặt thiên lệch trở thành ?otà môn? tránh hình dạng xiên lệch, hình dạng xấu như cổng nhà lao.
    39. Cổng cửa kỵ làm bên cao bên thấp không cân xứng.
    40. Cổng cửa không nên để quá cũ nát nên lập tức thay đổi cổng mới.
    41. Cổng cửa không nên đối diện ngay với cửa sau chủ xuyên tâm sát tiền bạc khó tụ.
    42. Hình dáng trụ cổng cửa nên hài hoà với hình dáng của cổng cửa, âm dương ngũ hành tương sinh phối hợp.
    43. Cổng cửa kỵ có xà ngang áp ở trên, nên có mái che để chắn hung khí từ trên áp xuống
  9. vinhhd67

    vinhhd67 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    1.122
    Đã được thích:
    1
    Bạn này vui tính ghê vào địa chỉ của bạn toàn tiếng anh, chắc bạn tiếng anh thông thạo lắm,nếu bạn biết thì bạn dịch và post bài về cho anh em đọc và học hỏi với. thank!
  10. rosea7

    rosea7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    0
    Trời đất, không biết ông anh có biết dùng mạng không mà kĩ năngđao load đuối thế.
    lên mạng mà không biết Rapidshare là gì à

Chia sẻ trang này