1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm thực hành ngồi Thiền.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 07/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Các nguyên tắc đc bày vẽ ra cho những ng có căn cơ khác nhau, và những loại "con nhang đệ tử" khác nhau. Và cũng là thành lũy để bảo vệ pháp này với pháp khác. Mỗi phái chế ra 1 kỉu nguyên tắc, rồi bám chấp vào nó ko thể thoát ra đc như con rùa ko thể bỏ cái mai nó vậy.

    "Tẩu hỏa nhập ma" thực sự thì trên đời này chả có mấy ai đâu. Còn hạng bảo thủ cố chấp thì có hàng muôn vạn! Kể cả hạng thử cái mới rồi chấp vào cái mới, bỏ cái cũ!

    Cá nhân tôi thấy thiền theo Trúc Lâm (theo HT Thanh Từ) có rất nhiều điểm hay, vì đó là sự kế thừa từ thiền tông bản xứ VN, thiền tông TQ và có kết hợp PG Nguyên Thủy.

    Nhưng Yoga cũng có rất rất nhiều mặt mạnh của nó.

    Tôi từng bất chấp răn đe, tập trộn lẫn hết đủ cả bất kể đàm tếu. Và tôi thấy thêm 1 đều rất đau lòng là trong "truyện kể" PG nào cũng có đoạn Phật theo 2 ông thày Yoga, nhịn ăn theo Yoga mà ko chứng đắc, cho tới khi Ngài tìm đc con đường Trung đạo..blablabla...
    Cho nên khi nói tới Yoga, đa số (99,9999999999%) đều bĩu môi chê cười "ngoại đạo"! Và từ đó ko hề tìm hiểu, kể cả dị ứng khi nghe ng ta nói tới Yoga.

    Sự thật thì thế nào? Có bao nhiêu vị thầy đủ khả năng ngồi thiền nhập định thời nay? Chưa kể tới Tứ Thiền hay quả vị gì cao xa!

    Tôi thấy Yoga, Khí Công, Đông Y, Tây Y, Triết học, Khoa học,..tất cả đều bổ trợ rất tốt cho quá trình tu tập. Chỉ nên biết thêm, ko nên bớt ra!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Theo tôi biết thì thiền phái Trúc Lâm mà HT Thanh Từ từng dạy, có các kiểu ngồi thiền khác nhau phù hợp cho ng mới tập cho tới lâu năm. Bác hãy xem kỹ phần thực hành mà nâng cao thời gian thực tập lên. Bởi vì dù bác có đi hết phần hướng dẩn thiền, cho tới 45p hay lâu hơn, thì đó cũng chỉ mới là phần...dạo đầu của Phật pháp mà thôi!
  2. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    bác Nhân có thể cho em biết quan điểm của bác về Niết bàn được không? cụ thể nó là gì?
  3. workerbee2006

    workerbee2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    30
    Dear bạn, bạn nên tham khảo ý kiến bác Nhân vì thực sự tôi không có kinh nghiệm gì ngoài thiền Phật giáo nguyên thủy.
  4. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Nếu có lòng Từ thì chúng ta sẽ tới đích, phải không các bác?!
  5. penpix

    penpix Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    2
    Từ gì ?
    từ bỏ hay từ bi ?
    Em mới đến level 1 của đích thì em chỉ ngộ ra vài nguyên tắc là "ăn không quá no" ,"không dính dáng tới ***"
  6. tayson78

    tayson78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2011
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    tranthiennhan nói thế nào ấy chứ. hiện giờ có rất nhiều ông thày học công fáp chua được bao nhiêu nhưng rất tài trộn lẫn nhiều môn fáp khác nhau tạo ra món lẩu dưỡng sinh( khí công sảhara rùi hoa hạ thần công...) gay ra biết bao hậu quả cho con nhang đệ tử và người tập như đau đầu chóng mặt buồn nôn hàn tà khí xâm nhập... như vậy là tốt sao . nhân tiện hỏi bac nhan bác định nghiã thế nào về tẩu hoả nhập ma vậy ?
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Đường đi thì như nhau, nhưng có ng đi tới nơi cần tới, làm đc việc cần làm.
    Có ng làm cướp đường, có ng tai nạn giao thông mà chết.
    Ko phải lỗi tại con đường.

    THNM theo quan niệm của dân tập khí công thường giống như...phim chưỡng, rồi hù nhau "tập bậy tẩu hỏa đó.." hay "..vào ga như chơi..".

    Ko có thành quả nào mà ko bước qua thất bại, ngại tập ngại thử thì cũng chỉ...tưởng là bản thân THNM thôi.
    Tập nội khí, ngoại công,..cho tới thiền định, chuỵên nóng lạnh hay ảo giác là bình thường, chỉ cần cái tâm còn vững là ko sao lạc lối.

    Còn bản thân bám chấp vào pháp môn, hoặc tự cho mình là thần tiên,..mới là biểu hiện của THNM
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    bác nhân có thể cho em biết quan điểm của bác về Niết bàn không? em tìm tòi nhiều mới biết ngay trong phật giáo cũng chia rẽ về định nghĩa này, bác giúp em với nhé [r2)]
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    bác hỏi mãi để làm gì? Nếu tôi nói ra thì có giúp ích gì cho bác? Hay là để bác nhăn mặt bĩu môi chê tầm thường, ko như...kinh sách nói, rồi bác lại gán cho tôi là theo phái này, thày nọ?

    Để trả lời câu hỏi kiểu của bác (ma có ko, vũ trụ thế nào, tương lai ra sao,..) thì đức Phật chỉ lặng thinh. Bạn muốn biết tại sao phải làm thế thì...cứ thiền cho tới khi giác ngộ thì sẽ hiểu, đức Phật làm vậy hoàn toàn đúng.

    Để trả lời câu hỏi về Niết Bàn thì đức Phật tùy lúc, có khi trả lời bằng 1 bài rất dài.
    Bởi vì để nói về 1 thứ mà ko ai thấy biết trước đó, rất là khó hình dung.

    Muốn biết NB là gì thì đức Phật nói đến các tầng Định cận NB, bởi vì nếu ng ta ko thể hiểu các tầng thiền định thì làm sao hiểu NB là gì?

    Cho nên rất là vô ích nếu mô tả 1 thứ mà bác chẳng bao giờ biết tới, dù là những cái "râu ria" xung quanh nó bác cũng chưa từng biết, vì ko thực hành thì chẳng bao giờ có thể hiểu đc!
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    hì hì, bác nhân hơi nhạy cảm quá rồi, em đọc nhiều mới thấy có 2 quan điểm chính về NB, 1 đó chỉ là trạng thái tâm thức đạt được, 2 thì trái ngược hẳn cho NB là 1 thực thể vượt ra ngoài luật karma (2 vấn đề này em đọc đc trong 1 cuốn sách của thầy Thích Minh Châu). Em chợt nhớ là trong box mình có bác nhân là người có công phu thiền rất tốt, nên em chỉ định hỏi là với chứng đắc tới giờ thì bác nhìn nhận vấn đề NB như thế nào thôi. Cũng như quan điểm về tứ thiền thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau, ai cũng tự nhận công phu tứ thiền của mình mới là đúng nhất ^_^, cũng cãi nhau như mổ bò vậy. Bác không thích trả lời thì thôi vậy. Chúc bác vui vẻ và có nhiều sức khoẻ ^_^

Chia sẻ trang này