1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vì sao các Bạn yêu VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi traitimrong, 25/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. traitimrong

    traitimrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Vì sao các Bạn yêu VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO

    Các bạn có đồng ý với tôi rằng Vovinam - Việt võ đạo cố một phương pháp rèn luyện rất tốt, dù cho tuổi đời của môn phái thì còn rất trẻ.
    Các bạn dồng ý với ý kiến nào của tôi, bạn tập Vovinam vì:
  2. vovinam

    vovinam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    vovinam con chua duoc nhieu nguoi biet den cho lam mac du la su ren luyen la rat tot co rat nhieu nguoi viet nam cho rang vo thuat trung quoc moi la so mot nhung do chi la su mo ho voi ban chat con nguoi viet nam toi yeu thich bo mon nay la vi no mang day tinh thuc te luan co su sang tao trong cac don the nhat la nhung don chan

    VOVINAM
  3. vovinam

    vovinam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    vovinam con chua duoc nhieu nguoi biet den cho lam mac du la su ren luyen la rat tot co rat nhieu nguoi viet nam cho rang vo thuat trung quoc moi la so mot nhung do chi la su mo ho voi ban chat con nguoi viet nam toi yeu thich bo mon nay la vi no mang day tinh thuc te luan co su sang tao trong cac don the nhat la nhung don chan

    VOVINAM
  4. cuusv93d2

    cuusv93d2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    VIVONAM thì tệ thật !Chỉ múa cho đẹp mắt thiên hạ như các mãi võ ngày xưa múa kiếm tiền mà thôi .Khi vào trận thì chỉ có bị knock-out mà thôi !!!
    Có ai đồng ý với tôi không ?
    Học, học nữa, học mãi !!!
  5. cuusv93d2

    cuusv93d2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    VIVONAM thì tệ thật !Chỉ múa cho đẹp mắt thiên hạ như các mãi võ ngày xưa múa kiếm tiền mà thôi .Khi vào trận thì chỉ có bị knock-out mà thôi !!!
    Có ai đồng ý với tôi không ?
    Học, học nữa, học mãi !!!
  6. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    cuusv93d2 quá thiển cận rồi. Khi mình chưa hiểu về môn võ đó mà dám chê bai thì đúng là gan to bằng trời. Làm ơn đọc bài viết của tôi về Vivinam Việt Võ Đạo để hiểu hơn nhé!

    Nguồn gốc Vovinam - Việt Võ Đạo
    Từ trước đến giờ, có rất nhiều ngườI nghĩ rằng võ Việt Nam cũng từ võ Trung Hoa mà ra. Điều này thật sai lầm. Do đó, hôm nay tôi đăng bài này cho thấy Vovinam - Việt Võ Đạo hay nói chung là võ dân tộc hoàn toàn khác vớI các môn võ khác, để từ đó mà yêu hơn võ Việt Nam.
    Ngay từ thờI nguyên thủy, loài ngườI đã nghĩ ra các phương pháp tự vệ và chiến đấu như: đánh gậy, phóng lao, bắn đá, dùng cung tên để săn bắn v.v? Đó là những nét sơ khai của võ thuật.
    Việt Nam kể từ đờI các vua Hùng đã có những kỹ thuật chiến đấu vững vàng được ghi nhận qua các hình ảnh ghi trên các Trống Đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và Khạp Đồng Đào Thịnh.
    ĐờI Thục An Dương Vương, việc đấu võ bằng tay không đã khá phổ biến. Sự tích chín chúa tranh ngôi vớI Thục Phán, sau khi cha là Thục Chế mất đã mô tả những trận đấu tay không hàng mấy chục hiệp, những cuộc thi tài diễn ra suốt 3 ngày đêm? Sự kiện đó cho thấy nền Võ thuật của ta đã phát triển từ khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
    Theo một số truyền thuyết thì ông Lý Thân, tức Lý Ông Trọng sinh vào cuốI đờI Hùng Vương, tạI huyện Từ Liêm, huyện Giao Chỉ là ngườI đầu tiên đã khai mở nền võ thuật Việt Nam.
    Ở các nước Á châu, Võ thuật thuộc độc quyền của một số giai cấp nhất định . Do những điều kiện lịch sử, những giai cấp võ sĩ ấy đã trở thành những giai cấp quý tộc.
    Ở Ấn Độ có giai cấp Kchaytrya, là một giai cấp của các chiến sĩ, giỏI võ nghệm được liệt ngang hàng vớI các giai cấp cao quý khác.
    Ở Nhật Bản có giai cấp Samurai, tức giai cấp Võ sĩ đạo, được quần chúng nể trọng.
    Ở Trung Quốc, võ thuật được tổ chức thành các ĐạI phái, hàng ngũ của các danh phái ấy cũng tạo nên một giai cấp riêng biệt. Những cao thủ hành hiệp, trượng nghĩa giúp đờI được nhân dân kính nể.
    Riêng ở Việt Nam thì khác, môn võ của ta đi sâu vào dân gian, gắn liền vớI nông dân. Các võ sinh gồm đủ mọI tầng lớp quần chúng, trong đó đa số là nông dân. Chính do đặc điểm này mà ta thấy vũ khí dùng trong võ thuật của ta thường là các ông cũ sản xuất. Ví dụ: tay thước, đòn xóc, bút chì, giây néo (biến thành thiết lĩnh), búa rìu, giáo mác, bồ cào ?
    Vì vậy, có thể gọI môn võ của ta là một thứ Dân Võ. Môn võ được luân lưu truyền bá khắp dân gian, lúc suy, lúc thịnh, tùy theo hoàn cảnh lịch sử của dân tộc, nhưng không bao giờ thất truyền được.
    Đến các triều đạI về sau, thường mở các cuộc thi võ để tuyển nhân tài dùng trong quân đội. Việc thi tuyển có ấn định một số tiêu chuẩn bắt buộc tùy theo triều đại. Ngoài tài năng võ thuật, các thí sinh còn phảI khảo hạch về binh thư đồ trận nữa.
    ThờI Pháp thuộc, để tránh những cuộc nổI dậy của nhân dân ta, ngườI Pháp triệt để giớI hạn việc luyện tập võ thuật, không ai được phép mở trường võ.
    Vào đầu thập niên 1930, một thanh niên Việt Nam yêu nước, có đầu óc tiến bộ, nghĩ rằng: muốn đánh Pháp để giành độc lập thì phảI có những công dân Việt Nam khỏe mạnh và can đảm, làm hậu thuẫn tiếp tay cùng vớI các nhà Cách mạng. Do đó ông quyết tâm gây dựng một phong trào học võ trong giớI thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam dựa theo phong trào thể dục thể thao thuần túy do chính quyền thực dân Pháp phát động. NgườI thanh niên ấy là cố võ sư Nguyễn Lộc.
    Sớm thừa hưởng một căn bản võ cổ truyền Việt Nam do cha ông truyền lạI, nhưng ôn chưa thỏa mãn vớI sở học đó, ông đi khắp các miền đất nước để sưu tầm, học hỏI, khảo cứu tinh hoa của nền võ học Việt Nam. Sau cùng, đến năm 1938, khi đã tiếp thu đầy đủ các kỹ thuật cần thiết, bằng phương pháp phân tích và tổng hợp, ông hệ thống hóa các kỹ thuật chiến đấu của ngườI Việt Nam, cảI tiến bằng óc sáng tạo, đề ra các nguyên lý cơ bản, các phương pháp huấn luyện v.v? để xây dựng một môn võ thuật toàn diện cho ngườI Việt Nam và đặt tên là VÕ VIỆT NAM.
    Khi môn võ được phổ biến, môn sinh theo tập khá đông, nhiều ngườI đề nghị nên rút gọn ba chữ VÕ VIỆT NAM thành VOVINAM để ngườI ngoạI quốc dễ đọc, dễ học, trong trường hợp môn võ được phổ biến ra quốc tế.
    CuốI cùng, để đáp ứng những nhu cầu thực tế, và để thực hiện thực chất: nền võ học Việt Nam là một Võ Đạo, có căn bản triết lý, có hệ thống kỹ thuật cao so vớI các môn võ ngoạI quốc khác, có phương pháp huấn luyện tốt, có đầy đủ tính khoa học và giáo dục? đa số môn sinh lạI đề nghị đổI tên môn VÕ VIỆT NAM thành VIỆT VÕ ĐẠO. Ngày nay, 3 chữ VIỆT VÕ ĐẠO đã trở nên quen thuộc chẳng những vớI nhân dân Việt Nam mà còn được phổ biến rộng rãi khắp các lục địa trên thế giới.
    Các bạn có thể đọc tiểu sử của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc trong cái topic ?oBài viết về các danh nhân võ thuật?.
    TGNN
  7. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    cuusv93d2 quá thiển cận rồi. Khi mình chưa hiểu về môn võ đó mà dám chê bai thì đúng là gan to bằng trời. Làm ơn đọc bài viết của tôi về Vivinam Việt Võ Đạo để hiểu hơn nhé!

    Nguồn gốc Vovinam - Việt Võ Đạo
    Từ trước đến giờ, có rất nhiều ngườI nghĩ rằng võ Việt Nam cũng từ võ Trung Hoa mà ra. Điều này thật sai lầm. Do đó, hôm nay tôi đăng bài này cho thấy Vovinam - Việt Võ Đạo hay nói chung là võ dân tộc hoàn toàn khác vớI các môn võ khác, để từ đó mà yêu hơn võ Việt Nam.
    Ngay từ thờI nguyên thủy, loài ngườI đã nghĩ ra các phương pháp tự vệ và chiến đấu như: đánh gậy, phóng lao, bắn đá, dùng cung tên để săn bắn v.v??? Đó là những nét sơ khai của võ thuật.
    Việt Nam kể từ đờI các vua Hùng đã có những kỹ thuật chiến đấu vững vàng được ghi nhận qua các hình ảnh ghi trên các Trống Đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ và Khạp Đồng Đào Thịnh.
    ĐờI Thục An Dương Vương, việc đấu võ bằng tay không đã khá phổ biến. Sự tích chín chúa tranh ngôi vớI Thục Phán, sau khi cha là Thục Chế mất đã mô tả những trận đấu tay không hàng mấy chục hiệp, những cuộc thi tài diễn ra suốt 3 ngày đêm??? Sự kiện đó cho thấy nền Võ thuật của ta đã phát triển từ khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
    Theo một số truyền thuyết thì ông Lý Thân, tức Lý Ông Trọng sinh vào cuốI đờI Hùng Vương, tạI huyện Từ Liêm, huyện Giao Chỉ là ngườI đầu tiên đã khai mở nền võ thuật Việt Nam.
    Ở các nước Á châu, Võ thuật thuộc độc quyền của một số giai cấp nhất định . Do những điều kiện lịch sử, những giai cấp võ sĩ ấy đã trở thành những giai cấp quý tộc.
    Ở Ấn Độ có giai cấp Kchaytrya, là một giai cấp của các chiến sĩ, giỏI võ nghệm được liệt ngang hàng vớI các giai cấp cao quý khác.
    Ở Nhật Bản có giai cấp Samurai, tức giai cấp Võ sĩ đạo, được quần chúng nể trọng.
    Ở Trung Quốc, võ thuật được tổ chức thành các ĐạI phái, hàng ngũ của các danh phái ấy cũng tạo nên một giai cấp riêng biệt. Những cao thủ hành hiệp, trượng nghĩa giúp đờI được nhân dân kính nể.
    Riêng ở Việt Nam thì khác, môn võ của ta đi sâu vào dân gian, gắn liền vớI nông dân. Các võ sinh gồm đủ mọI tầng lớp quần chúng, trong đó đa số là nông dân. Chính do đặc điểm này mà ta thấy vũ khí dùng trong võ thuật của ta thường là các ông cũ sản xuất. Ví dụ: tay thước, đòn xóc, bút chì, giây néo (biến thành thiết lĩnh), búa rìu, giáo mác, bồ cào ???
    Vì vậy, có thể gọI môn võ của ta là một thứ Dân Võ. Môn võ được luân lưu truyền bá khắp dân gian, lúc suy, lúc thịnh, tùy theo hoàn cảnh lịch sử của dân tộc, nhưng không bao giờ thất truyền được.
    Đến các triều đạI về sau, thường mở các cuộc thi võ để tuyển nhân tài dùng trong quân đội. Việc thi tuyển có ấn định một số tiêu chuẩn bắt buộc tùy theo triều đại. Ngoài tài năng võ thuật, các thí sinh còn phảI khảo hạch về binh thư đồ trận nữa.
    ThờI Pháp thuộc, để tránh những cuộc nổI dậy của nhân dân ta, ngườI Pháp triệt để giớI hạn việc luyện tập võ thuật, không ai được phép mở trường võ.
    Vào đầu thập niên 1930, một thanh niên Việt Nam yêu nước, có đầu óc tiến bộ, nghĩ rằng: muốn đánh Pháp để giành độc lập thì phảI có những công dân Việt Nam khỏe mạnh và can đảm, làm hậu thuẫn tiếp tay cùng vớI các nhà Cách mạng. Do đó ông quyết tâm gây dựng một phong trào học võ trong giớI thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam dựa theo phong trào thể dục thể thao thuần túy do chính quyền thực dân Pháp phát động. NgườI thanh niên ấy là cố võ sư Nguyễn Lộc.
    Sớm thừa hưởng một căn bản võ cổ truyền Việt Nam do cha ông truyền lạI, nhưng ôn chưa thỏa mãn vớI sở học đó, ông đi khắp các miền đất nước để sưu tầm, học hỏI, khảo cứu tinh hoa của nền võ học Việt Nam. Sau cùng, đến năm 1938, khi đã tiếp thu đầy đủ các kỹ thuật cần thiết, bằng phương pháp phân tích và tổng hợp, ông hệ thống hóa các kỹ thuật chiến đấu của ngườI Việt Nam, cảI tiến bằng óc sáng tạo, đề ra các nguyên lý cơ bản, các phương pháp huấn luyện v.v??? để xây dựng một môn võ thuật toàn diện cho ngườI Việt Nam và đặt tên là VÕ VIỆT NAM.
    Khi môn võ được phổ biến, môn sinh theo tập khá đông, nhiều ngườI đề nghị nên rút gọn ba chữ VÕ VIỆT NAM thành VOVINAM để ngườI ngoạI quốc dễ đọc, dễ học, trong trường hợp môn võ được phổ biến ra quốc tế.
    CuốI cùng, để đáp ứng những nhu cầu thực tế, và để thực hiện thực chất: nền võ học Việt Nam là một Võ Đạo, có căn bản triết lý, có hệ thống kỹ thuật cao so vớI các môn võ ngoạI quốc khác, có phương pháp huấn luyện tốt, có đầy đủ tính khoa học và giáo dục??? đa số môn sinh lạI đề nghị đổI tên môn VÕ VIỆT NAM thành VIỆT VÕ ĐẠO. Ngày nay, 3 chữ VIỆT VÕ ĐẠO đã trở nên quen thuộc chẳng những vớI nhân dân Việt Nam mà còn được phổ biến rộng rãi khắp các lục địa trên thế giới.
    Các bạn có thể đọc tiểu sử của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc trong cái topic ??oBài viết về các danh nhân võ thuật???.
    TGNN
  8. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Nguyên lý CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN
    MỗI nền võ học chính thống đều phảI có một căn bản triết lý để làm tiêu hướng cho toàn bộ kỹ thuật, đồng thờI làm kim chỉ nam cho cuộc sống và cách xử thế của ngườI võ sĩ. Căn bản triết lý đó gọI là NGUYÊN LÝ VÕ ĐẠO.
    Các môn võ Trung Hoa thuở xưa phần đông đều dựa trên nền đạo lý của Tam Giáo: Phật, Lão, Khổng. Vì thế, nhiều khi ngườI võ sĩ cũng đồng thờI là ngườI tu sĩ. Các nộI đồ của phái Thiếu Lâm Tự thường là các nhà sư, các môn sinh phái Võ Đang thường là các Đạo gia theo đạo Lão. Các phái khác, lấy một số nguyên tắc đạo đức phổ biến của Khổng giáo làm phương châm.
    Riêng môn phái Thiếu Lâm Tự, một môn phái đứng hàng đầu ở Trung Quốc, do Đạt Ma ***** Bồ Đề Đạt Ma sáng lập vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên và được nhiều ngườI coi là nguồn gốc Võ Học Trung Nguyên.
    Các chi phái nộI gia, thiên về Nhu, có kỹ thuật linh hoạt, uyển chuyển, ít dùng sức, cách xử thế hòa nhã, khiêm cung, tế nhị. Ví dụ như Bắc phái Thiếu Lâm, Vịnh Xuân quyền?
    Các chi phái ngoạI gia thiên về Cương, có kỹ thuật cứng và mạnh, lấy sức làm chính, cách xử thế hùng dũng, quyết liệt, cứng rắn.
    Ngoài các đạI phái từng nổI danh một thờI, Trung Quốc còn có các bang phái khác, cùng những chi phái xuất thân từ các đạI phái. MỗI bang phái đó có những công phu, sở học độc đáo riêng biệt, tạo thành một kho tàng võ học hết sức phong phú.
    Nhưng tựu trung về nguyên lý, các Bang phái ấy cũng chỉ thiên về Cương hoặc thiên về Nhu, hoặc ?ochí Cương? hoặc ?ochí Nhu? mà thôi.
    Võ học Trung Quốc đã lên đến mức cực thịnh trong các triều đạI Nguyên, Minh, Thanh. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20 trở lạI đây, nền võ học ấy đã bị suy thoái rất nhiều do những biến động lớn của lịch sử. Trong khi đó, nền Võ Đạo của Nhật Bản lạI sáng chói trên vòm trờI quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng phục hưng nền võ học của mình qua môn võ Wushu.
    TạI Nhật, vào khoảng thế kỷ thứ 16, có một vị lương y tên là AKIYAMA sang miền Bắc Trung Quốc để học thuốc, đồng thờI cũng học võ thuật Bắc phái Thiếu Lâm. Về Nhật, ông tu luyện tạI đền Daizafu. Một hôm, trờI bão tuyết dữ dộI, bao nhiêu cây lớn trong đền đều bị đánh gẫy, riêng cây liễu trước cửa đền chỉ bị bão tuyết làm cho rạp xuống. Ngay sau khi gió tuyết lặng tan, cây liễu lạI vươn lên như cũ. Quan sát sự việc đó, AKIYAMA cho rằng nhờ mềm dẻo, cây liễu đã hóa giảI được sức mạnh của bão tuyết. Ông quyết định lấy NHU làm nguyên lý cho môn phái do ông sáng lập, đó là môn Nhu thuật (Jiu Jitsu).
    Đến cuốI thế kỷ 19, một môn đồ của phái Jiu Jitsu đã lược bỏ tất cả các đòn thế mà ông cho là còn cứng rắn trong môn Jiu Jitsu và khai triển luật thăng bằng vào kỹ thuật trong lúc giao đấu, đã khai sinh ra một môn võ mớI cho ngườI Nhật, đó là ông JIGORO KANO, vị sáng tổ của môn NHU ĐẠO (JUDO).
    Nhật Bản còn có những môn võ khác như Karaté-do tức Không thủ đạo, theo Cương tính, và Aikido, tức Hiệp khí đạo, theo Nhu tính.
    Ở Việt Nam, các môn võ cổ truyền của ta không theo Cương tính hay Nhu tính nhất định. Nó biến hóa linh động tùy theo thể tạng của mỗI ngườI. Về cơ bản tinh thần, nó dựa trên phong tục tập quán của dân tộc ta, nên không nhất thiết bị chi phốI bởI một giáo lý nào.
    Trong thực tế sinh hoạt, Tre là một loài thực vật rất gần gũi vớI dân tộc Việt Nam. Ở đâu cũng có tre, tre trong vườn, ngoài ruộng, tre mọc ven sông, trong núi rừng trùng điệp, tre bao bọc xóm làng? Về công dụng, tre có thể làm nhà, làm đòn gánh, làm cán cuốc, cột lều, tre chẻ nhỏ làm tăm, làm đĩa, chuốt mỏng làm lạt, làm phên, đan rổ rá, thúng mủng v.v? Nhưng tre vót nhọn có thể làm thủng bụng quân thù, tre già làm gậy gộc, có thể đập bể đầu giặc. Thân tre thon và mỏng, nhiều gai góc, mường tượng như vóc dáng ngườI Việt Nam, tuy nhỏ bé nhưng rất dũng cảm, kiên cường bền bỉ. Gặp lúc gió bão, tre xà mình xuống rồI sau đó bật lên mạnh mẽ phi thường. Cũng giống như nhân dân Việt Nam, lúc thì như khép mình cắn răng chịu đựng, nhưng không phảI khuất phục mà để chờ thời. Khi cơ hộI đến thì lập tức vươn mình quật khởI, vẫy vùng như sóng dữ biển Đông.
    Trong cây tre có cả CƯƠNG và NHU, có cả cứng rắn và mềm dẻo, có cả bền bỉ và gai góc? Tre hộI đủ hai tính là CƯƠNG, NHU hợp lạI thành một thể duy nhất? Nó rất giống vớI tính tình và bản chất của ngườI Việt Nam.
    Do sự quan sát cây tre, võ sư Nguyễn Lộc đã rút ra định luật ?oCƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN?. để làm nguyên lý cho Võ Đạo Việt Nam.
    Nguyên lý Cương Nhu phốI triển không chỉ đơn thuần là một sự bao hàm cả hai tính Cương và Nhu. Nó linh động biến hóa vô cùng: lúc thì Cương nhiều Nhu ít, lúc thì Cương ít Nhu nhiều, lúc vừa Cương lúc vừa Nhu, tùy theo hoàn cảnh và tình huống.
    ?Cương rất có giá trị, nó là biểu tượng của sự hùng mạnh, sự hào hùng, lòng cương quyết và ý chí sắt đá của con nhà võ. Nhu rất tế nhị, sự mềm dịu trong nhiều trường hợp hoá giảI được sức mạnh vũ bão, nó cũng nói lên đức tính nhu hòa, điềm đạm của ngườI võ sĩ. Trong thiên nhiên và đờI sống thực tế, nhất là trong võ thuật, nếu chỉ có cương thiếu nhu sẽ không linh hoạt biến hóa, đôi lúc đi tớI cứng ngắc, từ đó giảm sự tiến bộ. Trái lạI, có nhu không cương sẽ mất hiệu lực tốI đa. Hơn nữa, nhu chỉ hóa giảI chứ không khắc chế, thụ động nhiều hơn tích cực, nên khi không có cương khí môn võ sẽ mất đi cái hùng khí của đức dũng, không phát huy được đầy đủ nghệ thuật và tư tưởng?.
    Sáng tổ Nguyễn Lộc
    Sáng tổ Nguyễn Lộc qua đờI lưu lạI hai lờI di huấn lớn cho toàn thể môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo là: ANH DŨNG và TỪ ÁI. Hai đức tính lớn này được thể hiện qua cách chào của môn phái: bàn tay tượng trưng cho Dũng khí sẵn sàng cứu khốn phò nguy đặt lên trái tim chứa đựng lòng Nhân ái bao la. Được các thế hệ môn sinh hậu bốI bổ sung và phát triển, Vovinam-Việt Võ Đạo ngày nay có một hệ thống lý thuyết võ đạo dựa trên triết thuyết Đông phương kết hợp vớI tính thực tiễn của phương Tây. Vấn đề nhân bản được nêu cao vớI quan niệm nhân hòa làm tiêu hướng, tích cực tham gia vào cuộc sống vớI tinh thần phóng khoáng, thoát khỏI bản ngã nộI tâm để hòa hợp, sống vui, sống khỏe và sống hữu ích cho đời.
    Lịch sử ngoạI giao Việt Nam thờI Lý, Trần , Lê và Tây Sơn đều áp dụng triệt để luật Cương Nhu phốI triển. Ngay sau khi dồn toàn lực đánh bạI quân thù (Cương), các Vua đều sai sứ sang cầu hòa vớI thái độ khiêm nhường nhằm xoa dịu tự ái của kẻ địch (Nhu) để tránh tai họa chiến tranh kéo dài.
    Trong chiến trận, luật Cương Nhu phốI triển còn thể hiện rõ nét hơn nữa. Khi giặc Nguyên, Minh hay Thanh kéo sang xâm lược vớI khí thế kiêu hùng, quân ta thường rút lui để bảo toàn lực lượng (Nhu). Lúc giặc tràn vào kiêu căng, khinh địch, không hợp thủy thổ, sinh bệnh tật, ta mớI dồn toàn lực bao vây quét sạch quân thù (Cương).
    Nguyên lý Cương Nhu phốI triển là một nguyên lý mang tính dân tộc của ngườI Việt Nam và đã trở thành nền tảng nâng đỡ cho tòa nhà kỹ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo.
    TGNN
  9. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Nguyên lý CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN
    MỗI nền võ học chính thống đều phảI có một căn bản triết lý để làm tiêu hướng cho toàn bộ kỹ thuật, đồng thờI làm kim chỉ nam cho cuộc sống và cách xử thế của ngườI võ sĩ. Căn bản triết lý đó gọI là NGUYÊN LÝ VÕ ĐẠO.
    Các môn võ Trung Hoa thuở xưa phần đông đều dựa trên nền đạo lý của Tam Giáo: Phật, Lão, Khổng. Vì thế, nhiều khi ngườI võ sĩ cũng đồng thờI là ngườI tu sĩ. Các nộI đồ của phái Thiếu Lâm Tự thường là các nhà sư, các môn sinh phái Võ Đang thường là các Đạo gia theo đạo Lão. Các phái khác, lấy một số nguyên tắc đạo đức phổ biến của Khổng giáo làm phương châm.
    Riêng môn phái Thiếu Lâm Tự, một môn phái đứng hàng đầu ở Trung Quốc, do Đạt Ma ***** Bồ Đề Đạt Ma sáng lập vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên và được nhiều ngườI coi là nguồn gốc Võ Học Trung Nguyên.
    Các chi phái nộI gia, thiên về Nhu, có kỹ thuật linh hoạt, uyển chuyển, ít dùng sức, cách xử thế hòa nhã, khiêm cung, tế nhị. Ví dụ như Bắc phái Thiếu Lâm, Vịnh Xuân quyền???
    Các chi phái ngoạI gia thiên về Cương, có kỹ thuật cứng và mạnh, lấy sức làm chính, cách xử thế hùng dũng, quyết liệt, cứng rắn.
    Ngoài các đạI phái từng nổI danh một thờI, Trung Quốc còn có các bang phái khác, cùng những chi phái xuất thân từ các đạI phái. MỗI bang phái đó có những công phu, sở học độc đáo riêng biệt, tạo thành một kho tàng võ học hết sức phong phú.
    Nhưng tựu trung về nguyên lý, các Bang phái ấy cũng chỉ thiên về Cương hoặc thiên về Nhu, hoặc ??ochí Cương??? hoặc ??ochí Nhu??? mà thôi.
    Võ học Trung Quốc đã lên đến mức cực thịnh trong các triều đạI Nguyên, Minh, Thanh. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20 trở lạI đây, nền võ học ấy đã bị suy thoái rất nhiều do những biến động lớn của lịch sử. Trong khi đó, nền Võ Đạo của Nhật Bản lạI sáng chói trên vòm trờI quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng phục hưng nền võ học của mình qua môn võ Wushu.
    TạI Nhật, vào khoảng thế kỷ thứ 16, có một vị lương y tên là AKIYAMA sang miền Bắc Trung Quốc để học thuốc, đồng thờI cũng học võ thuật Bắc phái Thiếu Lâm. Về Nhật, ông tu luyện tạI đền Daizafu. Một hôm, trờI bão tuyết dữ dộI, bao nhiêu cây lớn trong đền đều bị đánh gẫy, riêng cây liễu trước cửa đền chỉ bị bão tuyết làm cho rạp xuống. Ngay sau khi gió tuyết lặng tan, cây liễu lạI vươn lên như cũ. Quan sát sự việc đó, AKIYAMA cho rằng nhờ mềm dẻo, cây liễu đã hóa giảI được sức mạnh của bão tuyết. Ông quyết định lấy NHU làm nguyên lý cho môn phái do ông sáng lập, đó là môn Nhu thuật (Jiu Jitsu).
    Đến cuốI thế kỷ 19, một môn đồ của phái Jiu Jitsu đã lược bỏ tất cả các đòn thế mà ông cho là còn cứng rắn trong môn Jiu Jitsu và khai triển luật thăng bằng vào kỹ thuật trong lúc giao đấu, đã khai sinh ra một môn võ mớI cho ngườI Nhật, đó là ông JIGORO KANO, vị sáng tổ của môn NHU ĐẠO (JUDO).
    Nhật Bản còn có những môn võ khác như Karaté-do tức Không thủ đạo, theo Cương tính, và Aikido, tức Hiệp khí đạo, theo Nhu tính.
    Ở Việt Nam, các môn võ cổ truyền của ta không theo Cương tính hay Nhu tính nhất định. Nó biến hóa linh động tùy theo thể tạng của mỗI ngườI. Về cơ bản tinh thần, nó dựa trên phong tục tập quán của dân tộc ta, nên không nhất thiết bị chi phốI bởI một giáo lý nào.
    Trong thực tế sinh hoạt, Tre là một loài thực vật rất gần gũi vớI dân tộc Việt Nam. Ở đâu cũng có tre, tre trong vườn, ngoài ruộng, tre mọc ven sông, trong núi rừng trùng điệp, tre bao bọc xóm làng??? Về công dụng, tre có thể làm nhà, làm đòn gánh, làm cán cuốc, cột lều, tre chẻ nhỏ làm tăm, làm đĩa, chuốt mỏng làm lạt, làm phên, đan rổ rá, thúng mủng v.v??? Nhưng tre vót nhọn có thể làm thủng bụng quân thù, tre già làm gậy gộc, có thể đập bể đầu giặc. Thân tre thon và mỏng, nhiều gai góc, mường tượng như vóc dáng ngườI Việt Nam, tuy nhỏ bé nhưng rất dũng cảm, kiên cường bền bỉ. Gặp lúc gió bão, tre xà mình xuống rồI sau đó bật lên mạnh mẽ phi thường. Cũng giống như nhân dân Việt Nam, lúc thì như khép mình cắn răng chịu đựng, nhưng không phảI khuất phục mà để chờ thời. Khi cơ hộI đến thì lập tức vươn mình quật khởI, vẫy vùng như sóng dữ biển Đông.
    Trong cây tre có cả CƯƠNG và NHU, có cả cứng rắn và mềm dẻo, có cả bền bỉ và gai góc??? Tre hộI đủ hai tính là CƯƠNG, NHU hợp lạI thành một thể duy nhất??? Nó rất giống vớI tính tình và bản chất của ngườI Việt Nam.
    Do sự quan sát cây tre, võ sư Nguyễn Lộc đã rút ra định luật ??oCƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN???. để làm nguyên lý cho Võ Đạo Việt Nam.
    Nguyên lý Cương Nhu phốI triển không chỉ đơn thuần là một sự bao hàm cả hai tính Cương và Nhu. Nó linh động biến hóa vô cùng: lúc thì Cương nhiều Nhu ít, lúc thì Cương ít Nhu nhiều, lúc vừa Cương lúc vừa Nhu, tùy theo hoàn cảnh và tình huống.
    ???Cương rất có giá trị, nó là biểu tượng của sự hùng mạnh, sự hào hùng, lòng cương quyết và ý chí sắt đá của con nhà võ. Nhu rất tế nhị, sự mềm dịu trong nhiều trường hợp hoá giảI được sức mạnh vũ bão, nó cũng nói lên đức tính nhu hòa, điềm đạm của ngườI võ sĩ. Trong thiên nhiên và đờI sống thực tế, nhất là trong võ thuật, nếu chỉ có cương thiếu nhu sẽ không linh hoạt biến hóa, đôi lúc đi tớI cứng ngắc, từ đó giảm sự tiến bộ. Trái lạI, có nhu không cương sẽ mất hiệu lực tốI đa. Hơn nữa, nhu chỉ hóa giảI chứ không khắc chế, thụ động nhiều hơn tích cực, nên khi không có cương khí môn võ sẽ mất đi cái hùng khí của đức dũng, không phát huy được đầy đủ nghệ thuật và tư tưởng???.
    Sáng tổ Nguyễn Lộc
    Sáng tổ Nguyễn Lộc qua đờI lưu lạI hai lờI di huấn lớn cho toàn thể môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo là: ANH DŨNG và TỪ ÁI. Hai đức tính lớn này được thể hiện qua cách chào của môn phái: bàn tay tượng trưng cho Dũng khí sẵn sàng cứu khốn phò nguy đặt lên trái tim chứa đựng lòng Nhân ái bao la. Được các thế hệ môn sinh hậu bốI bổ sung và phát triển, Vovinam-Việt Võ Đạo ngày nay có một hệ thống lý thuyết võ đạo dựa trên triết thuyết Đông phương kết hợp vớI tính thực tiễn của phương Tây. Vấn đề nhân bản được nêu cao vớI quan niệm nhân hòa làm tiêu hướng, tích cực tham gia vào cuộc sống vớI tinh thần phóng khoáng, thoát khỏI bản ngã nộI tâm để hòa hợp, sống vui, sống khỏe và sống hữu ích cho đời.
    Lịch sử ngoạI giao Việt Nam thờI Lý, Trần , Lê và Tây Sơn đều áp dụng triệt để luật Cương Nhu phốI triển. Ngay sau khi dồn toàn lực đánh bạI quân thù (Cương), các Vua đều sai sứ sang cầu hòa vớI thái độ khiêm nhường nhằm xoa dịu tự ái của kẻ địch (Nhu) để tránh tai họa chiến tranh kéo dài.
    Trong chiến trận, luật Cương Nhu phốI triển còn thể hiện rõ nét hơn nữa. Khi giặc Nguyên, Minh hay Thanh kéo sang xâm lược vớI khí thế kiêu hùng, quân ta thường rút lui để bảo toàn lực lượng (Nhu). Lúc giặc tràn vào kiêu căng, khinh địch, không hợp thủy thổ, sinh bệnh tật, ta mớI dồn toàn lực bao vây quét sạch quân thù (Cương).
    Nguyên lý Cương Nhu phốI triển là một nguyên lý mang tính dân tộc của ngườI Việt Nam và đã trở thành nền tảng nâng đỡ cho tòa nhà kỹ thuật của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo.
    TGNN
  10. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Đặc điểm kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo
    Kỹ thuật Việt Võ Đạo
    Về kỹ thuật, Việt Võ Đạo lựa chọn những thế thích hợp vớI thể chất và tầm vóc của ngườI Việt Nam ta, thon nhỏ nhưng lanh lẹ, bền bỉ, ra đòn phải nhanh gọn và chính xác, chiến thuật tấn công và phòng thủ phảI nhịp nhàng, linh hoạt và biến hóa. Lúc địch sơ hở thì tấn công liên tục như vũ bão, lúc gặp nguy hiểm thì tự ngã xuống, lộn đi để né tránh thoát hiểm.
    Để bổ túc cho thể tạng có phần bé nhỏ của ngườI Việt Nam, toàn bộ các phương pháp luyện thể lực và nộI công được khai thác triệt để: Thân pháp, Thủ pháp, Bộ pháp, Chiến pháp, và NộI công tâm pháp. Tất cả các kỹ thuật cơ bản nhất về: Quyền, Cước, GốI, Chỏ, Quăng, Quật, Khóa, Bẻ, Đè, Xô, Giật, Chém, Xỉa, Vồ, Đập, Quạt, Móc v.v? đều tùy nghi sử dụng không câu nệ chuyên biệt một thứ nào.
    Việt Võ Đạo còn chủ trương luôn luôn hiện đạI hóa bằng cách tái dụng và đồng hóa hay Việt hóa các tinh hoa võ học của thế giới.
    Tiêu hướng chủ đạo
    Để đạt được kết quả tốt trong công tác học tập và nghiên cứu, Việt Võ Đạo đề ra các phương châm sau đây dùng làm tiêu hướng chủ đạo: Nhanh hơn ?" Cao hơn - Mạnh hơn - Bền dẻo hơn ?" Chính xác và đúng lúc hơn.
    Nhanh hơn
    Bản chất của Võ là nhanh, càng nhanh càng dễ chiến thắng. Một ngườI yếu nhưng nhanh có thể chiến thắng rất dễ dàng một đốI thủ mạnh nhưng chậm. Nhanh lợI cho cả Công lẫn Thủ.
    Hơn nữa, vận tốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của đòn đánh ra. Theo nguyên lý cộng lực học thì lực cú đánh tỉ lệ vớI bình phương vận tốc theo công thức;
    F=1/2.m.V.V
    F: lực đánh ra
    m: khốI lượng nắm đấm
    V: vận tốc
    Cho nên điều quan trọng là ngườI tập võ là phảI cố gắng nâng cao tốc độ trong mọI cử động. Một môn đồ của Vovinam luyện đến mức cao độ có thể đánh ra 8 cú đấm trong 1 giây đồng hồ.
    Cao hơn
    Về phương diện kỹ thuật, ngườI tập võ nhảy càng cao càng tốt, càng đá cao càng hay. BởI có cao hơn mớI dễ dàng chiến thắng được các đốI thủ cao lớn hơn mình, có sử dụng được những đòn cao thì mớI dễ áp đảo đốI phương và mở rộng được tầm chiến đấu trong những lúc phảI đánh vớI nhiều ngườI một lúc.
    Sự nhảy cao tỷ lệ thuận vớI sức bật cơ bắp cặp chân, nhưng lạI tỉ lệ nghịch vớI trọng lượng cơ thể, vì vậy đạt được sự bay cao hơn là một công phu đáng kể.
    Về phương diện tinh thần: cao hơn nghĩa là vượt lên chính mình. Nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm, làm sao để ngày hôm nay phảI tiến bộ hơn ngày hôm qua và ngày mai phảI vượt lên hơn ngày hôm nay.
    Mạnh hơn
    Sức mạnh là cái vốn cơ bản của ngườI tập võ. Sức mạnh cũng là một yêu cầu quan trọng trong đờI sống con ngườI: một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh.
    Y học đã chứng minh Sinh lý và Tâm lý có ảnh hưởng hỗ tương vớI nhau. Vì vậy tất cả mọI bộ môn vận động đều hướng tới một mục đích duy nhất là làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
    Vậy tập võ, trước hết phảI tập luyện như thế nào để gia tăng sức mạnh.
    Bền dẻo hơn
    Mạnh mà không bền bỉ dẻo dai là cái mạnh ngoài vỏ. Bền bỉ là thước đo hiệu năng của sức khỏe và yếu tố tất thắng trong các cuộc tranh tài thể thao. Trong lao động, bền bỉ làm tăng năng suất. Nói chung, bền bỉ và dẻo dai giúp con ngườI đạt được các thành quả tốt đẹp hơn trong mọI hoạt động của đờI sống. Võ học có những phương pháp giúp con ngườI ta rèn luyện mức bền bỉ và dẻo dai. Đó là phương pháp luyện công trong NộI Công Tâm Pháp của Việt Võ Đạo.
    Chính xác và đúng lúc hơn
    Mạnh và nhanh cũng chưa đủ. Mạnh mà không điều hòa được nộI lực, phí sức vô ích, quần thảo một lúc cũng sẽ suy nhược đi. Nhanh mà vụng, không làm chủ được vận tốc, mất tiêu hướng thì cũng khó đạt được mục đích. Điều cốt yếu là phảI chính xác. Mắt thật tinh, hướng về mục tiêu, khi Tâm Ý tương thông thì buông đòn Chính Xác và Đúng Lúc để thủ thắng.
    Ngoài các tiêu hướng kể trên, trong nghệ thuật chiến đấu còn có 2 khía cạnh cần phảI tập luyện, đó là:
    + Sự biến hóa linh hoạt
    + Sự trấn áp tâm lý
    Biến hóa, di động linh hoạt, hư hư ảo ảo, làm cho đốI phương không nhận rõ được chiêu thức của mình, do đó mà dễ bị hoang mang, lúng túng.
    Sự áp đảo tâm lý là phương pháp làm cho đốI phương khiếp sợ, tinh thần hỗn loạn. Nhờ đó, ta có thể làm chủ trận đấu.
    Sự né tránh và các cử động - chiến pháp
    Các thế võ tức là các cử động bằng tay, bằng chân hay bằng thân? Các cử động ấy phảI được sử dụng một cách hợp lý như thế nào để đỡ hao tốn nộI lực mà đạt kết quả tốt. Các cử động ấy rất nhiều, nhưng tựu trung đều hộI về các quy tắc sau:
    + Lực ly tâm: áp dụng cho các thế xoay vòng tròn, vòng cung, gạt tay, xoay mình.
    + Lực xoáy: áp dụng cho các thế đấm thẳng.
    + Lực đòn bẩy: áp dụng cho các đòn bẻ, khóa, gài, móc.
    + Lực co gấp và sức bật: áp dụng cho các đòn quăng quật, nhảy cao.
    + Ngẫu lực tạo bởI lực phản hồI: làm gia tăng hiệu năng các đòn đánh ra.
    Trên đây chỉ nói về các thế tấn công. Trong võ học còn phảI nói đến các thế thủ. Vì thế thủ hết sức quan trọng. Công địch 10 lần mà chưa thủ thắng, đôi khi chỉ vì sơ hở bị địch tấn công lạI một lần là thất bạI ngay. Muốn thủ thắng, cần biết cách tránh né, đỡ gạt, nhưng cách tốt nhất là áp dụng một chiến pháp khoa học.
    - Chiến pháp thứ nhất: luôn luôn di động và biến hóa, khiến đốI phương không xác định được mục tiêu tấn công và cũng không biết được hướng tấn công của ta để chống đỡ.
    - Chiến pháp thứ hai: lấy công làm thủ, đây là lốI đánh đòn liên tục để dồn đốI phương vào thế bị động, khiến họ không còn khả năng tấn công lại.
    - Chiến pháp thứ ba: Hư hư thực thực ?" Đánh mà như không đánh ?" không đánh mà làm như đánh. Đã đánh thì không do dự, tập trung Ý Lực.
    Điều hòa nộI lực:
    Xét về mặt sử dụng thì nộI lực trong cơ thể ví như một dòng điện trong một bình accu, nó phát ra nhưng đồng thờI cũng phảI được nạp lạI để giữ mức quân bình. Nếu phát ra nhiều quá mà không nạp kịp lạI thì sẽ mau hết điện. VD: khi vận động mạnh và liên tục như chạy nước rút chẳng hạn, trong một thờI gian ngắn, nộI lực sẽ cạn đi mau chóng. Muốn hồI lực thì cách thông thường là nghỉ ngơi, an dưỡng. Nhưng muốn hồI lực mau chóng hơn, ngườI ta phát minh ra phương pháp điều hòa hơi thở để kiểm soát nhịp tim và sự vận hành của mạch máu. Phương pháp ấy võ học gọI là ĐIỀU HÒA KHÍ LỰC. Nhưng không phảI chỉ điều hòa khí lực trong lúc nghỉ ngơi mà ngay cả trong lúc đang vận động, ngườI ta cũng vẫn có khả năng điều hòa nó. Điều hòa khí lực còn gọI là phương pháp tiết kiệm nộI lực, không để phí sức bằng những cử động vô ích.
    Trong cơ thể, trái tim giữ chức phận điều hòa máu huyết, nhưng trung tâm phát lực lạI là Đan Điền. Thế nên những đòn đánh ra càng gần Đan điền thì càng mạnh.
    Đó là những nét chủ yếu trong bức tranh phác họa chân dung của thế giớI kỹ thuật Vovinam - Việt Võ Đạo.
    TGNN

Chia sẻ trang này