1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tỷ - Triệu phú trẻ đất Hưng Yên chúng ta... - Nơi trao đổi kinh nghiệm thương trường cùng tấm gương

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi billhanviet, 09/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. billhanviet

    billhanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Lập nghiệp sau những đêm ngủ ven đê
    Xuất ngũ về quê năm 1981, suốt 12 năm sau đó, ông Chính một mình ra khai hoang ở bãi cỏ lau ven đê để trồng sen, cấy lúa. Ý tưởng làm giàu nảy sinh trong thời gian khó ấy, để giờ đây ông đã có trong tay trang trại cá sạch lớn nhất tỉnh Bắc Ninh.
    Nhìn ông giữa cái nắng hanh hao của mùa đông, tóc đốm bạc dài đến vai, áo vét cổ lỗ, quần dạ xám, chẳng ai nghĩ đó là một vị giám đốc doanh nghiệp.
    Với quy mô đầu tư lên đến 20 hecta, và hiện có khoảng 50 hồ nuôi cá, song ông Đỗ Chính, Giám đốc công ty nuôi trồng thuỷ sản Sông Thiên Đức (thôn Thuỵ Mão, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) vẫn tự nhận mình là người "chưa giàu". Doanh thu mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng, nhưng có được bao nhiêu, ông lại dành cả cho tái đầu tư.
    "Bao lâu nay, người dân vẫn thường dùng phân chuồng để nuôi cá, hoặc dùng nước sông, nước ao hồ ô nhiễm khiến cho sản phẩm làm ra thực ra là cá bẩn. Tôi lại nghĩ khác. Cá sống là nhờ nước, nước có sạch thì con cá mới béo khoẻ, mới lành được. Vì thế tôi đã chọn con đường nuôi cá sạch", ông nói.
    Với tâm niệm này, ông quyết theo đuổi và xây dựng quy trình nuôi cá mới, dù phức tạp và đắt gấp đôi so với việc nuôi cá bình thường. Ông dẫn nước từ kênh đào Bắc Hưng Hải, qua ao lắng, sau đó dùng chế phẩm sinh học EM hoặc nước ôzôn để khử hết độc tố trong nước. Qua hết các khâu này, nước này mới được dùng để nuôi cá.
    Trừ hồ cá giống, còn lại các hồ nuôi cá thương phẩm được thay nước thường xuyên, 1-2 ngày một lần, nhằm giúp chúng có môi trường trong lành và tránh bệnh tật.
    Hiện tại, với 50 hồ sản xuất cá giống, cá bột và một phần nhỏ cá thương phẩm, ông Chính đang xuất sản phẩm đi hầu hết các tỉnh từ Nam ra Bắc, nhiều nhất là các tỉnh phía Bắc, Huế, Đà Nẵng và sang cả Lào.
    Cá thương phẩm (mà ông gọi là Trắm giòn, Chép giòn) tuy có giá đắt gấp 3 lần bình thường, nhưng to đến vài ký, và thịt trắng, giòn, ăn rất thơm ngon. "Tôi chưa dám nhân rộng cá thương phẩm, vì phải xây dựng dựng thương hiệu cá sạch mới bán được. Chưa có thương hiệu, người tiêu dùng chưa chấp nhận", ông nói.
    Thôn Thuỵ Mão quê ông vốn là quê hương của nghề cá. Nhưng bao năm, người dân vẫn nuôi theo kiểu manh mún, thủ công. Đi bộ đội về, suốt 12 năm (từ 1981 đến 1992), ông một mình ra "nằm vùng" khai hoang ở bãi cỏ lau, cỏ lác um tùm ven đê. Hết trồng sen, cấy lúa ngoi rồi thả cá trong lúa, ông đã thành công trong việc cho cá chép đẻ tự nhiên. Từ đây, ông nảy ra ý định tầm sư học đạo để cho sinh sản các loài cá khác như trôi, mè, trắm (là những loài vốn không sinh sản tự nhiên được ở đồng bằng, mà phải vớt trứng cá giống ở sông).
    Đến năm 2003, mỗi năm ông cho ra lò 200 - 300 triệu cá bột và cá giống, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất ra 20 hecta, thành lập công ty.
    Hai mươi năm nuôi cá, thất bại hàng chục lần, có những lúc tưởng như nản lòng vì cá bị bệnh chết gần hết nhưng ông đã quyết tâm tự chữa bệnh được cho chúng. Chính từ những mày mò này mà ông thấy được tầm quan trọng của việc phòng bệnh, và đưa đến quy trình nuôi cá sạch.
    Chỉ tay vào cánh đồng mênh mênh bên cạnh những dãy hồ mới đào, ông bảo: "Dự kiến năm 2008, tôi sẽ có 50 hecta kết hợp nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái chữa bệnh, nuôi trồng các loại cây, con giống mới sạch bệnh".
    Tầm nhìn của "lão nông" này đã vượt xa khỏi đồng ruộng. Ông đang thuyết phục các vị lãnh đạo tỉnh cho phép biến người nông dân thành công nhân lao động, thành cổ đông trong các công ty trang trại để họ gắn bó hết mình với công việc. Từ trang trại này, cá sạch, rau sạch, thịt sạch và cả lúa sạch... sẽ được đóng gói đến tận tay người tiêu dùng. Nếu trang trại sạch của ông mở rộng, sẽ có 80-120 nông dân trở thành công nhân lao động lành nghề. Chưa kể đội ngũ marketing với 15-20 người.
    Nỗi băn khoăn lớn nhất của ông hiện nay là quyền sử dụng đất lâu dài. "Có an cư mới lạc nghiệp. Người sản xuất như chúng tôi muốn có quyền sử dụng đất từ 30 đến 50 năm để đầu tư mở rộng cơ sở, nhưng với chế độ chỉ được sử dụng 5-10 năm như hiện nay, rồi lại gia hạn, tôi khó mà có can đảm đầu tư được".
    Nhân sự cũng khiến ông đau đầu. Có anh kỹ sư thuỷ sản đến chỗ ông, được vài ngày đã thấy câu cá bố mẹ lên để... nướng. Hiện ông Chính vẫn mong chờ được hợp tác với các nhà đầu tư và những sinh viên tâm huyết để phát triển khu du lịch sinh thái kết hợp trang trại này.
    Thuận An( báo Dântrí.com)
    Hãy chia sẻ ý tưởng kinh doanh, lập nghiệp của bạn...
  2. technician_alone

    technician_alone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    em post bài để đc gửi chủ đề, hì hì
  3. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Bác nào đã trở thành tỷ phú rồi thì chia sẻ kinh nghiệm đi. Tốt thì cho anh em vay ít tiền khởi nghiệp, hik, cuộc sống khó khăn quá.
  4. billhanviet

    billhanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    ----------------------------------
    hi...
    Bạn đã có kế hoạch kd cụ thể chưa? nếu đủ tự tin về kế hoạch đó bạn hãy thử hỏi ngân hàng, tôi biết có nhiều người ko coi vốn là sự cản bước đi của họ trong cv kinh doanh. còn nhiều yếu tố quan trọng hơn vốn bạn ah...!
  5. billhanviet

    billhanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Chàng trai nông thôn có thu nhập 5 tỷ đồng
    "Không chỉ kiếm được trên 5 tỷ đồng mỗi năm mà cậu ta còn khôi phục được 5 làng nghề, giúp đỡ hơn 2.000 người dân có việc làm ổn định", ông Kiều Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy xã tự hào nói về Nguyễn Hữu Tài, 31 tuổi, làm nghề mây tre đan xuất khẩu.
    Dọc con đê về xã Liệp Tuyết (Quốc Oai, Hà Tây) ai cũng biết ông chủ Tài. Trước khi trở thành người nổi tiếng cả một vùng quê nghèo, Tài phải tạm gác ước mơ đến trường của mình khi mới 15 tuổi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh đã xin bố mẹ cho đi cày thuê và bán thịt lợn. "Mình nhớ, hồi đó mùa đông, lũ bạn cùng thôn được ngủ ấm đến 6 - 7 giờ sáng, còn mình phải lọ mọ trước đó 2 giờ đi lấy hàng bán cho bà con trong xã" Tài kể.
    Vài tháng theo nghề, Tài đành bỏ (do người dân nợ nần chồng chất) để làm đơn vào trường bổ túc trong huyện. Anh tâm sự: "lúc đó mình chỉ muốn học thật nhiều để tìm hiểu tại sao hàng mây tre đan của xã Liệp Tuyết lại xuất khẩu thất bại" .
    Lần mò tìm hiểu thị trường mây tre đan qua một số Tổng công ty thương mại và công ty tư nhân, Tài mạnh dạn đề xuất với gia đình xây dựng kế hoạch làng nghề và đầu tư dạy nghề cho thanh niên trong xã.
    Nhưng khi bắt tay vào thực tế, anh liên tiếp phải đối mặt với những khó khăn: người lao động chỉ chăm chú để làm sao để có thật nhiều sản phẩm, không chịu cập nhật những kiểu dáng mới từ một số nước như Indonesia, Myanma... khiến nhiều lô hàng của anh phải thanh lý tại Việt Nam với giá...bèo.
    "Những lúc như vậy mình mất ăn mất ngủ. Phần vì tiếc của, phần vì lo sợ tình trạng này nếu kéo dài làng nghề Liệp Tuyết một lẫn nữa lại mất uy tín trên thị trường" Tài nói.
    Sau thời gian mày mò ông chủ trẻ này lên lớp giúp bà con trong xã nâng cao kiến thức. Năm 1995 các lô hàng đầu tiên xuất sang Đài Loan, Nhật Bản được chấp nhận. Niềm vui lẫn lo lắng lại một lẫn nữa đan xen trong anh. Mừng vì cơ sở đã đáp ứng được những thị trường khó tính. Lo làm sao để giữ được chân bạn hàng.
    Đến nay, ngoài việc xuất khẩu các đồ gia dụng làm bằng mây tre đan, cói, đay sang thị trường các nước như Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển... Tài vẫn cung cấp một lượng hàng không nhỏ sang thị trường Nhật Bản và Mỹ - hai thị trường khó tính nhất hiện nay.
    Tài cười hiền khô rồi nói: "Nhờ bố và vợ mình hậu thuẫn đấy. Cả nhà ai cũng muốn mình theo đuổi và nhân rộng làng nghề. Nhiều lúc mình trăn trở làng có sẵn nghề sao không giữ mà phải lên trên Hà Nội để làm thuê"
    Để duy trì làng nghề Liệp Tuyết, Tài thường xuyên mở lớp học. Trung bình mỗi lớp có 35 - 40 học viên. Ngoài số tiền 3 triệu đồng hỗ trợ từ huyện, anh phải đầu tư gần 30 triệu đồng mua nguyên vật liệu, trả tiền công cho những người học nghề...
    Nghề mây tre đan giờ đã phổ biến đến nhiều hộ trong xã. Già, trẻ, gái, trai ai cũng có thể kiếm làm ra tiền. "Nghề này không vất vả, không gò bó thời gian. Mỗi tháng gia đình tôi cũng thu nhập thêm được cả triệu bạc cho con ăn học. Người dân xã chúng tôi giờ ngồi xem ti vi cũng có tiền ..." tay thoăn thoắt đan những đường xiên cơ bản, chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Thông Đạt, cười nói.
    ?oThời gian tới cơ sở của mình sẽ phối hợp với huyện Quốc Oai mở thêm 2 lớp học nghề mây tre đan cho người nghèo và người tàn tật. Đây là những đối tượng mà cơ sở mình đang quan tâm?, Tài cho biết.
    Ngoài tấm bằng kĩ sư kinh tế của trường Đại học Nông nghiệp, Tài đang theo học văn bằng 2 Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại Thương.
    Tuấn Anh : Bao www.vnexpress.net
  6. billhanviet

    billhanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Làng tỉ phú ven đô

    Ở Phụng Công, không hiếm những ngôi biệt thự bề thế.
    (Dân trí) - Những ngôi biệt thự bạc tỉ, những ?oxế hộp? bóng loáng, những gia đình mở dịch vụ taxi, tấp nập ô tô ra vào... Đó là quang cảnh ở hai xã Phụng Công và Xuân Quang (Văn Giang, Hưng Yên).
    Cả làng trồng cây cảnh
    Nằm cách cầu Chương Dương (Hà Nội) ít phút vặn ga xe máy, hai xã Phụng Công và Xuân Quang hiện lên trong mắt khách phương xa với những ngôi biệt thực bề thế. Ở đó, ?ovốn lận lưng? của những nông dân chân lấm tay bùn đã lên đến hàng trăm triệu, thậm chí cả chục tỷ đồng.
    Trước đây, người dân ở những địa phương này mưu sinh bằng đồng ruộng, nhưng thu nhập từ cây lúa cằn cỗi cũng chẳng kham nỗi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Rồi cách đây mấy năm, ?obắt chước? những làng hoa ở Nhật Tân (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc)? người dân hùn vốn trồng cây cảnh, tạo nên một nghề mới bội thu trong những vụ mùa.

    Những ngày giáp tết, bà con trong thôn 1 (xã Xuân Quang) tấp nập chuẩn bị cho những chuyến hàng phục vụ ngày lễ truyền thống của dân tộc. Những cành quất, cây vạn tuế, lộc vừng, si? được bàn tay người chủ tỉa tót, tạo nên những hình dáng bắt mắt để giao cho khách hàng.
    Bà Tèo, một người dân trồng cây cảnh ở Phụng Công, cho biết, dù chưa đến Tết nhưng hàng đã được đặt từ lâu. Như gia đình bà, trong một ngày có đến 3-4 chuyến ô tô về lấy hàng, mang lên Hà Nội, vào miền Trung, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.
    Hữu xạ tự nhiên hương, dân chơi cây cảnh tứ xứ đổ về Xuân Quang và Phụng Công ngày một nhiều. Lý do là ở đây có nhiều loại cây để chọn lựa, giá cả cũng phù hợp, chất lượng cây cũng đảm bảo.

    Những cây lộc vừng như thế này đã "xây" lên nhiều ngôi nhà bạc tỷ.

    Ở Phụng Công và Xuân Quang, thời điểm cây lộc vừng còn được giá, có tháng nhiều gia đình thu nhập cả trăm triệu đồng. Nơi này, mỗi gia đình như một ngôi nhà vườn, ở đó là cả bộ sưu tập về cây cảnh như trà, lộc vừng, si? Mới chỉ tính vốn, tiền từ những loại ?obất động sản có lá? đó cũng có giá hàng trăm triệu, có khi cả tỉ bạc.
    Đắt khách, cây cảnh ở hai xã này không chỉ chiếm lĩnh thị trường ?oao làng? nội địa mà còn lên ?ocông? (container) xuất ngoại. Những thế đứng của lộc vừng, trà, cau cảnh? đã có mặt ở Hà Lan và một số nước Đông Nam Á.
    Những ngôi biệt thự ven đê sông Hồng
    Người dân ở Xuân Quang nói rằng, nông dân ở địa phương này ít lắm, phải gọi tên chính xác là những tiểu thương hoặc ?onông dân thu nhập cao?. Mà kể cũng phải, nằm khá xa Hà Nội, nhưng tốc độ đô thị hóa ở đây đã vào đến từng ngõ ngách trong mỗi xóm làng. Những ngôi biệt thự mọc lên ngày càng nhiều, nếu chỉ một lần đi qua lại nhầm tưởng là khu biệt thự cao cấp của các ?ođại gia? thành phố mua sẵn để ?odối già?.
    Là ?ohàng xóm? của xã Xuân Quang, Phụng Công cũng không thiếu những ngôi biệt thự, nhà cao tầng bề thế; thậm chí còn nhiều và ?ohoành tráng? hơn. Ngay đường vào xã, những ngôi nhà toát lên vẻ sang trọng từ công sức của những nông phu biết xắn tay làm kinh tế thị trường.
    Trong khu vườn khá rộng của gia chủ Phạm Văn Sáu, những thế đứng của cây lộc vừng được chủ nhà định giá cả mấy chục triệu một gốc. Bắt tay vào nghề kinh doanh cây cảnh từ năm 2003, cơ ngơi của ông Sáu giờ đây là ngôi biệt thự giá trị gần một tỷ đồng.


    Một cán bộ hưu trí ở xã Phụng Công không giấu niềm tự hào: Ở Phụng Công không tìm ra người nghèo, chỉ có hộ giàu và ?orất giàu? mà thôi. Mà cái này thì dễ minh chứng, có những gia đình số vốn lên đến hàng chục tỉ đồng, thanh niên trong làng cũng cầm trong tay hàng trăm triệu đồng.

    Đường vào Phụng Công thấp thoáng những biển hiệu của những ?ohãng? taxi tư nhân. Đời sống lên nhanh, nhiều người đã bỏ tiền mua hàng chục chiếc xe ô tô loại đắt tiền để kinh doanh dịch vụ vận tải. Xe hơi đã thay xe máy, dùng xe hơi để tiện giao dịch làm ăn, đó cũng là một thứ ?omốt? đang lên của vùng đất ven đô đầy tiềm năng này.
    Mải mê kiếm ăn, nhiều gia đình đã ?ocửa đóng then cài? ngôi biệt thự, ra dựng lều ven bãi sông tận dụng đất phù sa chăm bón cây cảnh. Khí trời mát, nước sông Hồng đỏ phù sa, thứ tài nguyên thiên nhiên quý báu đó đang được người Phụng Công, Xuân Quang tận dụng hiệu quả, để biến thành biệt thự, xe hơi và những đồng tiền có thật.
    Trần Hưng ( bao www.vnexpress.net)

  7. troc_phu

    troc_phu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Nhờ Topic của các bác nhé!
    Quê Ngoại Troc_phu tôi ở đất Văn Giang. Năm 2007, troc_phu chuyển về đó lập nghiệp. Vì mới lập nghiệp nên còn rất nhiều khó khăn, nhất là về nhân sự. Bởi vậy nhờ các bác giành ít đất cho Troc_phu ạ! Cám ơn các bác nhiều( lúc này Box chưa cho đăng Topic mới)
    Hic! Anh em Văn Giang -Khoái Châu!
    Ra Tết moc tui tôi nhận được nhiều hợp đồng ...nhà xưởng thì có rồi, chỉ phải cái tội thiếu thợ có tay nghề....anh em box Hưng Yên xem nhà ta có ai đã qua học nghề...giới thiệu giúp ạ!. Làm việc ở Văn Giang , Hưng Yên...
    Liên hệ troc_phu@yahoo.com
    Cám ơn đã nhòm ngó - để ý- quan tâm!
  8. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    Tốt quá, bác có ý nào hay k? em đang định đưa du lịch - lich sử - văn hóa về Hưng Yên đây.
  9. billhanviet

    billhanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Ông nông dân mua ôtô đi làm đồng
    Đó là ông Ama Ben, tỷ phú cao su người dân tộc Ê Đê. Ông là một trong những nông dân đầu tiên của tỉnh Đăk Lăk tậu ôtô đi làm đồng.
    Tây Nguyên đang mùa hoa cà phê, ngay từ đầu con đường dốc thoai thoải hun hút gió, lối rẽ vào nhà ông Ama Ben đặc quyện mùi hoa cà phê, dinh thự của ông nổi bật bên cạnh những ngôi nhà gỗ quen thuộc của đồng bào Ê Đê ở Đăk Lăk.
    Giọng nói chân chất, gương mặt rắn rỏi, ông Ama Ben kể về việc ông đã lặn lội khắp nơi học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cây cao su, để xây dựng trang trại cao su tư nhân lớn nhất tỉnh.
    Lớn lên như bao chàng trai Ê Đê khác, cuộc sống của Y Hom Niê (Ama Ben là tên sau khi lấy vợ) phụ thuộc vào phát rừng làm nương rẫy. Trồng cây ngắn ngày nhưng không có kỹ thuật, mất mùa triền miên, thu nhập bấp bênh, nên năm 1984, ông bắt đầu chuyển đổi sang trồng cây cà phê.
    Ban đầu, chỉ là những cây cà phê nhổ được từ trong rừng về, cắt đầu, cắt đuôi rồi cắm xuống đất trồng như bao loại cây khác. Không biết cách chăm sóc, không biết bón phân, tưới nước đúng cách nên cây cà phê trên vườn nhà ông không sai trái, năm nào thu hoạch cao nhất cũng chỉ thu được một tấn mỗi ha.
    Năm 1989, ông xin rút khỏi nông trường cao su Cư Bao, tự mở trang trại riêng bằng việc hợp đồng với Công ty Cao su Đăk Lăk nhận chăm sóc, khai thác 51 ha cao su. Chỉ sau một năm, 51 ha cao su do ông đảm nhận phát triển tốt, Công ty Cao su Đăk Lăk đã quyết định giao cho ông thêm 34 ha, nâng tổng số diện tích trồng cây cao su do ông quản lý lên tới 85 ha.
    Sau một thời gian ngắn, ông đã làm chủ kỹ thuật, tự hướng dẫn công nhân chăm sóc 85 ha cao su, không cần nhờ đến cán bộ kỹ thuật của Công ty.
    Năm 1995, đánh dấu sự kiện quan trọng, cao su đến kỳ đưa vào khai thác. Thật không may, thời điểm đó cao su lại rớt giá thê thảm, còn 1.200 đồng mỗi kg, nhiều người đã phá cao su để trồng hoa màu. Đây là thời kỳ khủng hoảng nhất của gia đình. Nhiều đêm ông đã thức trắng để đi đến quyết định phá hay giữ cây cao su.
    Lúc này Công ty Cao su Đăk Lăk cũng đã không đủ sức để trang bị vốn, toàn bộ công nhân cạo mủ nghỉ việc vì sợ ông không đủ tiền để trả lương, nếu giữ lại cao su, gia đình ông phải gánh mỗi năm 200 triệu đồng chi phí chăm sóc. Cuối cùng ông vẫn quyết giữ lại, dùng tiền bán cà phê làm vốn tiếp tục đầu tư chăm sóc cây cao su để chờ thời...
    Mủ cao su tiếp tục rớt giá trong 3 năm, khi 20 tấn cà phê dự trữ trong nhà đã bán hết, giá mủ cao su nhích lên tới 10.000 đồng một kg và tiếp tục lên tới 25.000 đồng đến 27.000 đồng.
    Gia đình ông bắt đầu lãi lớn từ năm 2006 đến nay, tổng thu nhập bình quân lên tới 4 tỷ đồng mỗi năm từ cao su, ngoài số tiền nộp trả công ty, gia đình ông còn thu lãi gần 2 tỷ đồng mỗi năm.
    Trong phòng khách ngập tràn sắc mai vàng, bộ bàn ghế khảm gỗ tinh xảo đắt tiền, ông Ama Ben cười sảng khoái: "Vui nhất là đầu năm nay đã giúp được buôn xây một trạm bơm nước cho bà con có nước sạch dùng ngay từ Tết Nguyên đán".
    Ông cũng xây được thêm 3 căn nhà mới, mỗi căn trị giá 200 triệu đồng cho 3 con đã xây dựng gia đình. Ông cũng tự hào vì mình là nông dân chân đất nhưng có 8 người con được học hành giúp bố quản lý trang trại cao su rất "chuyên nghiệp".
    Nhiều con em của gia đình đồng bào nghèo được ông thu nhận làm công nhân tại trang trại đều được đóng bảo hiểm thân thể, có hợp đồng lao động và tất cả đã thoát nghèo.
    Thu nhập bình quân của một người thợ cạo mủ là 2 triệu đồng mỗi tháng, người cao nhất lên tới trên 3 triệu đồng. Hàng tháng khi trả lương ông còn trích lại 127.000 đồng, tạm coi như tiền bảo hiểm xã hội, khi nào họ nghỉ việc, ông trả lại để họ có vốn làm ăn.
    Trong số 57 công nhân đang làm việc cho ông, đã có 90% công nhân được ông cho vay tiền mua xe gắn máy làm phương tiện đi lại.
    Hàng năm, ông đều trích lợi nhuận để tổ chức những chuyến đi tham quan cho công nhân. Công nhân nào đạt năng suất 3 tấn mủ khô mỗi năm là được thưởng đi du lịch ở nhiều vùng miền của đất nước như đảo Phú Quốc, Củ Chi, Nha Trang đến các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, vịnh Hạ Long.
    Năm 2007, ông đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng về thành tích trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
    Nhà tỷ phú cười thật tươi khẳng định nếu bà con nào có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, ông sẵn sàng cho vay vốn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật, để sớm thay đổi bộ mặt cuộc sống đồng bào Ê Đê trên quê hương ông.
    (Theo Công An Nhân Dân)
    nguồn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Loi-song/2008/02/3B9FF573/
  10. helppr0

    helppr0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tớ cảm thấy tự hào , về những người con của Văn Giang yêu dấu, phấn đấu mình giàu lên quê hương sẽ giàu lên không còn cảnh tụ tập rượu chè cờ bạc là niềm hạnh phúc của tôi . Tại vì, tôi thấy nhiều người vẫn còn đam mêm cờ bạc lắm, một số ông chủ đề giàu lên, một số nhà chứa cờ bạc cũng giàu lên mà hok thấy bị làm sao ức chế nhất là mấy con bạc cứ sa đà vào đấy. Mong các bác công an Văn Giang triệt phá giúp nha.... kô thì một số đứa nguy to

Chia sẻ trang này