1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếng Việt và tiếng Anh: cái nào khoa học và hợp logic hơn?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi ntdu, 14/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. river_sound46

    river_sound46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    0
    Em nghiêng về phần TV kém logic và khoa học hơn TA, dẫn chứng nhé:
    - Văn học: Trên thế giới hầu hết những tác phẩm nổi tiếng là bằng tiếng Anh từ văn học cho tới thi ca, tiếng Việt chưa có. Bản thân em khi đọc văn học nước ngoài (qua bản dịch TV) cũng thấy hay hơn văn học trong nước.
    Đấy là đã qua dịch, nếu như đủ trình mà đọc, cảm thụ = TA thì chỉ có thấy hay hơn hoặc bằng chứ không thể kém đi được.
    Số lượng các tác phẩm văn học = tiếng Anh nhiều hơn Tv rất nhiều, xét về mặt số lượng và chất lượng văn học ta hơn hẳn văn học tv, điều này cũng có thể nói ngôn ngữ tiếng Anh có sức truyền cảm hay hơn TV, xét về mặt văn học
    Về mặt khoa học bao gồm chính trị, kinh tế, tự nhiên, tất cả, nhấn mạnh là tất cả kiến thức chúng ta có, chúng ta học về kinh tế thị trường, định luật này định luật kia, chính trị XHCN, TBCN, nhà nước, pháp quyền.... là chúng ta dịch từ ngôn ngữ các nước khác, chúng ta có thể lấy ý của họ để dịch nhưng liệu ngay cả khi chúng ta dịch 1 thuật ngữ, 1 định nghĩa chúng ta có hoàn toàn hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ của nước ngoài hay không, chứ chưa nói đến chuyện chúng ta còn phải mất thêm 1 lần dịch nữa.
    Điều này dẫn đến tình trạng là 1 thuật ngữ, 1 định nghĩa có nhiều cách gọi tên, theo ý niệm chủ quan của người dịch. Mà khoa học thì cần đầy đủ và chính xác, dễ hiểu có thể có hoặc không tuỳ theo độ khó và trình độ của người đọc
    Và do vậy TV luôn luôn thiếu từ hơn TA, chúng ta luôn luôn phải đi theo về khoa học do vậy ngôn ngữ về khoa học cũng đi theo.
    Về mặt ý nghĩa sâu xa của TV, e rằng là không có khi nó đơn giản chỉ là những chữ cái La tinh dùng để phiên âm lại lời nói dân bản địa (ngỳa xưa em học vậy, nhưng em nghĩ với trình độ của 1 ông giáo sỹ thì cũng chỉ dùng từ ghi âm lại cách nói thôi chứ để nghĩ ra được 1 ngôn ngữ với các từ có tính ẩn dụ sâu xa thì không có đâu).
    em hiểu thế này: She is my teacher,
    Em sẽ viết lại là xuy ít mai tích chờ ( các bác đừng nghĩ lạ, có 1 số quyển TA dành cho người Việt có cách phiên âm vậy đấy,)
    thế nó có ý nghĩa nào không ngoài việc ghi âm lại cái câu She is my teacher.
    Tiếng Hán là tưọng hình nhưng nó có tính ẩn dụ tỉ như chữ nhẫn là bộ đao đâm vào lòng hay cô gái thảo là ghép của mái nhà với ..., em không học tiếng Hán chỉ biết nghe người ta nói vậy thôi, các bác đừng bắt bẻ về chữ Hán,
    Ta thì bắt nguồn từ gốc la tinh, tra từ điển Oxford sẽ thấy,....
    Lịch sử hình thành chữ việt cũng ít hơn chữ ta rất nhiều cho nên ý nghĩa sâu xa của nó không thể so sánh với ta được.
    Cuối cùng là ngày xưa ta hay tự hào phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN, ý nói ngữ pháp VN rối rắm, phức tạp, khó học, theo em đó là 1 quan niệm sai lầm cần phải bỏ, thời buổi này khi soạn thảo văn bản hay viết hợp đồng không ai thích 1 loại ngữ pháp mà rồi tinh rối mù khó hiểu, nhièu tính ẩn dụ hiểu thế này cũng được, thế kia cũng được, nó thể hiện tính thiếu khoa học, logic và thống nhất, lối viết trang trọng hay bình dân cũng khó mà phân biệt được.
  2. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    trong văn bản luật thì chắc là tiếng V xịn rùi nhở, khoa học cực kỳ rừi nhở, thế mà bé thấy cũng bí từ khoa học phết, bé dẫn chứng nhá:
    "Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử"
    cái "thông điệp dữ liệu" này bé copy trong Luật Giao dịch điện tử, cái này thì hiểu là cái dek gì? nó là "digital data" hay "digital message"
  3. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    lại một pé nhi đồng nữa
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bạn nhận xét khá hay. Có lẽ vì cái âm thanh vô nghĩa mà tiếng Anh lại gắn liền với ngữ cảnh. Ví dụ :
    - After you : Xin mời đi trước.
    - After him ! : Đuổi theo hắn ta.
    - A painting after Ruben : 1 bức tranh kiểu Ruben.
    - After all the threats : bất chấp mọi đe dọa.
    .....................(theo vdict.com)
    Tính hấp dẫn của chữ Hán có lẽ do tính cách thích tĩnh lặng của người phương Đông nói chung....
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Quả là ngớ ngẩn !
    -Thông điệp dữ liệu (!?) : Data - message : chứ .
    - Digital data : dữ liệu số (hoá) (khác "số liệu" nhé ).
    - Digiatal message : Thông điệp số (hóa).
  6. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    vâng, nếu em để thế này "Thông điệp dữ liệu = data message" mà dịch cho Tây nó nghe thì bác bảo ai điên trước, em hay Tây
  7. tiamo2010

    tiamo2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy tiếng Anh và tiếng Việt đều thấy hay cả.
  8. PKaN

    PKaN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    Ngồi đọc suốt cả 7 trang cuối cùng cũng được bác nói chí lí (có điều chắc tại bác vội vàng thế nào đó nên gõ thừa một chữ "thấy" trong câu bình luận của mình, lỗi này người dùng tiếng Anh hay tiếng Việt đều mắc phải, cho qua được ). Cũng dễ hiểu tại sao các bác "tiền bối" của box tiếng Việt lại bức xúc với chủ đề này đến thế.
    Bàn về độ "logic" hay "khoa học" của tiếng Anh với tiếng Việt chỉ là nói chuyện phiếm cho vui, nói trong giờ giải lao sau lớp tiếng Anh chứ không thể nào là một cuộc bàn luận nghiêm túc được. Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu giao tiếp, hình thành nên do thói quen, tập quán, văn hoá của mỗi cộng đồng dân cư. Mà đã là thói quen hay văn hoá thì ít khi logic lắm.
    Mạn phép các bác nói ra ngoài lề một chút, vì chuyên ngành của em không phải tiếng ANh mà là tiếng Pháp, bác nào biết chút ít về tiếng Pháp hẳn phải đồng ý rằng độ "vô lý" và "thiếu logic" của tiếng Pháp còn gấp nhiều lần cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh cộng lại . Hai ví dụ đặc trưng nhất thuộc lĩnh vực tình cảm đó là câu "Anh yêu em" và "Anh nhớ em". Trong tình huống này tiếng Anh hay tiếng Việt đều như nhau (I love you / I miss you), nghĩa là chủ thể - động từ - người/vật tác động bởi động từ. Còn trong tiếng Pháp, "I love you" trở thành "Je t''aime" (dịch kiểu thô thiển sẽ thành "Tôi em yêu"), và tệ hơn "I miss you" trở thành "Tu me manques" (dịch để lấy ý sẽ là "Em thiếu ở trong tôi", các bác đừng cười ạ, cứ học tiếng Pháp đi sẽ thấy ), nghĩa là trật tự hoàn toàn bị đảo ngược, từ chỗ "Tôi" là người nhớ thì lại trở thành "Em là kẻ gây ra nỗi nhớ trong tôi", vai trò chủ động hoàn toàn thay đổi.
    Bàn ra ngoài lề cho vui một chút vậy để thấy rằng tính logic không phải là cái gì đó tối quan trọng đối với một ngôn ngữ, đôi khi chính sự phi logic lại tạo nên vẻ đẹp của ngôn ngữ. Người dịch thuật là người chuyển được ý tưởng và cái hồn của một bài viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác chứ không phải là người áp dụng máy móc một công thức toán học (the red car --> "chiếc đỏ xe").
    Sự khác nhau về logic trong mỗi ngôn ngữ cũng là sự khác nhau về cách tư duy, lối sống và văn hoá của mỗi đất nước. Không ít bạn trẻ người Việt mơ rằng giá như hệ thống đại từ nhân xưng của chúng ta đỡn giản như tiếng Anh thì hẳn cuộc sống sẽ "dễ thở" hơn, có thể như vậy, nhưng vẻ đẹp của tiếng Việt phần nào cũng lại chính ở cái sự rắc rối đó. Tôi nhớ đến một bài viết trên blog của Joe trong đó anh bạn người Canada bộc lộ cảm xúc "khó tả" khi lần đầu tiền được gọi bằng "bác". Cảm xúc mà chỉ ai học và nói tiếng Việt mới có được
  9. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    em không nghĩ logic là từ nào phải đứng trước từ nào thì mới là logic bác ạ. Theo thiển ý của em, logic ở đây là khả năng biểu đạt 1 cách trọn vẹn sự "đúng/sai" của hàm ý khi nói/viết.
    "I love you" phải khác "I miss you" về cấp độ "yêu"

  10. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    em đâu có dám chê tiếng V lởm khi biểu đạt "văn hoá". "Chành ra 3 góc da con thiếu", biểu đạt như vậy thì tiếng V của em, của các bác là vô địch ạ
    còn về khoa học và logic thì ...... oh hô, ai tai.

Chia sẻ trang này