1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chim cò gờ-rúp" tập 19 : lễ hội Chhnam Thmay Trà Vinh & mò cua bắt ốc Tam Bình Vĩnh Long ( 11-12-13/

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi candyduong, 14/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trungvlong

    trungvlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    1. anhtuands
    2. aceman (standby)
    3. bà già Thu
    4. candyduong ( standby )
    5-6. saga + joey
    7. bác Cháo
    8. meosayxin
    9. doremonkey
    10.chip
    11. kiomy
    12. tiengiangquetui
    13. ***ybeast
    14. sumisan (standby)
    15. gấu đỏ
    16. a Thuận
    17. krazy
    18. lavie
    19. tuanmap.
    20. Admin_mod
    21.Huynhchi
    22.bichvan10
    23.trungvlong (standby)
    Dạ standby tối t6 vì có khả năng sẽ đi xe Thanh Thủy xuống thẳng Trà Vinh và tối t6 - - - - nhưng nói chung là đi!
  2. redbeans

    redbeans Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình đăng ký thêm một " ôm " nữa. TC 02 " ôm" xuất phát giờ nào cũng được.
  3. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Sau buổi off hôm qua, tình hình là sẽ chia 2 nhóm : nhóm 1 xuất phát từ trưa 1h30 or 2h, ai xin nghỉ đc buổi chiều thì đi nhóm 1 . Liên hệ candyduong or anhtuands 0983822691
    Nhóm 2 xuất phát sau lúc 6-7pm, liên hệ @Huynhchi
    Các bác khác đi = oto như bác Trứng và lông thì tự thu xếp nhé. Bác nào mún đi ôto thì liên lạc bác trứng-lông hỏi thông tin xe nhé.
    Đường đi tối hơi khó đi và các thông tin về giờ chạy của phà vẫn chưa make sure nên ai thu xếp đc nghỉ đc chiều t6 thì nên đi nhóm 1. Nhóm 1 đi trc sẽ hỏi thông tin về phà cụ thể cho nhóm 2. Nếu đi đg tắt qua 3 phà thì cũng mất 4 tiếng , 4tiếng rưỡi. Nếu phà ko chạy khuya thì phải đi QL xa hơn 60km nữa sẽ mất thêm 1 tiếng - 1 tiếng 30 phút nữa, đến TVinh sẽ khuya.
    Chắc phải off thêm 1 buổi nữa chốt danh sách xe cộ trong tuần sau
    Được candyduong sửa chữa / chuyển vào 08:25 ngày 31/03/2008
  4. chaotyct

    chaotyct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Cady cho anh đăng ký thêm cho người bạn nữa. Anh đi 2 người 1 xe.
    Chắc sẽ đi chung với nhóm 1
  5. LongNguyen2

    LongNguyen2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    cho LN đăng ký tham gia được không? chưa có dịp tham gia lần nào. thấy chương trình hay quá
  6. optimistBT

    optimistBT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0

    Đặc sản Trà Vinh 
    Trong lễ Ok-om-bok, đồng bào Khmer dùng cốm dẹp cúng thần Mặt trăng.
    Cốm được làm bằng loại nếp vừa đỏ đuôi, hạt còn mềm. Đâm cốm phải dùng cối bồng, giống như cối giã gạo của người Kinh nhưng khoét sâu lòng. Chày đâm được làm bằng thanh gỗ dài chừng 1,5m, nơi tay cầm được vuốt tròn vừa tay nắm. Cốm mới đâm rất giòn và dẻo, ăn ngay cảm nhận hương vị đặc trưng của nếp mới.
    Muốn ngon hơn, phải trộn dừa nạo trộn với đường cát trắng. Cốm dẹp làm bánh tét đòn nhỏ chừng thân mía, dài khoảng 1 tấc. Người ta còn dùng cốm dẹp nấu với khoai cau, nước cốt dừa và đường cát để cho ra thứ chè vừa ngon vừa lạ miệng.
    Ngày nay cốm dẹp được nhuộm lá dứa vừa cho màu xanh đẹp mắt vừa có mùi thơm hấp dẫn. Bạn có thể mua cốm nguyên chất hoặc bánh tét cốm dẹp về làm quà cho người thân.
    Có một loại bánh không thể thiếu trong các ngày lễ lớn của đồng bào dân tộc Khmer, đó là bánh gừng, tiếng dân tộc là ?oNum-khơ-nhây?. Để có chiếc bánh ngon, người ta chọn nếp to hạt, màu trắng đục. Nếp gút sạch, ráo, cho vô cối quết nhuyễn rồi đem sấy hoặc phơi khô.
    Cứ 1kg nếp thì trộn 30 trứng gà, 1 muỗng canh bột nang mực, một ít nước cốt chanh tươi. Đập trứng gà cho vô vịm đã có sẵn nước cốt chanh tươi và bột nang mực, đánh đều tay đến khi thấy nổi rễ tre thì cho bột nếp vào trộn đều rồi nắn thành hình những củ gừng.
    Thả từng chiếc bánh ?othô? vào chiếc nồi dầu (hoặc mỡ) to, để có chiếc bánh thẳng mình. Chiên trong lửa lớn, bánh vàng, gắp ra nhúng vào đường cát trắng thắng sền sệt, áo thành lớp mỏng, đem phơi nắng. Vậy là đã có chiếc bánh vừa béo vừa giòn vừa thơm ngon tan dần trên mặt lưỡi.
    Vừa thưởng thức bánh vừa nhấp ngụm trà sen thơm tinh khiết, nghe Phật thoại về nguồn gốc lễ cúng Trăng thật là thú vị! Loại bánh này chỉ làm ăn trong gia đình nên bạn phải trổ tài ?ongoại giao? mới có dịp thưởng thức.
    Bánh gừng của người Khmer.
    Dịp này bạn phải ?ođón? cho được dì bán bánh ống dạo. Bánh được làm bằng khoai mì bóp; nếp gút sạch, phơi ráo, đâm nhuyễn; dừa rám nạo, bằm; trộn với đường cát trắng. Vốc hỗn hợp này trong tay trút vào ống tre trên nắp nồi, hấp cách thủy trong chốc lát thì có chiếc bánh tròn dài chừng gang tay nằm đẹp xinh nổi bật trên nền lá chuối xanh tươi.
    Chấm chút muối mè, cắn một miếng, cảm giác xốp, tơi tan trên mặt lưỡi. Mùi thơm nước cốt dừa beo béo hòa vị ngọt đường cát trắng, vị mặn muối mè từ từ thẩm thấu vòm miệng khi nhai. Phải ?ocanh me? vì chỉ có duy nhất bà cụ này bán, bán buổi sáng, loanh quanh phố chợ. Mỗi cái bánh chỉ có 1.000 đồng.
    Nhắc tới ẩm thực của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ mà chưa nhắc tới bún nước lèo là sự thiếu sót ?onghiêm trọng?. Dịp lễ hội Ok- om-bok, hai bên đường từ Quốc lộ 53 vào đến ao Bà Om đầy dẫy những sạp bún nước lèo.
    Mùi thơm của mắm pro-hốc (nguyên liệu chủ yếu làm nên món ăn đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer) bay loang khắp cả không gian, gợi thèm. Đâu chỉ có vậy, ngay trong khuôn viên ao Bà Om, khắp bốn xung quanh, đều ?otràn ngập? cái ?ohương gây mùi nhớ? này.
    Ngồi trên chiếc ghế tre bên chiếc bàn gỗ tạp, chốc lát tô bún được dọn ra trước mặt, tỏa hơi nóng nghi ngút. Tô bún nhỏ nổi trên những sợi bún được làm từ gạo lúa mùa là mấy miếng huyết heo, không có miếng thịt cá lóc nào.
    Cái đó mới ?ođộc?, bởi toàn bộ ?otinh túy? của con cá đều được hòa trộn trong nước lèo. Gắp giá sống, hẹ xắt đoạn ngắn, bắp chuối xắt nhỏ cùng vài cọng rau răm vào, chan muỗng giấm ớt, trộn đều là thưởng thức ngay. Mặn chưa hợp khẩu vị, bạn cho chút muối (hột) ớt vào tô, sẽ đậm đà như ý.
    Muốn ăn ?osang?, bạn mở gói lá chuối xanh tươi trước mặt, gắp mấy miếng heo quay vàng ruộm ăn cùng. Chưa thỏa mãn, gắp mấy cuốn chả giò trong dĩa cạnh bên ăn kèm, sẽ ngon thêm. Tô bún nước lèo ?otrơn? khoảng 3.000 đồng, còn thêm gói heo quay, dĩa chả giò cũng chừng ấy tiền, mỗi thứ.
    Thiệt là ?obèo? khi được thưởng thức món ăn tổng hợp văn hóa ẩm thực của cộng đồng ba dân tộc địa phương: Kinh (chả giò), Hoa (heo quay) và Khmer (bún nước lèo).
  7. optimistBT

    optimistBT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0

    Đặc sản trái quách
    Cùng với trái dừa sáp thơm nức tiếng, xứ Trà Vinh còn có một đặc sản độc đáo khác, đó là trái quách.
    Có thể nói, khắp Đồng bằng sông Cửu Long rất ít nơi trồng được trái quách. Quách là loại cây cao khoảng 7- 10m, lá nhỏ, thuộc họ bằng thăng, dễ trồng trên vùng không ngập nước, trồng khoảng 4 năm thì cho trái. Trái quách hình tròn, da cám, khi chín ruột có màu đen và rất nhiều hột nhỏ bằng đầu đũa ăn.
    Trồng quách sướng cái là trái chín không cần phải trèo lên cây hái. Quách bắt đầu chín thì tự rụng. Dù rơi từ trên cao xuống nhưng quách không dập vỡ vì vừa chớm chín, trái còn rắn.
    Vào tháng Giêng, tháng Chạp ta là mùa quách chín. Khi vừa chín tới, quách tỏa hương thơm quyến rũ khứu giác nhiều người. Trái quách thoạt trông như một quả bưởi chai, da mốc không có dáng hấp dẫn nhưng lại có hương vị đặc trưng: vị ngọt ghé chua thanh, hương thơm ngào ngạt.
    Để thêm chừng vài ba ngày hoặc tuần lễ thì quách chín rục. Vỏ trái chuyển sang màu bạc trắng, mềm, cầm dao xẻ nhẹ đã thấy những hột nhỏ li ti sậm một màu tím. Dùng muỗng múc ruột quách cho vào ly, thêm đường, sữa cùng nước đá bào, ta sẽ có một thứ nước giải khát lạ miệng. Múc một muỗng quách cho vào miệng, mùi thơm phảng phất lên cánh mũi, vị chua thanh làm mặt lưỡi tê mê.
    Rồi vị ngọt của đường, vị béo của sữa thật là dễ chịu. Sảng khoái nhất là khi thưởng thức trái quách vào những trưa hè oi bức. Quách cũng có thể ăn non bằng cách đập, cạy lấy cơm chấm muối ớt. Quách non có vị chát chát, chua chua giống như ổi.
    Hiện nay, cây quách chỉ còn trồng rải rác trong các phum sóc trên giồng đất của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng nhiều nhất là ở Trà Vinh. Mỗi nhà chỉ trồng vài cây quanh hè.
  8. optimistBT

    optimistBT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Bún nước lèo Prô-hóc
    Bún nước lèo - đặc sản "độc quyền" của đồng bào Khmer Nam bộ. Nói như vậy vì trên đất nước Campuchia hình như không có bán món này. Bún nước lèo Sóc Trăng nổi tiếng nhờ thịt heo quay và ngải bún. Nhưng ăn bún nước lèo Trà Vinh rồi, người ta sẽ tương tư nó suốt đời dù không thấy ?ongải trầm?.
    Bún nước lèo Trà Vinh, cái tô nhỏ xíu, lèo tèo một vài miếng huyết heo nằm trên lớp bún trắng đục, không có miếng cá lóc nào vì cá đã nhừ trong nước lèo. Nhưng, đừng vội! Sợi bún Trà Vinh được làm từ gạo lúa mùa. Còn nước lèo của tô bún được nêm từ prô-hóc. Loại mắm làm từ cá tươi, ủ chượp kỹ lưỡng, khi chín ngấu có mùi thơm "điếc mũi". Prô-hóc của người Khmer Trà Vinh "ăn" các nơi khác nhờ làm từ cá biển. Từ đó mà các món sim lo, bún nước lèo của Trà Vinh có hương vị ngon độc đáo.
    Cho giá sống, bông súng xắt, rau thơm, rau muống, bắp chuối xắt, nặn chanh, và một ít muối ớt vào, trộn đều, sẽ có món ngon với giá? bèo: 3.500đ/tô. Thường hạp khẩu vị khách phương xa hơn dùng thêm thịt heo quay (3.500đ/dĩa), bánh cống (người Trà Vinh gọi bánh vá) 1.000đ/cái và chả giò 1.000đ/cái. Có tô huyết bên cạnh cùng dĩa ớt hiểm xanh cắn cho đã cay. Bún nước lèo muốn ngon phải thêm thịt heo quay như người Hoa và bánh cống - chả giò của người Việt.
    Ở Trà Vinh, bún nước lèo được ưa thích nhất ở Hương Trà. Trước đây, bún nước lèo Hương Trà bán ở tầng trệt khách sạn Thanh Trà, đường Phạm Thái Bường, thị xã Trà Vinh. Sau hơn 10 năm gầy dựng thanh thế tại đây, Hương Trà đã chuyển về đường Lê Lợi. Một ở đầu đường, gần Đài Truyền thanh thị xã Trà Vinh; một ở số 17, phường 4, do cô . Quán phục vụ từ 5 giờ sáng đến 21 giờ đêm.
    Nhưng theo dân địa phương thì còn 5-6 quán bán trên đường Độc Lập (bên hông chợ Trà Vinh) và dãy hàng quán ở đầu đường vào ao Bà Om nấu rất ngon. Ở đây, một tô chỉ có 2.000đ. Heo quay được gói trong tấm lá chuối đặt bên cạnh. Giữa không gian một vùng ngoại ô, thư thả tận hưởng tinh túy cọng bún, ngọn rau mới thấy nễ sự sáng tạo tài tình của người Khmer Nam bộ!
  9. optimistBT

    optimistBT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Chù ụ Ba Động
    Biển Ba Động, Trà Vinh trong mấy năm gần đây thu hút lượng du khách đáng kể bởi vẻ đẹp còn hoang sơ của nó. Bờ biển dài với nhiều động cát đẹp, hàng dương gió vi vu mát rượi. Ở đây còn có nhiều món đặc sản lạ vùng biển như chù ụ.
    Chù ụ - nghe đã thấy lạ. Nhưng không buồn, không quạu mà? ngon. Chù ụ thuộc họ với cua, còng, ba khía? nhưng hình dáng bên ngoài ù lì hơn, di chuyển cũng chậm chạp - điều này hợp tên gọi của nó.
    Có nhiều cách chế biến món ăn, đơn giản nhất là nướng trên vĩ than, chấm muối ớt, bộc lộ tính hoang dã của ẩm thực vùng biển Nam bộ. Chù ụ có thể luộc hoặc hấp bia. Mùi vị nghe lạ lắm, khác với các con kể trên cùng họ hàng. Hoặc có thể rang me để ăn cơm?
    Nếu chưa đến với biển Ba Động, Trà Vinh, ghé thử một lần để mà thưởng thức chù ụ.
    Bánh canh Bến Có
    Trà Vinh - vùng đất cuối hạ lưu sông Mê Kông, là nơi sinh sống của ba dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, do đó vùng đất này có nhiều món ăn đặc sắc như bún nước lèo, bánh cống, lẩu mắm, lẩu bò, bánh canh, bánh xèo rất ngon, được chế biến khéo léo từ nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú sẵn có tại địa phương. Về Trà Vinh, ghé ấp Bến Có, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành thưởng thức bánh canh Bến Có, bạn sẽ có cảm nhận được hương vị tuyệt vời của món ăn này. Có thể bạn sẽ tự hỏi: Bánh canh là món ăn cũng thông thường thôi, nhưng tại sao bánh canh Bến Có lại nổi tiếng gần như những người sành ẩm thực của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh đều biết đến? Con bánh canh ở Bến Có được chế biến bằng gạo lúa mùa ngon như gạo móng chim, nanh chồn, nàng thơm... và phải là gạo cũ để ít nhất sáu tháng. Gạo mới còn dẻo, bánh khi mới làm ra sẽ để dính cục. Con bánh canh lớn hơn cọng bún, độ dài vừa phải. Phần làm nên hương vị chủ yếu của bánh canh là nước lèo. Nước lèo được nấu bằng xương heo, lòng heo với tôm khô lạt bỏ vào bọc, chỉ lấy nước cốt. Nước lèo được nấu trước đến khi xương ra hết chất ngọt trong tuỷ mới thôi. Rau chỉ sử dụng giá sống. Giá được bỏ trước vào tô. Bánh canh phủ lên, thịt, lòng heo gồm đủ bộ: tim, gan, cật, lá lách, phèo non... nước lèo bốc khói được rưới lên, sau đó cho hành lá cắt ngắn vào cùng chút ít tiêu. Chanh với ớt hiểm xanh được đem ra kèm theo với tô bánh canh. Nước chấm là nước mắm nguyên chất thơm ngon hoặc muối ớt đã làm vừa ăn. Con bánh canh mềm dịu, thịt, lòng heo ngọt, hơi beo béo, nước lèo đậm đà, thơm lừng, tiêu cay cay, ớt hiểm xanh the miệng, muối ớt cùng nước mắm mằn mặn sẽ làm bạn thấy khoái khẩu và thoả mãn với chất lượng cao, giá cả bình dân. Cửa ngõ vào thịa xã Trà Vinh có khá nhiều quán ăn với những món đặc sản đa dạng, nhưng những hàng quán bán bánh canh ở Bến Có bao giờ cũng đông khách. Bánh canh Bến Có như đã hình thành thương hiệu trong lòng người Trà Vinh và bạn bè bốn phương...
  10. optimistBT

    optimistBT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0

    Bánh ống Trà VinhGian hàng là một cái nồi đất, nắp nồi là một miếng gỗ, bên trên mọc hai cái ống bằng trúc tròn đường kính lớn hoặc nhỏ hơn đồng xu một chút, dài khoảng một gang tay. Người bán bánh vốc nắm bột gạo trong một bàn tay hơi nắm lại, vén khéo rắc lọt vào lòng ống. Lấy một đồng xu (hoặc một miếng thiếc) làm nắp đậy, cái lỗ giữa đồng xu lọt vào chiếc que giữa ống. Khói bếp củi bay tản mạn trong không gian. Chẳng mấy chốc bánh chín, chủ hàng lấy đồng xu ra, kéo nhẹ chiếc que, cả chiếc bánh ra theo, đặt nằm hờ trên tấm lá chuối cầm sẵn ở tay kia. Chiếc bánh trắng tinh nổi bật trên nền lá chuối xanh, mùi bánh thoảng thơm phảng phất, gợi thèm. Cắn nhẹ một miếng, cảm giác chiếc bánh xốp như chiếc bánh bò bông tan rã dần trên mặt lưỡi, thật là ngon! Ăn bánh ống phải ăn nóng. Đó là cảm giác cái bánh bột gạo có vẻ thô nhám như những sợi dừa nạo nhưng lại mịn màng nằm trên mặt lưỡi. Mùi thơm của nước cốt dừa beo béo hòa trong vị ngọt không thể thiếu của đường cát trắng từ từ thẩm thấu trong vòm miệng khi nhai. Ăn một cái chưa thỏa, phải ăn thêm vài ba cái nữa. Giá cả chẳng là bao, vì bánh ống là loại bánh dân dã, phục vụ mọi giai tầng trong xã hội ăn chơi bất kỳ lúc nào. Qua thời gian, chiếc bánh nhỏ xinh ngày xưa ấy nay đã thay hình đổi dạng: có đường kính to gấp đôi, lại có màu xanh lá dứa. Chưa hết, hiện nay người ta còn chấm bánh ống với muối vừng để Cá Thính Đây là món ăn đặc sản của dân Cao Phong và Đức Bác ven sông Lô. Cá Thính (còn gọi là cá muối chua) làm bằng các loại cá có vẩy lớn. Người ta mổ cá bỏ lòng gan để khô ướp muối trong 3 ngày. Sau đó bóp cho sạch nước rồi dùng thính bột ngô, đậu rang trộn vào. Sau một tuần, lại bỏ ra rũ sạch bột tính đã ướp. Bóp thay vào là bột thính khô mới rang. Sau 3 lần thay bột thính, mới cho cá vào lọ để làm chua. Người ta xếp ngửa miếng cá lên trên để úp lọ xuống miếng cá sẽ úp phía bụng xuống dưới cho dễ chảy nước xuống. Dùng rơm sạch, vò nhàu nhét kỹ vào trong lọ, dùng que tre ghim chặt rơm, úp miệng lọ cá xuống một lon nước lã sao cho nước không làm ướt ghim trong lọ. Thỉnh thoảng phải đổ bỏ nước ở lon thay bằng nước sạch khác; vì nước cá trong lọ, hoặc mùi vị cá ướp phả ra tan trong nước ở lon rồi bốc mùi lên lọ cá làm cho cá có mùi "khảng" mất ngon. Nếu nghe thấy tiếng lục bục trong lọ ướp cá là dấu hiện cạn nước ở lon, hở miệng lọ cá, phải đổ thêm nước vào lon. Thường xuyên kiểm tra, nếu rơm nút trong lọ ướt phải thay ngay rơm khô khác. Vì nước hoặc hơi ẩm của các miếng cá sẽ làm ướt rơm trong lọ, để lâu sẽ làm cho các miếng cá mất mùi thơm, chua. Sau 3 tháng, lấy miếng cá ra nướng, thấy đỏ, có vị chua là được. Người ta thường dùng cá chua ăn sống với gia vị gồm các loại rau thơm khi uống rượu hoặc nướng chín ăn với cơm. Vĩnh phúc.com Cháo se, bánh hòn Hương Canh Cháo se, bánh hòn có lẽ chỉ có ở Hương Canh, huyện Bình Xuyên. Chọn loại gạo ngon, vo nước thật sạch rồi xay bột và lọc ngay, không ngâm nước lâu hoặc pha thêm hàn the. Bột được chia làm 2 phần: một phần đem thổi xôi chín, một phần để sống, nhào với nhau rồi cho vào cối đá lèn cật lực, đến lúc không dính tay mới đem se cháo hoặc nặn bánh. Nước nhào bột là nước hứng giữa trời, đựng trong chum lưu niên, có nắp đạy, trong vắt. Bột se nấu cháo không nhọn hai đầu mà phải tròn đều, dài như sợi bún. Nấu Cháo se phải chọn loại thịt sao cho khi ăn phải vừa ngọt, vừa béo và không ngấy. Nhân bánh hòn chủ yếu là hành băm nhỏ với mỡ, thêm chút mộc nhĩ. Hành phải kén hành hoa, thứ nhỏ dảnh. Mỡ không phải là mỡ phần béo ngậy mà là mỡ cơm sôi, có lẫn thịt mới ngon. Thông thường khi ăn thì chiếc bánh cắn đôi, nhúng vào bát cháo cho nước cháo ngấm vào mảnh bánh, ăn mới ngon. Nếu thích chấm thì pha nước chấm cũng phải là: Có mắm mà không được mặn, có dấm mà không được gắt, có đường mà không được lợ, có tỏi mà không được hôi, nhiều ớt mà không được cay. Ăn thứ bánh có bột nhuyễn mà không nhão, dẻo mà lại dai, không cứng, không thô ráp, ăn với thứ nước chấm này, người thưởng thức nhớ đời.

Chia sẻ trang này