1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tàu con thoi Mỹ - Nga

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi sonyclie, 22/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Theo nasa.gov thì:
    Q. How much does it cost to launch a Space Shuttle?
    A. The average cost to launch a Space Shuttle is about $450 million per mission.
    Còn chi phí mỗi chuyến bay của Soyuz, theo trang http://www.cbc.ca/news/story/2007/07/19/russiantickettospace.html vào cỡ 30 triệu $. Nhưng căn cứ vào giá mà mỗi người phải trả để du lịch vào vũ trụ thì giá có lẽ cỡ hơn 20 triệu $ thôi.
  2. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Hic, sáng kỳ cạch gõ xong thì cái ttvnol này nó teo.
    Về cái chi phí mỗi lần phóng, cái site dưới đây cũng cho biết chi phí ước lượng của lần phóng Buran.
    http://www.k26.com/buran/Info/Site_F_A_Q_/buran_f_a_q_.html
    Theo site này thì con số hơn 130 triệu đô cho lần phóng Buran có nguồn gốc từ ước lượng của trường đại học Stanford, Mẽo. Không biết đấy là số tiền tại thời điểm hay đã qui đổi rồi.
    Nhưng nếu tính cả chi phí nghiên cứu, sản xuất, triển khai...., thì quả Buran này rõ ràng là đắt nhất. Chẳng cần phải tính.
    Nói lại cái chuyện nâng lên đặt xuống của cái tên lửa của Mẽo, booster của Mẽo được đúc (nhiên liệu) ở bang Utah rồi mới chuyển tới bãi phóng ở Florida. Vậy thì cái booster này cũng phải trải qua mấy lần dựng lên rồi lại ngả nằm ra. Nhưng booster của Mẽo có cái hay là được đúc theo từng khoanh một rồi mới ghép vào nhau. Cái dở của chuyện này là rủi ro hở chỗ ghép. Mà tai nạn của Challenger là do vấn đề ở chỗ ghép này thì phải.
    Site dưới đây cũng viết khá nhiều về chuyện đóng tầu của Nga:
    http://www.astronautix.com/craft/buran.htm
    Theo site này thì Mẽo đã từ bỏ nhiên liệu lỏng cho booster từ thời 1960s. Nga thì lại đi theo con đường sử dụng nhiên liệu lỏng. Thế nên Nga không có kinh nghiệm để làm cái booster nhiên liệu rắn to cỡ cái của Mẽo. Nhưng kinh nghiệm làm tên lửa nhiên liệu lỏng của Nga thì lại hơi bị nhiều (ngẫm họ viết cũng có lý). Trong cái Energia, phần tên lửa chính sử dụng nhiên liệu LOX/Hydro lỏng. Đây cũng là lần đầu tiên Nga phát triển tên lửa dùng nhiên liệu này với kích cỡ như vậy. Tên lửa dùng LOX/Hydro lỏng khác đang được phát triển có động cơ với sức đẩy 40 tấn, còn cái này thì lớn hơn nhiều.
    Tuy là lần đầu tiên, nhưng nhiều kinh nghiệm với nhiên liệu lỏng nên động cơ tên lửa chính vẫn ngon lành, hiệu quả và tăng giảm được lực đẩy (throtleable). Đây là động cơ tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu oxy-hydro lỏng đầu tiên của Liên Xô/Nga được đưa vào sản xuất và sử dụng.
    Energia lần đầu tiên cõng hàng đã thành công. Nhớ lại con Ariane 5 của châu Âu, lần đầu tiên nổ như pháo hoa, teo luôn hai vệ tinh thì phải.
    E***: Ariane 5 lần đầu tiên chở 4 vệ tinh nhỏ. Hai con vệ tinh không bị nổ mà bị đặt sai độ cao ở lần phóng thứ xx, không biết lần thứ mấy. Sửa đi sửa lại mệt quá.
    (Energia lần đầu tiên phóng thì cõng lên giời cái pháo vũ trụ Polyus gì đấy, dùng để bắn các vệ tinh diệt vệ tinh)
    Được hairyscary sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 29/11/2007
  3. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Theo bác thì có đắt hơn tàu Mỹ không?
  4. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Vì Buran không được đưa vào sử dụng nên nó là đắt nhất rồi bác ạ.
    Nhà em không hiểu nó tính là 140 tỷ rub (thời Soviet) là "development cost" hay gồm cả chi phí phát sinh (do bảo quản chẳng hạn) trong thời gian đình trệ dự án!?
    Nếu tính tổng thể thì (gồm chi phí nghiên cứu, và chi phí vận hành) thì đến năm 2005 chi phí của dự án tàu con thoi của Nasa là 150 tỷ $, như vậy trung bình mỗi chuyến sẽ tốn 1.3 tỷ $ (đây là tổng chi phí chia trung bình cho số chuyến bay, khác với bài trên của nhà em là chi phí cho một lần phóng tầu)
    http://ml.osdir.com/science.physics.whatsnew/2005-07/msg00004.html
    With the total cost of the shuttle program at about $150B
    Được a2p2t sửa chữa / chuyển vào 03:16 ngày 30/11/2007
  5. auschwitz

    auschwitz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Tàu con thoi Mỹ hình như chế trước chú Ngố tới 12 năm?
    Mỹ như là 1976 còn Buran Nga là 1988
  6. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Không nhớ chính xác tàu Mỹ bay lần đầu khi nào, nhưng chắc chắn là trước Buran từ rất lâu.
    Theo quan điểm của em thì khả năng là Buran của Nga nằm trong chương trình hợp tác của 2 phía Mỹ - Nga thành ra chúng nó giống nhau như đúc đấy ạ
    @ALL: Em nghe đồn là đồ bay của Nga nhiều ưu điểm hơn của Mỹ, ghế phóng thoát hiểm của máy bay chiến đấu của Nga cũng good hơn.... nghe nói có thời gian Mỹ muốn mua công nghệ này của Nga, có bác nào có thêm thông tin không? (Sorry Mods em hơi ngòai lề tí)
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Hai tàu con thoi và Một bài hát
    (Columbia, Challenger và Fire in the sky)

    Ngày 12/04/1981, đúng 20 năm sau chuyến bay đầu tiên đưa con người lên vũ trụ của Liên Xô (12/04/1961), NASA đã phóng thành công tàu con thoi đầu tiên: Columbia (nhiệm vụ STS-1). Phi hành đoàn của chuyến bay đầu tiên chỉ gồm 2 người: John Watt Young và Robert Crippen. Nhiệm vụ của chuyến bay là kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành của tàu con thoi. Tổng thời gian hoạt động của tàu Columbia trong STS-1 là 54.5 giờ, bay được 36 vòng quanh Trái Đất.
    « ...
    Then two decades from Gagarin, twenty years to the day
    Came a shuttle named ?oColumbia?, to open up the way
    And they said ?oShe?Ts just a truck,?
    but she?Ts a truck that?Ts aiming high!
    See her big jets burning,
    See her fire in the sky!
    ... »
    Nối tiếp Gagarin, đúng hai mươi năm sau
    Tàu Columbia tiến bước trên con đường chinh phục
    Người ta nói, đó đơn giản chỉ là một cỗ xe
    Nhưng là một cỗ xe đưa con người đến những tầm cao mới
    Hãy nhìn những động cơ đang khởi động
    Mang ngọn lửa hồng vút lên trời cao

    Jordin Kare, Kristoph Klover. Fire in the sky, http://www.prometheus-music.com/audio/fireinthesky.mp3

    [​IMG]
    *
    * *​
    Ngày 28/01/1986, tàu con thoi Challenger đã gặp tai nạn chỉ 73 giây sau khi phóng, gây ra cái chết của 7 nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ. Nguyên nhân tai nạn được xác định là do vết hàn ở khoang nhiên liệu rắn bên phải của tên lửa đẩy bị thủng. Đây là chuyến bay thứ 10 của tàu Challenger (STS-51-L) với nhiệm vụ triển khai 1 số thiết bị quan sát lên quỹ đạo, phóng thiết bị theo dõi sao chổi Halley và thực hiện 1 số thí nghiệm trong vũ trụ. 7 nhà du hành hy sinh trong tai nạn này là:
    + Francis R. Scobee: Chỉ huy
    + Michael J. Smith: Phi công
    + Ju***h A. Resnik: Chuyên viên
    + Ellison S. Onizuka: Chuyên viên
    + Ronald E. McNair: Chuyên viên
    + Gregory B. Jarvis: Chuyên viên
    + Sharon Christa McAuliffe: Chuyên viên
    «...
    Yet the gods do not give lightly of the powers they have made,
    And with Challenger and seven, once again the price is paid
    Though a nation watched her falling, yet a world could only cry,
    As they passed from us to glory,
    Riding fire in the sky!
    ...»
    Những vị thần không bằng lòng khi con người thách thức các thế lực siêu nhiên,
    Bảy nhà du hành đã hy sinh khi tàu Challenger phát nổ
    Cả đất nước nhìn thấy họ lâm nguy,
    Nhưng chẳng thể làm gì, ngoài việc rơi nước mắt.
    Vĩnh biệt chúng ta, họ đi vào lịch sử,
    Theo ngọn lửa cháy, họ bay vào trời xanh.

    Jordin Kare, Kristoph Klover. Fire in the sky, http://www.prometheus-music.com/audio/fireinthesky.mp3

    [​IMG]
    *
    * *​
    [​IMG]
    Ngày 01/02/2003, tàu con thoi Columbia đã nổ tung trên bầu trời Texas trong quá trình xuyên qua bầu khí quyển để hạ cánh xuống Trái Đất. Toàn bộ phi hành đoàn hi sinh, trong đó có phi công vũ trụ đầu tiên của Isarel: Ilan Ramon. Nguyên nhân của tai nạn được kết luận là do một mảnh vỡ nhỏ của tên lửa đẩy đã phá hỏng một miếng cách nhiệt bên cánh trái tàu Columbia trong quá trình phóng. Khi con tàu xuyên quá lớp khí quyển để hạ cánh, không khí nóng đã tràn qua miếng cách nhiệt bị hỏng, phá hủy cấu trúc bên trong của cánh trái, dẫn đến việc tàu Columbia bị nổ tung tại độ cao 63.176 km, chỉ 16 phút trước thời điểm hạ cánh trong kế hoạch (STS-107).
    7 nhà du hành hy sinh trong tai nạn này là:
    + Rick D. Husband : chỉ huy
    + Pilot William C. McCool : phi công
    + Michael P. Anderson : chuyên viên
    + Kalpana Chawla : chuyên viên
    + David M. Brown : chuyên viên
    + Laurel B. Clark : chuyên viên
    + Ilan Ramon : chuyên viên
    Sáng ngày hôm sau (2/2/2003), trong buổi lễ tưởng niệm tàu con thoi và phi hành đoàn, Edwin Eugene Aldrin, người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng, đã nói lên cảm xúc của mình bằng hai câu trong lời bài hát Fire in the sky:
    «As they passed from us to glory
    Riding fire in the sky»
    Đến đây, ông bật khóc và không thể tiếp tục nói được nữa.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 01/12/2007
  8. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đây là vườn cây tưởng niệm những nhà du hành vũ trụ đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ. Vườn cây này nằm trong khu NASA ở Houston, nhớ không nhầm thì Bush con cho lập khu vườn này thì phải ?!
    Được sonyclie sửa chữa / chuyển vào 08:04 ngày 01/12/2007
  9. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi 1 câu rất "kủ chúi" kính của phi thuyền con thoi nó làm thế nào mà chịu nhiệt kinh thế
  10. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Đoán thôi nhé: khi tiến vào bầu khí quyển, tàu con thoi sẽ giơ bụng ra để "đón gió", nên kính cửa không phải chịu nhiệt nhiều.
    Được Leonids sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 01/12/2007

Chia sẻ trang này