1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

FULBRIGHT 2009-2010 - Nơi chia sẻ kinh nghiệm

Chủ đề trong 'Du học' bởi songzhigao, 06/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jesuisbanal

    jesuisbanal Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    3.157
    Đã được thích:
    466
    Fulbrighters- Fulbright Semi-Finalists 2010 Offline Meeting
    Hi all,
    As many requests from Vietnam Fulbright semi-finalist this year via Fulbright Weblog to meet me in person, I plan to organize an offline meeting with Fulbrighters (my year ?" AY 2009-2011). Here is the briefing:
    What: an offline meeting with Vietnamese Fulbrighters AY 2009-2011
    Who: Vietnamese Fulbrighters, Vietnam Fulbright semi-finalists, anyone interested in Fulbright Scholarship
    When: 7:30 pm, Thursday, June 25th, 2009
    Where: English Cafe, So 104, Ngo 74, Nguyen Chi Thanh Street, Hanoi, Vietnam ( the place is tentative, since many people can attend, so English Cafe can be too small, final place will be announced soon)
    How: Share with the public
    +Fulbrighters share Fulbright experiences: interview, field of study, personal stories, marital status
    +Semi-finalists share Fulbright experiences: prepare application form, writing SOP, recommendation letter, Personal Statement, personal stories (FBters supplement)
    Guest Speakers:
    Vietnamese Fulbrighters AY 2009-2011
    Mr. Tran Ngoc Thinh ?" Public Administration
    Mr. Pham Ngoc Duy ?" Education Management
    Ms. Nguyen Thuy Linh ?" MBA Finance
    Mr. Nguyen Phan Nam ?" Law
    Ms. Vu Lan Huong ?" Journalism
    Ms. Vu Cam Giang ?" Journalism
    Ms. Nguyen Le Huong ?" American Study
    Vietnamese Semi-finalists AY 2010-2012
    Ms. Nguyen Phuong Thao ?" Public Policy
    Ms. ?" Public Policy
    Ms. Chi ?" TESOL
    Ms. Hang ?" TESOL
    Mr. Vu Trong Nghia ?"
    *Note to remember:
    1. Comment with fullname, email address to confirm your attendance (throụgh email: trangngocthinh@gmail.com or minhphuong.doan@us-guide.org) If you are semi-finalists, indicate that and your field of study applied.
    2. Be on time
    3. Read all the articles in this weblog before coming to the meeting. Prepare questions at home, don?Tt ask the repeated questions.
    Hope to see you there.
    Phượng
    Ban Quan hệ Cộng đồng USGuide
    CR- USGuide
    http://usguide.org.vn/forum/
  2. jesuisbanal

    jesuisbanal Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    3.157
    Đã được thích:
    466
    Đợt trước đi dự chia sẻ kinh nghiệm FulB, được nghe các bạn tnt và nenly truyền kinh nghiệm, hừng hực khí thế apply, cuối cùng lại rút, chứ không biết đâu lại là Semi-Finalists đợt này để vào đây bàn luận sôi nổi.
    Năm nay FB candidates rất thuận lợi vì được các bạn năm ngoái chia sẻ rất rất nhiệt tình. Chúc SF interview thành công nhé.
  3. nenly

    nenly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Sorry cả nhà, thời gian và địa điểm có sự thay đổi. Tớ xin thông báo lại như sau ạ:
    1. Thoi gian: 7h30, toi ngay thu 4, 24/6/2008
    2. Dia diem: Quan On Cafe, Ban dao ho Thien Quang, doi dien Cong cong vien Le Nin.
    Có gì bọn ấy chịu khó vào trang webblog của Thịnh để xem nhé (nếu có gì thay đổi chắc Thịnh sẽ thông báo lại trong đấy). Cái link cũ không xem được nhé. Sorry cả nhà lần nữa.
  4. sleepless

    sleepless Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Năm ngoái trở đi bắt đầu có các bạn trẻ tham gia FB, nên không khí hào hứng hẳn lên. Đứng về short term thì Dr Thảo đã đúng khi đấu tranh giảm KN xuống 1 năm nhỉ, chứ mọi khi chắc các FB đi làm về chắc chỉ lướt webtretho xem cho con ăn thế nào thôi
    @ nenly: Chuyển qua thứ 4 tốt quá, thứ 5 phải đi tổng kết mất hehe tý nữa mất tụ tập ....
  5. munch

    munch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    MỞ ĐẦU
    Thịnh trình bày lý do của buổi họp mặt:
    ? Chia sẻ thông tin nhằm tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các semi-finalists
    ? Tạo network giữa các Fulbrighters hiện tại và trong tương lai
    Thịnh giới thiệu các bạn finalists năm ngoái và semi-finalists năm nay
    Thịnh nói về mức độ cạnh tranh của học bổng Fulbright (có khoảng 600 hồ sơ, chọn ra khoảng 60 người vào vòng phỏng vấn, và cuối cùng sẽ có 20-25 người đươc chọn làm Fulbrighters)
    NỘI DUNG CHÍNH (Q&A)
    1. Có rất nhiều người apply vào các ngành khác nhau, Fulbright phân chia ngành như thế nào?
    Phân chia ngành không cố định, thay đổi theo từng năm. Lưu ý có một số ngành không có trong danh sách của Fulbright, tuy nhiên nếu bạn chứng minh được khả năng của mình cũng như ngành học của bạn phù hợp với tiêu chí của chương trình thì bạn hoàn toàn có thể qua được vòng interview. (Giang-Journalism)
    Fulbright tập trung vào các ngành khoa học xã hội, vì vậy những ngành liên quan đến khoa học xã hội thì bạn đều có thể apply được. Trong hồ sơ, bạn cần thể hiện rõ mức độ quan tâm của mình đến ngành nghề mình sẽ theo đuổi để thuyết phục ban giáo khảo. Ban giám khảo chấm điểm hồ sơ sẽ bao gồm 2 người Việt và 2 người nước ngoài, các bạn hãy bình tĩnh và cố gắng thể hiện tốt nhất năng lực của mình. (Duy-MBA)
    So sánh Fulbright với một số học bổng khác, ví dụ học bổng ADS và Chevening (giành 50% chỉ tiêu cho khối nhà nước). Riêng Fulbright thì rất công bằng, tất cả các đối tượng đều được quyền apply, năm nay có cả những người là giáo viên cấp II cũng là Fulbrighters. Fulbright lựa chọn dựa trên năng lực cá nhân, nếu hồ sơ bạn thật sự mạnh, bạn hoàn toàn có khả năng thành công dù ngành của bạn không có chỉ tiêu. (Thịnh-MPA)
    2. Một hồ sơ mạnh là hồ sơ như thế nào?
    Fulbright đánh giá một ứng cử viên dựa trên rất nhiều yếu tố. Fulbright muốn tìm kiếm một change agent (một người có thể tạo ra sự thay đổi). Điều bạn cần chứng minh đó là bạn sẽ là một change agent. Trong qúa trình hoàn thiện hồ sơ, bài luận cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra, khi các bạn có những thành tích hay hoạt động xã hội, các bạn cũng nên thêm vào. Các bạn cũng cần trình bày được tại sao các bạn lựa chọn Fulbright, và nếu như bạn được học bổng Fulbright thì các bạn sẽ làm gì với học bổng đó (Thịnh-MPA)
    Về hồ sơ, đối với Fulbright không có gì là không quan trọng, và không có gì là quá quan trọng. Không nên xem nhẹ bất cứ cái gi, không có một yếu tố nào hoàn toàn quyết định, tuy nhiên có mấy điểm bạn cần lưu ý khi làm hồ sơ. Thứ nhất, các kinh nghiệm của bạn phải phù hợp và quá trình học tập của bạn có liên quan đến ngành bạn xin học. Thứ hai, future plan của bạn cũng hết sức quan trọng, qua đó họ sẽ đánh giá khả năng của bạn có phù hợp với future plan không và future plan đó có phục vụ cho lợi ích của VN hay không. Bạn phải cân nhắc giữa điều gì VN đang cần, điều gì bạn có thể làm được, điều gì phù hợp với kết quả học tập cũng như quá trình làm việc của bạn. Thứ ba, Fulbright không tìm kiếm người giỏi nhất mà tìm kiếm người phù hợp nhất với tiêu chí mà học bổng đưa ra. Tôi biết rất nhiều người đã trở thành semi-finalists, đó là những cực kỳ giỏi nhưng sau khi nghe tin họ trượt tôi cũng hơi sốc. Khi tôi hỏi những người phỏng vấn lý do tại sao bạn đó không thành công, họ trả lời rằng bạn này chưa sẵn sàng hoặc bạn này có mục tiêu không rõ ràng. (Nam-Law)
    3. Quyết định cuối cùng chọn finalists được đưa ra dựa trên hồ sơ hay là kết quả cuộc phỏng vấn? Tỉ lệ tầm quan trọng của 2 yếu tố này thế nào?
    Sẽ không thể nói yếu tố nào quan trọng hơn. Trước khi phỏng vấn bạn, người ta đọc hồ sơ của bạn rất kỹ nên khi phỏng vấn bạn,họ sẽ dựa trên cả hai. Ví dụ bài luận của bạn rất hay nhưng là do bạn nhờ người khác viết. Khi vào phỏng vấn bạn không thể hiện được đúng những gì bạn đã viết trên SoP thì người phỏng vấn sẽ nhận ra ngay. (Thịnh-MPA)
    Theo những thông tin từ chị Hạnh (trợ lý chương trình) và thầy Thảo (giám đốc chương trình), mình có cảm nhận rằng những người hỏi mình họ đã đọc rất kỹ hồ sơ của mình, và họ sẽ đặt ra những phản biện ví dụ như họ băn khoăn điểm gì, họ muốn làm rõ cái gì, họ muốn hỏi cái gì về mình. Đến khi phỏng vấn, tất cả những câu hỏi đó họ sẽ dồn về phía mình để mình làm rõ hơn bộ hồ sơ. Họ hỏi rất kỹ về kế hoạch tương lai của mình. Họ cũng hỏi nhiều câu hơi khó khăn cho mình. Tuy nhiên, có những người có hồ sơ rất mạnh, thể hiện cả một quá trình phấn đấu học tập và làm việc rất tốt nhưng chỉ vì trả lời phỏng vấn không được thông minh và sắc sảo, không thể hiện được hết bản thân mình (có thể thời điểm đó phong độ của họ không tốt) như thế cũng rất là tiếc bởi vì nhiều khả năng là sẽ bị đánh trượt. (Duy-MBA)
    4. Thái độ khi phỏng vấn, mình nên rất là tự tin hay là tự tin vừa vừa thôi?
    Phỏng vấn chỉ có một lần duy nhất, nên mình phải chuẩn bị làm sao ở thời điểm đó phong độ của mình là tốt nhất. Một bí quyết nữa đó là nên thành thật với bản thân mình, nghĩ gì thì trả lời như thế. Không nên nghĩ đến những chủ đề quá xa xôi với bản thân. Mình hiểu ở mức độ nào thì mình trả lời ở mức độ đấy, không nên tham vọng quá. Tuyệt đối đừng phóng đại. Tự nhiên, hết sức thành thật. Trả lời thông minh và ngắn gọn. (Duy-MBA)
    Thái độ khi phỏng vấn là điều rất cần cân nhắc. Mình chuẩn bị cho buổi phỏng vấn rất kỹ, mình đặt ra tất cả các câu hỏi, làm mock interview khoảng 30 lần với rất nhiều người. Gần như mình phủ kín các câu hỏi nhưng trước khi phỏng vấn thì mình hơi băn khoăn đó là có nên tỏ ra tự tin hay không. Mình nghĩ đây là một con dao hai lưỡi, phong cách tự tin của bạn sẽ tạo ấn tượng với người phỏng vấn, tuy nhiên họ cũng sẽ expect nhiều hơn ở bạn. Có thể họ sẽ hỏi những câu hỏi khó hơn. Một câu trả lời đầu tiên mà bạn làm cho họ không hài lòng, hình ảnh của bạn sẽ bị giảm hẳn xuống. Nếu bạn hơi nervous, họ sẽ nghĩ rằng có thể bạn này chuẩn bị rất tốt nhưng hôm nay hơi bồi hồi một chút thôi. Hôm đó mình chọn phong cách tự tin. Việc đầu tiên là mình bắt tay họ và đưa cho họ card visit. Mình ngồi xuống ghế cũng rất thoải mái, tuy nhiên mình cũng hơi sợ. Phương án đó nên thận trọng khi sử dụng. (Nam-Law)
    Về thái độ, quan trọng nhất là các bạn phải thể hiện sự tự tin. Các bạn nhớ là khi các bạn trở thành semi-finalists là các bạn đã rất xuất sắc rồi, các bạn đã đi được nửa chặng đường tới đích. Mình nghĩ các bạn hãy thể hiện thái độ tự tin, nhưng làm sao đừng quá tự tin. Khi bạn được hỏi, hãy bình tĩnh, suy nghĩ kỹ và trả lời. Đừng lộng ngôn, đừng nói gì mình không biết. Cuộc phỏn g vấn thường kéo dài từ 30-60 phút, rất stressful. Các bạn sẽ giống như là bị tấn công, và các câu hỏi rất nhiều. Các bạn nên chuẩn bị tinh thần. Các bạn nên lưu ý điều chỉnh EQ của mình ở mức độ vừa phải thôi. (Thịnh-MPA)
    Hai lỗi mà thầy Thảo nói với mình. Một số bạn khi đến ngồi phỏng vấn thì quá tự tin, chân gác lên đùi, sau đó thì tiếng chuông điện thoại reo lên. Một số bạn khác thì cứ ngồi ở mép ghế, thể hiện là bạn ý rất e dè, thiếu tự tin. Các bạn cứ ngồi thoải mái, tươi cười trò chuyện với họ. Đó là 2 lỗi cơ bản thầy Thảo có nhắc. Một điểm nữa để chứng tỏ mình tự tin đó là người VN mình rất ngại đặt câu hỏi, đặc biệt là khi phỏng vấn có thể các bạn cũng không rõ câu hỏi của người ta là gì nhưng các bạn cũng chẳng dám hỏi lại. Khi các bạn không hiểu cái gì, các bạn cứ tự tin hỏi lại. (Hương-TESOL)
    Theo mình thì không nhất thiết bạn phải tỏ thái độ như thế nào. Mình cứ bình thường thôi, nếu mình tự tin thì mình cứ tỏ ra như vậy. Nếu mình là người khiêm tốn thì mình cứ như vậy. Trong quá trình phỏng vấn, mình nên quan tâm tới người đối diện với mình. Các bạn có thể hỏi ?oÔng (bà) có nghe tôi nói rõ không?? vì khi phỏng vấn khoảng cách giữa người phỏng vấn và mình không quá gần. Nếu mình nói quá bé hay quá to nó đều có tác động khác đến người nghe. Tốt nhất làm thế nào để người ta nghe vừa giọng mình thôi. Thứ hai, nếu bạn nào đã đọc nhiều về văn hóa Mỹ sẽ thấy không bao giờ người ta tì khuỷu tay lên trên mặt bàn, không bao giờ bắt chéo chân trong những cuộc phỏng vấn quan trọng . Eye contact cũng rất quan trọng. Có hai người phỏng vấn, hai người đó sẽ liên tục đặt câu hỏi với mình. Nên mình làm thế nào để chuyển mắt từ người này sang người kia rất firm, chứ không phải mình đảo mắt lia lịa hoặc là tập trung vào người đang hỏi mình thôi mà quên mất người kia đang ngồi nghe và chăm chú chép. (Giang-Journalism)
    Khi vào vòng phỏng vấn, các bạn nên chuẩn bị một câu hỏi để hỏi ban giám khảo. Thực tế là có rất nhiều câu hỏi hay và mình chuẩn bị trước, khi mình hỏi người ta sẽ cảm thấy thú vị. Một điều nữa là trong quá trình phỏng vấn người ta ghi chép rất nhiều thế cho nên các bạn hết sức chú ý câu trả lời của mình. Nên vạch ra nhiều ideas để trả lời, để cho người ta thấy mình có những ý tưởng thế nào, dựa trên đó họ chấm điểm. Họ sẽ so sánh ý tường của mình với những người khác, nếu mình không có nhiều ý tưởng thì mức độ cạnh tranh của mình sẽ kém. (Duy-MBA)
    Điều cuối cùng mình muốn lưu ý các bạn đó là speaking skill, sẽ không giống như toefl đâu. Các bạn nên rèn luyện để trả lời đối thoại bằng tiếng Anh để làm sao cái việc các bạn thể hiện bằng lời nói cũng như hành động thể hiện được sự tự tin. Ví dụ bạn đã hiểu câu hỏi, bạn nghĩ ra rất nhiều ý tường hay những các bạn không thể diễn đạt được điều đó, hoặc là các bạn diễn đạt một cách ấp úng thì người ta không thể thấy bạn thực sự thể hiện khả năng của mình. Mình khuyên các bạn nên rèn luyện speaking, đặc biệt là những bạn nào không học chuyên về ngoại ngữ và lo lắng về tiếng Anh của mình thì các bạn nên tập trung vào đấy một chút. (Thịnh-MPA)
    5. Nếu như ban giám khảo hỏi mà mình không biết thì mình nói thế nào?
    Mình nghĩ rằng nên nói là tôi không biết và đề nghị ông bà giải thích cho tôi. Nên chân thật nói rằng mình không biết. Họ rất nice, họ có thể giành thời gian giải thích cho mình.(Thịnh-MPA)
    Câu này cũng có người gặp. Năm nay cũng có một người được hỏi là ?oGiữa $100,000 và học bổng Fulbright thì bạn chọn cái nào?? Bạn đó không trả lời được, bạn ấy nói ?o$100,000 là một số tiền rất lớn đối với tôi, trong khi Fulbright cũng là một chương trình rất thú vị. Tại thời điểm này tôi ngồi đây tôi chưa quyết định được cái gì quý giá hơn. Tôi xin nợ câu trả lời này.? Cô bé đấy vẫn đỗ. Bạn ấy gặp lại đúng người hỏi trong buổi giao lưu với các thầy cô giáo, chính người đã phỏng vấn bạn ý có nói rằng ?oMay mà em nói rằng em không biết, chứ nếu mà em trả lời là $100,000 hay là Fulbright mà em không thuyết phục được tôi thì em cũng bị trượt.? (Duy-MBA)

    (còn tiếp...)
    Để đọc thêm thông tin chia sẻ kinh nghiệm apply học bổng Fulbright, mọi người có thể vào weblog của bạn Thịnh http://www.fulbright.tk
    Được munch sửa chữa / chuyển vào 14:43 ngày 26/06/2009
  6. munch

    munch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    6. Cấu trúc của một cuộc phỏng vấn?
    Một cuộc phỏng vấn sẽ có 2 phần: phần đầu là phần họ hỏi các bạn rất nhiều, phần hai là phần các bạn hỏi lại. Nếu như phần đầu các bạn cảm thấy bị đuối, thì phần hai là phần để gỡ điểm cho các bạn. Do vậy các bạn nên hỏi những câu hỏi thực sự smart, tránh hỏi lan man thì các bạn có thể gỡ điểm rất nhiều. Và kinh nghiệm của chính bản thân mình, phần đầu của mình trôi qua rất nhanh nhưng phần kéo lại chính là phần mình hỏi ban giám khảo. Và hai người phỏng vấn mình (giống như mình hỏi đúng cái mà họ muốn) họ nói say sưa, kể hết chuyện nọ đến chuyện kia, mình ngồi nghe rất là thích thú (giống như kiểu good listener). Vì vậy các bạn lưu ý phần bạn hỏi lại là phần các bạn thể hiện bản thân rất nhiều đấy. (Thịnh-MPA)
    Có một điểm nữa các bạn đã và đang đi làm rồi nên lưu ý, họ sẽ hỏi rất sâu vào công việc của mình. Ví dụ như làm về ngân hàng hay chứng khoán, người ta có thể hỏi là ?obây giờ gửi vào ngân hàng nào lãi suất cao nhất? hay ?ođầu tư chứng khoán đầu tư cổ phiếu nào là sinh lời nhất?. Nhiều khi người ta muốn đóng vai trò là khách hàng và mình là người tư vấn. Hôm mình phỏng vấn bị một cô yêu cầu kể về một ngày làm việc điển hình. Mình nên làm chủ công việc của mình để khi người ta hỏi mình có thể trả lời thật tốt. Đặc biệt nên cập nhật những thông tin trên phương tiện báo đài mà gần đây nó hot, phải rất cẩn thận vì người ta có thể hỏi những câu hỏi như thế. (Duy-MBA)
    7. Đối với từng ngành, mình nên nhấn mạnh điều gì trong hồ sơ và phần phỏng vấn của mình?
    Các ngành nghề khác nhau thì có những đặc thù khác nhau. Ví dụ như ngành xã hội thì rất khó được điểm cao, vì vậy các ngành có những tiêu chí rất khó so sánh. Vì vậy để vào được đến vòng trong, các hồ sơ phải đáp ứng được tiêu chí là hết sức hấp dẫn, logic, có tình thuyết phục, và người ta đánh giá được triển vọng của mình. Làm thế nào để người ta đánh giá là mình có triển vọng và sau này khi mình trở về VN thì mình có thể gây tầm ảnh hưởng đến những người khác. Về MBA, với kinh nghiệm là việc của mình bạn có thể biết được những bất cập trong ngành của mình, có rất nhiều thứ người ta có thể hỏi bạn. (Duy-MBA)
    Như mình nói Fulbright họ mong muốn tìm người thể hiện cái trăn trở, khao khát của bạn và bạn nói rằng Fulbright sẽ giúp tôi giải quyết những vấn đề đó. Khi mình apply MPA, mình cũng nói những quan tâm của mình trong bộ hồ sơ ví dụ như về chính sách ở VN, các chương trình của chính phủ, xóa đói giảm nghèo? Mình nói rằng mình muốn học ngành này để khi trở về có thể áp dụng vào thực tế. Nếu bạn muốn focus vào điều gì đấy, thì trong hồ sơ bạn cũng nên nói luôn định hướng nghiên cứu của mình vào lĩnh vực gì, ở góc độ thế nào. Nếu bạn càng specific, càng clear thì họ sẽ thấy rằng con đường bạn lựa chọn là con đường đã được định hướng rõ ràng rồi, có nhiều supporting points trong lựa chọn đó chứ không phải là một lựa chọn hú họa, thích thì chọn. (Thịnh-MPA)
    Nói về làm bài luận, có mấy điểm cần lưu ý với các bạn. Khác với các bạn xin học bổng trực tiếp ở trường, đó là những học bổng tìm kiếm những người xuất sắc nhất, còn với Fulbright, họ tìm kiếm những người phù hợp nhất. Cách tiếp cận truyền thống nhất đối với học bổng Fulbright đó là bạn chọn một vấn đề gì trong ngành của bạn, bạn cho là cái đó bất cập, bạn nói rằng tôi cần phải đi học về để tôi góp phần vào sửa cái bất cập đó. Ví dụ mình chọn cách tiếp cận là hệ thống văn bản pháp luật ở VN được ban hành rất nhiều, nhưng có nhiều lộn xộn. Tôi đã đóng góp nhiều cho vấn đề góp ý các văn bản pháp luật nhưng tôi nghĩ là nếu tôi có được kiến thức sâu rộng hơn từ Mỹ về tôi sẽ góp ý tốt hơn. Bạn hãy gắn bạn với sự phát triển của đất nước. Một cách tiếp cận khác, có một bạn viết về việc bạn ấy thích ban nhạc F4, đi một hồi đến khổ cuối bạn ấy khóa lại là tôi muốn học về bảo vệ bản quyền. Tất cả những điều trên tường chừng như không có vẻ liên quan thì một khổ cuối khóa lại tất cả những điều đó lại. Nhưng phải rất cẩn thận khi tiếp cận theo cách này vì nó đòi hỏi nhiều thời gian đầu tư và cả sự sáng tạo. Bình thường thì mình khuyên các bạn nên đi theo cách tiếp cận truyền thống kia. (Nam-Law)
    8. Làm thế nào để khống chế sự căng thẳng?
    Không nên nghĩ ngợi qua nhiều, bởi vì mình càng nghĩ nhiều về chủ đề phỏng vấn thì mình càng thấy run. Mình sợ người ta hỏi những câu hỏi khó mà nó vượt quá tầm hiểu biết của mình, nếu cứ theo cái hướng đấy thì cảm thấy rất là mất tự tin. Và tốt nhất cứ để cho đầu óc nhẹ nhàng, thư thái, mình biết đến đâu thì mình trả lời đến đấy. Bạn cứ yên tâm trong buổi phỏng vấn họ sẽ tạo cho mình một không khí hết sức thân thiện. Fulbright khác các học bổng khác ở chỗ là họ tạo cho mình một không khi mà mình có thể là mình, mình sẽ cảm thấy rất thoải mái, không bị gò bó, ép buộc gì hết. Mình cứ nghĩ theo hướng là người ta chỉ hỏi những câu hỏi để làm rõ hồ sơ của mình, không có gì phải căng thẳng cả. Có một câu hỏi quan trọng nữa là ?oBạn có về VN hay không?? Đương nhiên sẽ phải về nhưng người ta vẫn cứ hỏi câu đấy. (Duy-MBA)
    Một bí quyết khác đó là chuẩn bị thật kỹ. Trước khi bạn đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị tất cả những câu hỏi họ có thể hỏi, đồng thời sau khi trả lời những câu hỏi đó lại nghĩ ra những câu hỏi có thể liên quan đến câu trả lời của bạn. Mình cũng soạn ra đến hàng trăm câu hỏi, nhưng vẫn bị lọt 2-3 câu. Nhưng mình cũng học thuộc quá nên sợ là đi phỏng vấn không được tự nhiên. Bạn cũng nên nhờ những người khác làm mock interview cho bạn, nó sẽ tạo cho bạn thói quen đó là phản ứng nhanh khi nhận được câu hỏi. Cuối buổi mock interview hãy hỏi xem cảm giác của người đối diện về bạn như thế nào, có cảm thấy bạn tự tin không, tiềm năng không, có cảm nhận bạn sẽ là người đóng góp cho VN không. Nếu họ trả lời có, chắc bạn sẽ đỗ đấy! (Nam-Law)
    Trước ngày phỏng vấn mình đánh game Đế Chế. Tất nhiên nhưng ngày trước các bạn nên chuẩn bị. Nhưng đến ngày cuối cùng trước ngày phỏng vấn bạn nên relax một chút cho tâm lý thoải mái. (Thịnh-MPA)
    9. Tầm quan trọng của future plan thế nào?
    Như các bạn biết, học bổng Fulbright yêu cầu các bạn học xong quay về VN 2 năm. Trong một cuộc nói chuyện, thầy Tháo có nói rằng ?oLiệu việc đóng góp cho đất nước có nhất thiết cứ phải là về VN hay không?? Các bạn có thể ở lại làm giàu, có thể đóng góp về chính sách, tác động về chính sách một cách hiệu quả. Future plan các bạn thể hiện rất quan trọng, bởi vì Fulbright đầu tư cho các bạn về giáo dục thì họ cũng mong muốn hiệu quả đầu tư đó được thể hiện ra như thế nào. (Thịnh-MPA)
    10. Nếu bạn muốn mang đến sự thay đổi, nhưng cơ chế không cho phép bạn thay đổi thì bạn làm thế nào?
    Khi apply Fulbright, future plan của mình rất quan trọng , thường thì phải ambitious một chút theo nghĩa là không chỉ cho cá nhân mình mà nó cần có tầm ảnh hưởng tương đối vĩ mô. Khi điều các bạn muốn làm có tầm vĩ mô như thế, các bạn có thể gặp khó khăn về mặt cơ chế chính sách, luật định, hay môi trường văn hóa không cho phép bạn làm đó cũng là những điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn phỏng vấn tôi, tôi sẽ nói như sau ?oĐúng là câu hỏi đó nếu các bạn đặt ra cách đây khoảng 20 năm, hay nói rõ hơn là trước năm 1986 khi vẫn còn nền kinh tế kế hoạch hóa thì câu trả lời là rất khó để có tầm ảnh hưởng vĩ mô. Nhưng theo tôi, ở điều kiện kinh tế xã hội như hiện tại nếu bạn muốn mở một công ty riêng, hay một cơ sở giáo dục đào tạo, một tổ chức nào đấy và bạn áp dụng kiến thức của mình vào, nếu bạn thực sự quyết tâm, tôi nghĩ bạn sẽ thành công. Có thể không thật sự lớn, nhưng dù sao bạn cũng làm được một phần cái bạn muốn. Và hơn nữa bạn sẽ lôi kéo được những người cùng tâm huyết với mình để làm điều đó. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, bạn hoàn toàn có thể làm được những gì bạn muốn.? Ví dụ trước đây để đóng góp cho giáo dục là rất khó khi 100% các trường đại học đều là state-owned hay public cả thì rõ ràng bạn không thể apply new ideas vào đó. Nhưng bây giờ có khoảng 30 trường dân lập và ở đó họ sẵn sang tiếp nhận những tư tưởng quản lý mới, những cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề mới thì bạn hoàn toàn có cơ hội giải quyết vấn đề của mình. Trong giáo dục đã như vậy rồi thì theo tôi nghĩ trong lĩnh vực kinh tế hay khoa học kỹ thuật khác bạn hòan toàn có cơ hội. (Duy-Education Management)
    Đây là câu hỏi tôi đã gặp trong buổi interview của tôi. Tôi nhớ đến một lần thầy Thảo có nói với tôi cũng như các Fulbrighters ở đây là ?oThầy cũng như mọi người ở đây đều muốn đi đến một cái đích cuối cùng, mỗi người ở đây như là một điểm sang, mà từ điểm sáng này có thể đi đến điểm sáng kia nhanh hơn. Chứ không giống như đi một quãng đường xa với những phương tiện thô sơ mà mình có. Nhưng người đi học về sẽ là những điểm sáng nhỏ và giúp cho mình đi nhanh hơn về đích. Theo tôi hiểu, bạn sẽ tạo ra thay đổi nho nhỏ và cùng với người khác bạn sẽ làm cho nó lớn hơn. Ví dụ một bài báo này người ta chắc chắn là không cho đăng vì đây là báo nhà nước, nhưng tôi sẽ thương lượng với sếp của tôi. Có thể tuần này không được đăng, nhưng ngày hôm sau tôi lại thương lượng lại cho đến khi nào đến gần hơn với mục đích của tôi. Tôi tạo ra thay đổi nào đó thay vì việc là tôi không làm gì cả. (Giang-Journalism)
    Về mặt tác động, contribution, hay là thay đổi theo mình nghĩ đúng là một cá nhân khó có thể nào thay đổi mọi thứ nhưng nếu chúng ta kết hợp lại với nhau, nó sẽ mang đến một sức mạnh chung. Chính vì thế tâm huyết của mình là xây dựng một cộng đồng Fulbrighters. Tất cả các Fulbrighters đều có chung một tâm huyết thì các bạn nên liên kết lại với nhau, sức mạnh tổng hợp đó sẽ có tác động rất lớn. Ở góc độ cá nhân, mình nghĩ rằng không thể một sớm một chiều mang lại sự thay đổi. Nhưng về cá nhân nếu mình raise cái voice của mình lên, hoặc mình thay đổi bản thân mình trước tiên, mình thấy được những tác động tốt đối với bản thân mình, người khác họ sẽ đi theo cái thay đổi đó. Dần dần sự thay đổi đó sẽ lan tỏa. (Thịnh-MPA)
    Thế là hết rồi đấy. Hy vọng các bạn ở trong miền Nam không cảm thấy bị thiệt thòi vì thiếu thông tin nhé!
  7. _kova_

    _kova_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn bạn munch vì đã chia sẻ thông tin rất có ích.
  8. NoRelease

    NoRelease Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    739
    Đã được thích:
    0
    Em chào anh/ chị,
    Đọc đi đọc lại topic nhà mình mấy lần rồi em mới dám comment. Em định apply HB Fulbright AY 2011 - 2013. Tính đến thời điểm này em đã được hơn 1 năm kinh nghiệm kể từ ngày nhận bằng. Em làm cho công ty nước ngoài, vị trí tòm tèm thôi ạ.
    Em dinh apply hoc MBA. Em tốt nghiệp NEU. GPA của em chỉ là bằng khá thôi ạ.
    Em mong các anh các chị tiếp tục đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm cho đàn em đi sau chúng em học hỏi và noi theo.
    Em cảm ơn ạ.
  9. evagreen1205

    evagreen1205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2008
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Em AQ tí ạ: Chả là em thực tập ở American Center, LSQ Mỹ. Hôm nay sau ca thực tập xong, đang dọn bàn ghế thì tình cờ đi vào phòng bên cạnh, hic, nó đề phòng này reserved cho cuộc gặp mặt của Fulbrighters năm nay vào ngày 3/8 để được hỗ trợ thêm về cái gì đó (^^cuống quá ko nhìn rõ). Lòng tự dưng thấy lao xao khó tả ấy, cứ vuốt vuốt ve ve mấy cái ảnh chụp Fulbrighter năm cũ, giá mà mình cũng được là một phần trong list các anh chị tham dự ngày 3/8 đấy thì còn gì sướng bằng!
    Chúc các anh chị may mắn, thành công, và nhớ chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm cho applicants các năm sau nữa nha!
  10. sleepless

    sleepless Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Chờ lâu phết rồi, có ai có update gì mới hơn ko nhỉ?

Chia sẻ trang này