1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

C*** tập 4, biển Nhật Lệ - động Phong Nha, mùa hè nóng bỏng - tháng 6/2009 (chi tiết trang 38)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi sicilian, 17/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sicilian

    sicilian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    "Lần đầu tiên bao giờ cũng hồi hộp" mà! Đúng là hồi đấy cảm giác thấy... ngu ngu thật, nhất là sau buổi tối đầu tiên, nghe lão Đôn kêu rầm trời. Hắn gọi điện về chửi bọn trung tâm 1 trận, rồi quay ra tớ với Tránh Thai (2 thằng "bạn đồng sàng" với hắn ) là "Chúng nó chỉ nói với anh là lên Hà Giang, anh tưởng là lên Cửa khẩu Thanh Thủy ai ngờ các chú mò lên tận Lũng Cú, làm gì có thằng nào đi xe du lịch lên đấy". Đến khi đi trên đường, thấy chả có ma nào đi xe du lịch cả, tuyền xe 2 cầu. Mới đó mà đã gần 1 năm rồi, nhanh thật!
  2. sicilian

    sicilian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Dạo này có thói quen là vào tìm topic của C*** thì cứ tự động kéo xuống trang 7. Mượn tạm câu trong blog của bác Cao Sơn vậy: "Giờ chỉ còn mình tớ viết"
    Bài viết về Pù Mát trên VOV
    Khám phá thiên nhiên Vườn quốc gia Pù Mát
    Nằm trên dải đất miền Trung, Vườn quốc gia Pù Mát có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch: diện tích rộng lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật rừng, thực vật rừng mới được khám phá trong thời gian gần đây: 2.500 loài thực vật thuộc 150 họ và gần 1.000 loài động vật...
    Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay của con người chạm đến: thác Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái, Đan Lai. Nét hoang sơ là món quà của thiên nhiên ban tặng cho Pù Mát.
    Nét đặc trưng độc đáo
    Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: sao la. Nhưng Pù Mát vẫn chưa được khám phá hết ở khía cạnh du lịch. Diện tích vùng lõi rộng 91.113ha và vùng đệm rộng hơn 80.000ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An, Pù Mát chính là nơi ở của người Thái, dân tộc đã sống ở đây nhiều đời. Chính quyền địa phương đã thống kê 50.000 người dân sống trong vùng đệm và có tới 60% dân số là người Thái, tức là các dân tộc khác từ đa số tới đây thành ?othiểu số?. Chính vì vậy, nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát lại pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái.
    Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước. Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các loại cây lương thực khác; nuôi trâu, bò và gia cầm; làm sản phẩm tre và dệt vải truyền thống. Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng về tính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp.
    Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp. Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái. Chiếm số ít là dân tộc Kinh (chủ yếu sống ở thị trấn Con Cuông) và dân tộc Đan Lai.
    Người Đan Lai sống tập trung tại 3 bản: Cò Phạt, Bản Cồn và Bản Búng thuộc xã Môn Sơn nằm ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia. Họ sống và canh tác ở những nơi đất dốc, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm.
    Những món quà vô giá của thiên nhiên
    Theo tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao và chính độ cao của Pù Mát đã khẳng định điều đó. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 - 1.814m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Hiếm có du khách nào chinh phục được đỉnh núi này dù trước đó có thể họ đã đứng dang tay trên đỉnh Phan xi păng. Pù Mát đẹp ở cái hùng vĩ của rừng xanh, ở vẻ nguyên sinh không chút đụng chạm của bàn tay con người. Điểm nổi bật của Pù Mát chính là khu rừng săng lẻ cách khu hành chính của vườn khoảng 40km, rộng khoảng 100ha. Đây là khu rừng cổ thụ, thuần loài, cao khoảng 50m và toả bóng mát quanh năm, thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương. Thiên nhiên ở đây thật kỳ diệu với những tán lá xanh còn đọng những giọt sương vào mỗi buổi sáng, tiếng chim hót chuyền cành khi bình minh lên.
    Thưởng thức sự thư giãn vào buổi sáng, du khách có thể hoà mình vào thiên nhiên dịu mát của thác Khe Kèm (hay còn gọi là thác Kèm) trong cái nắng nóng oi bức đặc trưng của miền Trung. Cách thị trấn Con Cuông khoảng 20km về phía Nam, thác Kèm hùng vỹ ở độ cao 150m. Rất nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước gần như nguyên sinh nhất ở Việt Nam. Con đường vào thác quanh co, uốn lượn và gập ghềnh. Có thể điều đó sẽ làm du khách nản lòng nhưng với những ai vượt qua được chặng đường không ngắn chút nào để được tận mắt chiêm ngưỡng một tạo vật thiên nhiên dành cho Pù Mát hẳn người đó sẽ không cảm thấy tiếc nuối. Người Thái gọi là thác Kèm là Bổ Bố, có nghĩa là dải lụa trắng. Từ chân thác nhìn lên, bạn sẽ có cảm giác dòng suối tuôn chảy bất tận trong những dải bọt trắng xoá, chẳng khác một dải lụa trắng buông dài bất tận. Hoà trong màu trắng kỳ ảo đó là dòng suối trong vắt, mát rượi cùng tiếng ca của muôn loài chim.
    Trên đường vào thác Kèm, ấn tượng đọng lại trong du khách về vẻ đẹp của Pù Mát là tiếng nước chảy ở đập Phà Lài (hoa của trời), ở màu đỏ như phượng vĩ trên những tán cây hai bờ sông Giăng (cách khu hành chính của vườn quốc gia khoảng 20km). Một điều kỳ lạ gần như hiếm có ở Pù Mát là trên những chiếc thuyền nhỏ rẽ sóng trên sông Giăng, du khách như được trở về với thiên nhiên đích thực, nơi con người chỉ là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Hai bên bờ cây cối rậm rạp, đậm vẻ hoang sơ với điểm nhấn là dãy núi đá vôi hùng vĩ, điểm xuyết những màu sắc sặc sỡ của các loài hoa: tuế, phong lan. Làn nước trong xanh. Nếu du khách mang theo một vài loại quả, hẳn sẽ được gặp được con cháu lão Tôn không chút sợ sệt ra ?onhận quà?. Chúng sẽ đu mình trên trên những cành cây làm nên cảnh tượng như Hoa quả sơn.
    Từ ngã ba cầu Khe Diêm trên quốc lộ 7, đi dọc theo đường vào vùng Môn Sơn, Lục Dạ của huyện Con Cuông khoảng 3km, du khách sẽ gặp suối Mọc. Khác với những dòng suối khác, dòng nước ở đây cứ như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn chảy làm tan biến cái nóng thiêu đốt của mùa hè. Về mùa thu, dòng suối có vẻ mát dịu hơn cùng với khí trời. Ngược lại, mùa đông, thiên nhiên ở đây lại ban tặng cho dòng suối một điều kỳ diệu: dòng nước ấm áp vô cùng trong những ngày lạnh giá. Suối Mọc còn một tên gọi khác là Rốn cô Tiên. Truyền thuyết do người dân trong vùng kể lại: thuở xưa, một nàng tiên đi du ngoạn qua thấy suối nước rất đẹp liền dừng lại ngắm cảnh và xuống tắm. Từ đó, suối nước Mọc còn có tên gọi khác là Rốn cô Tiên. Người dân ở đây cho biết suối nước Mọc có từ lúc nào chẳng ai biết vì khi sinh ra thì nó đã có sẵn rồi. Suối Mọc là nơi trẻ con ra tắm táp nô đùa trong những ngày hè cũng là nơi vui chơi của dân bản trong những khi oi bức. Nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu để xác định suối nước Mọc (tiếng Thái Là Tà Bó: nhánh, dòng chảy nhỏ) có phải là một nhánh chảy ra từ thác Kèm hay không.
    Cần được đầu tư thích đáng
    Hiếm nơi nào lại được thiên nhiên ưu đãi như Pù Mát: một diện tích rộng lớn với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Người yêu thiên nhiên có thể đến với Pù Mát bất cứ lúc nào: đông, hè, xuân, thu. Thời tiết quanh năm ở Vườn quốc gia vào khoảng từ 20 đến 22oC. Trong năm 2005, Vườn quốc gia Pù Mát đã đón gần 10.000 du khách tới tham quan. Sóng điện thoại di động của Vinaphone, Mobiphone và Viettel đã hiện diện ở khu vực hành chính của vườn. Với khoảng cách 90 km từ thành phố Vinh xuống Con Cuông, khi đến Vườn quốc gia Pù Mát, du khách sẽ có cảm giác lạc vào thế giới khác với thiên nhiên tươi đẹp.
    Dù mới được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn quốc gia từ năm 2001 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Pù Mát đã dần khẳng định được vị thế của mình trong con mắt của các nhà quản lý du lịch. Thiên nhiên ở đây với những cảnh đẹp hoang sơ vẫn chưa được khám phá hết. Nếu được đầu tư đúng mức, Vườn quốc gia Pù Mát sẽ là trung tâm du lịch của Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Diễn, phó giám đốc vườn cho biết: hiện bộ máy của vườn được tổ chức với 4 phòng: Tài chính - kế hoạch, Tổ chức ?" Hành chính - quản trị, Khoa học & Hợp tác quốc tế, Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường và 1 Hạt Kiểm lâm. Trong tương lai, rất cần sự đầu tư để thành lập Trung tâm Khoa học và Du lịch của vườn từ 2 phòng chức năng (Khoa học & Hợp tác quốc tế, Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường). Đây là đơn vị có thu, tự hoạt động với vai trò tìm nguồn đầu tư và phát triển các hoạt động khoa học và du lịch, những thế mạnh sẵn có của vườn đồng thời cải tạo, tu bổ cơ sở hạ tầng phục vụ (với 23 phòng khách chỉ có thể phục vụ được 50 người). Hiện nay với vị trí của những phòng chức năng nằm trong bộ máy hành chính, khoa học và du lịch chưa được phát huy hết tiềm năng. Phí vào tham quan vườn mới chỉ là 1.500-2.000đ/ du khách và nếu du khách muốn đi tham quan trên sông Giăng thì phải sử dụng thuyền của người dân địa phương.
    Mong rằng các cấp có trách nhiệm sẽ nghiên cứu và tìm ra những hướng đi thích hợp để phát triển tiềm năng du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia rộng nhất miền Bắc này./.
    Anh Tuấn
    Được sicilian sửa chữa / chuyển vào 21:11 ngày 25/03/2008
  3. xauxauxixi

    xauxauxixi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi bắt đầu chiến dịch đăng kí đi offroad và trekking Pù Mát , các bạn vào diễn đàn của C*** Group ở chữ kí tớ, tìm thread đăng kí trong mục " Thảo luận, bóng bàn, hội ý trước chuyến đi", ai có thắc mắc gì cứ PM cho tớ vào nick YM luu_ly_xinh_hn tớ sẽ trả lời. Tiện đây tớ tóm tắt lại vài điểm chính :
    Mục đích: Kỉ niệm 1 năm thành lập C***, thân mời các thành viên cũ và các bạn mới ( kể cả những bạn chưa từng đi với C***), chuyến này không hạn chế số lượng.
    Điểm đến: Pù Mát - Nghệ An, và sang cả khu vực giáp Lào nữa.
    Kinh phí: 300k/người, xăng xế ôm chia đôi, thừa trả lại, thiếu thu thêm
    Thời gian: sáng 30/4 xuất phát theo đường Hồ Chí Minh, về Hà nội vào ngày 3 hoặc 4/5 ( cái này sẽ chốt trong vài ngày tới).
    Chú ý:
    1. You''re WC!
    2. Không đăng kí ở đây, mà là ở 4rum của C*** ( các bạn cũ lưu ý là 4rum mới đã chạy tốt nhé)
    Và đây là slogan của C***: " Ai cũng có lần đầu tiên, lần đầu tiên bao giờ cũng hồi hộp"
  4. sabbath

    sabbath Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Có vài hình ảnh chuyến Mường Lát vừa rồi, nhà mình xem cho đỡ vui.

    1. Sông Mã
    [​IMG]
    [​IMG]
    2. Đường tre
    [​IMG]
    3. Gần cửa khẩu Tén Tằn
    [​IMG]
    4. Trên đường Hồi Xuân - Tén Tằn
    [​IMG]
    5. Thiếu nữ bên khung cửi
    [​IMG]
    6. Đường đi CK Tén Tằn, mùa này hoa sưa nở rất nhiều, đẹp lắm
    [​IMG]
  5. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Đang trên Lào Cai, chuyến đi tập trên Fan đổ bể sau 1h ngồi đọ súng với các chú trên vườn quốc gia HLS. Tuy nhiên lại tìm được 1 điểm rất đẹp cho mọi người lượt khượt, không quá xa mà nếu vào tháng 8 thì ko còn gì để nói.
    Sẽ post tracklog cùng mọi thông tin, ảnh cần thiết cho mọi người. Ngày mai về Hà Nội, sáng ngày kia có mặt ở Hà Nội, được 1 ngày để chuẩn bị trước khi vào Sài Gòn, có mặt tại Sài Gòn ngày mùng 2, mùng 3 làm mấy thứ, mùng 4 xuất phát đi Nepal leo tiếp Everest. Gặp mọi người sau vậy, lại bắt đầu 1 thời kỳ nhớ nhung tất cả rồi....
  6. sicilian

    sicilian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    @Minh kều: Vậy là xuất phát sớm hơn dự tính à? Trận đánh cuối cùng rồi, thay mặt ace chúc chú thành công và may mắn.Chờ mong tin thắng trận từ Nepal gửi về.
    Về HN thì ới bọn anh 1 câu, làm tý cà phê cà pháo chứ nhỉ!
    @All: Từ đợt đi Fan về tớ vẫn muốn viết gì đó về chuyến đi đầy kỷ niệm ấy nhưng ko có thời gian, giờ làm tạm cái Ngoại truyện vậy.
    Chuyện thứ 29. Một đêm ngon giấc
    Khẩu hiệu chuyến chinh phục đỉnh Fansipan của C*** có lẽ không gì đúng hơn là ?oHãy cho em một đêm ngon giấc!?.
    Tớ tin rằng nếu trên đời có Thượng Đế, hẳn Ngài đã quyết định thử thách ý chí và bản lĩnh của các C***er theo cách cổ xưa nhất: sự khắc nghiệt của thời tiết. Trái với những chuyến đi trước đây, khi thời tiết luôn ủng hộ C***, chuyến leo Fan báo hiệu khó khăn từ trước đó khá lâu. Đợt rét đậm kéo dài nhất trong hàng chục năm trở lại đây tại miền Bắc chỉ vừa kết thúc trước ngày lên đường vài hôm nhưng các đài khí tượng cả nước đã cảnh báo về một đợt lạnh khác khắc nghiệt không kém đã tràn xuống đến biên giới.
    Đêm đầu tiên ngủ trong rừng, 13 người chen chúc trong một cái lều mà có lẽ bình thường chỉ dành cho 4 người, 7 người còn lại ngủ trong lều dành cho ?. 2 người. Cả hai lều anh em đều phải thay phiên nhau ngủ ngồi, những người còn lại nằm ngủ theo tư thế ?oúp thìa?: nằm nghiêng sát vào nhau, chân co lên hết cỡ, không thể cựa quậy. Được một lúc thì mưa, nước ngấm vào trong lều từ mọi phía lạnh buốt, tấm giữ nhiệt cá nhân chỉ đủ giữ ấm phần lưng, từ thắt lưng trở xuống lạnh như đá. Cả đoàn động viên nhau, thậm chí còn hát nữa, để giữ cho tinh thần không xuống thấp. Đêm ngủ ngồi co ro giữa rừng già, lạnh cóng và mệt mỏi, nghe những cơn gió từ xa thổi lại, tiếng gió lớn dần, lớn dần về phía mình tựa hồ như tiếng gào thét rất ma quái và rùng rợn. Mỗi lần một cơn gió như thế kéo đến, bất chợt tự hỏi liệu lần này căn lều du lịch mỏng manh có chống đỡ nổi không! Khi bọn tớ tưởng mình bắt đầu quen với hoàn cảnh thì lại có 1 sự cố khác: cây đổ. Đấy là âm thanh đáng sợ nhất mà tớ đã từng biết, nghe thấy rõ ràng một thân cây to lớn vừa đổ ầm ầm ngay cạnh lều, chợt tự hỏi lần sau có còn may mắn thế không. Mọi người cũng quá mệt mỏi để có thể chui ra khỏi lều, nhưng biết tránh đi đâu khi bạn đang ở giữa rừng đại ngàn trong một đêm tối đen như mực, mưa xối xả, lạnh buốt và gió trên đầu luôn gào rú? Vậy là chỉ còn biết tin vào SỐ PHẬN. Nhưng số phận cũng đã không đối xử quá tệ với C***. Sáng hôm sau chui ra khỏi lều, nhìn cây cối đổ xung quanh khu cắm trại, những thân cây một người ôm, bọn tớ biết rằng rút cuộc thì mình vẫn may mắn.
    Đêm thứ hai trong rừng, một chiếc lều lớn hơn được tăng viện nhưng chiếc lều dành cho 2 người được bỏ lại để cho một đoàn đi sau sử dụng. Căn lều mới này gồm 3 gian, 2 lớp. Các gian được ngăn với nhau bằng vách ngăn vải, có thể kéo gọn lên. Lần này lều to là 14 người trong khi có lẽ thông thường người ta dùng cho? 6 người. 6 người còn lại ngủ trong căn lều 13 người ngủ hôm trước. Đêm nay mưa không lớn như đêm trước nhưng cái lạnh cũng không kém, nhiệt độ xuống rất thấp và nước vẫn ngấm vào lều. Sau hai ngày một đêm vật lộn với cái rét, mệt mỏi, thiếu thốn; đêm nay giấc ngủ của mọi người vẫn chập chờn, thỉnh thoảng lại tỉnh dậy vì thấy lạnh buốt. Bên tớ (lều to) rút cuộc mọi người vẫn phải nằm co chân vì không đủ chỗ cho tất cả: gian tớ ở giữa gồm 4 anh chị em nằm phía trên, Minhledo nằm vuông góc phía dưới chân; gian bên cạnh 5 người nằm ngang thay vì nằm theo chiều dọc vì quá chật; gian còn lại 2 anh em Trí ?" Sơn chia nhau nằm trấn thủ phía sát vách lều để bảo vệ 2 nàng Giang Oni- Tuyến khỏi bị nước ngấm.
    Đêm thứ ba được hứa hẹn sẽ là một ?ođêm ngon giấc? như những gì anh em vẫn thường nói đùa với nhau lúc hành quân 3 ngày qua. Đỉnh Fan đã chinh phục xong, tinh thần mọi người lên rất cao. Đêm nay không còn phải ngủ lều du lịch nữa mà được ngủ trong một cái lán trông khá đàng hoàng, rộng rãi, đủ chỗ cho tất cả mọi người. Tối hôm ấy mọi người hát hò, chuyện phiếm bên bếp lửa, tận hưởng cảm giác của những người vừa ?olên đỉnh? thành công trở về. Ai cũng đi ngủ trong tâm trạng phấn khởi, còn tớ thì nghĩ: ?oÍt ra thì cũng được ngủ duỗi chân thoải mái sau 3 đêm liền!? (đêm đầu tiên ngủ co chân là ? trên tàu ). Cái mệt của mấy ngày hành quân, niềm kiêu hãnh của những kẻ vừa chiến thắng chính mình và những câu đùa vui rất hài của Minhledo đưa cả đoàn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nhưng không ngờ đó lại là đêm lạnh nhất, đến quá nửa đêm, tất cả đều thấy lạnh buốt. Căn lán được lợp bằng cây, vài tấm xi măng nên che mưa rất tốt nhưng che gió thì không ăn thua. Cái lạnh hôm nay còn gấp mấy lần hai đêm trước dù không bị ướt. Tớ nghe răng mình va vào nhau lập cập, tấm chăn mỏng mang theo không ăn thua gì nhưng vẫn cứ phải cố thu mình lại vào trong chăn, toàn thân rùng mình run rẩy cả đêm. Mọi người đều không thể ngủ được, chỉ mong sao trời mau sáng. Sáng hôm sau, ai đó hỏi tớ đêm qua ngủ thế nào, tớ chép miệng: ?oMẹ, vẫn ?éo được duỗi chân!?
    Ngày hôm sau xuống đến Sapa, quay lại với cuộc sống văn minh, với internet, truyền hình bọn tớ mới biết những đêm trước trên núi nhiệt độ thấp kỷ lục đêm nào cũng dưới không vài độ. Cả vùng núi phía Bắc có hàng chục ngàn con trâu bò chết vì rét. Anh em bảo nhau: ?oHóa ra mình còn khỏe hơn cả trâu bò!?. Ngay những người dân Sapa khi nghe bọn tớ bảo vừa đi leo Fan mấy ngày về cũng lắc đầu, lè lưỡi. Họ bảo bản thân họ mấy chục năm rồi chưa thấy đợt rét nào khủng khiếp đến thế!
    Tớ thề là những đêm trên dãy Hoàng Liên Sơn sẽ mãi nằm trong những đêm điên rồ nhất trong đời tớ. Nhưng, tớ cũng chắc chắn rằng, chúng sẽ nằm trong số những đêm đáng tự hào nhất.
    Được sicilian sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 30/03/2008
  7. Sprint150

    Sprint150 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Nếu chuyến này mọi người đi tàu vào rồi lên xe máy đi tiếp thì tớ đăng kí với nhé, tớ già rồi, chọn cái gì nhẹ nhàng thôi.
    Đang nghèo nên đi Pù Mát cũng là một good solution.
  8. Black_Hands

    Black_Hands Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    2.557
    Đã được thích:
    0
    C''mon little guy, mới thế đã chào thua à.
    Bổ sung cái ngoại truyện một tẹo nhé. Đêm đầu tiên ngủ ở lưng chừng Fan gió thổi to quá, tớ thì đựơc cái ngủ say vì mệt, gió to đánh ào một cái đúng lúc tỉnh giấc chả biết phản xạ tức thời hay thế nào tớ thò tay lên đỉnh lều để giữ vì sợ nó bay mất. Thật buồn cười vì nếu nó bị gió bốc khỏi mặt đất thì mình cũng chả giữ được đúng là phản xạ vô điều kiện . Nghe tiếng cây đổ mà lạnh ớn cả sống lưng.
    Đêm thứ 2 khá khẩm hơn đc 1 tẹo vì vớ đc cái lều to thì lại bị nạn đói hoành hành . Buổi sáng uống milo và ngũ cốc cầm hơi ( yếu tố khách quan ) buổi trưa ăn trứng luộc, 3h chiều ăn cơm nắm muối vừng và ruốc
    Đêm thứ 3 khá khẩm hơn được vì ko bị nạn đói, đủ thức ăn thì lại bị nhiệt độ quá thấp. Ngủ giữa rừng băng, chính xác là rừng băng luôn vì nhiệt độ lúc giữa đêm rơi vào tầm -6độ C. Thế là cả 3 đêm chả đêm nào được ngon giấc. Rút ra kết luận và cũng là bài hát suốt đoạn đường leo Fan : Chúng ta là những con bò dễ thương, chúng ta là những con bò.... n....g....u . :)) =))
    Tuy nhiên đúng như Lân nói , những đêm ấy là những đêm đáng nhớ nhất và đáng tự hào nhất cũng như hãi hùng nhất mà tin chắc là chả ai quên được
  9. galama

    galama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    khứa khứa, ấm áp, ngủ theo kiểu công xã nguyên thủy , theo kiểu đứng ko dc mà ngồi cũng chả xong, theo kiểu mì tôm ko có trứng, theo kiểu ko còn gì để mất..
    vác có 2 cái chăn đi mà xúng ló nhìn đểu mình, nhờ giời đêm cô đơn mình vẫn duỗi thẳng chân ra dc
  10. sicilian

    sicilian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Bố ông, anh chị em rét gần chết, ông thì chăn mùa thu, chăn mùa đông đủ cả! Bảo sao anh em ko ghen tức!
    Thôi, giờ tập trung vào kế hoạch Pù Mát thôi, tháng 4 đến nơi roài. Đ/c Cường Gà nhớ là vẫn có nhiệm vụ lên lịch trình thác loạn Pù Mát nhé. Hạn cuối 25/4 phải xong để phổ biến cho mọi người. Đây là dịp để đ/c giới thiệu quê hương Thanh Nghệ tới bà con đấy.

Chia sẻ trang này