1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sống yêu thương... - Tuyển Người hỗ trợ cá nhân (Personal assistant- PA) - "Hội trái tim từ thiện Hà

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi saobien_12, 17/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại Hà Nội, dự kiến đi thăm và tặng quà cho một số bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn tại BV Việt Đức, lúc 19h ngày thứ 5, 16/7/2009. Rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ của quý vị. Chi tiết xin liên hệ Mr Tuấn 0903 44 9950, Ms Thảo 0973 20 2509 xin cảm ơn quý vị!
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Giai phau mien phi giup cac tre sut moi ho ham ech tai VN ! Dang ky gap truoc ngay 30/07/2009
    Thong tin cua Operation Smile (thong tin cua ai do co e-mail la xuyentamlien co nhung chi tiet khong chinh xac va do khong phai la phat ngon cua Operation Smile).
    Co ba kenh ma benh nhan co the lien lac de dang ky duoc phau thuat:
    - Thong qua quy bao tro tre em tai dia Phuong â?" Quy bao tro tre em la doi tac cua Operation Smile giup to chuc den duoc voi cac benh nhan. Benh nhan o tinh nao cung co the lien lac voi quy bao tro tre em thuoc so LDTBXH cua tinh do de dang ky phau thuat
    - Thong qua cac benh vien doi tac cua Operation Smile: Bv VietNam Cu ba â?" 37 Hai Ba Trung, Hanoi (cho cac benh nhan muon duoc phau thuat tai Ha Noi va cac tinh mien bac), Bv Rang Ham Mat trung uong tp HCM â?" 201 Nguyen Chi Thanh, Q5, HCM (cho cac benh nhan muon duoc phau thuat tai HCM va cac tinh mien nam)
    - Lien lac truc tiep voi to chuc Operation Smile:
    o Tang 4, 16 Ngo Quyen, Hanoi â?" Tel 043936 5426
    o 186 /170 Cong Quynh, Phuong Pham Ngu Lao, Q1, HCM â?" Tel 083920 7356

    Lich tam thoi cua chuong trinh trong thoi gian sap toi (nam 2009) la:
    Jul 27-31: tai HCMC
    Aug 03-07: tai HCMC
    Aug 17-21: tai Ha Tinh
    Aug 17-21: tai HCMC

    Trong thang 11 toi, mot loat cac chuong trinh se duoc dien ra tren khoang 20 tinh trong ca nuoc do cac bac sy tinh nguyen vien cua Viet Nam va quoc te thuc hien, du tinh khoang 1,000 nu cuoi se duoc mang tang cho cac em. De co lich chi tiet ve thoi gian va dia diem, xin hay lien he voi Operation Smile.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những câu chuyện ?ocười rơi nước mắt? của bệnh nhân tâm thần
    (Dân trí) - Đã hóa điên hóa dại mà nỗi ám ánh về những trận đòn roi của chồng vẫn ?ogiăng mắc? trong đầu chị Huyền. Người đàn bà trẻ mắc chứng tâm thần phân liệt ấy lý giải, chị không ly hôn vì không muốn con chị không có cha.
    Câu chuyện gia đình buồn của Huyền chỉ là một trong nhiều câu chuyện ?ocười ra nước mắt? của những bệnh nhân tâm thần ở Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng Việt Trì (Phú Thọ), mà phóng viên Dân trí có dịp nghe trong một lần tới đây công tác.
    Chuyện tình của người tâm thần
    ?oNắng chiếu sau lưng nắng đỉnh đầu/ Nắng chưa tới ngực bởi anh vâu/Như đàn em nhỏ xin về nhắc/ Chớ để anh hôn chảy máu đầu?. Đang xếp hàng chờ uống thuốc, thấy có người lạ, một bệnh nhân nữ tầm 35 tuổi tiến lại gần tôi đọc một lèo những vần thơ chế theo nhịp điệu của bài thơ Tống biệt hành mà chị khoe chị sáng tác từ lâu lắm rồi. Không thể tôi kịp định thần, chị giải thích luôn: ?oVâu là vẩu. Anh người yêu bị vẩu nên không hôn được? Hiểu chưa em??. Rồi chị cúp hai mắt xuống, chùng giọng: ?oYêu người vâu khổ lắm em ạ. Đến một cái hôn cũng chẳng trọn vẹn?. Mới cười rổn rảng đọc thơ, chị đã rầu rĩ bước về phía nhóm bệnh nhân nữ.
    Chị ?onhà thơ? vừa đi khỏi, một cô gái rất khó đoán tuổi tiến ngay lại chỗ tôi, giọng miền Trung đặc sệt, nghiêm nghị nói: ?oChị đọc cho mà nghe này: Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Làm con cho đáng nên con??. Thấy tôi ngơ ngác, một bác sĩ giải thích, cô gái này đã ở trung tâm hơn chục năm nay rồi và trong suốt quãng thời gian ấy, cô chưa một lần được gặp cha mẹ. Bệnh nhân này cũng là một trong những người bị gia đình bỏ rơi lâu nhất.

    Bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chứ năng Việt trì xếp hàng uống thuốc.
    Một cô gái khác, sau này tôi biết tên là Huyền, xen vào: ?oNó đọc vớ vẩn đấy?. Chị kia bác lại: ?oCon ni hắn bị chồng bỏ đó?. Huyền ?oxấn? sát người tôi, mắt nhìn chằm chằm nói như van xin, chực khóc: ?oKhông phải đâu, bọn chị chỉ mới ly thân thôi?.
    Huyền định kể tiếp nhưng chợt chững lại: ?oEm lấy chồng chưa? Chưa có gia đình em không hiểu được đâu, chuyện gia đình phức tạp lắm?. Nhưng để ?otruyền kinh nghiệm lại cho em? và có lẽ cũng đang thèm có một người để chia sẻ, chị tiếp tục kể. Huyền kể chồng chị là người ở Bảo Thanh (Phú Thọ), đang công tác ở TPHCM. Nhiều lần chị nhớ chồng, muốn bế con vào thăm nhưng? sợ bị đánh chết nên không dám. Kể đến đây, Huyền bất giác co rúm người sợ hãi. Mọi người nói Huyền phát bệnh điên do bị chồng bỏ và họ tin rằng trong cuộc đời làm vợ của Huyền, chị đã phải nếm trải những trận đòn roi vô cùng kinh hãi từ người chồng vũ phu, nên cho đến tận bây giờ, khi đã vào trung tâm chữa trị, nỗi sợ hãi ấy vẫn luôn ám ảnh chị.
    Người đàn bà trẻ bất hạnh trong hôn nhân trăn trở với tôi: ?oChị có nên bỏ chồng không nhỉ??. Rồi không đợi câu trả lời, chị khẳng định: ?oKhông bỏ được đâu em ạ, vì nhà chị có con rồi ràng buộc lắm. Chị không muốn con chị không có cha. Con gái chị xinh lắm, xinh hơn chị nhiều. Nếu anh ấy không quay về chị sẽ tìm cho con gái chị một người cha?. Lý lẽ của một người bị tâm thần phân liệt khiến tôi giật mình.
    Khi đã bớt rầu rĩ, Huyền lại nói rằng chị đã có người yêu mới, đó là một anh bộ đội về hưu tên là Đô. ?oBọn chị mới yêu nhau một năm đây thôi, anh ấy hứa sẽ nuôi mẹ con chị suốt đời. Chị xinh thế này phải có nhiều người yêu lắm phải không em?.
    Các điều dưỡng viên ở đây cho biết Huyền là một trong những người có khát vọng yêu lớn nhất trong số các bệnh nhân. Có lẽ đó là cách để một người điên như chị xóa bỏ những ám ảnh bất hạnh về hôn nhân trong đầu.
    ?oEm đang phải chạy án đấy!?
    Tầm 26, 27 tuổi, vóc dáng và khuôn mặt của bệnh nhân Tuấn, quê Bắc Nịnh, đậm ?ochất chơi?, đúng như những gì cậu kể. Giọng điệu đều, tỉnh, Tuấn nói cậu đang trong giai đoạn... chạy án. Các bệnh nhân khác nghe chuyện lên tiếng nhắc Tuấn nói nhỏ thôi, không lộ hết.

    Bữa cơm của người bệnh.

    Tuấn kể, cậu bị án 12 tháng tù treo và 6 tháng thử thách. Trong thời gian thử thách Tuấn phạm tội trộm bò và xe đạp lấy tiền đi xóc đĩa nên gia đình phải gửi vào đây ?olánh nạn?. ?oMỗi lần xóc đĩa, em chơi cả triệu. Trước khi vào đây, em nướng của ông già hơn 500 triệu đấy. Giờ ông đang phải chạy án cho em, cuối năm nay là em biến?.

    Cậu khoe cậu sẽ sang Angola vì mẹ làm bác sĩ cao cấp bên đó. ?oLương bà già em cả chục nghìn đô đấy, toàn khám bệnh cho quan. Đúng là đời, mẹ tiêu tiền không hết, còn con??. Nếu không ở trong trại, chẳng ai có thể nghĩ Tuấn là một bệnh nhân tâm thần.
    Một bệnh nhân khác ngồi cạnh đó cẩn trọng: ?oMà chị này có phải là phóng viên không đấy. Chị mà nói lộ ra là mấy chục triệu chạy án của ông già nó mất trắng mà nó còn bị bắt luôn đấy!?.
    Cồn cào nhớ gia đình
    Không thể nghe hết chuyện của những người bệnh tâm thần, vì như lời các bác sĩ ở đây cho biết, mỗi ngày họ có thể nghĩ ra hàng chục câu chuyện, hàng chục hoàn cảnh khác nhau, chuyện nào nghe cũng hấp dẫn ?onhư thật? cả. Nhưng có một điều họ không bao giờ nói khác, đó là nỗi nhớ gia đình; và tên người thân, địa chỉ nhà họ cũng nhớ rất chính xác. Cứ có người lạ xuất hiện là họ lại quây lấy nhờ gửi lời nhắn về gia đình.
    Như Tuấn, khi kể về chuyện ?ochạy án? của mình thì tỉnh bơ như thế nhưng khi nhắc đến gia đình đã lại như một người khác. Tuấn bắt tôi phải ghi vào sổ số điện thoại nhà cậu để gọi về cho bố, để nhắn với bố là ?oBố lên thăm con đi? và hỏi thăm: ?oCon trai là Đỗ Tuấn Tú của con có khỏe không??.
    Khi bị những người bệnh khác chen lấn, đẩy ra để đọc tên bố mẹ, địa chỉ gia đình cho tôi, Tuấn nói với: ?oChị đừng quên đấy nhé, nhớ gọi vào lúc 6 giờ tối, lúc đó bố em mới đi làm về?.
    Một bệnh nhân nam khác nói như tin chắc rằng tôi có biết gia đình cậu ta: ?oỞ dốc Thanh Ba ấy, gần chỗ thằng Đông sửa đồng hồ ấy. Đi xuống một đoạn là đến. Nhà em có mái tôn ở trước, chị nhớ ra chưa??. Cứ thế người này đến người khác giành nhau đọc tên bố mẹ, địa chỉ gia đình, nhờ tôi nhắn: ?oBố mẹ lên thăm con?.
    Nữ bệnh nhân đọc thơ: ?oCông cha như núi Thái Sơn? lúc nãy kéo tay tôi nói: ?oBố chị tên là Long, mẹ tên là Tình, ba em Hiếu, Chiến, Thắng, nhà ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Em có biết họ không? Nói họ lên thăm chị với nha!?. Được biết đã hơn năm năm nay, họ không một lần lên thăm chị!
    Bài và ảnh: Hoài Nam

    http://dantri.com.vn/c20/s20-340133/nhung-cau-chuyen-cuoi-roi-nuoc-mat-cua-benh-nhan-tam-than.htm
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ngày Hội Quyên Góp cho chương trình Cùng Em Đến Lớp
    Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng?Lá lành đùm lá rách, tấm lòng đó đôi khi chỉ đơn giản là những quyển vở trắng, những quyển truyện đã đọc rồi, quần áo cũ hoặc một số tiền nhỏ, ..v.v..
    Hãy hòa mình vào Ngày Hội Quyên Góp cho chương trình Cùng Em Đến Lớp 2009 về với các em nhỏ xã Hòa Chánh huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
    Địa điểm: Quán Cafe Sách Đom Đóm, 16/83 Nguyễn Thiện Thuật P2 Q3 TPHCM
    Thời gian: 16/08/2009
    Liên lạc: 0972420400 gặp Minh và 0933966998 gặpThương.
    Ngoài ngày 16/08, nếu có sự quyên góp nào khác xin liên lạc với 2 số điện thoại trên.
    . Xin cảm ơn!
  5. haha1234

    haha1234 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    0
    quên góp tặng quà cho người dân nghèo Na Rì - Bắc Kạn.

    Mình chẳng biết post bài vào đâu, nên thấy box Cuộc sống - mình nghĩ là phù hợp. Nếu ko ổn mong mod bỏ qua và chuyển đến box phù hợp dùm;
    9/112009 này mình có chuyến đi tặng quà cho đồng bào dân tộc của huyện Na Rì - Bắc Kạn, nhà tài trợ là các bác kinh doanh ở chợ An Đông - HCM. Quà của nhà tài trợ là mỳ tôm, gạo, áo ấm cho người cao tuổi rồi.
    MÌnh trong chuyến đi trước có được trò chuyện với anh Phó Chánh văn phòng UBND huyện, nghe tâm tư của anh về cuộc sống nghèo khổ của những người dân sống ở những bản trên núi, thiếu thốn đủ đường, ăn cũng ko đủ nói gì đến giữ ấm cho bản thân và học hành của các em nhỏ. Những câu chuyện thực tế ứa nước mắt của những em nhỏ nơi đây,...
    Xuất phát từ đó, trong chuyến đi 9/11 này, mình mong là có thể quên góp được chút ít gọi là quần áo cũ, sách vở,... từ sự hảo tâm của những ai quan tâm đến cuộc sống còn khó khăn của những người còn nghèo khổ.
    Mình cũng chưa đứng ra quên góp như thế này bao giờ, chỉ là nhân chuyến công tác có phương tiện vận chuyển và tiếp cận trực tiếp đồng bào tại nơi phát quà nên mình mong muốn ngoài mình mà nhiều người..nhiều người có thể chia sẻ..dù chỉ là 1 chút đóng góp nhỏ bé mà thôi.
    Mọi sự đóng góp xin liên hệ với mình Lan Hương - 0915030683, còn địa chỉ tập kết quà có thể là cơ quan mình ở 12 Lê Hồng Phong - Ba ĐÌnh - Hà Nội. hoặc nhà ở Hoàng QUốc Việt (mình sẽ báo địa chỉ nhà nếu có liên lạc).
    Hãy dành 1 chút thời gian, sắp sếp lại để lựa ra những bộ đồ mà các bạn ko dùng đến nữa, nhưng nó lại là "lá lành đùm lá rách" đấy các bạn ạ.
  6. thangmta

    thangmta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chương trình "MÙA ĐÔNG YÊU THƯƠNG" và "GÓP NẮNG XUÂN " của Ngàn hạc giấy Hà nội

    [​IMG]
    CHƯƠNG TRÌNH MÙA ĐÔNG YÊU THƯƠNG
    CLB NGÀN HẠC GIẤY ?" HÀ NỘI​
    Bạn thân mến,

    Những cơn gió đầu đông đã về, len lỏi vào từng góc nhà, từng khu phố mang theo cái lạnh đến tê người. Và khi Bạn và Tôi, chúng ta xuýt xoa trong cái rét ngọt đầu mùa, trong những ấm áp tình cảm của gia đình bạn bè thì Bạn có biết?..

    Ngay giữa lòng thủ đô, lạc lõng giữa những tòa cao ốc sang trọng, giữa dòng người hối hả, là những em bé lang thang phong phanh manh áo kiếm sống trên đường phố, là những đứa trẻ mồ côi, những cụ già vất vả mưu sinh trong cái lạnh đến run người, là những người dân nghèo co ro tấm chăn mỏng nơi bậc thềm bệnh viện với nỗi lo từng ngày cho người thân của mình, là rất nhiều, rất nhiều những mảnh đời bất hạnh đang cần được giúp đỡ và sẻ chia.

    Hẳn Bạn cũng sẽ chạnh lòng và mong muốn mang đến chút hơi ấm để những con người bé nhỏ ấy có một mùa đông không lạnh, một mùa giáng sinh tràn ngập yêu thương?

    Vậy, hãy chung tay cùng chúng tôi - những thành viên, TNV thuộc CLB Ngàn hạc giấy (NHG) Hà Nội trong chương trình:"Mùa đông yêu thương" để đem đến cho các em nhỏ, các cụ già, những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội một ?oNiềm vui bất ngờ? vào dịp giáng sinh 2009 này.

    Một chương trình tặng quà Giáng sinh cho các đối tượng khó khăn, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn Hà Nội sẽ được CLB NHG HN tổ chức vào ngày 25/12/2009quà tặng chính là những tấm khăn quàng, những chiếc mũ len ấm áp do chính bạn và chúng tôi đan tặng.

    Có rất nhiều cách để Bạn có thể tham gia cùng với chúng tôi:
    - Bạn có thể tự mua len, tự đan và gửi lại để cùng góp vào các chương trình của NHG.
    - Bạn có thể tự mua len hoặc góp kinh phí và NHG sẽ giúp Bạn đan những chiếc khăn gửi tặng mọi người.
    - Hoặc Bạn cũng có thể gửi tặng những chiếc khăn của chính mình để san sẻ chút ấm áp mùa đông.

    Hãy để Mùa Đông năm nay sẽ là một Mùa Đông thật ấm áp với các em, với Bạn, với Tôi và với tất cả Chúng Ta nhé.

    Những chiếc khăn len ấm áp của các bạn, cũng như mọi sự đóng góp ủng hộ xin vui lòng gửi về theo địa chỉ:
    ĐỖ THU TRANG
    P214, Khu tập thể B2, Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội
    ĐT: 0984 038 636
    Hoặc liên lạc theo số điện thoại: Nguyễn Việt Đức 0913 013 316 Chúng tôi sẽ cho người đến nhận tận nơi.

    Cám ơn các Bạn rất nhiều.
    Thay mặt CLB Ngàn Hạc Giấy Hà Nội
    Phó CN Câu lạc bộ
    Đinh Thị Thanh Hoa
    0906 032 523
    www.nganhacgiay.net
    Cùng Ngàn Hạc Giấy chung tay kết nối những tấm lòng, cho những yêu thương bay xa, bạn nhé!​

    [​IMG]
  7. ngoquydong

    ngoquydong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    LẮP ĐẶT INTERNET ADSL MIỄN PHÍ
    - Miễn Phí Hòa Mạng.
    - Tặng 01 Modem ADSL.
    - Tặng 03 tháng sử dụng Miễn Phí.
    - Tặng Tiền vào tài khoản sử dụng sau 3 tháng miễn phí
    chi tiết xem tại ==> www.megavnn.com.vn
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sống trọn vẹn...!

    Ăn cơm miễn phí giữa lòng Sài Gòn


    Vào 3 buổi trưa các ngày lẻ trong tuần, hàng trăm người có hoàn cảnh khó khăn lại kéo về con đường Hoàng Sa, gần cầu Lê Văn Sỹ (quận 3, TP HCM) xếp hàng để được ăn cơm miễn phí.



    Nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc, phía sau ngôi chùa Miên, quán cơm chay Thiện Tâm ở trong bãi đất rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ. Quán mở cửa từ 10 giờ đến 12 giờ, phục vụ hoàn toàn miễn phí cho bất kỳ người nào có hoàn cảnh khó khăn, sa cơ lỡ bữa.
    [​IMG] Khách xếp hàng chờ đến lượt phát cơm tại quán Thiện Tâm. Ảnh: Tá Lâm. Khách đến quán, hầu hết là những mảnh đời cơ cực, đói rách. Người mang theo cả chiếc xe ba gác đang hành nghề, hay chiếc xe đạp chở đầy ve chai, lại có đứa nhỏ chừng 7 tuổi bế đứa em gái lên 4 khuôn mặt xanh xao, ốm yếu và cả những bà cụ ăn xin quần áo tả tơi... Phần ăn ngoài món chính gồm đậu hũ kho, rau cải xào, còn có tráng miệng quả chuối chín.

    Chị Phụng (nhân viên của quán) vừa bới cơm vừa ôn tồn nói nhỏ nhẹ với bác xe ôm: "Thêm cơm nữa không bác?". Đưa mắt sang cậu bé chừng 6 tuổi, chị nhẹ nhàng: "Thế này được chưa cháu?"... Trên gương mặt nhễ nhại mỗ hôi của người phụ nữ ánh lên niềm rạng rỡ.

    * Ảnh phát cơm miễn phí ở Sài Gòn

    Dường như cảm động trước thái độ ân cần của những người trong quán, khách đến ăn cũng rất ý tứ giữ vệ sinh, trật tự đi lại không chen lấn nhau, tự lấy đĩa muỗng đến nhận cơm rồi tự rửa chén bát mỗi khi ăn xong.


    Cụ Nết, 82 tuổi, quê ở Nghệ An, lên TP HCM kiếm sống đã hơn 20 năm nay, miệng nói hom hem chữ được chữ không: "Tui bán vé số bữa được 20 nghìn đồng. Bán ở mô tui cũng về đây ăn cơm. Các cô chú ở đây tốt lắm, cho ăn không lấy tiền, nên tui dành số tiền đó gửi về quê cho đứa cháu học. Ở ngoài nớ nghèo lắm. Các chú không biết mô, kiếm được 20 nghìn đồng là cả một gia tài đó".


    Bác Lê Công Lượng (những người yêu mến ông thường gọi là thầy Sáu địa lý), năm nay 71 tuổi, chủ quán cơm Thiện Tâm cho biết, quán mở từ tháng 6/2007. Lúc đó thấy nhiều người đói khổ quá, bác động tâm lắm, tìm đủ mọi cách để giúp người nghèo. Được sự hợp tác của cậu học trò giờ làm giám đốc một ngân hàng, bác đã mở được quán cơm này. Các nhân viên trong quán đều là những người tình nguyện, không lấy tiền công.

    [​IMG]
    Khách ăn tại chùa Diệu Pháp. Ảnh: Tá Lâm.


    Không chỉ phục vụ miễn phí vào các buổi trưa 3, 5, 7 như ở Thiện Tâm, quán cơm chay chùa Diệu Pháp (188 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) còn phục vụ cả ngày chủ nhật, ngày rằm, ngày lễ trong năm.


    Bác Dương, chủ quán tâm sự, 2 năm trước, khủng hoảng lương thực làm nhiều người nghèo không có cơm ăn, đến đây xin gạo. Nhà chùa liền mở quán cơm này hy vọng giúp những người nghèo có chút cơm lót lòng. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến chùa ngày một tăng.

    Theo ghi nhận của Ngoisao.net, chỉ trong 2 tiếng đồng hồ buổi trưa 27/6, có trên 200 người vào quán. Họ đều là những người tàn tật, người nghèo hay sinh viên ở tỉnh lên thành phố trọ học...
    Mồ hôi nhễ nhại, nhưng nở nụ cười tươi, bạn Văn Nghĩa, sinh viên ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM nói: "Nhà nghèo có tới 5 chị em ăn học nên mình phải tự trang trải chi phí. Bình thường em cũng đi làm nhưng đợt này đang trong giai đoạn thi học kỳ nên phải dành thời gian ôn thi. Quán cơm của bác Dương nuôi mình qua 3 mùa thi đấy". Với Nghĩa, bữa cơm với đậu phụng, cà chua, bầu luộc và canh bí đã là "thịnh soạn" lắm rồi.

    Còn bạn gái có khuôn mặt trái xoan Mỹ Pha (ĐH DL Hùng Vương) thì không ngần ngại vừa ăn, vừa bày tỏ hồn nhiên: "Đi làm rồi, có nhiều tiền thì em cũng mở một quán cơm miễn phí thế này".
    Tiếp sức mùa thi ĐH năm nay, chùa Diệu Pháp phối hợp với ĐH Luật phát 3.000 phần cơm chay miễn phí vào trưa ngày 4/7 tại 3 điểm thi trong thành phố: THPT Nguyễn Trãi (đường Nguyễn Tất Thành, quận 4), THPT Trương Công Đinh (đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh) và THPT Võ Trường Toản (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1). Mỗi phần cơm trị giá 15 nghìn đồng.

    Khác với những quán cơm trên, Bếp ăn từ thiện Bảo Hòa (220 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP HCM) lại có cách làm khác. Vào 7 giờ sáng hàng ngày, cô Bảy Sữa cùng anh chị em trong tổ chuyển cơm, thức ăn lên xe đến phát miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện Ung Bướu, Gia Định, Chợ Rẫy, bệnh viện Mắt... Mỗi ngày nơi đây phát đến 3.000 phần cơm. Riêng bệnh viên Ung Bướu, bếp ăn Bảo Hòa còn cho bệnh nhân tiền mua thuốc và tiền xe về quê.

    Sáng sáng, hàng trăm người bệnh, thân nhân tay cầm cặp ***g xếp hàng chờ đến lượt. Cầm phần cơm mới nhận trên tay, chị Thư (quê ở Bến Tre) đưa mẹ đi chữa bệnh ung thư, xúc động nói: "Tôi đưa mẹ lên bệnh viện Ung bướu chữa bệnh đã được 3 tháng. Hai tháng vừa rồi tiền để chữa bệnh sắp hết, may mà mọi người chỉ cho biết có Bảo Hòa phát cơm miễn phí, chứ không chết đói mấy ngày nay rồi".

    Ngoài ra, nhiều nơi khác ở Sài Gòn cũng chia sẻ người nghèo bằng những bữa cơm ấm tình như chùa Vạn Thiên (nằm sâu trong con hẻm 360 đường Trần Phú, quận 5, TP HCM), quán Tre Việt Nam (40 Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức, TP HCM)... Có lẽ đây cũng là nét rất riêng của Sài Gòn vốn phồn hoa và đắt đỏ.



    http://www.ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2010/07/3B9D020F/
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một doanh nhân mời cơm miễn phí hàng ngàn sĩ tử

    TPO - Tấm lòng hảo tâm trên là của giám đốc trẻ Mai Thanh Tuấn và 20 nhân viên Cty cổ phần quốc tế Hải Lộc, Hà Nội. Ngay trong ngày 9/7, Cty anh Tuấn đã mời cơm gần 1000 suất và 1500 chai nước suối miễn phí cho thí sinh và người nhà.

    [​IMG]
    Đông đảo thí sinh đến Cty Hải Lộc để nhận được suất cơm đầy tình nghĩa. Ảnh: Hồng Vĩnh. Khi chúng tôi có mặt tại nhà số 2, ngõ 28 đường Nguyên Hồng, Đống Đa Hà Nội, cũng là lúc tất cả anh chị em Cty đang tất bật, người xới, người bê cơm cho thí sinh. Vừa chỉ đạo anh em phục vụ cho chu đáo, anh Tuấn vừa cho biết: Trước đây từng là sĩ tử từ Tuyên Quang xuống Hà Nội đi thi Học viện Ngân hàng nên tôi cảm nhận sâu sắc sự khó khăn, chật vật của thí sinh và người nhà tỉnh ngoài đến Hà Nội.
    Năm nay, thi đại học đợt 1, Cty lên kế hoạch nấu 900 suất cơm trưa miễn phí cho thí sinh và người nhà trong 3 ngày thi nhưng số lượng thí sinh và người nhà đến ăn đông qúa, lên tới gần 1.300 suất. Do vậy, thi đợt 2 này, dự kiến Cty sẽ nấu 1.500 suất cơm trưa và tặng 3.000 chai nước Lavie cho thí sinh và người nhà trong 3 ngày thi từ 8 - 10/7.
    Anh Tuấn cũng khẳng định: "Cho dù hết cơm nhưng nếu thí sinh vẫn đến thì nhân viên Cty sẽ đi mua cơm ở các quán xung quanh về. Cty không muốn bất cứ ai đến lại phải về không”.
    Khuôn mặt đẫm mồ hôi vì liên tục chạy lên chạy xuống chuyển những suất cơm lên tầng 3 nhưng ánh mắt của Nghĩa nhân viên phòng kinh doanh vẫn ánh lên niềm vui : “ Vui lắm anh ạ! vì được làm việc thiện giúp người khác trong lúc khó khăn.”
    Nghĩa cho biết thêm: “Ban đầu là sáng kiến của anh Tuấn giám đốc với ý tưởng tổ chức bếp ăn miễn phí, chia sẻ bớt sự vất vả của thí sinh và phụ huynh trong mùa thi nóng bức".
    Sáng kiến này đã được bạn bè đồng nghiệp và gia đình anh Tuấn hết lòng ủng hộ. Anh Tuấn mua lại đồ nhà bếp thanh lý của một nhà hàng và tận dụng không gian sẵn có của Cty, các anh đã dành cả 3 tầng của công ty để lấy chỗ cho thí sinh ngồi ăn.
    Trong số người phục vụ, ngoài những anh chị em ở Cty còn có các bạn sinh viên tình nguyện đại học Luật, đại học Lao Động Xã Hội..., sinh viên Lê Thị Hằng đang nhặt rau dưới bếp tâm sự: “Em cũng như mấy bạn ở đây đều thấy vui khi góp chút công sức của mình vào đợt tuyển sinh này. Lần sau em sẽ huy động thêm một số bạn nữa để tiếp sức với anh chị”.
    Chúng tôi nhận thấy có khá nhiều phụ huynh đưa con vào đây nhận suất cơm miễn phí của Cty. Nhiều phụ huynh cảm động trước nghĩa cử cao đẹp này. Chú Hà Văn Tranh (Bắc Cạn) bày tỏ: “ Cám ơn doanh nghiệp đã có lòng với các thí sinh. Bố con tôi ở xa về đây chi phí đi lại ăn ở khó khăn được doanh nghiệp giúp đỡ thế này thấy ấm áp lắm”.
    Ngồi gần đó, phụ huynh Bành Thị Thanh ( Bắc Giang) chia sẻ: “ Do được các bạn sinh viên tình nguyện giới thiệu, Lúc đầu hai mẹ con cô không tin là được mời ăn như thế này. Vì đợt 1, cô đưa con đi thi khoa kinh tế của Viện đại học mở ở trường Hoàng Diệu trong Ngõ phố Đội Cấn. Hai mẹ con đi ăn bên ngoài, cô và một số người nữa đã bị ngộ độc thức ăn. Nên đợt 2 này đưa con đi thi tại trường đại học Luật Hà Nội, cô rất cẩn thận về ăn uống”.
    Cô cho biết suất cơm gồm có đậu quả xào, thịt lợn kho, đậu phụ, chả và canh. “chỗ ngồi sạch sẽ và cơm nấu khá dễ ăn, ngon miệng” sau khi ăn xong nhiều thí sinh nhận xét.
    Giữa đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi, hành động nhân ái, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân của Cty Hải Lộc nói riêng và rất nhiều các tấm lòng người dân Thủ đô khác trong mùa thi này, thật đáng trân trọng.
    Chùm ảnh do PV Tiền Phong Online thực hiện :
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tất bật cho bữa cơm miễn phí dành tặng sĩ tử và người nhà.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đồ ăn sạch sẽ, trình bày ưa nhìn.
    [​IMG]
    Tất cả sĩ tử đều được nhân viên Cty Hải Lộc tiếp đón tận tình.
    [​IMG]
    Nhiều phụ huynh và thí sinh xúc động trước nghĩa cử của anh Tuấn và các cộng sự ở Cty Hải Lộc.
    Hồng Vĩnh (TPO)

  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Gần 60 năm viết sách và dạy ngoại ngữ miễn phí
    (TuanVietNam) - GSPhạm Văn Vĩnh thông thạo 7 thứ tiếng, đã viết trên 50 đầu sách và sau gần 60 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, ông vẫn sẵn sàng dạy miễn phí cácngoại ngữ "hiếm" cho những người có ham muốn học hỏi.

    [SIZE=+0]Ý chí và nghị lực của anh “gạo cụ”[/SIZE]


    [SIZE=+0][​IMG][/SIZE]
    GS Phạm Văn Vĩnh và người bạn học GS.TS Lê Thế Trung
    [SIZE=+0]GS Phạm Văn Vĩnh sinh năm 1926 trong một gia đình nghèo tại thị xã Ninh Bình. Năm 17 tuổi, thầy thi đỗ vào trường Trung học Bảo hộ (trường Bưởi). Học sinh trong trường phần lớn là con nhà giàu, chỉ có số ít học sinh nghèo hiếu học thi được học bổng. [/SIZE]
    [SIZE=+0]Các học trò thời đó thường rỉ tai nhau: “Học trò Cô le (Collège) ba que xỏ lá/ Ăn cá cả xương nằm giường không chiếu/ Hút điếu không xe ăn chè liếm bát/ Đi hát không xu lu bù tán gái”. Vì thế, trong khi các con quan chơi bời thì những học sinh nghèo chịu khó học (lúc bấy giờ gọi là anh “gạo cụ”, học gạo để lấy thêm tiền) chăm chỉ học tập để giữ học bổng. [/SIZE]
    [SIZE=+0]Trong thời gian học ở trường Bưởi, ngoài tiếng Pháp, thầy bắt đầu học các ngoại ngữ khác. Mỗi khi có thời gian rảnh, thầy lại lên thư viện quốc gia đọc sách, tự học tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc… Nhờ có ý chí, nghị lực và luôn chịu khó, cậu “học sinh xuất sắc mọi phương diện” luôn nằm trong tốp đầu của lớp. Sau này học Đại học Luật và Đại học Văn khoa, thầy chịu khó đi làm thêm và trau dồi nhiều ngoại ngữ khác.

    Chính sự chăm chỉ học tập đã giúp thầy thông thạo 7 ngoại ngữ và sau này không chỉ dạy môn ngoại ngữ mà còn kiêm giáo viên toán, lý, hóa và sử. Do vậy, khi tạo địa chỉ email, thầy đặt tên cohoc17 (“nghĩa là cố học từ năm 17 tuổi” - thầy giải thích). Có lẽ nó vừa để thầy tự nhắn nhủ với bản thân phải không ngừng cố gắng vừa để những học sinh nhìn vào tấm gương của thầy để học tốt.

    Gần 60 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục

    [/SIZE]
    [SIZE=+0][​IMG][/SIZE][SIZE=+0]Vào những năm 80 của thế kỷ XX, các trung tâm ngoại ngữ rất hiếm dù nhu cầu của người học khá cao. Đặc biệt, không có nơi dạy những “ngoại ngữ hiếm” như tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Esperanto…

    Sách dạy học những ngoại ngữ này bằng tiếng Việt hầu như không có. Vì vậy, GS Phạm Văn Vĩnh cùng một số đồng nghiệp thành lập Trung tâm Ngoại ngữ & Tin học 19-5 vào ngày 19/5/1985 để kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. [/SIZE]
    [SIZE=+0]Với mục tiêu “góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng, hoạt động nhân đạo từ thiện, xã hội hóa giáo dục”, Trung tâm đã mở các lớp học tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Nga, Quốc tế ngữ Esperanto… Riêng Quốc tế ngữ, Trung tâm vẫn dạy miễn phí nhiều năm nay. [/SIZE]
    [SIZE=+0]GS Phạm Văn Vĩnh nói: “Trung tâm luôn giảm hoặc miễn hoàn toàn học phí cho học sinh, sinh viên nghèo. Ngoài ra, Trung tâm đẩy mạnh việc vận động hiến máu nhân đạo, quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt và tặng phiếu khuyến học cho các gia đình chính sách”.

    Là người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà nên dù bận rộn với công việc ở vị trí Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội bảo trợ phát triển Ngoại ngữ & Tin học Hà Nội và Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ & Tin học 19/5, thầy Phạm Văn Vĩnh vẫn thường xuyên viết sách ngoại ngữ và sách truyền bá kinh nghiệm học tập và rèn luyện. [/SIZE]

    [SIZE=+0]Theo GS Phạm Văn Vĩnh, học ngoại ngữ không khó, chỉ khó khi học không có phương pháp, không quyết tâm hoặc không thực sự đam mê học tập mà thôi.[/SIZE]
    [SIZE=+0]Theo ông, cần phải hiểu rõ về những nguyên nhân tại sao học ngoại ngữ không có kết quả để khắc phục. Có 5 nguyên nhân chính:

    1- Không thành công vì học ngoại ngữ không có mục đích rõ rệt [/SIZE]
    [SIZE=+0]2 - Không thành công vì học ngoại ngữ thiếu kiên trì [/SIZE]
    [SIZE=+0]3 - Không thành công vì học ngoại ngữ không có phương pháp[/SIZE]
    [SIZE=+0]4 - Không thành công vì học ngoại ngữ mà không thực hành, không tạo ra được môi trường đối thoại [/SIZE]
    [SIZE=+0]5 - Không thành công vì không chịu tự học là chính[/SIZE]
    [SIZE=+0]Kể từ cuốn sách đầu tiên “Ngữ pháp tiếng Pháp” viết vào năm 1950 khi đang dạy tại trường tư thục Văn Lang (ba trường nổi tiếng thời Pháp lúc đó là Thăng Long, Gia Long và Văn Lang), từ đó đến nay, thầy đã xuất bản trên 50 đầu sách.

    Đây hầu hết đều là các cuốn sách về “ngoại ngữ hiếm” như “Tục ngữ so sánh Việt – Anh – Pháp – Esperanto” (biên soạn hơn 10 năm cùng với GS Vũ Văn Chuyên, TS Ngữ Văn Nguyễn Quang, nhà sư phạm Nguyễn Văn Điện), “Tự học tiếng Tây Ban Nha”, “Tự học cấp tốc Ngữ pháp Italia cơ bản, đơn giản, hệ thống”, “Hội thoại cần thiết Việt – Italia – Anh”, “Từ vựng tiếng Đức cho người mới học và tự học” (viết chung với TS Ngữ văn Nguyễn Quang)… [/SIZE]

    [SIZE=+0]Những cuốn sách phục vụ học tập như “Phương pháp học ngoại ngữ sao cho nhanh, nhớ lâu, đạt hiệu quả cao”, “Bí quyết chín bước để thành đạt trong kỷ nguyên mới”, “Cách học tiếng nước ngoài của danh nhân và những nhà giỏi ngoại ngữ trên thế giới”… cũng được nhiều học sinh, sinh viên tìm đọc. Khi được hỏi học ngoại ngữ có khó hay không, thầy mỉm cười: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông”.

    Trước đây, khi vẫn còn khỏe mạnh, thầy mở lớp dạy tiếng Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Quốc tế ngữ Esperanto miễn phí tại nhà A15 trường Đại học Bách khoa Hà Nội và 35 Trần Hưng Đạo. Lúc đầu, thầy đăng tin lên báo. [/SIZE]
    [SIZE=+0]Ngay buổi đầu mở lớp đã có hàng chục bạn đến học, ngồi chật kín cả phòng. Người nọ kể với người kia, cứ như vậy, lớp học đông dần, đa phần là những người trẻ theo học. Chỉ đến cuối năm 2005, thầy mới ngừng dạy miễn phí bên ngoài mà mở lớp học tại nhà ở số 13 Bát Đàn – Hà Nội.

    Có người hoàn cảnh khó khăn muốn học “ngoại ngữ hiếm”, thầy cũng chẳng lấy học phí vì “người ta sống đâu chỉ vì tiền và bằng tiền”. Gần 60 năm nay, thầy đã dạy cho rất nhiều người ở mọi lứa tuổi thuộc mọi thành phần trong xã hội. Dù họ theo học với mục đích nào đi nữa, thầy cũng đã hoàn thành tâm nguyện “phổ biến ngoại ngữ cho mọi người”.

    Thầy chia sẻ: “Macarencô (nhà giáo dục học người Liên Xô) đã nói: Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người thầy là đào tạo ra những tài năng có ích cho Tổ quốc. Tôi xin chuyển lại thành: Niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người thầy là đào tạo ra những tài năng có ích cho bản thân họ, gia đình họ và nghiệp vụ của họ. Đây là phương châm sống của tôi”.[/SIZE]

Chia sẻ trang này