1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xuất đối dị!!! Đối đối nan???

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi giacnamkha, 22/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Trích từ trang 139 - 141 quyển Việt Nam văn học sử yếu của tác giả Dương Quảng Hàm.
    A -- Phép đối
    1 -- Phép đối trong văn Tàu và văn ta: Một cái đặc tính của văn chương Tàu và ta là phép đối (chữ Nho là đối ngẫu, đối: sóng nhau; ngẫu: chẵn, đôi); không những là văn vần (thơ, phú) theo phép ấy mà các biền văn (câu đối, tứ lục, kinh nghĩa) và đến cả văn xuôi nghiều khi cũng đặt thành hai câu đối nhau hay hai đoạn trong một câu đối nhau.
    2 -- Thế nào là đối: Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau. Vậy trong phép đối vừa phải đối ý, vừa phải đối chữ.
    --- Đối ý: là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
    --- Đối chữ: thì phải xét về hai phương diện: thanh và loại chữ.
    ++++ Thanh: bằng đối với trắc, trắc đối với bằng. Tùy thê văn có khi cả các chữ trong câu đều phải đối thanh (thơ), có khi chỉ một vài chữ theo lệ đã định (phú).
    ++++ Loại: Hai chữ phải cùng một loại mới đối nhau được. Ngày xưa các cụ chia các chữ ra làm thực tự hay chữ nặng (trời, đất, cây, cỏ...) và hư tự hay chữ nhẹ (thế, mà, vậy, ru...). Khi đối thì thực tự phải đối thực tự, hư tự phải đối hư tự. Nay nếu theo văn phạm Âu-Tây mà chia các chữ trong tiếng Việt ra thành từ loại rõ ràng thì có thể nói hai chữ đối nhau phải cùng thuộc về mộtt ừ loại: Cùng là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ... Nếu có đặt chữ Nho thì phải chữ Nho đối với chữ Nho. Khi đối nếu chọn được hai chữ cùng một từ loại đặt sóng nhau thì gọi là chỉnh đối hay đối cân. Nếu hai chữ ấy không những cùng một loại mà lại có ý nghĩa trái nhau (đen - trắng, béo - gầy...) thì gọi là đối chọi.
    B -- Câu đối
    Một thể văn trong đó phép đối được hoàn toàn ứng dụng là câu đối. Vậy ta cần xét phép tắc câu đối trước khi xét đến các thể văn có dùng đến phép ấy.
    1 -- Định nghĩa: Câu đối (chữ Nho là doanh thiếp hay doanh liên; doanh: cột; thiếp: mảnh giấy có viết chữ; liên: đối nhau) là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý, chữ, và luật bằng trắc cân xứng với nhau.
    2 -- Cách làm câu đối: Một đối câu đối có hai câu đi sóng nhau, mỗi câu là hai vế: Vế trên, vế dưới.
    Trong cách làm câu đối phải xét số chữ, cách đặt câu và luật bằng trắc. Theo số chữ và cách đặt câ có thể chia câu đối ra mấy thể sau:
    a) -- Câu tiểu đối: là những câu có từ bốn chữ trở xuống. Những câu này nếu đặt được bằng đối trắc thì rất hay.
    Ví dụ: Tôi tôi vôi ------------ Bác bác trứng.
    Bằng không đối được thế thì chữ cuối vế trên phải hợp luật bằng trắc với chữ cuối vế dưới.
    Ví dụ: Ô! Quạ tha gà (b)! ------ Xà! Rắn bắt ngoé (t)!.
    b) -- Câu đối thơ: là những câu làm theo thể thơ ngũ ngôn hay thất ngôn. Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực hay hai câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hay thất ngôn.
    Ví dụ:
    Áo đỏ lấm phân trâu
    Dù xanh che đái ngựa
    Ba vạn anh hùng đè xuống dưới
    Chín lần thiên tử đội lên đầu.
    c) -- Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú.
    --- Lối câu song quan: (hai cữa) là những câu có từ năm tới chín chữ đặt thành một đoạn liền.
    --- Lối câu cách cú: (cách: ngăn ra; cú: câu) mỗi vế có hai câu: một câu ngắn một câu dài thành ra giữa hai câu đối nhau có một câu xen vào giữa làm cách nhau ra.
    --- Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có từ ba đoạn trở lên, đoạn giữa thường ngắn xen vào hai đoạn kia như cái đầu gối giữa hai ống chân con hạc.
    Về luật bằng trắc trong lối câu đối phú thì chỉ kể chữ cuối vế và chữ cuối đoạn (gọi là chữ đậu câu). Chữ cuối vế phải bằng đối với trắc hay trắc đối với bằng. Nếu mỗi câu có từ hai đoạn trở lên (cách cú, gối hạc), hễ chữ cuối vế là bằng thì các chữ đậu câu phải là trắc và ngược lại.
    Ví dụ:
    Song quan:
    Con ruồi đậu mâm xôi đậu (t).
    Cái kiến bò dĩa thịt bò (b).
    Cách cú:
    Ngói đỏ lợp nghè (b), / lớp trên đè lớp dưới (t).
    Đá xanh xây cống (t), / hòn dưới nống hòn trên (b).
    Gối hạc:
    Quan chẳng quan thì dân (b), / chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên (b), / nào lình, nào cả, nào bàn ba (b), / xôi làm sao, thịt làm sao, đóng góp làm sao (b); thủ lợn nhìn lâu trơ cả mắt (t).
    Già chẳng già thì trẻ (t), / đàn tiêu tử nhấp nhô đứng trước (t), / này phú, này thơ, này đoạn một (t), / bằng là thế, trắc là thế (t); mắt gà đeo mãi mỏi bên tai (b).
  2. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Có vài câu cần thêm nhiều đối thủ chỉnh, nào mời quí vị :
    - Đêm ba mươi cô gái Hơ Mông bên bếp lửa
    - Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp xong rồi bò, bò xong rồi cạp
    - Thịt chuột, thử tí xem có ngon?
    - Học sinh học sinh học
    - Tập thể tập thể dục
    - Trời sinh ông Tú Cát
    - Đất nứt con Bọ Hung
    - Hồ Than Thở đi xong về thở!
  3. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Em bầu cho bác cái câu tô vàng trên kia
    Nhà em nào dám xúc phạm tiền nhân mà dám gọi là thằng đâu. Đó là nguyên văn câu đối của "nữ sĩ họ Đoàn" trong truyện em đọc được. Dĩ nhiên Trạng không đối lại được
    Kể thêm một chuyện trong đó cũng khá thú vị. Chuyện là sứ Tàu sang ta với con mắt mục hạ vô nhân không coi người An Nam ra gì. Thế là lần này vua cử nữ sĩ cùng Trạng lên biên giới tiếp đón. ....Nhưng Trạng thì đóng giả làm người lái đò còn nữ sĩ thì đóng giả làm cô bán hàng rong.
    Đầu tiên, sứ giả phải qua sông, dĩ nhiên là Trạng chở rồi. Vô tình sứ giả ... đánh rắm... một phát. Để chữa thẹn sứ giả mới thốt lên:
    Lôi động Nam bang
    Trạng chẳng nói chẳng rằng, bắt ...c.... ra tè xuống sông. Tè xong, thủng thỉnh nói:
    Vũ qua Bắc hải
    Rồi sứ giả đi cũng mệt, tìm mãi mà chẳng thấy quán trọ nào. Mãi thì cũng tìm thấy, chính là quán do nữ sĩ dựng lên. Bực mình sứ giả càu nhàu:
    An Nam nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh
    Nữ sĩ đáp lời luôn:
    Bắc quốc chư đại phu giai do thử đồ xuất
    Sứ giả thấy anh lái đò, cô bán hàng mà trình độ như thế, cái dân An Nam này không thể coi thường được ...
    Tóm lại có nhiều giai thoại hay lắm lắm....
    Được giacnamkha sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 25/01/2008
  4. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1 em xin đối thử
    Sáng mồng một, chàng trai Mường Tè cạnh gốc cây
    Bác xem được hông?
    Còn cái vàng 2, em cũng có nghe qua nhưng câu đối lại này nó không được ...hay lắm. Chờ các cao thủ vậy
    Được giacnamkha sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 25/01/2008
  5. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Này bác gì kia ơi, bác đọc kỹ đi một chút nhá, vì trong các truyện trạng Quỳnh mà tôi đọc, chưa có tài liệu nào bảo Thị Điểm chính là bà Đoàn Thị Điểm đâu nhá, tên Thị Điểm là tên trong giai thoại truyền thuyết thôi chứ đã làm gì mà bác lu loa ghê thế...........
  6. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Này bác gì kia ơi, bác đọc kỹ đi một chút nhá, vì trong các truyện trạng Quỳnh mà tôi đọc, chưa có tài liệu nào bảo Thị Điểm chính là bà Đoàn Thị Điểm đâu nhá, tên Thị Điểm là tên trong giai thoại truyền thuyết thôi chứ đã làm gì mà bác lu loa ghê thế..........., còn thằng mà giacnamkha nói đó là trong câu đối trực tiếp nhá.........
  7. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Trời thần ơi, ai mà đọc truyện Trạng Quỳnh mà không nghĩ tới bà Đoàn Thị Điểm ???
    Tại sao là "Thị Điểm" mà không phải là "Thị gì khác" trong truyện có Trạng Quỳnh, bạn có bao giờ tự hỏi như vậy không ???
    Khổ thay cho cái "đọc" ngày nay
  8. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Trời thần ơi, ai mà đọc truyện Trạng Quỳnh mà không nghĩ tới bà Đoàn Thị Điểm ???
    Tại sao là "Thị Điểm" mà không phải là "Thị gì khác" trong truyện có Trạng Quỳnh, bạn có bao giờ tự hỏi như vậy không ???
    Khổ thay cho cái "đọc" ngày nay
    [/QUOTE]
    Chả nhẽ lại phải ai cũng không được tên là Điểm trừ bà Đòan Thị Điểm??????????
    Cái mục nói là bà Đoàn Thị Điểm là do một số truyện cố tình ép vào vì yêu quý danh nhân mà thôi, bác có thể xem đính chính trong bộ truyện Trạng của NXB Kim Đồng.
  9. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Các bác đừng cãi nhau nữa, đây có thể gọi là chuyện ngoài chính sử (cũng giống như phim tể tướng Lưu gù của TQ ấy). Không ai bảo Thị Điểm ấy là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đoan trang trong chính sử đâu
    Quay lại chủ đề, bác nào đối được hai câu:
    Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp rồi bò, bò rồi cạp
    Thịt chuột, thử tí xem có ngon
    Hông????
  10. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Cả cái vàng 1 đó cũng nên nói là "cũng có nghe qua" hoặc "sưu tầm",... Cái này cũng đã được nhiều người biết từ nhiều năm nay rồi chứ không phải bây giờ mới "em xin đối thử" đâu.
    Về bằng trắc, đem "Mường Tè"đối với "Hơ Mông" cũng không đạt vì cả 4 chữ ở trên đều vần bằng hết; muốn xẻ Hơ Mông = Hơ + Mông và Mường Tè = Mường + Tè cũng không đạt luôn vì như vậy sẽ là đem động từ đi đối với danh từ.
    Cái Vàng 2 cũng đã được biết đến > 10 năm rồi, có phải là bò-cạp-cạp-bò với sinh-vật-vật-sinh không?
    Ngay chuyện gọi là "con bò cạp" đã là sai, người Việt gọi là "con bọ cạp" (scorpion) chứ không phải "bò cạp"
    Nếu định tìm hiểu về câu đối, cách đối,.... thì nên sưu tầm các câu đối hay / nổi tiếng / .... còn đáng học hỏi chứ các loại "câu đối" kiểu "hơ mông", "tè" hay "bò-cạp-cạp-bò" với "sinh-vật-vật-sinh" như vậy thì có gì hay ho đâu, đó chẳng qua là cố nghĩ ra 1 cái gì đó (dù chẳng hay ho) để chứng tỏ nó cũng....có vẻ khó mà thôi, nhiều khi thậm chí chả có nghĩa gì cả hoặc là loại câu cụt, câu què chẳng có giá trị gì về văn chương lẫn tu từ.

Chia sẻ trang này