1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xuất đối dị!!! Đối đối nan???

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi giacnamkha, 22/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    đây là câu đối dán chuồng lợn của Thủ Thiệm, một nhân vật dân gian ở Quang Nam:
    "Trưởng trưởng trường trường trường trưởng trưởng
    Trường trường trưởng trưởng trưởng trường trường"
    tức là:
    "lớn lớn dài dài dàn lớn lớn
    dài dài lớn lớn lớn dài dài"
    Ý mong cho con lợn nuôi chóng lớn ấy mà.
  2. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Xin ghi nhận ý kiến bác lehongphu
    Mong bác đóng góp những câu "chất lượng" để topic nó có "chất" hơn. Cảm ơn bác trước
    Đã trót thì trét, em tìm được vế đối của câu thịt chuột thử tí có ngon không rồi, các bác xem thử
    Óc khỉ, hầu thân hữu mới sang
    hay
    Cao hổ, dùng dần càng thấy bổ
  3. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Thấy bạn ...nhận...xét...như vậy, TV cũng muốn có vài câu muốn góp ý, để mọi người cùng tham luận như sau:
    1/ Đúng là bạn Giấc Nam Kha có lỗi khi nói rằng ..."em xin đối thử", tuy nhiên nói như vậy cũng chưa hẵn là bạn ấy ...mạo nhận mình là chủ nhân của câu đối. Có chăng chỉ là cách nói chưa minh bạch mà thôi! Lý do vì sơ suất, thiếu chữ, hay chỉ nói với tính cách đàm luận thông thường không câu nệ tiểu tiết khi trò chuyện trong những nơi công cộng như vầy. Đó cũng là điều khả dĩ hiểu được.
    Huống chi câu đối lại đã được đăng báo đầy ra, có lẽ ai cũng biết rồi! Không ai phản đối chỉ vì đầu óc họ không có sự ...tiểu tiết mà thôi!
    2/ muốn xẻ Hơ Mông = Hơ + Mông và Mường Tè = Mường + Tè cũng không đạt luôn vì như vậy sẽ là đem động từ đi đối với danh từ.
    Khi nói về đối ta nên hiểu rằng có sự tương đối và tuyệt đối. Cao thấp, hay dở là ở chỗ đó! Nhưng có lẽ không bao giờ có được câu đối nào hoàn toàn tuyệt đối. Vì vậy, nếu bạn ...xé chữ ...mà phân tích kiểu ...danh từ, động từ ....thì có lẽ các cụ ngày xưa phải xếp hàng quỳ lạy hết. Bởi lẽ ngày nay mới nói đến vấn đề từ loại như thế. Và như vậy thì có lẽ trong mắt bạn sẽ không bao giờ có được câu nào gọi là ...đạt ...cả!
    3/ Về bằng trắc, đem "Mường Tè"đối với "Hơ Mông" cũng không đạt vì cả 4 chữ ở trên đều vần bằng hết
    Nói về ...bằng, trắc...cũng thế. Người ta đặt ra chỉ có tính ước lệ mà thôi. Miễn sao nghe xuôi tai là được. Không hoàn toàn nhất thiết phải tuân theo ...bằng, trắc ...một cách cứng ngắc.
    Ngay như câu trên:
    Trời sinh ông Tú Cát >< Đất nứt con bọ hung.
    Ta thấy, nếu xét theo luật thì Tú Cát phải được đối lại bằng 2 từ có thanh Bằng. Nhưng ở đây, người ta vẫn dùng từ ...Bọ vốn là thanh Trắc.
    Dùng câu đối dân gian có lẽ chưa đủ thuyết phục, TV xin đưa thêm dẫn chứng cặp câu đối của hàng danh sĩ là anh em nhà họ Đoàn như sau:
    Thấy em đang soi gương, ông Đoàn Luân liền ra câu xuất:
    Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
    (Xem kiếng vẽ mày, 1 chấm hóa thành 2 chấm. Vấn đề ở đây là ông đã dùng chữ ...Điểm...tên của em mình mà ra câu xuất)
    Bà Đoàn Thị Điểm liền ứng khẩu đáp lại:
    Lâm trì ngoạn nguyệt, chính luân chuyển tác song luân.
    (Ra hồ ngắm trăng, 1 vầng chuyển thành 2 vầng. Bà cũng nhanh nhạy dùng chữ ...Luân, tên của người anh mà đáp trả lại.)
    Xét về chữ, về nghĩa, về trí tuệ của 2 câu này thì thật tuyệt vời, TV chưa nghe ai chê bao giờ. Và chắc cũng không ai dám chê cả! Nhưng nếu cho ...bạn duyệt thì chắc chắn sẽ bị ...loại ngay vì không theo ...bằng, trắc. Với người xét kỹ như bạn, chắc không cần TV chỉ ra từng điểm cụ thể phải không?
    4/ Ngay chuyện gọi là "con bò cạp" đã là sai, người Việt gọi là "con bọ cạp" (scorpion) chứ không phải "bò cạp"
    Nói về chuyện con ...bò cạp hay bọ cạp thì bạn càng ...cứng quá rồi! Ngôn ngữ của người Việt thường không bao giờ có tính nhất quán cả. Các từ như ...Bò, Bọ, thậm chí cả Bồ ...vẫn thường được người ta dùng lẫn lộn.
    Như trường hợp:
    Bò hóng - Bồ hóng
    Bọ hung - Bò hung - Bồ hung
    Bọ xít - Bò xít - Bồ xít
    Bọ cạp - Bò cạp - Bồ cạp
    Bọ rầy - Bò rầy - Bồ rầy ...v...v...
    Những trường hợp khác không nói, riêng bọ cạp và bò cạp thì bạn hãy xem từ điển Tiếng Việt coi rồi hãy phê phán người ta nhé!
    Nếu đem cách dùng ...bò cạp ...của bạn Giấc Nam Kha ra cho bạn đánh giá thì TV tin rằng anh chàng Giấc Nam Kha kia phải bị ...mất quốc tịch VN rồi!
    Nhưng TV vẫn có thắc mắc vì ở đây dù nói bò cạp hay bọ cạp, ai cũng biết là con gì rồi, tại sao bạn lại phải trưng thêm chữ ...scorpion ...vào nữa? Nhất là chú thích cho người Việt sao lại dùng tiếng ...Anh?
    Vì vậy, nếu không phải bạn phô trương thì có lẽ cái phần ....người Việt và tiếng Việt ...giữa bạn Giấc Nam Kha và bản thân, chưa biết chừng ai mới phải lưu ý đó!
    5/ Nếu định tìm hiểu về câu đối, cách đối,.... thì nên sưu tầm các câu đối hay / nổi tiếng / .... còn đáng học hỏi chứ các loại "câu đối" kiểu "hơ mông", "tè" hay "bò-cạp-cạp-bò" với "sinh-vật-vật-sinh" như vậy thì có gì hay ho đâu, đó chẳng qua là cố nghĩ ra 1 cái gì đó (dù chẳng hay ho) để chứng tỏ nó cũng....có vẻ khó mà thôi, nhiều khi thậm chí chả có nghĩa gì cả hoặc là loại câu cụt, câu què chẳng có giá trị gì về văn chương lẫn tu từ.
    Theo TV nghĩ thì mở chủ đề hoặc tham gia đàm luận ở đây vừa có tính xã giao, vừa có tính trao đổi và học hỏi trên quan điểm giữa bạn bè với nhau. Đã gọi là xã giao, trao đổi với bạn bè thì có lẽ ai cũng phải biết câu ...chín bỏ làm mười. Sao cho vui vẻ là chính. Nên TV thấy việc bạn Giấc Nam Kha làm hoàn toàn không có gì sai quấy. Ngay cả ban quản lý mạng ở đây cũng không ai lên tiếng gì cả.
    Nhưng không hiểu dựa vào đâu mà bạn lại thốt lên những lời lẽ trên đây? Nghe có vẻ áp đặt ngột ngạt quá! Giống như là người ta đang phải làm ...luận án tốt nghiệp vậy!
    Có thể đối với bạn, những gì được trao đổi ở đây là ...lời thô, ý thiển, câu cú què, cụt, chẳng có hay ho gì. Nhưng lực bất tòng tâm, họ biết thế nào thì nói thế đó. Nếu cảm thấy xem được thì xem, không được thì thôi, sao lại lên tiếng phản đối chứ? Hãy nhớ rằng:
    Có mợ thì chợ ...cũng đông,
    Không mợ ...chợ chẳng bỏ không buổi nào!
    Nếu thực sự muốn có ý kiến phản đối hay cấm đoán như vậy thì bạn nên góp ý với ban quản lý mạng kia! Còn nói ở đây chỉ khiến cho người ta cụt hứng, nản lòng mà thôi!
    TV chỉ dám nói đến nội dung bài viết của bạn, còn về ...phong cách...thì xin miễn bàn nhé! Hy vọng, bạn xem được, hiểu được và thông cảm được!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  4. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Câu ..."Óc khỉ..."...thật hay! Vì ...khỉ, hầu, thân ....khả dĩ đối được với ...chuột, thử, tí.
    Riêng câu ..."Cao hổ..." thì chưa tốt, vì chỉ có 2 từ ...hổ và dần. Có thể sửa một chút thành.
    Xương hổ, hầm (hùm) dần nhìn cũng ớn.
    Như vậy, ngoại trừ chữ ...hùm...phải đọc trại 1 chút, phần còn lại đều đối tốt như ...xem và nhìn, ngon và ớn, thịt và xương.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  5. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Tiện tay, tặng bạn thêm một câu cho xôm nhé!
    Thịt chuột, thử tí ...xem có ngon?-
    -> Da rắn, xà tỵ ...trông cũng tốt.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  6. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
  7. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH
    Hihi,câu đối của riêng tớ, ít nhất có một cao thủ đã... chặc!
    THỊT TƯƠI PHƠI NHỤC NHÃ!
  8. zichmarock

    zichmarock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Câu này hay !
    Câu của tui nghĩ, mọi người thấy đã chỉnh chưa :
    "Đàn trễ nải buông, đoản khúc, rồi câm tiếng
    Kiếm hững hờ đưa, một nhát, lại vào bao"

  9. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Câu DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH khó ở chỗ- BÌ BẠCH là DA TRẮNG nhưng đồng thời lại là từ tượng thanh tiếng Việt đi cùng động từ VỖ, vì vậy đến giờ bao cao thủ đã phải bó tay. Câu của bạn chỉ đáp ứng được 1 khía cạnh của vế đối thôi, mà những câu như vậy đã quá nhiều như: RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM, NHÀ VÀNG NGỒI ĐƯỜNG HOÀNG....
    Có lẽ câu này nên xếp vào loại chỉ có 1 vế mà k có vế thứ 2, giống như câu: LỤC MỘC XUM XUM ...
    Vui 1 tí, lôi 1 câu cũ ra thách đối cái chơi, mà toàn tiếng Việt k pha mới ... máu
    Nhà thơ, nhà thẩn, thơ thơ, thẩn thẩn, thẩn thẩn, thơ thơ, chuyện thẩn, chuyện thơ, thơ thẩn, thơ thẩn.
  10. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Xin post lại một bài cũ, tôi viết từ lâu:
    ...
    Nếu "phân tích" bằng những "phương thức" suy diễn của các vị "ráo sư Dziệt dăng", bao nhiêu năm nay, như khi "bình phẩm"/mổ xẻ câu đối bất hủ:
    Da trắng vỗ bì bạch
    của nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, (allegedly) thách Trạng Quỳnh, thì người đối phải xét thêm những "điều kiện" sau đây:
    - Cô Hồng cởi áo cô Hồng Trần: Hồng là một "màu" (color).
    - Cô Hồng (Nguyễn, Phạm...) cởi áo cô Hồng Trần: Có ẩn ý... "L" trong đó (an act of undressing someone, ***ual innuendo).
    - Cô Hồng (Trần) cởi áo cô Hồng Trần: Tự thoát y (An act of undressing oneself, also ***ual innuendo).
    - Cô Hồng cởi áo cô Hồng Trần: Cô Hồng... tên "đầy đủ" là... Trần Hồng (Hồng Trần).
    Người đối "chuẩn" phải "kết" câu đối bằng "tên, họ" (First Name & Last Name).
    Anything else?
    Giời ạ!!!
    Đói bụng gặp chiếu manh!
    Đang vã mà gặp "bạn hiền"...
    Chị Thanh mang guốc chị Thanh Cao
    Nghe phê quá chớ còn phải hỏi chi nữa.
    Thằng tôi thuộc loại ba chớp ba nháng, xớn xa xớn xác, ruột để ngoài da... nghe câu "đối", vô tai phải, chưa kịp ra tai trái là đã... táp lại liền.
    Thế mới là "đối đáp" chớ lị!!
    Chẳng phải tớ lấc cấc.
    Như bọn Tây Phương Bạch Quỷ có chơi cái trò gì mà nghe xong, phải trả lời "tức khắc", bất cứ cảm nghĩ, ý tưởng nào hiện ra trong "tâm", đầu tiên. Như thế mới "reveal" được "psycho" của đương sự.
    Dông dài, để chứng tỏ rằng tôi đây rất là kết câu đáp của Mình.
    Tớ là đồ đệ (học lén, không bái sư) của Kim Dung. Tin theo "thuyết" Kiếm Ý.
    Có nghĩa là... (I believe) Thơ hay chưa hẳn tại Vần, mà là vì Ý Nghĩa, không phải ý nghĩa của từng chữ, từng câu; mà theo như sư phụ KD chỉ dạy, cái Ý của "toàn bài", sau khi đã QUÊN hết những câu những chữ.
    Như dư vị của Trà, đối với Trà Sỹ.
    Quan trọng vẫn là Ý THƠ!
    Riêng về ĐỐI, thằng tôi lại có một suy nghĩ vớ vẩn hơn.
    Cao hơn KIẾM Ý một bậc. Thấm hơn Ý THƠ. Có câu đối còn tỏ Chí.
    Vâng.
    Ý CHÍ.
    Nước Trong Leo Lẻo, Cá Đớp Cá!
    Trời Nắng Chang Chang, Người Trói Người!

    But that''s only my crazy talking.
    Trở lại câu đáp của Mình:
    Cô Hồng cởi áo cô Hồng trần
    Chị Thanh mang guốc chị Thanh cao
    Hmmmmmm.....
    Thanh Cao đối với Hồng Trần.
    Ý đối Ý. Bày tỏ "lập trường", quan niệm... rõ ràng. Đầu có Chí. Nghe qua, thấm liền.
    Mang guốc thì phải cao thêm chứ bàn cãi gì nữa. Tuyệt.
    Chưa kể cứ ***ual actions lung tung như vậy thì có Mang là cái cẳng rồi. Hết ý!
    Cao Thị Thanh Lâu... Ý, lộn, Cao Thanh, họ tên đầy đủ. Đạt!!
    Tuy nhiên, đó có duyên mà đây còn... vô duyên... :D
    Để ra vẻ khách quan, VY đành phải khoác lên cái áo "fê bình ra" theo trường phái mổ xẻ từng con chữ, moi móc từng ngóc ngách... [...] học phái đã kết luận Trạng Quỳnh cũng không có khả năng đối lại câu: Da Trắng Vỗ Bì Bạch, một vế đối vô tiền khoáng hậu trong nền văn học sử nước nhà, mấy trăm năm nay chưa có ai "đối" nổi.
    Vậy nha Mình. Để qua giở sách trước đèn, theo bước tiền nhân... "nghe" đối nhé.
    Trước tiên, xin được mổ xẻ vế ĐỐI:
    Cô Hồng, cũng như Bì Bạch,
    Nếu có ai "chua" thêm chữ Nôm, chữ Nho vào đây, sẽ thấy sự tuyệt vời trên cả tuyệt vời của hai từ này.
    Cao siêu. Huyền diệu. Chữ nghĩa trùng trùng!!!!
    Khâm phục!!!! Khâm phục!!!!!!!
    Mình hỏi, "Sao (WHAT)?" hở Mình?
    Dạ, xin thưa rằng:
    - CÔ: Cô quả, cô phụ, cô đơn, cô liêu...
    Nói chung là LONE.
    - CÔ HỒNG: Một màu Hồng "nguyên chất", Hồng nhất thể, Original Red, Pure Pink, LONE PINK, không hề lem chút màu nào khác.
    Vậy mà CÔ HỒNG lại đối với HỒNG TRẦN, Hồng của thế gian, bụi bặm, tạp nhạp...
    Quá SIÊU!!!!
    Dạ,
    Vẽ xong phần CÔ HỒNG, theo tiền lệ Bì Bạch rồi, VY xin qua phần cụp lạc, ý quên, bằng trắc với Mình nha?
    Cũng theo lời ĐHS CĐoan, học từ sách vở, thì câu đối (đáp) phải hội đủ nhiều điều kiện (đòi hỏi) sau đây:
    - Ý Đối Ý: Thanh Cao vs Hồng Trần
    Cái này thì chịu Mình quá. 9/10.
    - Thanh Đối Thanh: Thanh Cao vs Hồng Trần
    Theo như trường phái này, thì cứ Bằng là phải đối với Trắc; chẳng có Nhất Tam Ngũ... củ gì sất.
    Xét theo "trường quy", về phần này, BB đối với BB... e rằng Mình hơi bị kẹt.
    - Động Từ đối với Động Từ
    - Danh Từ đốp lại Danh Từ
    - Màu đối Màu
    - Người đối Người
    - Vật đối Vật
    vân vân và vân vân
    Nhất là:
    - Háng Việt phải đối với Háng Việt!!!!
    Theo những "tiêu chuẩn" nghiêm ngặt trên, thì cả mình lẫn ta đều chưa đạt đến đỉnh... đầu gì cả.
    Vì vậy cho nên, Da Trắng Vỗ Bì Bạch muôn thủa vẫn là siêu vời, vô phương đối đáp.
    Bì Bạch vạn tuế vạn vạn tuế!
    Ô Mi Tổ Phồ!
    Amen!!!
    Được vietyouthnet sửa chữa / chuyển vào 05:47 ngày 08/02/2008

Chia sẻ trang này