1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch Sử Phim Đất Khổ Một Tạo Tác Lạ Kỳ

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi TCSKL, 02/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Lịch Sử Phim Đất Khổ Một Tạo Tác Lạ Kỳ

    Lịch Sử Phim Đất Khổ Một Tạo Tác Lạ Kỳ

    Đinh Từ Bích Thuý


    Đinh Từ Bích Thúy sinh năm 1962 tại Sàigòn, rời Việt Nam tháng Tư 1975, tốt nghiệp cử nhân danh dự song khoa văn chương Anh Pháp năm 1984 và tiến sĩ Luật năm 1987 tại University of Virginia, hiện hành nghề luật trong chính quyền liên bang Hoa Kỳ tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và là một trong những chủ biên của tạp chí văn chương Da Màu trên mạng internet. Hồi ký "Luggage and Shoes" của cô đã được in lại trong bộ textbook cho học sinh trung học, Asian American Writers (Nextext: 2001); và trong tuyển tập Once Upon A Dream: Twenty Years of Vietnamese-American Experience (Andrews & McMeel: 1995).

    Là giám đốc phụ trách Chương Trình Phim Việt Nam trong Liên Hoan Phim Á Mỹ Năm 1996, Đinh Từ Bích Thuý đã có dịp theo dõi lịch sử phim Đất Khổ và sau đây là bài viết của cô trích từ www.damau.org.


    Đất Khổ, một phim của miền Nam Việt Nam, với phụ đề tiếng Anh trong nguyên bản, có thể được coi như một tạo tác lạ kỳ -một chứng nhân lịch sử gần như đã bị lịch sử bỏ quên.

    Đạo diễn của phim là Hà Thúc Cần, trước là nhiếp ảnh viên cho chi nhánh đài truyền hình CBS của Hoa Kỳ ở Việt Nam vào thập niên 1960s. Trước Đất Khổ, cố đạo diễn Hà Thúc Cần (qua đời năm 2004 ở Singapore), đã nhiều lần tháp tùng nhà báo Morley Safer làm phóng sự cho đài truyền hình và có mặt trong biến cố hỏa hoạn ở Cẩm Nê. Bài tường thuật về biến cố Cẩm Nê của Morley Safer đã gây tiếng vang sôi nổi trong dư luận báo chí Hoa Kỳ trong thời điểm "leo thang chiến tranh" (escalation) và làm Tổng Thống Lyndon Johnson nổi giận, gây áp lực với CBS đòi cất chức Morley Safer. Morley Safer sau đó đoạt giải Pulitzer về báo chí cho bài tường thuật về biến cố Cẩm Nê. Ông kể lại bối cảnh của biến cố này, mặc dù diễn ra trong năm 1965, nhưng không khác gì chuyện chiến tranh Iraq năm 2007:

    Lính Mỹ vào làng và bắt đầu đốt cháy từng túp lều, từng nhà một-tôi thấy vậy với chính mắt mình, từng nhà một, có lúc cũng có người chạy ra, nhưng hầu hết [bọn lính] chỉ điềm nhiên dùng tên lửa. Không có ai trong bọn lính là người biết tiếng Việt. Một kỵ binh có tên lửa được lệnh đốt một căn nhà, và nhiếp ảnh viên thu hình của tụi tôi, anh Hà Thúc Cần, một con người phi thường, lập tức đặt máy quay phim xuống, cản, "Đừng làm vậy! Đừng! Đừng!" Hà Thúc Cần đi vào căn nhà này, tôi cũng đi theo, rồi một trung sĩ cũng vào theo. Chúng tôi nghe có tiếng người khóc.

    Hiện giờ nhà nào ở Việt Nam cũng có một hầm trú. Thường thì nó chỉ là một hầm chứa gạo được đào sâu dưới mặt đất. Chúng tôi vào thì thấy cả một gia đình, có lẽ độ 6 người, và một đứa trẻ sơ sinh. Họ sợ cứng người. Tôi nói nhỏ nhẹ; nhưng họ nhất định không chịu ra. Hà Thúc Cần nói với họ, cũng nhỏ nhẹ, và anh ấy dụ họ ra được. Sau đó, ngôi nhà này bị thiêu hủy, như tất cả những ngôi nhà trên đường đi, bằng tên lửa, diêm, hay dụng cụ bật lửa nhãn hiệu Zippo.
    Nhóm lính, sau khi tấm ảnh Cẩm Nê bị đốt được xuất bản trên báo, tự cho mình danh hiệu "Sư Đoàn Zippo."

    Cuối cùng tôi cũng về được Đà Nẵng để gửi bài phóng sự qua telex. Lúc đó phải mất một ngày rưỡi gửi bài đi từ Việt Nam. Harry Reasoner đọc tin vào buổi tối, và ông đọc bài phóng sự của tôi.

    Dĩ nhiên, nhóm Thủy Quân Lục Chiến, sau bài phóng sự của tôi được lên truyền hình, lập tức thủ thế đề phòng tối hậu (red alert), chối hết mọi chuyện, nói rằng chỉ có vài nhà bị thiêu cháy vì "tổn thương phụ thuộc" (collateral damage) từ pháo đạn nhắm vào quân địch.

    Tương tự như dư luận Hoa Kỳ sau biến cố Cẩm Nê, phim Đất Khổ, khởi sự quay đầu thập niên 1970 và hoàn tất năm 1973, với kịch bản dựa trên tác phẩm Đêm Nghe Tiếng Đại Bác và Giải Khăn Sô Cho Huế của nhà văn Nhã Ca và lấy bối cảnh từ ba biến cố chính trong lịch sử chiến tranh Việt Nam: vụ Tranh Đấu Phật Giáo năm 1965 ở Huế, Tết Mậu Thân (1968), và mùa hè Đỏ Lửa (1972), cũng gây nhiều sôi nổi và bị cấm chiếu trước 1975 ở miền Nam VN vì nội dung "phản chiến và khuynh tả."

    Cuốn phim soi rọi những khía cạnh của cuộc chiến qua tâm cảnh của những nhân vật sống trong thời cuộc: người lính Biệt Động Quân bị lạc ra khỏi binh chủng (được thủ vai bởi nhà thơ Lưu Nguyễn Đạt, hiện sinh sống ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn); một người anh đi lính quân lực Việt Nam Cộng Hòa; người em trai nghệ sĩ đào ngũ với cái nhìn hiện sinh nhưng nhân bản và trung dung về cuộc chiến (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở lứa tuổi 30, với trang phục jacket, quần jeans và đàn guitar như Bob Dylan); bà mẹ góa chịu đựng (Bích Hợp, nghệ sĩ số 1 của sân khấu cải lương Bắc Hà di cư); cô chị gái, như Hòn Vọng Phu, mòn mỏi đợi ý trung nhân chưa về (Xuân Hà), và cô em út, một teenage sâu sắc với nhiều chất vấn và bất mãn về thời thế (Vân Quỳnh). Phim Đất Khổ cũng có sự xuất hiện của diễn viên Hoa Kỳ Jerry Liles, trong vai một người Mỹ dân sự cao ***g ngồng, bị "mồ côi" và bất lực trong bối cảnh Việt Nam, rất khác với vai trò chủ động của những nhân vật người Mỹ trong những phim ảnh Hollywood về chiến tranh Việt Nam.

    [​IMG]
    Trong phim, diễn viên Jerry Liles theo Quân (Trịnh Công Sơn) về ăn Tết Mậu Thân với gia đình Quân ở Huế.

    Đất Khổ tiêu biểu cho tính chất phim thật (cinema verité), với những cảnh nhà cửa bị tàn phá, người dân chạy loạn trên Quốc Lộ 1, quay đúng vào thời điểm lịch sử của Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, nhưng để làm bối cảnh của biến cố Tết Mậu Thân 1968 trong truyện phim. (Ảnh 2.) Đất Khổ cũng có âm vọng từ biến cố Cẩm Nê. Gần cuối phim, Nghĩa (Lưu Nguyễn Đạt) trở về làng quê, nay đã xơ xác và điêu tàn vì bom đạn, và đến trước một căn nhà bỏ trống. Nghe tiếng động từ trong nhà, Nghĩa rút súng lục phòng thủ, định bắn xả vào thì bỗng dưng thấy một bé gái xuất hiện. Nhìn vào trong, Nghĩa thấy gian nhà có lối xuống hầm trú, và trong hầm có thêm hai nhân mạng, một đứa bé chưa biết đi và thằng anh nó trạc 9, 10 tuổi. Đây là những người em nhỏ còn sống sót của Nghĩa, sống chui nhủi dưới hầm trú sau một ngọn "lửa thân thiện" (friendly fire) rơi trúng vào làng. Nghĩa giúp các em thu xếp quần áo và vật dụng di tản ra khỏi ngôi làng. Trước khi rời căn nhà, Nghĩa và em gái thắp nhang ở bàn thờ tổ tiên, từ biệt cha mẹ quá cố, và xin được người chết phù hộ cho người sống trong cuộc hành trình trước mặt.
    Đất Khổ cũng cho ta thấy một thế giới phù du (floating world) của những nghệ sĩ muốn tìm khuây khỏa trong âm nhạc và nét đẹp u hoài của một văn hóa trên đà mai một. Cảnh ca hát trong khoang thuyền về đêm, trên một giòng sông đen lặng sóng, là một cảnh biểu lộ cái nhìn hiện sinh của Quân. Trái với những cảnh sống thực khác trong phim, cảnh này có nhiều kịch tính, như thể nói lên đặc thù mâu thuẫn của nghệ thuật, vừa là lối thoát cho đời sống, vừa là một cạm bẫy dẫn đến sự bại hoại cho tâm thần chính vì tính chất hư ảo của nó.

    Đất Khổ gần như bị quên lãng trong một xó hầm nhà của George Washnis, một nhà đầu tư Hoa Kỳ (investor) của phim, và trong thập niên 1970 là phu quân của một nhà sản xuất phim ảnh có liên hệ mật thiết với Đất Khổ. Ít lâu sau khi phim bị cấm chiếu, ông George Washnis và vợ rời Việt Nam với một ấn bản của phim. Sau đó hai người ly dị, và ông Washnis thừa hưởng "gia tài" Đất Khổ. Vào năm 1996, George Washnis liên lạc với Viện Phim Ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute, "AFI") ở Kennedy Center, Hoa Thịnh Đốn, nhờ cơ quan này phổ biến phim Đất Khổ. Đất Khổ được chiếu lần đầu tiên ở rạp hát AFI, sau 23 năm nằm trong hộp đựng phim có niêm dán kín, nhưng với rất ít sự tham dự của khán giả trong vùng vì không nhiều quảng cáo. Vào tháng 11 năm 1996, Đất Khổ coi như được "chính thức" ra mắt khán giả Việt Nam ở vùng Hoa Thịnh Đốn, trong chương trình Phim Việt Nam của Liên Hoan Phim Mỹ Á năm thứ 15, ở viện đại học George Mason và viện đại học Maryland. Sau đó phim cũng được đi trình chiếu ở Texas và California.

    Trước dịp Đất Khổ ra mắt ở Hoa Thịnh Đốn, nhóm tổ chức chương trình Phim Việt Nam trong Liên Hoan Phim Mỹ Á năm 1996 đã cố truy tầm tin tức về đạo diễn Hà Thúc Cần để mời ông sang Hoa Kỳ dự buổi ra mắt phim. Việc này không thành tựu vì lúc đó ban tổ chức không tìm được người đã có những liên lạc mật thiết với nhà đạo diễn này. Mãi về sau, qua lời kể của ông Võ Tá Hân, một nhà kinh doanh và nhạc sĩ, cũng là một người bạn thân của cố đạo diễn Hà Thúc Cần hiện đang sinh sống ở Singapore, thì biết được rằng sau thời gian 1975, Hà Thúc Cần cũng đã định cư nhiều năm ở Singapore. Ông chuyển sang lãnh vực hội họa và có một gallery mua bán và triển lãm tranh Việt Nam ở quốc gia này. Hà Thúc Cần cũng viết nhiều những bài nhận định về hội họa và nghệ thuật Việt Nam cho những tạp chí mỹ thuật trên diễn đàn quốc tế. Theo lời ông Võ Tá Hân, đạo diễn Hà Thúc Cần không giữ bản quyền phim Đất Khổ, mà đinh ninh rằng chỉ có một ấn bản phim Đất Khổ ở Pháp, và không biết phim đã được ra mắt ở Hoa Kỳ. Lúc sinh thời đạo diễn Hà Thúc Cần nhắc đến Đất Khổ rất nhiều lần với ông Võ Tá Hân, coi cuốn phim này như một trong những thành tích sâu đậm nhất trong đời ông.

    Lúc sinh thời đạo diễn Hà Thúc Cần nhắc đến Đất Khổ rất nhiều lần với ông Võ Tá Hân, coi cuốn phim này như một trong những thành tích sâu đậm nhất trong đời ông.

    Vào tháng 5 năm 2007, George Wachnis, qua công ty sản xuất phim DVD Remis, LLC, cho ra mắt Đất Khổ trong thể DVD, thêm tựa đề tiếng Anh, Land of Sorrows. Như một lời mỉa mai cuối cùng của định mệnh, DVD Đất Khổ, mặc dù tượng trưng cho dĩ vãng sống thực của cuộc chiến nhìn từ miền Nam, được hãng Remis mang bán cho dân Hoa Kỳ với bao phim có nền (cờ) đỏ sao vàng.

    * Giới thiệu phim Đất Khổ có sự tham gia diễn xuất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Nguồn: Việt Báo
  2. bich_diem

    bich_diem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tớ rất tò mò với bộ phim này. Làm thế nào để có được một bản DVD của nó nhỉ.
  3. meo_ko_an_ca

    meo_ko_an_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Có mấy trích đoạn trên Youtube thì phải.
    Bìa của DVD này hơi nhạy cảm, vì lá cờ việt nam to uỳnh nhưng trông như nứt nẻ vỡ nát.
  4. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Phim Đất Khổ (Land of Sorrows) có độ dài 120 phút , hiện phát hành bằng đĩa DVD từ tháng 04/07
    Phần mở đầu và một số trích đoạn.
    http://www.youtube.com/watch?v=XxHnM7zdmGk&feature=related
    Trích đoạn tản cư ở Huế.
    http://www.youtube.com/user/DatKhoTheFilm
    TCS và bài hát Dựng lại người , dựng lại nhà.
    http://www.youtube.com/watch?v=Xx1d0YSlKLk

    Bài hát chuyển ngữ sang tiếng Anh ghi trên phụ đề :
    On the roads , resound the countless foot-steps
    We climb mountains untill we reach the sea
    We?T ll build new homes on this devasted land
    We?T ll build new lifes with a smile
    The force of life lies in our hands , in our feet
    Along our path , home multiply in the whole of VIETNAM
    The new rays warm your heart , and warm mine
    Thanks to them , we?T ll build the homes much faster
    Together , let?T s follows the path to rebuild freedom
    Every dawn , our love for VIETNAM
    floats along the waves of the flag.
    We?T ll rebuild new people ,
    People who will reach for far away horizons
    Together , let?T s follow the path to instore(?) companion.
    The heart of our Mother was once as large as Pacific
    Children will form the rivers of joy which , today erase all traces of hate.

    Let?Ts use the alluvial deposits to cover the ruins
    And then, love for the neighbour will blossom like a rose.
    NhatViet xin được mượn câu hát để chúc Xuân anh chị em trong box ;
    Trên những con đường vang bước người dồn chân
    Bàn chân ta lên non ra sông ra tới biển xanh . . .
    . . .Những sớm mai Việt Nam tình ta bay theo sóng ngọn cờ
    Dựng người mới như cây sang mùa Người vượt tới những trời xa
    Ta cùng lên đường đi xây lại tình thương
    Lòng mẹ ta xưa kia bao la như Thái Bình Dương
    Những đứa con là sông mừng hôm nay xóa hết căm hờn
    Mượn phù sa đắp trên điêu tàn lòng nhân ái lên nụ hồng.
  5. tadathaygi

    tadathaygi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Ở trên website amazon có bán , khoảng hơn 20$ cho 1 đĩa DVD . Tết vừa rồi có 1 đứa bạn mua tặng cho , sướng rên cả người
    http://www.amazon.com/DAT-KHO-Trinh-Cong-Son/dp/B000P2A5AS/ref=sr_1_1?ie=UTF8&s=dvd&qid=1206011407&sr=1-1
  6. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Hàng đĩa ở Đinh Liệt hay Bảo Khánh không biết có đĩa này không nữa. Bạn nào biết thì chỉ cho mình nhé. Cảm ơn nhiều.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ở VN có chết liền.
  8. maimeo2783

    maimeo2783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Bạn này đang ko ở VN à? Có ai có ko up lên đâu đó pm cho mình đi ^^
    Có cái link tin tức này :)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2008/03/3BA006E6/
  9. hilife69

    hilife69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    thật ko ngờ TCS còn từng đóng phim, khâm phục quá !
    Bạn nào biết chỗ bán đĩa (lậu cũng được) ở Hà Nội thì thông báo cho a e cùng mua nhé!
    Nguyet-ca xóa: chữ ký không lành mạnh.
    Được Nguyet-ca sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 21/03/2008
  10. xuan_denon

    xuan_denon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    TCS đúng là vô dịch
    Bây giờ mà giới thịêu TCS như thế nào nhỉ. Như này đc ko hả các bác:
    Xin giói thiệu Võ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, hoạ sĩ, diễn viên điện ảnh Trịnh Công Sơn của chúng ta...

Chia sẻ trang này