1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con tôi ..... nhát quá ! Phải làm sao đây ?!

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Nolovenohome, 25/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0

    Không gia đình
    Truyện ngụ ngôn (Các loại ngụ ngôn)
    Mít Đặc
    Dế Mèn Phiêu Lưu Ký
    ÔI nhiều lắm...
  2. mactoc

    mactoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2004
    Bài viết:
    2.339
    Đã được thích:
    0
    Không phải cu cậu nhát đâu cậu ơi, mà cu cậu nhạy cảm như cậu nói thôi. Bất kể một sự việc, một vấn đề gì cũng có thể làm bé "suy nghĩ" đấy. Và vì nhạy cảm nên tớ đoán là bé hay liên tưởng, hay bị ấn tượng về vấn đề/ sự việc đó
    Điều này tớ nghĩ là cần phải có thời gian cho bé lớn hơn thôi, với lại trong mọi chuyện thì chịu khó giải thích cho bé để bé liên tưởng đến nhiều sự tốt đẹp, ví dụ như "cậu bé và con cừu" thì tạm bịa ra một kết quả nó có hậu 1 tí, cho cậu bé thấy thoả mãn chứ đừng để bé lại đắn đo suy nghĩ về sự "thương hại"
    Tớ nghĩ bé ko nhút nhát theo kiểu ko bạo dạn đâu, mà đúng là hay cáu gắt với con thì khổ thân con thật, nhưng tuổi bọn mình thế hay sao ý, động tí là có thể cáu um lên, thậm chí chẳng vì lý do gì, hic hic, tớ cũng đã phải cố gắng kiềm chế nhiều lắm ý, giờ cũng có vẻ "hiền hiền" 1 tí rồi, chỉ có hay xửng cồ với chồng thôi hê hê
  3. paradise2209

    paradise2209 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2007
    Bài viết:
    2.094
    Đã được thích:
    5
    Em nghĩ cậu bé nhà chị như vậy là nhạy cảm, 1 đứa trẻ nhạy cảm sẽ phát triển thành 1 nghệ sĩ có tâm hồn bay bổng
    Chị đọc những truyện nói về lòng dũng cảm mà có các hành động cụ thể ấy, như là giải cứu bạn hay là chiến đấu chống lại thú dữ chẳng hạn rồi giảng giải cụ thể cho bé, với 1 ng mẹ quan tâm đến vậy, em nghĩ chẳng mấy rồi bé sẽ dạn dĩ hơn
    Cảm ơn chị rất nhiều vì đã chia sẻ, bằng chính bản thân mình em rút ra 1 điều, tổn thương tình cảm là điều làm người ta mất cân bằng và mất mát nhất, và tình cảm của người mẹ chính là điều quan trọng nhất
    Được paradise2209 sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 30/04/2008
  4. hoa_mua_ha

    hoa_mua_ha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    0
    Cô ơi, tôi đọc được cái này trên Vnexpress nên copy vào đây cho cô nhé. Chúc cô và các con luôn vui khoẻ và hay cười!
    Biến đứa trẻ nhút nhát thành bạo dạn
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2008/05/3BA01D0F/
    Bạn nên khuyến khích con mời bạn bè đến chơi nhà, hoặc năng đến chơi nhà bạn. Nhờ đó, trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao tiếp và sẽ đỡ ngại ngần hơn.
    Các chuyên gia cho rằng nhút nhát là một vấn đề khá nghiêm trọng ở trẻ và cần được khắc phục càng sớm càng tốt bằng các biện pháp sau:
    Không chụp mũ: Nếu thường xuyên nhắc đến tính hay e ngại của con, trẻ sẽ cảm thấy bạn chỉ nhận ra điều ấy ở trẻ. Nên nhắc lại những tình huống con đã thể hiện mình một cách kiên quyết để tăng tính tự tin. Để tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn, nên gọi tính nhút nhát của trẻ là thận trọng
    Thay vì hay quở trách con vì sự nhút nhát, hãy dùng những từ ngữ trung dung, tránh những từ xúc phạm. Chẳng hạn, nếu trẻ bám lấy chân mẹ mà không chơi với bạn, hãy nói "hình như hôm nay con không được vui".
    Kích thích trẻ giao tiếp: Để cho trẻ mời bạn cùng lớp về nhà, không cấm con đến chơi nhà bạn. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao tiếp, bé sẽ đỡ ngại hơn. Ngoài ra khi con còn nhỏ, bạn cũng nên mời khách đến nhà chơi, tổ chức các bữa ăn cùng bạn bè và con cái họ nhằm giúp trẻ quen với giao tiếp xã hội.
    Đừng nóng vội: Trẻ nhút nhát thường sợ chốn đông người. Bạn không thể đơn giản đưa con đến nơi nhiều người tụ tập và thả nó một mình giữa đám đông. Nên cầm tay khi trẻ chưa nhìn khắp xung quanh. Đừng vội đi; hãy tiến lại đứa trẻ khác hoặc nhóm trẻ và nói chuyện với chúng, chờ đến lúc con bạn tham gia câu chuyện. Con bạn cần sự hỗ trợ và biết rằng bạn ở ngay bên cạnh khi nó cần đến.
    Để con chia sẻ những thành tích của mình: Sau bữa tối hoặc trước khi đi ngủ, nên để con kể về tất cả những gì dễ chịu xảy ra trong ngày với nó. Việc nghe hết những gì con kể và hỏi han một cách trân trọng giúp trẻ tự tin hơn.
    Chuẩn bị cho sự thay đổi: Một tình huống mới sẽ là chuyện khủng khiếp với những trẻ nhút nhát. Nếu bé đi chơi nhà người lạ, lần đầu tiên đến lớp mới hay chuyển trường, bạn nên nói chuyện với con để bé hình dung trước mình sẽ thấy gì hay phải làm gì ở đó. Nếu có thể, nên đến trường trước cùng trẻ, nói chuyện với các thầy giáo mới, liên kết con với những đứa trẻ khác. Càng làm cho trẻ quen với tình huống mới, nỗi sợ của nó càng ít đi.
    Hãy bình tĩnh: Ngay cả khi tình huống mới làm bạn lo ngại thì cũng đừng để điều đó thể hiện khi có con bạn, vì sự lo ngại đó có thể truyền sang bé.
    Chia sẻ kinh nghiệm: Tất cả mọi người đều có lúc e ngại về vấn đề nào đó. Trẻ cần biết rằng đó là một phần của cuộc sống hằng ngày và bạn có thể giúp đỡ nó.
    Đừng đòi hỏi sự hoàn thiện: Những người nhút nhát tin rằng việc biết giao tiếp một cách nhẹ nhàng là do thế mạnh, năng lực đặc biệt của cá nhân. Nên làm trẻ hiểu rằng quan hệ bạn bè không đòi hỏi sự hoàn thiện, và bạn cũng đừng đòi hỏi ở con qúa nhiều.
    Đề nghị giáo viên giúp đỡ: Một giáo viên tinh tế và sẵn lòng giúp đỡ đôi khi làm đứa trẻ nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn.
    (Theo Thế Giới Mới)
    Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQ
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2008/05/3BA01C6E/
    Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn thế để chơi cùng con, chơi thực sự hứng thú, say sưa. Nhờ đó, bạn có thể giúp trẻ tăng chỉ số IQ đến 10 điểm.
    Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho bé thông điệp: ?oMẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý?. Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
    Học cách chơi với con
    Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.
    Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.
    Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.
    Chơi với con có ích cho cả bố mẹ
    Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress? và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn.
    Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.
    Hãy để trẻ khởi xướng
    Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé.
    Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích? hoặc ?ochúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc mũ mấy chục lần rồi?. Đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi.
    Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, ***g vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải?, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.
    Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: ?oCon sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?? hoặc ?oChúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu???.
    Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt
    Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ?.
    Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của người lớn.
    TS. Nguyễn Công Khanh, ThS. Hà Thiên Lý
    Chuyên gia tư vấn Trường Mầm non Hoàng Gia
    Tel: 04 762 4788
  5. Nolovenohome

    Nolovenohome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Ừ tớ cảm ơn cậu nhiều , tớ thì nóng tính và hay cáu gắt lắm, mà cậu còn có chồng để ?.. trút . Tớ có muốn cũng phải đợi cả tháng nữa cơ.
    Dạo này tớ cũng kiềm chế nhiều rồi đấy, chỉ gắt một câu là stop lại ngay hihiiiii.
    Chúc cậu sức khoẻ và bình an nhé !
  6. Nolovenohome

    Nolovenohome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn cô nhiều nhé ! Cảm ơn về bài viết và còn cảm ơn hơn nữa về mối quan tâm cô dành cho chúng tôi.
    Chúc cô luôn khoẻ và luôn tìm được bình an cho mình.
  7. Nolovenohome

    Nolovenohome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn về sự quan tâm !
    Đúng vậy bạn ạ, theo mình Mẹ là nhà thông thái, là bạn, là người chỉ đường, là chỗ dựa yêu thương, là nơi để quay về .......
    Vì vậy " Những ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không ? "
    Mong bạn luôn cảm nhận được tình thương của mẹ (dù ở góc độ nào), Chúc bạn có nhiêu nghị lực và bình an !
  8. bienmenhmong

    bienmenhmong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Theo mình, đương nhiên đa phần những gì các bác khác đã nói đều chí lý cả. Mình góp thêm vài ý như sau :
    - Những đứa trẻ nhạy cảm luôn "nhát" hơn những đứa khác do tưởng tượng, suy nghĩ nhiều hơn hành động nên cũng phải chấp nhận việc cháu kém bạo dạn.
    - Cái duy nhất có thể cải thiện được tình hình đó là sự tự lập. Nói cụ thể là ở lứa tuổi của cháu nếu làm được những việc đơn giản phục vụ bản thân như thay quần áo, đánh răng, lấy nước uống, xúc cơm, cất bát, đẩy ghế vào chỗ sau khi kéo ra ngồi....và có những khoảng thời gian ngắn tự chơi (trong nhà, ngoài công viên, tại nhà người quen ) dưới sự dám sát từ xa của người lớn sẽ giúp cháu tự tin và bớt nhút nhát.
    - Bạn đừng cho cháu một môi trường quá "an toàn" tức được phục vụ, được hiểu ý, được đối xử nhẹ nhà mẫu mực quá khi ở với mẹ (người mẹ nào chả muốn mang lại cho con tuổi thơ như thế). Thái quá sinh bất cập, cháu sẽ không cảm thấy thoải mái và e ngại khi gặp những người khác, những hoàn cảnh không quen thuộc như khi bên cạnh mẹ, không có nhu cầu thử những cái mới, không đủ linh hoạt ứng phó với các hoàn cảnh khác "chuẩn"
    - Bạn hãy đề nghị ba cháu tăng thêm thời gian dành cho cháu. Thời gian bên ba có thể cháu không được chăm sóc kỹ, tốt như mẹ chăm bẵm nhưng sẽ học được nhiều, ảnh hưởng nhiều sự mạnh mẽ, dứt khoát, phóng khoáng của người đàn ông.
    - Cháu đã 5 tuổi, không còn là sớm để thực hiện những điều trên. Và theo mình, người mẹ phải hết sức cố gắng kiểm soát mình để giúp con. Thật không dễ dàng vì mẹ thường hay có xu hướng xót con, chiều chuộng và làm thay cho con. Nhưng sau này thấy con yếu đuối, yếu ớt trước cuộc đời mà mẹ thì không thể mãi ở bên cạnh bảo vệ lo lắng, còn xót hơn.
  9. MaiHaAn

    MaiHaAn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm giúp con vượt qua nỗi sợ hãi của MHA nhé :
    1. Từ khi cháu bé đến bây giờ (cháu được gần 3 tuổi rồi) ko bao giờ MHA doạ dẫm hay cho phép người khác doạ dẫm bé (kiểu như doạ ngáo ộp hay ma, v.v....) Vì thế bé nhà MHA ko biết sợ những thứ ko có thật.
    2. Khi gặp một điều gì, một vật gì, một con gì khiến bé sợ hãi thì MHA và cả gia đình sẽ giúp bé hiểu về điều đó, vật đó và hướng dẫn cho bé cách chống lại điều đó hay vật đó. Ví dụ bé sợ tiếng máy khoan ôm chầm lấy mẹ, mẹ giải thích tiếng ồn đến từ đâu, và chỉ bé cách bịt tai lại hoặc đứng ra xa. Hay khi bé sợ con gián thì MHA giải thích cho bé hiểu con gián bé tí ko làm gì được bé và chỉ cho bé cách dẫm chết con gián khi con gián lại gần. Từ một đứa trẻ sợ gián giờ bé nhà MHA có thể dẫm con gián mà ko sợ gì. Nếu bé tiếp tục sợ một điều gì thì hãy dành thời gian cho bé làm quen dần, ko nên ép bé phải chấp nhận ngay những giải thích hay hướng dẫn của mình. Tuyệt đối ko chê bai hay đùa cợt trên sự sợ hãi của bé, MHA thường tỏ ra thông cảm và chấp nhận sự sợ hãi của bé, nhiều khi giả vờ nói với bé rằng mình cũng sợ ko kém gì bé. Điều này khiến bé nhà MHA luôn tin tưởng ở mẹ, chia xẻ với mẹ và nghe theo sự hướng dẫn của mẹ để chống lại nỗi sợ hãi.
    3. Tuyệt đối ko mang điều bé sợ hãi ra để uy hiếp bé hay để thoả hiệp với bé khi muốn bé làm theo ý mình.
  10. giemmaTrolai

    giemmaTrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    0
    chị cho nó ra ngoài chơi nhiều vào, lúc đấy sẽ fải uốn nắn để nó bớt nghịch đi ấy chứ , bố mẹ dạy chỉ là lý thuyết, cho nó ra ngoài rồi tự nó sẽ thích nghi

Chia sẻ trang này