1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thảo luận về tác phẩm Suối nguồn - The Fountainhead

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tonganhquan, 27/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    uh,đọc lại đoạn đầu mình ghi quả thật saó rỗng
    vì đọc xong truyện này đã 1 năm rồi
    nên chỉ ghi lại cảm xúc
    ko ghi chi tiết đc
    thông cảm nhé ấy
  2. ve_con

    ve_con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2006
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Bạn trích câu nói đó trong tác phẩm, và coi như nó đúng? Hoặc phiền bạn có thể giải thích quan điểm vì sao bạn cho là nó đúng?
    Còn tớ, tớ cho rằng nỗi đau "hiện thực" hơn niềm vui và hạnh phúc, và vì nó hiện thực nên nó có giới hạn. Ví dụ nó sẽ dẫn đến những hành động cụ thể và cuối cùng thì nỗi đau chỉ có thể giết chết một (hoặc nhiều) người mà thôi (có thể hiểu giết chết về mặt thể xác hoặc tinh thần). Vì vậy nó có giới hạn.
    Còn hạnh phúc thì nó ko "hiện thực". Vì thế nên thậm chí còn ko cần tồn tại câu hỏi Hạnh phúc có giới hạn hay không, tớ chưa từng nghĩ đến câu hỏi như vậy.
    Hạnh phúc và Nỗi đau là khác nhau. (tớ đang ko nói về việc chúng đều là cảm xúc của con người)
    Chủ nghĩa vị thân (phản ánh qua hành động và tính cách của ngân vật) trong truyện đứng vững được vì nó được xây dựng để phù hợp với tiến trình phát triển của thẩm mỹ (cụ thể ở đây là về Kiến trúc, Điêu khắc). Tác giả đã quá khéo léo lựa chọn nhân vật (tên, ngành nghề) để làm chủ thể chứa đựng chủ nghĩa vị thân của bà (anh ta quá hoàn hảo, thực tế để có một kiến trúc sư như vậy, anh ta có lẽ phải 300 năm tuổi) Dẫn đến tiến trình lịch sử sẽ khẳng định tính đúng đắn của hành động của nhân vật chính. Còn trong đời sống thực tế, vị trí của chủ nghĩa vị thân ở đâu còn quá nhiều vấn đề để bàn cãi.
    Bạn thích theo đuổi việc bạn muốn làm cứ theo đuổi. Nhưng ko có gì đảm bảo, tính "vị thân" trong hành động đó của bạn rồi sẽ được thời gian khẳng định là đúng đắn. Còn nếu bạn trả lời thâm chí bạn còn ko màng đến việc nó rồi sẽ đúng đắn hay ko thì bạn đã đi ngược lại với tinh thần của chủ nghĩa vị thân trong tác phẩm Suối nguồn. Nếu vĩnh viễn Roark ko bao giờ đúng, thì anh ta sẽ chỉ là nạn nhân, là cái bóng mờ nhạt cho tính cách của mình. Con người chứa tính cách và thực hiện hành động, chứ ko làm nô lệ cho hai thứ đó.
  3. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    "Con người không tìm được từ ngữ để diễn tả những điều mình tìm kiếm, cũng không biết mình phải làm gì, phải suy nghĩ như thế nào về nó, nhưng họ đã tìm thấy âm nhạc."-The Fountainhead
    Quá hay!
  4. dinhhaipham

    dinhhaipham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Đọc Suối Nguồn 2 lần, điều cốt lõi nhất mà mình rút ra được đó là hãy tôn trọng suy nghĩ của mình. Con người có bộ não là để suy nghĩ, là để nhận biết đúng sai. Đừng để bất kỳ thứ gì làm vấy bẩn suy nghĩ của mình - cho dù thứ đó nhân danh đạo đức, lý tưởng...
  5. rays_of_sun487

    rays_of_sun487 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng đọc cuốn sách này cách đây khá lâu. Cũng không biết chia sẻ thế nào, vì mỗi người cảm nhận "văn học" theo một cách khác nhau. Có điều mình thấy đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà mình đã từng biết đến. Nhân vật chính trong tác phẩm ấy, mình thấy có cảm giác đó là con người mình ngưỡng mộ, mình "ao ước", mình muốn trở thành.. mà không được.
  6. lamlinhtieu

    lamlinhtieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đã đọc Suối nguồn. Đọc rất chậm, ngắt quãng làm nhiều lần vì đọc nhanh không tiêu hóa được hết. Mất nhiều thời gian cho cuốn này nhưng thấy rất đáng.
    Gần đây mình cho một cậu em mượn quyển Suối nguồn. Cậu này là fan cuồng của Miyamoto Musashi. Sau khi đọc xong cậu rút ra kết luận về điểm chung của 2 nhân vật này: "mọi sự cô đơn đều là đỉnh cao". Khi ở đỉnh cao lẽ dĩ nhiên sẽ cô đơn, bởi vì có rất ít người có thể hiểu được họ. Tuy nhiên, cậu vẫn cho rằng Musashi thật hơn, gần với chúng ta hơn bởi vì điểm xuất phát thấp và đỉnh cao đạt được là nhờ cả quá trình nỗ lực tôi rèn, còn về cơ bản lúc sinh ra Roark đã là thiên tài rồi. Cũng là một điều đáng suy ngẫm.
  7. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Có hiểu rõ về tuổi thơ của Roak chưa nhỉ? Phép so sánh làm cho cái rõ hơn 1 cái, cái kia lu mờ. Cho Muashi lên bàn thờ ròi. Tội nghiệp quá.
    Được hollowheart sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 10/07/2009
  8. Favercode

    Favercode Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    0
    Mình là cục xuất bản thì sẽ không bao giờ cho phát hành quyển này. Các bạn đọc chỉ thấy cái gì mà tôn trọng suy nghĩ của chính mình với tính cách nhân vật, ak, mình đọc được 2/3 thì không thể nuốt nổi nữa, dù đó có thể là một tác phẩm thực sự vĩ đại.
    Đơn giản bởi nó, cũng giống như những tác phẩm khác của Rand...
    chống Cộng!
    Bạn BeeWitch có cái smartphone thì hãy dành một ngày chỉ để highlight những suy nghĩ của Ellsworth Toohey, để xem tư tưởng của ông này (cái gì mà tôn thờ sức mạnh của quần chúng, giết chết cái tôi), đại diện cho cái gì.
    Tóm lại, thể loại giấc mơ Mỹ này là mình ếch ăn được, từ đầu đến cuối tay Roark đấy, cho dù là có những tư tưởng vĩ đại, cũng không xuất phát từ ý thức cộng đồng, mà từ cái vị kỷ của bản thân. Xây lên cái nhà, dù nó có giá trị kiến trúc, cũng là bởi vì hắn muốn xây, chứ không vì hắn cảm thấy cộng đồng cần một cái nhà như thế.
    Dù sao nó vẫn vĩ đại thật, ở khả năng xây dựng nhân vật và tầm vóc triết lý. Mỗi tội là không hợp với tư tưởng của mình.
  9. ve_con

    ve_con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2006
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Bạn cũng thừa nhận là tác phẩm ko hợp với tư tưởng của bạn, vậy thôi. Chứ bạn buộc tội nó chống Cộng nọ kia để làm gì. Tớ lại thấy cái cần là đề cao cái suy nghĩ sống phần nào nên quan tâm mình cần gì, muốn gì, chứ ko phải làm cái gì cũng lo người khác nhìn vào, sợ mình sẽ ko là số động, dần thỏa hiệp.
    Còn về truyện, bạn đừng nghĩ Roak xây vì anh ta muốn xây, mà bởi vì anh ấy cảm nhận được rằng nơi ấy đang bảo "tôi cần một công trình như vậy", điều này nói lên bản thân sự vật xung quanh cũng có ngôn ngữ cái tôi, cần được lắng nghe, nhưng những người theo số đông phần nhiều ko nghe thấy điều đó, họ chỉ nghe thấy điều họ muốn (ko hẳn, số đông muốn thì đúng hơn)
    Thế tớ mới nói Ayn Rand đã sáng suốt xây dựng nhân vật để gửi gắm tư tưởng. Người họa sỹ nhìn tấm toan nghe được tấm toan nói nó cần gì để có cái tôi của riêng nó, người tạo mẫu chạm tay vào mảnh vải nghe được mảnh vải nói nó cần gì để có cái tôi của riêng nó, còn kiến trúc sư lắng nghe tiếng nói từ bản thân nơi xây dựng. Rất nhiều công trình ko hẳn là đẹp phi thường nhưng nhìn nó ta cảm thấy nó và nơi nó đang đứng thực sự thuộc về nhau một cách khủng khiếp và khó có thể thay thế (ví dụ nhỏ: nhà hát Opera Sydney chẳng hạn). Kiến trúc sư như là mục sư làm lễ kết hôn cho địa điểm và công trình ấy. Và bản chất của kết hôn là để hai người hạnh phúc chứ ko phải để cả thế giới hài lòng.
  10. lamt

    lamt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2008
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bạn này đọc sách cái kiểu này thì hầu như toàn bộ tủ sách văn học nước ngoài đang được xuất bản (kể cả sách trong nước) cũng "chống cộng" cả nút.
    Nói ít hiểu nhiều, nhở.

Chia sẻ trang này