1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về các vấn đề Môi trường và yêu cầu tài liệu

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi KHACHGlANGHO, 01/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nopassport

    nopassport Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Thanks Bro. It''s useful.
    Chính xác là tôi cần cái NĐ 63 và TT 67.
    Không hiểu ngoài phí BV môi trường theo sản lượng như vậy, các doanh nghiệp khai thác có phải đóng thuế/ phí khai thác tài nguyên không?
    Họ có phải đóng phí nước thải không?
    Câu hỏi đặt ra là:
    1. Sản lượng khoáng sản tăng -> chất thải (có thể là ô nhiễm) tăng, đồng thời tiền phí BVMT thu được cũng tăng.
    2. Tăng hiệu suất sản xuất -> tăng sản lượng và giảm được chất thải/đơn vị sản phẩm hoặc chất thải trên đơn vị đầu vào, nhưng phí BVMT vẫn vậy vì đc tính trên sản lượng.
    ->> không khuyến khích thực sự bảo vệ môi trường.
    em có ý thiển cận nhờ các bác vén mây mù ạ.
  2. meomuop84

    meomuop84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0

    Em đang làm ĐTM về khai thác đất làm VLXD, bác Khách hay bác nào có cái ĐTM nào tương tự share cho em với, em cảm ơn nhiều
  3. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Dạo này các cao thủ, cao nhân đi đâu hết cả rồi mà chả có ai giải đáp thắc mắc thế ạ? Hu hu tình hình là em rất cần cuốn này mà ko làm sao tìm dc trên mạng ạ, tên sách là: Sustainable Energy by Elisabeth M. Drake, Jefferson W. Tester, Michael J. Driscoll, Michael W. Golay, William. A Peters (2005). Các cao nhân, cao thủ nào có cho em xin, dù trả chút phí cũng được ạ. Em xin cám ơn lắm lắm.
  4. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Bạn mèo mướp đã xong cái ĐTM đầu tiên rồi à, có kết quả gì chưa . ĐTM về khai thác đất làm vật liệu xây dựng thì mình chưa từng làm, mà nói chung có lẽ cũng không nhiều đâu. Trong khi đợi bạn nào share thì mèo mướp có thể tìm thêm trong cái hướng dẫn ĐTM trong lĩnh vực khai thác chế biến đá/đất sét trên trang web của Cục BVMT xem sao.
    Link đây: http://www.nea.gov.vn/html/khungphaply/all.htm
    Để ý tìm cho đồng chí rồi mà quả thực mấy trang e-book không thấy có quyển này, dù in từ năm 2005. Có một số quyển khác về sustainable energy trong gigapedia.com day, thử lấy về đọc xem có điểm nào gần gần giống không.
    Còn quyển sách mà đồng chí yêu cầu thì có thể đọc bản preview trên books.google.com, tất nhiên bản này không được đầy đủ lắm, nhưng mà tớ thấy nó cũng khá là chi tiết đấy chứ, thiếu khoảng dăm chục trang thôi.
  5. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Theo mình hiểu, ở đây, phí bảo vệ môi trường cho khai thác khoáng sản không đồng nghĩa với phí bảo vệ môi trường đánh trên dòng nước thải của doanh nghiệp, "nếu có". Mình nhấn mạnh điểm này để chứng tỏ rằng mâu thuẫn mà bạn nêu ra là không xác thực. Việc áp dụng phí bảo vệ môi trường dựa trên cả sản phẩm và dòng thải của doanh nghiệp hoàn toàn hợp lý trong trường hợp khai thác khoáng sản nói riêng, và khai thác tài nguyên, nói chung. Và cũng nhấn mạnh thêm rằng, không hề có chủ trương áp dụng phí bảo vệ môi trường trên năng suất sản xuất của các ngành công nghiệp khác (không trực tiếp khai thác tài nguyên tự nhiên), và nếu có, nó vẫn phải được tách riêng ra với các loại phí nước thải, khí thải và chất thải rắn.
    Như vậy, ví dụ với ngành khai thác than, tăng sản lượng thì buộc phải tăng phí bảo vệ môi trường, nhưng khi tăng hiệu suất sản xuất, qua đó giảm được khí thải, nước thải, thì sẽ giảm được phí BVMT đối với các dòng thải trên.
  6. meomuop84

    meomuop84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    cái đầu tiên em xong rồi, thứ 5 tuần tới này em thẩm định (may có bác chỉ bảo nhiều nên em hơi vỡ vạc ra 1 tí, híc) không biết thế nào?? Bác có kinh nghiệm cho em hỏi thẩm định có giống mình bảo vệ tốt nghiệp không?? em hỏi các ac trong cơ quan thấy ac ấy bảo cứ ngồi mà nghe các bác ấy cãi nhau thôi, thế thì mình làm gì? ghi chép ý kiến để biết đường về sửa hả bác??
    em mới làm nên cứ làm DTM vấn đề khác là lại thấy mới, chả biết ntn nữa, híc hics
  7. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Cũng còn tuỳ xem ai là người bảo vệ nữa, mình đoán là chắc ở chỗ bạn sẽ có một ông to to nào đó kiểu trưởng phòng, trưởng nhóm đứng ra bảo vệ chung. Với tư cách là người thực hiện chính, thông thường bạn sẽ là người chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, bản chiếu cho quá trình bảo vệ, đồng thời ngồi sau lưng người bảo vệ để tham khảo ý kiến khi cần.
    Các ý kiến phản biện thì đều nên ghi lại, mặc dù cuối buổi, theo nguyên tắc thì thư ký cuộc họp sẽ tóm tắt lại và chủ tịch hội đồng sẽ nêu lại những điểm cần phải chỉnh sửa, nếu có, bằng văn bản đàng hoàng.
    Nói chung các buổi thẩm định, theo ý kiến của mình thì thường nhàn không, mình ngồi ngáp và nghe các cụ trong hội đồng thẩm định hùng biện những cái nhiều khi chả dính dáng gì đến cái ĐTM đang bảo vệ cả.
  8. meomuop84

    meomuop84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    :D làm em cứ lo mãi
  9. HKS1450

    HKS1450 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang làm việc tại Khu công nghiệp có một số vấn đề đang đau đầu bạn nào có thể giúp tôi không:
    1.Phí nước thải, công thức tính toán khi nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN đi vào hạot động.
    2.Cách lắp đặt và sử dụng máng đo lưu lượng nứoc thải của các Doanh nghiệp trước khi vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.
    3.Danh sách các Khu công nghiệp phía Nam đang có Nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt đọng hiệu quả theo phương pháp Aeroten thông thường.
    Nick YH: hoangkimson3006@yahoo.com
    Rất các ơn các bạn trước hi^^
  10. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Từ kinh nghiệm của mình, xin trao đổi với bạn như sau:
    1. Về phí nước thải, thông thường, nhà máy xử lý nước thải chung của KCN sẽ là một đơn vị hạch toán độc lập, do vậy, phí nước thải cần thiết phải đảm bảo bao phủ được các phần kinh phí sau của nhà máy:
    1.1. Một phần khấu hao cơ bản, nghĩa là phần khấu hao chi phí đầu tư, xây dựng nhà máy. Tỷ lệ khấu hao cho phí nước thải đối với mỗi cơ sở lại căn cứ trên thực trạng thuê đất của cơ sở đó trong khu công nghiệp.
    1.2. Chi phí vận hành, chỉ bao gồm năng lượng, hoá chất, nước tiêu hao, lương cán bộ kỹ thuật, công nhân, bảo dưỡng, v.v. tính trên thông số ô nhiễm trên đơn vị nước thải, hoặc trung bình tháng
    Ngoài ra, còn phải tính đến phần khấu hao do rủi ro phát sinh trong mỗi giai đoạn, thường tính theo năm, ví dụ hỏng hóc, thay thế thiết bị, lạm phát, v.v. Bên cạnh đó là phần lợi nhuận, nhưng do đặc thù của nhà máy xử lý nước thải nên phần này, nếu có cũng chỉ là rất nhỏ.
    Phí nước thải tính trên đơn vị nước thải cần xử lý.
    2. Máng hoặc đồng hồ đo lưu lượng là công cụ chính nhằm quản lý lượng nước thải xả vào đường ống nước thải chung của khu công nghiệp. Máng đo hoặc đồng hồ đo lắp bên ngoài tường cơ sở, trước đường nước thải đi vào hệ thống ống chung. Máng đo lưu lượng thì tương đối đơn giản và chi phí thấp, tuy nhiên do phải thường xuyên đo kiểm trực tiếp để xác định lượng nước thải nên không hiệu quả như đồng hồ đo lưu lượng, chưa kể các cơ sở có thể dễ dàng qua mặt ban QL bằng cách xả thải vào những thời điểm không có người kiểm tra. Đồng hồ đo thì đắt tiền, nhưng cho kết quả chính xác hơn và giảm bớt công việc cho cán bộ kỹ thuật. Cho dù là máng đo lưu lượng hay đồng hồ đo, thì bao giờ cũng phải có một van phụ nhằm lấy mẫu nước thải, qua đó xác định cơ sở đạt tiêu chuẩn xả thải vào đường ống chung hay chưa, và xác định phí nước thải của cơ sở.
    3. Về danh sách các KCN đang sử dụng Aeroten thông thường ở phía Nam thì mình không biết, tuy nhiên mình biết có KCN Biên Hoà 2 sử dụng Aeroten, Khu CN Sóng Thần-Bình Dương thì dùng SBR. Khu CN Phú Tài Bình Định cũng sử dụng SBR, không biết đến nay đã đi vào hoạt động chưa.

Chia sẻ trang này