1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về các vấn đề Môi trường và yêu cầu tài liệu

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi KHACHGlANGHO, 01/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meomuop84

    meomuop84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    huhu, anh Khách đi đâu mà chẳng trả lời PM của em... Anh ơi, em hỏi biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại các khai trường khai thác thì mình sử dụng phương pháp gì hợp lý hả anh? Số lượng nước thải sinh hoạt ở đây không nhiều anh ạ...
    Mong anh onl sớm sớm còn trả lời giúp em!
  2. hanhgtvt

    hanhgtvt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    có bác nào có tài liệu về phần mềm copert4 k?cho em với.
    tiếng việt càng tốt.Đây là phần mềm về môi trường đó.Em đang có một đề tài về món này nhưng...
    Các bác jup em với nhé.
    Thanksssss!
  3. choe_toe_lua

    choe_toe_lua Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    4
    Cho tớ ho?i 1 số thuật ngưf chuyên nga?nh na?y trong tiếng anh dịch thế na?o thi? chuâ?n ạ:
    - SỨC CHỊU TA?I cu?a môi trươ?ng
    - MẶT CẮT LẮNG cu?a sông
    mọi ngươ?i ai có ta?i liệu vê? 2 vấn đê? trên va? "KHA? NĂNG TỰ LA?M SẠCH cu?a nước, sông" thi? chia se? với tớ được không.
    Ca?m ơn mọi ngươ?i.
  4. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Trong lĩnh vực mô hình thì mình thường gặp từ loading capacity, dịch tương ứng với sức chịu tải hoặc khả năng chịu tải của môi trường. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng từ tương đương như là carrying capacity.
    Mặt cắt lắng của sông thì đây là lần đầu tiên mình được nghe từ tiếng Việt trong lĩnh vực môi trường, rất có thể được dịch một cách không chính xác từ mặt cắt ngang - cross-section (hay mặt cắt đứng), hoặc lớp lắng deposition/sediment/settle layer/bed. Trong xây dựng thì quả có từ mặt cắt lắng - section of charge, nhưng mình đồ là sẽ không đúng với ý nghĩa của từ bạn hỏi.
    Về khả năng tự làm sạch của nước, sông, bạn có thể tìm hiểu thêm trong các giáo trình môi trường. Liên quan đến cái bạn hỏi, mình xin chia sẻ một đoạn tài liệu nói tóm tắt về khả năng phục hồi của hệ sinh thái và sông:
    Khả năng phục hồi sinh thái có tương đối nhiều định nghĩa, tuy nhiên có thể lựa chọn định nghĩa của các nhà sinh thái học trong trường hợp tự phục hồi của vùng đất ngập nước nói chung. Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ [3], trong báo cáo năm 1992 về Khả năng phục hồi của hệ sinh thái đất ngập nước định nghĩa ?okhả năng tự phục hồi là khả năng của một hệ sinh thái trở về trạng thái tương đối gần với trạng thái ban đầu trước khi xuất hiện nhân tố biến đổi?, và ?okhả năng tự phục hồi có liên quan đến việc tái thiết lập lại các chức năng của hệ sinh thái trước khi biến đổi, cũng như các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của liên quan của nó?. Một trong những đặc điểm của quá trình tự phục hồi là quá trình này là kết quả vận động của cả một hệ thống sinh thái, chứ không thể là kết quả vận động của một nhân tố bất kỳ nào.
    Theo Tiểu ban đất ngập nước, trong Ủy ban Dữ liệu Địa lý Liên bang thì sự tự phục hồi có thể được định nghĩa như là ?oquá trình vận động của các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của một khu vực (đất ngập nước) nhằm phục hồi trở lại các chức năng tự nhiên/lịch sử của lưu vực đó trước khi biến đổi, suy thoái? [3].
    Khi chịu một tác động ô nhiễm, mối quan hệ tác động ?" phản ứng ?" phục hồi của hệ sinh thái với tác động ô nhiễm đó được thiết lập, trong đó, tác động có thể được coi là một tác nhân, hoạt động mà làm thay đổi tính chất, chức năng của hệ sinh thái so với bình thường. Phản ứng của một hệ sinh thái với một tác động ô nhiễm có thể được coi như quá trình biến đổi động hoặc tĩnh của hệ sinh thái như là kết quả của tác động [8].
    Như vậy, đối với lưu vực sông, có thể coi khả năng phục hồi chất lượng là quá trình phục hồi các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái đã bị mất hoặc biến đổi sau khi chịu tác động ô nhiễm, quá trình này là kết quả vận động của các tác nhân cấu thành hệ sinh thái, bao gồm các vận động hóa học, vật lý và sinh học. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi tác động ô nhiễm đã chấm dứt, còn trong trường hợp tác động ô nhiễm vẫn tiếp tục kéo dài hoặc gia tăng cường độ thì phải xem xét đến khả năng biến đổi của hệ sinh thái để thích nghi với điều kiện mới, và trong trường hợp này, khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái tại điểm chịu tác động không còn mà ta phải xét đến khả năng thiết lập hệ sinh thái mới. Như vậy, khả năng tự phục hồi của lưu vực sông còn phải liên quan đến cường độ, tần suất và thời gian của tác động ô nhiễm [8].
    Quá trình tự phục hồi của các môi trường nước khác nhau là rất khác nhau, ví dụ như đại dương được coi là rất khó hồi phục trong khoảng thời gian ngắn khi chịu tác động, các hồ, ao có khả năng tự phục hồi nhẹ, các con sông có khả năng tự phục hồi trung bình còn các cửa sông có khả năng tự phục hồi rất cao [3]
    Quá trình tự phục hồi của lưu vực sông
    Những dấu hiệu khi lưu vực sông bắt đầu bị ô nhiễm xuất hiện với việc giảm nồng độ ô xy hòa tan trong nước, các thực vật thủy sinh bản địa suy giảm, các tính chất vật lý thông thường của nước biến đổi, như biến đổi màu, độ đục tăng, có mùi vị lạ, bắt đầu xuất hiện các loại động thực vật ưa ô nhiễm như cỏ dại, rêu, v.v. Ở các mức độ cao hơn, xảy ra hiện tượng chết hoặc di cư hàng loạt các loài động vật bậc cao, hàm lượng vi sinh vật gia tăng, xuất hiện các loài nấm và vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí, rêu tảo phát triển mạnh, độ đục, độ màu của nước tăng đáng kể, cuối cùng, xảy ra các hiện tượng lên men, thối rữa, hàm lượng ô xy hòa tan tiến tới 0, nhiều loài sinh vật bản địa biến mất.
    Về mặt tự nhiên, môi trường nước có khả năng tự làm sạch thông qua một loạt các quá trình biến đổi lý ?" hóa ?" sinh học như lắng, lọc, tạo keo, hấp phụ, phân tán, biến đổi có hoặc không xúc tác hóa học, sinh học, oxy hóa khử, phân ly, polyme hóa hay các quá trình trao đổi chất, và sau một thời gian bị ô nhiễm, nước có thể trở về trạng thái ban đầu. Cơ sở để quá trình này đạt hiệu quả cao phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng oxy hòa tan, và do vậy, quá trình tự làm sạch trong môi trường nước động (sông, suối) dễ thực hiện hơn so với môi trường nước tĩnh (hồ, ao) do quá trình đối lưu và khuếch tán oxy của khí quyển vào nước xảy ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào hàm lượng tảo, vi tảo và các thực vật thủy sinh khác, đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp oxy trong nước thông qua các phản ứng quang hợp. Khi các chất ô nhiễm được đưa vào nước quá nhiều, vượt quá giới hạn của quá trình tự làm sạch thì kết quả là nước sẽ bị ô nhiễm lâu dài.
    Thông thường, quá trình tự phục hồi đòi hỏi ít nhất phải có một trong các quá trình sau: (1) tái xây dựng lại các điều kiện vật lý của lưu vực trước khi có biến đổi, (2) điều chỉnh hóa học môi trường nước và (3) vận động sinh học thông qua sự phục hồi, xuất hiện các loài sinh vật bản địa đã bị mất đi do biến đổi.

    Tài liệu tham khảo (3) trong này là website của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, và tài liệu tham khảo (8) là John R. Kelly and Mark A. Harwell. Indicator of Ecosystem Recovery. Environmental Management Vol. 14, No 5 (1990): 527 ?" 545
    Ngoài ra, các tài liệu về recovery ability có rất nhiều trên mạng bạn có thể tham khảo theo đúng những từ khoá trên.
    Hy vọng bạn hài lòng.
  5. KHACHGlANGHO

    KHACHGlANGHO Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    3
    Xin lỗi bạn mèo là mình trả lời hơi muộn do đợt này cũng tương đối bận. Thật ra câu hỏi của bạn có rất nhiều thành viên ở đây có thể trả lời được, nhưng không hiểu sao mọi người có vẻ ngại post bài trả lời trong topic này chăng, mặc dù khi mình mở topic này ra là có mong muốn tất cả các thành viên của box mình cùng tham gia .
    Theo kinh nghiệm (và ý kiến riêng) của mình, thì nước thải sinh hoạt (vệ sinh và nấu ăn)tại các khai trường nên được dẫn vào xử lý trong các bể tự hoại 2 ngăn. Lý do là lượng nước thải sinh hoạt tuy không lớn, nhưng kéo dài và liên tục trong nhiều năm nên việc xây dựng các bể tự hoại tại khai trường là hợp lý về cả kinh tế và kỹ thuật. Trường hợp giặt giũ thì có thể cho chảy tràn tự ngấm xuống đất được.
    Chúc bạn thành công
  6. choe_toe_lua

    choe_toe_lua Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    4
    Cà?m ơn bàn Khàch giang hĂ? vì? sự nhiẶt tì?nh chì? dĂfn cù?a bàn.
    ĐĂy là? mẶt sẮ thuẶt ngưf mà? tớ cĂ?n tì?m hiĂ?u cho 1 sẮ chuyĂn 'Ă? mà? tớ chuĂ?n bì là?m vĂ? sức chìu tà?i và? khà? nfng tự là?m sàch cù?a sĂng.
    Vì? sự nhiẶt tì?nh cù?a bàn chùc cho box MĂi trươ?ng luĂn 'Ăng vui
    Vote cho bàn 5*
  7. blackrosekhmt

    blackrosekhmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể cho TCVN 7629:2007 Ngưỡng chất thải nguy hại. Mình đã tìm khắp nơi mà không có. Cảm ơn nhiều.
    Địa chỉ của mình là: blackrosekhmt@gmail.com
  8. meomuop84

    meomuop84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    em cũng giải quyết được vấn đề này roài, cám ơn anh , TTVN k cho vote nhiều lần k thì em vote cho anh nhiều lắm rồi, hihi
  9. ductue1110

    ductue1110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Các cao thủ cho em hỏi có wesite nào chuyên về môi trường, cụ thể hơn tí nữa là QLMT ko ạ? mà phải cho đọc hoặc down free nhé
  10. meomuop84

    meomuop84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    anh Khách ơi, em muốn hỏi xử lý hơi dung môi trong nhà máy sản xuất sơn thì làm ntn ạ? hay có sách về vấn đề này anh chỉ giúp em với!

Chia sẻ trang này