1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có trường hợp nào mà Tòa kết luận về một sự việc khi thiếu chứng cứ hay ko?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi J0hN13w4lk3r, 20/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. J0hN13w4lk3r

    J0hN13w4lk3r Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    1
    Có trường hợp nào mà Tòa kết luận về một sự việc khi thiếu chứng cứ hay ko?

    Tức là có thể Tòa chỉ dựa trên suy luận logic đơn thuần
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trước khi hỏi câu hỏi này, bạn nên tìm đọc một bản án cụ thể, hình sự hay dân sự đều được, thì sẽ hiểu thêm việc áp dụng luật vào từng trường hợp cụ thể sẽ như thế nào.
    Àh, mới có bộ sách "Các quyết định giám đốc thẩm" do TANDTC phát hành đấy.
  3. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Ở các nước khác thì tớ không biết nhưng ở VN thì trả lời là có thể (ở VN không có gì là không thể?????). Dẫn chứng thì bạn tìm đọc các bài báo của báo PL thành phố Hồ Chí Minh viết về việc tòa án giải quyết vụ bà cụ nhặt phân bò ở TP. HCM bị kiện đòi 600 triệu nhé.
    TA phán quyết không dựa vào chứng cứ, không dựa vào quy định pháp luật mà lý luận là dựa (suy đoán??? không chứng cứ) vào Niềm tin nội tâm. Không biết cái thứ này bây giờ còn được dạy trong trường luật không. Em nào sinh viên luật đang đi học trả lời cho anh cái này. Anh thì botay.com không tiêu hóa được với thứ khoa học duy vật biện chứng này.
    Thẩm phán vụ này còn được khen là dũng cảm cơ đấy.
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    VietNguyen, tớ ghi cho bạn xem kinh nghiệm của tớ để bạn biết (nếu chưa biết). Khi cậu mang một người ra toà đứng trước toà án họ sẽ hỏi nhau who carries the onus of proof nó có nghĩa là ai là người có trách nhiệm chứng minh tội phạm hoặc vi phạm. Trong phiên toà hình sự là công tố và dân sự là nguyên đơn plaintiff nghĩa là những người này phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng phạm tội nếu không thì người kia vô tội chứ không phải người bị mang ra toà có trách nhiệm phải chứng minh là mình vô tội nếu không là phạm tội.
    Quy định của nó là muốn buộc tội ai phải có bằng chứng và, cho dù thằng kia nó thật sự phạm tội thật nhưng nó quá thông minh nó huỷ hết bằng chứng cảnh sát không kiếm ra được bằng chứng chứng minh nó phạm tội để thoả mãn bồi thẩm đoàn hoặc thẩm phán thì không có việc buộc tội nó được.
    Đó là chưa kể đến việc lấy bằng chứng phải hợp pháp. Lấy ví dụ, cảnh sát biết tối nay tớ sẽ có một giao dịch bằng điện thoại quan trọng chuyên rửa tiền thế là ngày hôm trước họ lẻn vào nhà tớ gắn máy nghe lén lấy ra được bằng chứng tớ rửa tiền thật qua điện thoại. Ra toà công tố mang bằng chứng này ra luật sư bào chữa nói rằng bằng chứng không hợp lệ vì nó được lấy khi cảnh sát vi phạm quyền xâm nhập gia cư bất hợp pháp trespass to land. Thế là đi tong cái bằng chứng này giả sử không có bằng chứng nào khác nữa vậy là tớ vô tội chả anh hai nào dám nhào vô kêu thẩm phán buộc tội tớ được. Kiếm cái case này trong hệ thống dữ liệu vụ kiện của tụi nó rất là dễ dàng và tất nhiên đã là legal case có phán quyết thì phải là chuyện có thật.
    Chính vì thế tụi nó mới hình thành ra luật bằng chứng rõ ràng và kỹ lưỡng cái nào được cái nào không được và quan trọng nhất là muốn bỏ ai vào tù phải có bằng chứng.
  5. LuvParadise

    LuvParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Mod analyst nói hay tuyệt!
    Và mod có thể gọi tên cái dòng bôi đen trên là gì và quy định cụ thể tại đâu trong pháp luật quốc tế, pháp luật Vietnam ko?
  6. LuvParadise

    LuvParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên, qua những gì mod nói, tôi thấy thất vọng đối với pháp luật khi CHỈ xem trọng chứng cứ mà bỏ qua điều cốt lõi của pháp luật, đó là Công lý, là Sự thật.
  7. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Thanks Analyst
    OK, điều bạn nói là luật các nước tư bản đang dãy chết. Xã hội tư bản thì kém văn minh hơn xã hội xã hội chủ nghĩa vì chủ nghiã xã hội là tinh hoa của chí tuệ loài người mà . . . . ..ka ka k a a a a
    Chọc ngoái các bác nhà ta một chút cho vui thôi. Sự thật thì thế này: Ở Việt Nam không có luật về chứng cứ, cũng không chấp nhận án lệ do đó việc đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ thế nào là do Hội đồng xét xử, không có luật nào làm chuẩn mực cả.
    Đây là một điểm khó và khá bức xúc của giới luật sư Việt nam khi tham gia tó tụng vì họ không thể dự liệu được trước là với các chứng cứ mà hai bên trình ra như thế này thì Hội đồng xét xử đánh giá như thế nào và không thể dự đoán được khả năng chiến thắng. Nếu một bên thắng ở sơ thẩm, lên phúc thẩm, các bên không có chứng cứ gì mới thì vẫn có thể bị thay đổi thành thua như thường vì bác thẩm phán xét xử phúc thẩm bác ấy đánh giá và sử dụng chứng cứ khác bác thẩm phán xử sơ thẩm và bác í bảo sơ thẩm đánh giá và sử dụng chứng cứ của sơ thẩm chưa đúng và bác ấy tuyên ngược lại 100% là chuyện thường ngày ở tòa án Việt Nam. Do thế bác cố chánh án Tòa án nhân dân tối cáo Trịnh Hồng Dương mới phát biểu trước Quốc Hội là ở Việt nam án dân sự xử thế nào cũng đúng. Sau đó thì Quốc hội cho bác ấy về nghỉ hưu luôn.
    Mặt khác, Thẩm phán Việt nam còn được trang bị cái lý luật về cái thứ gọi là Niềm tin nội tâm, khi xét xử họ sử dụng cả cái thứ duy tâm này nữa chứ không chỉ dựa vào chứng cứ. Về khoa học pháp lý mà nói thì tớ bó tay và bó cả chim với thứ lý luận này.
    Trên mạng có một bài của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích lấy cố là biện hộ cho ông chánh án Trịnh Hồng Dương nhưung là để nói về thực trạng xập xệ, dột nát của ngôi nhà pháp luật Việt Nam
    Tôi là Luật sư đang hành nghề tại VN, khi nào học xong ở tây về Việt Nam hành nghề thì trao đổi nhiều nhé.
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Vụ vay nợ của bà già nhặt phân bò ở Đồng Nai, có rất nhiều chứng cứ:
    - vật chứng: tờ giấy nhận nợ;
    - lời khai nhân chứng, ...
    Khi các chứng cứ về một sự việc nhưng lại có các nội dung khác thì trách nhiệm của Tòa là thẩm định chứng cứ và họ có quyền dựa trên niềm tin nội tâm của mình.
    Hơn nữa, trong một Hội đồng xét xử, thường có tới 2 hội thẩm và tớ đã gặp rất nhiều hội thẩm rất cương trực và có chính kiến. Nếu hội thẩm nào cũng thế thì ...
    Bộ luật tố tụng dân sự có chương 7, chứng minh và chứng cứ, quy định cũng rất chi tiết, nên có lẽ, làm thêm một đạo luật về chứng cứ là kô cần thiết.
  9. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Có một số người có lẽ cũng học luật nhưng mà thiếu thực tế nên hay suy diễn chụp mũ, chê bai rằng Toà án ra quyết định mà thiếu chứng cứ, thế này thế nọ. Đối với câu hỏi của bạn, tôi có thể trả lời là: toà án, trong một số vụ việc cụ thể, khi hai bên đương sự không đưa ra được chứng cứ đủ mạnh(hợp pháp và hợp lý) để bảo vệ quyền lợi của mình, Toà án sẽ dựa trên suy đoán logic để đưa ra quyết định và người thắng cũng như người thua đều hài lòng về quyết định của Toà án. Một trong những trường hợp đó là là Toà án áp dụng tập quán để giải quyết vụ án. Cụ thể trong một vụ kiện đòi lại trâu bị mất, cả hai đương sự là người dân tộc, đều cho rằng trâu là của mình nhưng không đưa được chứng cứ dủ để đối thủ của mình chấp nhận. Toà quyết định rằng vì các đương sự nuôi trâu bò theo tập quán là thả rông, tối trâu bò sẽ tự về nhà chủ, do đó Toà quyết định đem con trâu đi thả, với sự chứng kiến của hai bên đương sự, chính quyền địa phương, đến tối con trâu đó đã tự động đi về nhà một trong hai đương sự. Toà quyết con trâu đó là của người mà trâu đã tự động về nhà người đó. Hai bên đương sự đều hài lòng.
    Đó là một vụ án đã có trên thực tế. Nếu học luật mà chỉ có lý luận suông, không tìm hiểu thực tiễn rồi bắt bẻ chữ nghĩa thì sẽ không thể hiểu được luật.
  10. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết bạn hành nghề Luật sư bao nhiêu năm, thắng thua được bao nhiêu vụ, nhưng tôi cho rưàng bạn không hiểu gì về việc người thẩm phán dựa vào niềm tin nội tâm để đưa ra phán quyết cả. Bạn nói là Luật sư, tôi đoán bạn không có mấy cơ hội xuất hiện trước toà án để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, nên mới fát biểu là Việt nam không có luật về chứng cứ. Không hiểu bạn học luật kiểu gì, và tôi cũng tin rằng việc đào tạo Luật sư ở việt nam rất là kém, để lấy được cái bằn luật sư ở việt nam, rất đơn giản. Còn người dạy cho những luật sư tương lai, trình độ cũng rất là bình thường. Cho nên đa phần những người học luật xong, không xin được việc làm thì nhảy đi học đào tạo luật sư. Trở thành luật sư quá dễ. Tôi cũng tin rằng bạn không đủ thực tiễn để hiểu câu nói của cố Chánh án Toà án tối cao, bạn khong hiểu tại sao ông ấy lại như vậy và trong hoàn cảnh nào. Bạn còn quá trẻ để chỉ trích các vấn đề về thực tiễn pháp luật. Nếu bạn dám nêu tên thật của bạn và bạn làm ở văn phòng luật sư nào, tôi sẽ biết năng lực thực sự của bạn trong nghề luật sư như thế nào.

Chia sẻ trang này