1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có trường hợp nào mà Tòa kết luận về một sự việc khi thiếu chứng cứ hay ko?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi J0hN13w4lk3r, 20/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JWalker

    JWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.351
    Đã được thích:
    0
    Bác lại phát biểu một câu hoàn toàn vô giá trị rồi.
    Tất cả chúng ta đều thấy, đánh giá được một ai là hoàn toàn một điều cảm tính.
    Nhân bác có nói rằng, bác nói công việc của bác "liên quan trực tiếp đến nhiều luật sư, nên tôi biết người nào có trình độ thực sự hay không, có trách nhiệm thực sự với khách hàng hay không", vậy xin bác cho mọi người được biết quý danh quý tính, cơ quan, chức vụ của bác được ko?
  2. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Khiếp nhà các bác!
    Nhà iem mới chỉ làm xèo theo hầu điếu đóm nghề luật tự hồi mở cửa gặp lờ sờ Tây đến bi giờ mà vẫn chưa hiểu hết tiềm năng và đức độ nghề nghiệp của mình. Vậy mà vào đây gặp các bác đếm lờ sờ trên đầu ngón tay như tính kẹo mút thì nhà iem quả thực kính chào!!
  3. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Trong giờ làm việc nên không đủ thời gian tiếp các bạn,. Hện tối nay khi về nhà tôi sẽ viết về quan điểm của mình. Nay tôi xin gửi tới các bạn bài viết của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích mà tối thấy có nhiều tương đồng với quan điểm của mình. Còn nmt83 tôi tin bạn không phải là luật sư, chưa bao giừo hành nghề với tư cách luật sư đúng nghãi vì nếu bạn đã từng là luật sư thì nhận thức của bạn về hệ thống pháp luật VN sẽ khác. Đúng là có nhiều luật sư VN trình độ kém, giỏi chạy chọt hơn cãi nhưng không phải là tất cả và nguyên nhân chính phải là tại hệ thống pháp luật này. Tôi gặp không thiếu khách hàng sẵn sàng bỏ tiền dể chạy chọt, quan hệ chứu không nhờ luật sư và thực tế rất nhiều công chức trong ngành luật sẵn sàng nhận tiền của các đương sự, cái dó đâu tại lỗi của luật sư.
    Tại sao không có chứng cứ gì mới mà HĐXX cấp phức thẩm nhận dịnh và đánh giá khác HĐXX sơ thẩm, rồi HĐTP khi Giám đốc thẩm lại dánh giá khác, khi xử sơ thẩm lần 2 lại khác. . . . đâu là chuẩn mực. Tại sao có tình trạng sáng duúng, chiếu sai đến ngày mai lại đíng. Tôi đang bảo vệ cho nguyên đơn trong một vụ án kinh doanh thương mại (từ thời nó còn được gọi là án kinh tế cơ) từ năm 2003 đến nya, đã qua 6 phiên toà gồm 3 lần sơ thẩm, 2 lần phức thẩm và 1 lần giám đốc thẩm nhưng chưa xong. An dân sự (theo nghĩa rộng) ở VN không có điểm dừng và xử thế nào cũng đúng là như vậy đấy
  4. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Bản án bị sửa và oan sai
    Bản án bị sửa và oan sai là do trình độ của thẩm phán. Vâng đúng vậy. Việc này liên quan đến: sự tuyển chọn thẩm phán, trình độ thẩm phán và sự trợ giúp thẩm phán nâng cao trình độ theo một cơ chế tự động và nội tại. Ba công việc này hiện nay ra sao? Chúng ta hãy nhìn vào sự thật. Vì nếu chúng chưa được giải quyết thì với việc phải ?ođôn? lái xe và đánh máy lên làm thẩm phán, dẫu có nói là ?ovơ vét? hay không cũng chỉ là từ ngữ sử dụng, râu ria của vấn đề.
    a. Sự tuyển chọn thẩm phán
    Mọi người trong ngành tư pháp đều biết hai sự kiện. Một là sinh viên tốt nghiệp thi vào làm thư ký tòa án thì phải mất khoảng bảy năm và phải vào Đảng mới đủ điều kiện làm thẩm phán. Hai là việc cho vào Đảng là quyết định của từng chi bộ tại các địa phương.
    Thân chủ chúng tôi có thể làm gì trước hai thực tế này? Quý vị sẽ làm gì để khắc phục nếu không ?ovơ vét? như thân chủ chúng tôi?
    b. Trình độ thẩm phán
    Trừ một số do hoàn cảnh lịch sử để lại, các thẩm phán đều được đào tạo cơ bản ở các trường đại học luật. Kiến thức được trường luật trang bị sẽ giúp họ hành nghề sau này và mức độ trở nên thành thạo lâu hay chóng cũng tùy thuộc số kiến thức ấy. Điều này khiến chúng ta xem đến phương thức đào tạo sinh viên ở các trường luật.
    Các vị đã thấy ngay từ khi thành lập, các trường đại học chuyên nghiệp đều do các bộ lập ra và nắm giữ. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nắm các trường đại học thuộc ngành nghệ thuật tự do (nhân văn, khoa học tự nhiên...). Sự kiện này cho thấy các trường đại học đào tạo sinh viên là để phục vụ mình, tức là đáp ứng các yêu cầu của nhà nước. Do đó trong một thời gian dài sinh viên tốt nghiệp ra trường là làm cán bộ, công chức nhà nước hay vào các xí nghiệp quốc doanh. Trường luật không đi ra ngoài khuôn khổ này. Sinh viên luật được đào tạo để trở thành cán bộ hay công chức nhà nước; công việc của họ là viết luật cho dân chúng áp dụng. Họ phục vụ nhà nước. Dùng hình ảnh mô tả thì học xong ?ohọ nhìn lên? nhà nước. Vì là người sẽ viết ra các ?oquy phạm pháp luật? nên luật trang bị cho họ được giảng dạy theo cách tại sao. Vậy họ được học ?oluật tại sao?. Và để trả lời người ta hướng họ về triết học. Luật trang bị cho sinh viên mang tính triết học và nó được gọi là ?okhoa học pháp lý?, rất nặng về câu chữ và lý luận. Khi quy về triết học thì không ai được đi ra ngoài các nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa. Và để bảo đảm sự tuân thủ tuyệt đối, luật được giải thích là công cụ của chính trị, việc áp dụng nó thuộc về chủ quyền quốc gia. Khi tranh luận về luật, vấn đề quan điểm, lập trường luôn luôn được đặt nặng; người ta có khuynh hướng gạt bỏ những lập luận trái ngược rồi tự thưởng cho mình bằng cách kênh kiệu.
    Tuy nhiên cuộc sống không phải do triết học thống lĩnh. Luật sở dĩ có vì nó cần thiết cho trật tự xã hội. Do đó, luật là để phục vụ xã hội, phục vụ dân chúng. Nhà nước ban hành luật là để cho công dân áp dụng. Công dân áp dụng luật thì phải biết nó thế nào. Họ cần ?oluật thế nào?. Trong một quốc gia, về số lượng, thành phần nhà nước rất nhỏ so với thành phần dân chúng. Do đó sinh viên luật ra đời, để kiếm sống, họ phải phục vụ xã hội, phục vụ dân chúng. Ngay cả thẩm phán khi xét xử thì họ cũng phục vụ xã hội. Họ nói ai phải ai trái trong một cuộc tranh chấp đang diễn ra trước mặt họ theo luật pháp của quốc gia. Khi ấy, thẩm phán trực tiếp phục vụ xã hội, gián tiếp phục vụ nhà nước. Phục vụ xã hội thì bắt buộc ?ohọ nhìn xuống? và phải biết ?oluật thế nào?. Trường luật đã trang bị cho họ ?oluật tại sao? và ?ohọ nhìn lên?! Thẩm phán cũng vậy, luật sư cũng thế! Họ được đào tạo theo một đường; nhưng khi hành nghề thì phải làm theo một nẻo!
    Vì chỉ được dạy ?oluật tại sao? nên sinh viên tốt nghiệp trường luật không có một ý niệm gì về một khả năng gọi là cách suy xét theo luật học (legal reasoning). Sự tài ba của thẩm phán và của luật sư nằm ở khả năng này. Đó là khả năng biết phân tích và tổng hợp sự việc đã xẩy ra (mà mình đang xem xét để quyết định đúng hay sai), rồi lần lượt chọn ra các mảng sự việc quan trọng, nhiều ít khác nhau, hầu đặt ra các câu hỏi, cuối cùng có câu trả lời rồi áp luật pháp vào. Từ đó mới có các quyết định thuyết phục được các bên can dự. Vâng, các bên chứ không phải nhà nước.
    Khi muốn biết ?oluật thế nào? thì ngoài cách đặt câu hỏi theo phương pháp đã nêu thì thẩm phán phải biết với những câu hỏi tương tự thì người đi trước đã giải quyết như thế nào. Vậy là phải có nhiều kinh nghiệm của người xưa truyền lại; trong luật người ta gọi là án lệ. Trong hệ thống giảng dậy luật pháp của ta, hai thứ này không có! Trình độ thẩm phán, trong những năm đầu, gây ra bởi những sự thiếu vắng này. Vậy trình độ của thẩm phán có phải hoàn toàn là trách nhiệm của thân chủ chúng tôi không?
    c. Cơ chế tự động giúp thẩm phán nâng cao khả năng
    Tự một mình mình, thẩm phán không thể nâng cao khả năng. Đó là sự thật giống như một học sinh không có bạn. Thẩm phán phải được hỗ trợ. Trong một vụ án hình, thẩm phán được trợ giúp bởi hai bên có lợi ích trái ngược nhau: kiểm sát viên và luật sư của bị cáo. Trong một vụ dân sự thẩm phán cũng được trợ giúp bởi hai bên có lợi ích khác nhau nhưng đều là luật sư. Chính khi nghe hai ý kiến khác nhau, thẩm phán xem xét và quyết định. Hệ thống tòa án chúng ta được khởi đầu bằng các vụ xử hình sự. Ở đó công lý được bảo đảm bằng một cơ cấu ?oước chế và kiểm soát lẫn nhau? do ba đơn vị thực hiện là công an, viện kiểm sát và tòa án. Ba đơn vị khác nhau thật, nhưng rất tiếc chúng cùng một gốc: tất cả đều là cơ quan nhà nước chưa nói đến chuyện họ cùng ở trong Ban Nội chính của một địa phương. Do đó oan sai đã xẩy ra. Phải có một đơn vị khác gốc thì mới thực sự có sự ?oước chế và kiểm soát lẫn nhau? hữu hiệu. Pháp lệnh luật sư ở ta chỉ mới có từ năm 1987. Nhưng họ được đối xử ra sao?
    Thứ nữa, các bản án của tòa không được công bố rộng rãi. Điều này làm cho sinh viên luật muốn học thực tế, muốn tạo khả năng suy luận cũng không có phương tiện. Vì không phổ biến rộng rãi bản án; nên thẩm phán có thể viết ?oý kiến luật sư không xác đáng? mà không sợ luật sư phản đối; họ cũng chẳng phải lo rằng lý lẽ của mình sẽ bị đem ra công luận để mà chau chuốt câu văn, lập luận rõ ràng. Họ thiếu cả áp lực lẫn sự kích thích để phải tuyên các bản án rõ ràng với lý luận sắc bén.
    Thiếu kích thích nằm ở chỗ nhiệm kỳ năm năm của họ. Một thẩm phán muốn tự mình nâng cao khả năng thì cần một thời gian dài. Thẩm phán có còn cố gắng chăng trước câu hỏi: ?oliệu có được bổ nhiệm kỳ sau không?? Chân thiện mỹ là một cái gì lâu dài và phải mất nhiều thời gian mới đạt đến. Năm năm một lần không phải là một thời gian dài. Nó dành cho các chức vụ chính trị để tránh sự lạm dụng quyền hành và khuyến khích thay đổi trong các biện pháp đề ra. Tính chất của luật pháp khác hẳn. Nó phải tạo ra sự ổn định và tiên đoán được; do dó nó cần bền vững và có biểu tượng của sự bền vững để hôm nay khi nhìn lại hôm qua mọi người biết về ngày mai. Thẩm phán là biểu hiện của sự bền vững đó. Nhiệm kỳ năm năm là không phù hợp cho cố gắng muốn nâng cao khả năng mình của thẩm phán cũng như cho biểu hiện về sự bền vững của tòa án. Có sự nhầm lẫn về bản chất giữa chính trị và tư pháp.
    3. Dân kêu oan mà Tòa án nhân dân tối cao không giải quyết
    Vấn đề này liên quan đến thủ tục tố tụng dân sự nhiều hơn là hình sự; bởi vì đa số các vụ hình sự đều trở thành chung quyết tại cấp phúc thẩm; chỉ có các vụ dân sự mới lên tới tòa tối cao.
    Nói đến việc tòa án nhân dân tối cao có giải quyết hay không việc kêu oan của dân chúng thì phải nhìn vấn đề trong một tổng thể. Thứ nhất là việc xét xử ở cấp sơ thẩm rồi phúc thẩm; vì nếu hai cấp này đã giải quyết công minh vụ việc thì không cần phải đưa cấp tối cao. Thứ hai là bằng chứng vì việc xét xử ở các phiên tòa thực sự là việc xem xét bằng chứng mà các bên nêu ra để dựa trên đó luật được áp dụng và bản án được tuyên.
    a. Việc xét xử ở các cấp tòa
    Trong một vụ án có hai vấn đề tòa phải xem xét để ra bản án. Lấy một vụ đi vay tiền để nói cho dễ hiểu. A nói với B cho vay 5 tỉ và hẹn sau một năm sẽ trả lại. Nếu A không trả nợ hết mà bị đưa ra tòa thì ở đây có hai vấn đề: (i) việc đưa tiền cho vay và trả nợ và (ii) sự cam kết sẽ trả lại. Vấn đề (i) là sự kiện, còn (ii) là pháp lý. Vấn đề (i) liên quan đến bằng chứng, là đi tìm sự thật; vấn đề (ii) liên quan đến khả năng lập luận của thẩm phán để áp dụng luật có liên quan. Để bảo đảm sự công minh một vụ án được xét lần đầu tại cấp sơ thẩm; nếu bên nào không thích bản án sơ thẩm thì có quyền đem nội vụ lên cấp phúc thẩm rồi sau đó cấp tối cao.
    Khi có hai vấn đề phải xem xét trong một vụ và ở các cấp tòa khác nhau thì luật tố tụng ấn định tòa các cấp sẽ xét xử cả hai vấn đề như nhau hay mỗi cấp chú trọng từng vấn đề khác nhau. Nghĩa là các tòa sẽ xét xử trùng nhau hay không. Do luật lệ về bằng chứng sẽ đề cập sau này tòa án ở chúng ta xem xét trùng lập ở cả ba cấp vì chúng ta coi trọng ?osự thật khách quan?. Do cả ba cấp làm trùng nhau nên hiện nay việc xét xử các vụ dân sự của ta không có điểm dừng. Hệ thống ba cấp giống như cái thang có ba bậc, các bên tranh chấp có thể leo lên đến bậc cao nhất rồi lại xuống bậc thấp nhất rồi lại đi lên tiếp! Có vụ kéo dài đến cả chục năm. Bởi thế, sự hữu hiệu của hệ thống tòa án ta kém; niềm tin của dân chúng vào tòa án thấp. Khi thấy tòa xử kéo dài một vụ xù nợ, một người hàng xóm sẽ rút ra kết luận rằng cứ đi vay rồi xù cũng chẳng sao; tức là khi không sợ quyền uy của tòa án thì người ta lại càng hay làm sai rồi lại càng đưa ra tòa xử. Thủ tục tố tụng như thế này khuyến khích sự sai trái và làm tòa án bị tràn ngập công việc; tòa càng bị càng trở nên kém hữu hiệu. Do vậy mới có đề nghị - về mặt thủ tục là - tòa án tối cao không nên xem xét bằng chứng mới; nghĩa là không xử các việc mà dân chúng kêu oan. Khi nghe đề nghị như thế thì thân chủ chúng tôi cũng đã xem xét thấu đáo thủ tục xét xử ở các nước khác. Ở đó luật tố tụng của họ cho tòa phúc thẩm không xem xét bằng chứng mới; còn cấp tối cao chỉ xét xử khi quyết định của tòa phúc thẩm không đúng với hiến pháp.
    Có vị đại biểu đã tuyên bố phải để cho dân kiện lên đến tòa tối cao hầu bảo đảm quyền khiếu nại của họ. Quyền ấy là cao nhất. Khi nói như thế vị đại biểu ấy đã cố thiết lập ?osự tuyệt đối? trên thế gian này!
    Buộc cả ba cấp tòa phải xử như nhau. Điều mà đã gây ra sự thiếu kính trọng đối với tòa án, biểu tượng của quyền uy của quốc gia hiện nay. Chúng ta hãy xem ở các hệ thống pháp luật khác người ta làm như thế nào và họ có bảo vệ ?oquyền cao nhất? của người dân hay không?
    Trong các hệ thống pháp luật khác - thông luật của Anh, Mỹ; dân luật của Pháp, Đức - luật tố tụng của họ quy định (qua văn bản hay tập tục) tòa sơ thẩm xem xét các vấn đề pháp lý lẫn sự kiện và tuyên án; nếu một trong hai bên kháng cáo thì tòa phúc thẩm chỉ xem các vấn đề pháp lý của bản án đã tuyên. Rất hiếm khi tòa phúc thẩm xem chứng cứ mới vì coi rằng tòa sơ thẩm đã làm đủ và đúng theo luật. Để làm việc ấy, luật tố tụng dân sự của họ được xây dựng trên hai nền tảng chính liên quan đến bằng chứng.
    b. Luật về bằng chứng
    Luật của ta chỉ liệt kê các loại chứng cứ mà không ấn định loại nào có giá trị hơn loại nào và để cho tòa thẩm định. Vì thế, luật mới sợ tòa dưới thẩm định sai và cho tòa trên được xem xét lại, không sợ trùng việc vì nguyên lý nền tảng là ?osự thật khách quan?.
    Ở Pháp hay Mỹ họ có luật về mức độ tin cậy của bằng chứng. Ở Pháp công chứng thư có giá trị cao hơn tư chứng thư (vì thế mới có công chứng viên). Ở Mỹ bằng chứng có giá trị phải là bằng chứng có liên quan (relevant), chứ không phải là của bất cứ ai (hearsay), hay của những ai được phép không phải tiết lộ (privileged). Để ý ta thấy luật của họ lấy bằng chứng (một sự kiện vật chất) làm nền tảng; còn chúng ta lấy sự thẩm định của thẩm phán làm gốc; (tức là lấy con người). Vì bằng chứng là nền tảng nên luật tố tụng của Mỹ cho phép hai bên ?ođào bới? bằng chứng. Nguyên đơn có thể xin tòa buộc bị đơn phải trưng ra bằng chứng dẫu bất lợi cho mình. Họ không cho giấu bằng chứng. Luật của Pháp cho xét xử bằng giấy tờ; nghĩa là thẩm phán dựa theo các bản lý đoán của hai bên mà quyết. Mỗi bên cứ nêu bằng chứng và lập luận lên tòa; qua luật sư, họ phải gửi bản sao cho bên kia xem. Bên kia sẽ trả lời, nêu bằng chứng khác để đánh đổ lập luận vừa nhận. Cứ việc ?olời qua tiếng lại? đến khi không còn gì nói nữa thì hai bên xin tòa nghị án. Thẩm phán không tác động gì trong quá trình này. Bên nào đưa bằng chứng thiếu thì ráng mà chịu.
    Như thế nghĩa là luật của cả hai hệ thống buộc các bên phải trưng ra hết mọi bằng chứng ở cấp sơ thẩm; các bên chủ động đẩy diễn tiến phiên tòa; thấy đủ hết rồi mới xin tòa xử. Vậy khi tòa đã xử thì không thể kêu ca nữa về bằng chứng, về ?osự thật? đã đưa ra. Kháng cáo lên tòa trên là chỉ phàn nàn về cách lập luận của chánh án; tức là xin xem xét các vấn đề pháp lý để tăng hay giảm hình phạt.
    Luật tố tụng của chúng ta để chánh án chủ động trong xét xử, lại không đặt ra mức độ tin tưởng của chứng cứ; chỉ nhấn mạnh ?osự thật khách quan? và để cho lòng người xác định; nên mới xẩy ra những gì chúng ta đã thấy. Lịch sử phát triển của nền tư pháp trên thế giới cho thấy chính người dân tranh chấp trước, họ đến xin tòa giải quyết cho họ. Ở thế đó, tòa để cho hai bên chủ động; giúp họ tìm bằng chứng, chứ không đi lấy hộ; ai có bằng chứng ?othật hơn? thì tòa dựa vào đó và sẽ lập luận. Nếu hai bên làm sai từ đầu (thí dụ hợp đồng vô hiệu) thì tòa bảo ?okhông cưỡng chế thi hành được? (unenforceable). Và hai bên về tự giải quyết lấy, ai làm bạo thì đã có luật hình. Như là một quy luật tâm lý, khi phải tự xử mình lúc làm sai, thì người ta sẽ tìm cách làm đúng ngay từ đầu.
    Luật pháp của chúng ta làm ngược lại, giao cho tòa án sứ mạng bảo vệ quyền lợi của công dân; buộc thẩm phán phải chủ động. Hễ cứ có việc gì xẩy ra, anh Việt kiều lừa tiền, lừa tình chẳng hạn, thì dư luận đặt ngay câu hỏi: cơ quan nào có trách nhiệm, ai quản lý! Ít ai bảo: ?oAnh, chính anh phải chịu trách nhiệm, anh phải tự quản lý anh.? Cá nhân nào cũng sợ ?olàm mất lòng người khác? nên bán cái cho xã hội. Xem như thế những vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống luật pháp của chúng ta còn liên quan đến nhận thức.
  5. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0

    c. Uy lực của bản án đã xử
    Luật pháp phải có tác dụng là bảo cho công dân biết; (i) nếu anh làm như thế thì (ii) anh sẽ bị đối xử như vậy, như vậy?. Vế (i) giúp người dân ổn định, vế (ii) giúp họ tiên đoán được. Sự tiên đoán kia phải dựa trên thực tế tức là các quyết định tòa án đã ra; vì giữa cách đối xử mà luật định và biện pháp tòa án đưa ra có khác nhau (do có xét đến hoàn cảnh cụ thể). Để giúp cho luật pháp tiên đoán được, các hệ thống khác đặt ra nguyên tắc là đối với các vụ án có cùng một tính chất thì kết quả của vụ án trước ràng buộc vụ án sau. Cùng nguyên tắc nhưng kỹ thuật sử dụng của mỗi hệ thống khác nhau. Bên thông luật gọi một bản án chung thẩm là tiền lệ (precedence); dân luật gọi là án lệ (jurisprudence). Tòa sơ thẩm ở Anh, Mỹ khi xử bị bắt buộc phải tra cứu và áp dụng tiền lệ. Tòa sơ thẩm ở Pháp không bị buộc phải tuân theo án lệ, nhưng khi bản án bị kháng cáo thì tòa phúc thẩm sẽ dẫn án lệ. Vậy, tòa dưới ?ochẳng dại gì? mà không tuân theo án lệ.
    Cách sử dụng tiền lệ, tra cứu án lệ, tạo nên một sự hơi khác biệt trong cách thức áp luật vào sự kiện của các thẩm phán ở hai hệ thống kia; nhưng cả hai đều giống nhau trong phương pháp suy luận khi phân tích sự kiện. Đó là tài năng của thẩm phán. Và ở hai cấp tòa thì trình độ này khác nhau; cho nên vấn đề pháp lý được tòa phúc thẩm xem xét khi bản án bị kháng cáo và chỉ vấn đề này.
    Chính trên cái tổng thể này mà tòa phúc thẩm ở các hệ thống khác họ không xem xét chứng cứ mới; hoặc có thì rất ít. Chính nhờ vào (i) tín lực của bằng chứng và cách buộc đưa ra nó; (ii) quyền của tòa bác hay nhận; (iii) án lệ; và (iv) xét lại khả năng lập luận của thẩm phán ở tòa dưới (tức là vấn đề pháp lý của nội vụ) nên ở họ không có chuyện ?oán dân sự xử kiểu nào cũng được?. Tòa án có uy. Dân nghĩ đến tòa án là đã sợ; nên ngần ngại nuốt lời đối với gì mình đã cam kết.
    Các nước phát triển - mà luật pháp của họ được coi là một nguồn gốc của luật quốc tế - họ làm như thế. Nếu thân chủ chúng tôi có nêu vấn đề lên ở đâu đó thì có phải là một cái lỗi hay không? Chúng ta có nên tiếp tục thiết lập sự tuyệt đối trong hệ thống tòa án của chúng ta không, sau bao nhiêu hậu quả của nó đã thấy?
    Gần đây trong báo giới có bàn về câu hỏi tòa phúc thẩm có xem xét chứng cớ mới hay không; tức là một vấn đề cũng giống như chúng tôi đang biện hộ cho thân chủ ở đây. Có các câu trả lời khác nhau đã được đưa ra. Người bảo có và lý do là để ?otìm ra sự thật khách quan nhất?. Nguời bảo không thì nói rằng đó là để tránh sự ?okhông công bằng? và xóa ?oáp lực sổ đen? cho thẩm phán.
    Thưa qúy vị, vai trò của hệ thống xét xử không phải là để làm việc ấy. Vai trò của tòa án là bảo đảm niềm tin của công dân vào chế độ; là duy trì chế độ; là bảo đảm sự ổn định và tiên đoán được của luật pháp, hầu tạo sự an tâm cho công dân, khuyến khích họ làm đúng qua đó phát triển sự lương thiện trong xã hội. Đấy mới là nguyên lý của hoạt động xét xử.
    Khi thiết lập hệ thống tư pháp chúng ta hầu như không để ý đến nguyên lý này vì chúng ta khởi đầu từ tòa án nhân dân, xét xử những vụ hình sự; mãi sau này mới xét những vụ dân sự; nên ta đã đem những nguyên tắc xét xử của hình sự sang dân sự vốn khác tính chất. Mối quan tâm chính khi xử một vụ hình là chấm dứt tội phạm, răn đe người khác, và phạm nhân đi tù. Đó là những mục tiêu ngắn hạn và tác động của nó lan tỏa không rộng; vì không phải ai cũng muốn vi phạm hình sự. Trái lại tác động của một bản án dân sự lan tỏa rộng, do đó nó kéo dài. Bởi vì hành vi dân sự (vay nợ) hay việc dân sự (sinh con) chính là cuộc sống, và ai cũng phải sống. Vay tiền thì ai cũng có một hai lần làm trong cuộc đời mình. Một bản án dân sự bênh con nợ sẽ khuyến khích người dân xù nợ, và việc này rất dễ lan rộng vì nó có lợi nếu làm. Khi người đi vay xù nợ thì người có tiền sẽ không muốn cho vay, tiền của người sau biến thành vàng chôn dưới đất. Nền kinh tế thiếu tiền mặt thì làm sao phát triển?
    Ưu tư của thân chủ chúng tôi là vào những vấn đề này chứ không phải ?oquyền cao nhất? của dân chúng; khi nhìn sang các hệ thống khác mà người ta đã có cách giải quyết.
    4. Duyệt án ?" Vụ Đồ Sơn
    Hai vấn đề này là những thứ nằm tiềm tàng từ lâu trong hệ thống tòa án của ta. Vấn đề đầu thân chủ chúng tôi đã phát biểu tại diễn đàn Quốc hội. Về vấn đề sau thì nó không phải chỉ mới xuất hiện trong thời gian nhiệm chức của thân chủ chúng tôi. Nó là những gì thuộc về tính chất của ngôi nhà.
    Tòa án có thực sự độc lập không? Chúng ta phải xem, phải nhìn thẳng vào sự thật thì mới thấy hết vấn đề được. Nguyên tắc độc lập xét xử luôn được khẳng định; chỉ có điều ta có muốn làm hay không. Đồ Sơn là một bài học rất lớn mà báo chí đã nói thay ngành tòa án. Thân chủ chúng tôi ủng hộ việc lên tiếng của báo chí. Phải để cho cơ quan tư pháp độc lập. Quý vị có thể nói rằng pháp luật qui định độc lập thế rồi, sao tòa án không độc lập? Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Khi một anh sống ở địa phương, quyền lợi gắn bó ở đó, bổ nhiệm, nhận xét, khen thưởng đều gắn với cấp ủy, chính quyền địa phương thì anh lựa chọn thế nào? Thưa quý vị phải nhìn thẳng vào sự thật chứ ạ!
    (trích bài của luật sư Nguyễn Ngọc Bích trên tạp chí tia sáng)
  6. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Nên bàn về mấy ông luật sư củ cải đã. Bàn rộng ra nó loãng vấn đề. Hết món luật sư không ai tranh cãi nữa rồi ta mới chuyển sang các chiến sĩ TA,KS, CA. Bàn luận thì đừng nên đưa vấn đề chính trị vào đây mất vui.
    nếu lý luận kiểu luật sư không có tội tình gì, trăm tội, nghìn lỗi là do hệ thống pháp luật mà ra, thì đó là kiểu lý luận của ông bbọ trưởng giao thông nhà ta, khi bị quốc hội chất vấn tại sao tình trạng tai nạn giao thông tại nhiều thế, ông bộ trưởng nói là do lỗi của cả hệ thống chính trị.
    Nên nhìn nhận vào sự thật để tiến bộ là hiện nay lực lượng luật sư ở việt nam còn yếu kém, chưa tạo được niềm tin trong công chúng, chưa có được sự tôn trọng của xã hội, mà nguyên nhân chủ yếu là bảo vệ công lý thiên về có điều kiện(xiền đã) không coi trọng danh dự mình là một người luật sư, trình độ yếu kém, không chịu nâng cấp kiến thức, làm việc theo thói quen, kinh nghiệm, có điều kiện là chạy án cho nó khoẻ khỏi cãi rát mồm lại dược nhiều tiền.
  7. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu mnt83 làm nghề gì, bạn có khả năng như thế nào nhưng với nhưng quan điểm của bạn về các luật sư là quy chụp, thiếu khoa học, có lẽ bạn phải xem lại logich hình thức để hiểu thế nào là tam đoạn luận để lập luận của mình thuết phục hơn.
    Đúng là đội ngũ luật sư của VN hiện nay quá nhỏ bé về số lượng, yếu về chuyên môn, đơn cử như thành phố tôi sống có hơn 1 triệu dân với hàng ngàn doanh nghiệp nhưng chỉ có hơn 60 mươi luật sư, trong số đó chỉ có một nửa là hành nghề thực sự. Một số tỉnh còn không có luật sư để thành lập đoàn luật sư.
    Trong số các luật sư hành nghề có một số trình độ kém thật, có một số là cán bộ công chức nghỉ hưu cũng ra làm luật sư nhưng không biết làm luật sư là như thế nào. Nhưng có rất nhiều luật sư thực sự tâm huyết với nghề và sống vì nghề nghiệp, có nhiều luật sư rất giỏi về chuyên môn.
    Để nâng cao đội ngũ luật sư cả về chất và lượng theo tôi không phải một sớm một chiều, không phải cứ hô hào, duy ý chí, theo nghị quyết của một ai dó, của cơ quan nào đó là được.
    Sự hỗ trợ và tạo điều kiện của nhà nước là cần thiết nhưng chưa đủ, điều kiện cần phải chính là nhu cầu cần thiết sử dụng luật sư xuất phát từ nội tại của nền kinh tế- xã hội.
    Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường với quy luật quan trọng nhất là quy luật cung cầu. Nhu cầu của xã hội có cần luật sư thì luật sư mới tồn tại (bao nhiêu năm xã hội không điều chỉnh bằng PL, xã hội không cần luật sư thì đội ngũ luật sư không thể tồn tại). Khi xã hội cần và với sức ép cạnh tranh và đào thải đội ngũ luật sư sẽ phải tự nâng cao năng lực và khả năng để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
    Còn hiện nay, xã hội chúng ta đã cần luật sư chưa? xin trả lời là cần nhưng không nhiều, hầu hết người dân không cần đến luật sư vì họ có lựa chọn khác thay cho luật sư đó là họ không cần thiết, có vấn đề nghì thì họ kêu gào một cơ quan nhà nước nào đó phải đứng ra bảo vệ họ hoặc họ cứ cây ỳ không theo luật, nhà nước lại phải nhựng bộ họ hoặc cuối cùng là dùng tiền thuê ngay các công chức nhà nước làm dịch vụ cho mình, thậm chí mua luôn công chức đó để họ làm sai có lợi cho họ như thế hiệu quả hơn nhiều khi thuê luật sư.
    Đến như một người như nmt83 còn nói thuê luật sư mà vẫn thua kiện là ngu chứ có bệnh tật gì đâu vậy thì người dân họ có nghĩ là thuê luật sư là lựa chọn đúng không? Trong khi thắng kiện hay không ở VN phụ thuộc vào quan hệ chạỵ chọt, vào hội đồng xét xử với cái suy luận chủ quan của họ trong đánh giá chứng cứ và cái gọi là niềm tin nội tâm gì đó chứ không phải là chứng cứ hay khả năng hùng biện của luật sư.
    Khi họ mắc vào vòng lao lý điêù đầu tiên họ nghĩ là chạy chọt chứ không phải tìm luật sư bảo vệ mình. Hầu hết họ chỉ tìm đến luật sư khi không còn lựa chọn nào khác, dường như một số trường hợp là nhờ luật sư để chạy hộ. Và không thiếu luật sư sẵn sàng làm việc chạy chọt này. Có một luật sư khá nổi tiếng tôi không tiện nêu tên đã phát biểu trước rất đông luật sư đồng nghiệp là bây giờ phải vùa cãi vừa chạy, nếu cái không thì không ăn thua. Tại sao vậy? tôi tin là các bạn hiểu tại sao và mình đội ngũ luật sư có làm thay đổi thực trạng này của xã hội được không?
    Nghề luật sư ở VN thực sự mới được khôi phục lại từ sau pháp lệnh 2001 còn trước đó cả tỉnh hay thành phố mới có 1 tổ chức hành nghề luật sư là VP đoàn luật sư tỉnh chủ yếu để cãi vài ba vụ án hình sự án đã bỏ túi, có luật sư cũng như không.
    Với luật sư thì vai trò chính là bảo vệ thân chủ của mình, bảo vệ người đã trả tiền để mình làm việc tất nhiên là phải trong vòng pháp luật, sau đó rồi mới là đến công lý, công bằng . . . Ai cũng cần tiền để làm phương tiện sống, luật sư cũng vậy thôi nhưng tiền không phải là tất cả.
    Để chuyên tâm với nghề luật sư, tôi đã bỏ việc đang làm cho một doanh nghiệp lớn và từ chối lời mời của nhiều doanh nghiệp khác với mức lương các DN này trả tôi gấp nhiều lần thậm chí cả chục lần lương của một thẩm phán.
    Có những vụ khách hàng đặt giá với tôi là anh lo trọn gói vụ này là 70 hay 100 triệu nhưng tôi không nhận, tôi chỉ nhận là làm đúng chức năng của luật sư với số thù lao là 10 triệu. Tôi không phủ nhận là đôi khi không muốn nhưng tôi vẫn phải quan hệ, vẫn phải bôi trơn một số bộ phận nào đó trong bộ máy nhưng chỉ để họ nhiệt tình hơn trong công việc, để họ làm đúng mà không gây khó dễ cho mình, tôi có thể tự hào là tôi chưa bao giờ dùng tiền để mua chuụoc người khác làm sai, làm trái pháp luật bao giờ cả.
  8. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Người dân không tin vào hệ thống xét xử, không cho rằng tòa án là nơi công lý được trải dài. Bởi sự hữu hiệu của hệ thống tòa án kém; niềm tin của dân chúng vào tòa án thấp. Khi thấy tòa xử kéo dài một vụ vay nợ, người khác sẽ rút ra kết luận rằng cứ đi vay rồi xù cũng chẳng sao; tức là khi không sợ quyền uy của tòa án thì người ta lại càng hay làm sai rồi nếu bị dưa ra tòa chưa chắc đã phải trả giá và khả năng chạy chọt được rất cao ???
    Tôi đã từng tham gia các vụ kiện đòi nợ cho ngân hàng, để phát mại được tài sản thế chấp của người xù nợ thì ngân hàng cũng mướt mồ hôi hàng năm không xong, thậm chí cán bộ tòa án còn bị đe dọa khởi tố tội thiếu tinh thần trách nhiệm nên Ngân hàng nhiều khi phải chấp nhận chi lại tiền cho con nợ để họ đồng ý ký giấy bán tài sản.
    Chúng ta không có luật về bằng chứng, trong bộ luật TTHS và bộ luật tố tụng dân có một chương về chứng cứ, nhưng chúng ta chỉ liệt kê chứng cứ nhưng khong quy định loại nào giá trị đến dâu, sử dụng như thế nào . . . và hoàn toàn để cho thẩm phán chủ quan đánh giá sử dụng. Vì phụ thuộc vào chủ quan của thẩm phán nên mới dẫn đến tình trạng cùng chứng cứ như nhau thì 2 hội đồng xét xử khác nhau đánh gái khác nhau ra phán quýết khác nhau. HDXX có thể lạm quyền, vì cái thứ hay ho là niềm tin nội tâm hoặc lý do nào đó mà có thể đánh giá và sử dụng chứng cứ theo mục đích của mình
    Vì vậy mới có những vụ người cho vay có chứng cứ là Giấy nhận vay tiền người vay không có chứng cứ gì để phủ nhận nhưng tòa án vẫn bác đơn khởi kiện đòi trả nợ.
    Pháp luật phải đảm bảo niềm tin của người dân, đảm bảo sự ổn định và dự đáon được của pháp luật qua đó họ mới tin vào pháp luật, tin vào tòa án, khuyến khích người dân làm đúng, tuan theo pháp luật nhưng ở ta thì không. Đến các luật sư cũng không thể dự đoán được HĐXX đánh giá chứng cứ như thế nào vì luôn có tình trạng các tòa khác nhau xử khác nhau, ỏ Hà Nội thì tòa xử khác tòa ở các tỉnh. Cấp sơ thẩm bảo đúng, phúc thẩm bảo sai lên giám đốc thẩm lại đúng và cứ thế chạy vòng vòng mà không có một chuẩn mực nào cả.
    Trong một nên pháp luật như thế thì người dân họ không cần luật sư vì luật sư không giúp gì nhiều cho họ thậm chí nếu theo lời khuyên của luật sư họ còn thua thiệt.
    Ví dụ pháp luật quy định khi chuyển nhượng đất đai phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu, phải làm hợp dồng qua công chứng. nếu luật sư tư vấn thế vậy họ sẽ cười cho và nói tôi chuyển nhượng dất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sao đâu, tôi cứ mua bán viết tay rôi vẫn được nhà nước chấp nhận còn cứ chờ dủ điều kiện như luật sư yêu cầu thì có lẽ chẳng bao giờ mua được đất.
    Khi tranh chấp ra tòa họ mời luật sư nhưng luật sư không phải là thần thánh để đổi trắng thay đen, không phải cứ mời luật sư là sẽ thắng vì cái đó đâu phụ thuộc vào luật sư mà phụ thuộc vào giao kết của họ, các chứng cứ họ có, phụ thuộc vào chủ quan của HĐXX, phụ thuộc vào quan hệ, tác động bên ngaòi . . .
    Thế nhưng nếu không mời luật sư và dùng tiền để chạy chọt thì họ có thể đạt được mục tiêu đổi trắng thay đen được vậy thì để hiệu quả họ chọn cách nào? Lỗi đấy có oàn toàn do luật sư không?
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Tớ trả lời câu hỏi của Paradise ở trang một trước. Sự kiện mà tớ kể là một vụ kiện legal case mà tớ học trước đây và bây giờ thì không còn nhớ case đó tên gì và tất nhiên đây là một sự kiện có thật đã trở thành tiền lệ. Lẽ ra tớ định kiếm lại tên case cho bạn nhưng nghĩ rồi lại thôi vì tốn thời gian cho nó nhưng có thể kết quả chắc cũng chẳng làm thay đổi được suy nghĩ. Nếu Paradise muốn thì cứ vào trong những legal case database khổng lồ của tụi nó và tìm xem vấn đề thẩm phán phán quyết về bằng chứng không hợp lệ của cảnh sát chắc là sẽ giúp cho bạn tự nhìn ra vấn đề hơn là tớ nói. Nếu không thì nếu bạn có nghĩ rằng tớ nói không đúng cũng không sao, tớ hiểu được.
    + Thông thường thì một năm có lúc thật là bận rộn có lúc không (nhất là vào lúc cuối năm vì ai cũng nghỉ phép holidays) tớ chỉ post vào một vài dòng cám ơn VietNguyen thật nhiều vì những bài viết của bạn trong topic này và cả bài cậu quote vào. Những vấn đề chú Bích nói về luật bằng chứng relevance, hearsay, admissibility, onus of proof, professional legal privilege, compellable witness, competent witness tớ đều học qua cả và tớ thấy rằng chú Bích nói rất là đúng về cái gọi là bằng chứng ở toà của tụi nó. Tớ chưa có thời gian đọc hết bài của bạn quote và viết nhưng tớ rất thưởng thức nó và trong vài tuần tới khi tớ rảnh tớ sẽ đọc bài viết của bạn lại. Cám ơn bạn nhiều lắm nhe. Điều bạn nói không sai chút nào cả và đó là lý do mà tớ đã thấy từ những thập niên 1990s và tớ đã bỏ nước ra đi học luật ở nước ngoài và ở lại hành nghề không về vn hành nghề đâu (nên tụi mình chắc không có dịp gặp nhau nói chuyện). Cậu nói rất đúng, để cho một xã hội tạo cho một luật sư có chỗ đứng thât sự của họ xã hội đó phải tôn trọng luật pháp và làm gì cũng phải có luật pháp rõ ràng minh bạch công khai và đối xử mọi người trong đó bình đẳng một cách tương đối trước luật pháp như xã hội tớ đang sống và làm việc. Phải mất cho vn rất lâu mới có thể tạo một chỗ đứng thật sự cho luật sư như bọn tư bản này và nếu như vn có phát triển thì bọn tư bản này nó cũng phát triển ngang bằng cho nên chắc là không đuổi theo nó kịp trong cái gọi là pháp trị này.
    + Tớ một lần nữa ủng hộ bài viết của fsai (ở trên) và vietnguyen và các bạn cố gắng đừng tấn công cá nhân nhau bằng việc hỏi anh làm ở đâu ra sao để tui biết anh thế nào. Đó là quan tâm đến sự khác biệt cá nhân thay vì tập trung vào vấn đề đang thảo luận mà nhiều người lên mạng nói chuyện debate một hồi là nhào vào nói về cá nhân của nhau và lỗi này nói hoài mà vẫn không biết tránh. Không quan trọng họ là ai họ làm gì miễn là họ nói một vấn đề và ta đáp trả với vấn đề đang nói.
    Chúc vietnguyen nhiều sức khoẻ.
  10. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Thanks
    Hệ thống pháp luật VN và hệ thống pháp luật các nước tư bản theo thông luật khác nhau rất nhiều, không thể so sánh được đâu bạn ạ.
    VN vẫn đang trên đường xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng hệ thống pháp luật thông snhất, phù hợp cho mình
    Hiện nay có tình trạng là khi xây dựng pháp luật, chúng ta bị ảnh hưởng của quá nhiều hệ thống tư tưởng khác nhau, người đi học ở Nga về thì ảnh hưởng theo hệ thống pháp lụât XHCN cũ, người đi học ở anh, mỹ, úc về thì theo hệ thống thông luật, người học ở châu âu về thì theo hệ thống pháp luật châu âu lục địa, một số thì đi học tập theo kiểu TQ . . .. tám lại Ngôi nhà pháp luật VN được xây dựng bởi nhiều ông thợ khác nhau và mỗi ông thợ lại theo một trường phái kiến trúc khác nhau do đó dẫn đến tình trạng khập khiễng, không thống nhất. QH chỉ thông qua luật mà không làm luật theo đúng nghĩa nên chúng ta không có một cơ quan nào có khả năng cải tổ toàn diện hệ thống pháp luật này theo một hướng nhất quán và khoa học.

Chia sẻ trang này