1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vasily Grossman - Nhà văn chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 20/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    2 phóng viên đi xa về phía tây vùng ngoại ô Stalingrad nơi các quân đoàn cánh phải của Tập đoàn quân 6 Đức do Paulus chỉ huy đang hội quân với Tập đoàn quân 4 Thiết giáp của Hoth tiến từ phía tây nam tới. Ở phía này quân Đức có 9 sư đoàn, mạnh hơn hẳn 40.000 quân Soviet đã kiệt sức của các Tập đoàn quân 62 và 64 đang rút lui về thành phố.
    Varapanovo, nơi đây có những chiến hào cũ đã mọc đầy cỏ dại. Những trận đánh ác liệt nhất thời Nội chiến đã từng diễn ra ở đây, và giờ 1 lần nữa kẻ địch mạnh chưa từng thấy lại tấn công trực diện vào chỗ này.
    Tuy vậy, trong phần lớn thời gian lưu lại đây Grossman và Kapustyansky đã ở trong thành phố. Họ được nghe về những tiểu đoàn công nhân đầu tiên đã được lập trong nhiều nhà máy. Chúng nằm dưới sự chỉ huy của Đại tá Sarayev, Sư trưởng Sư 10 NKVD. Cú sốc của cuộc tấn công là 1 thử thách lớn với hầu hết các cấp quân đội từ trên xuống dưới, vì vậy NKVD và Đoàn Thanh niên Komsomol đã siết chặt đội ngũ để ngăn ko cho ai bỏ chạy. Các Ctrị viên kể cho 2 phóng viên chuyện về quyết tâm của các binh sĩ.
    1 người lính đã bắn 1 đồng đội, anh này đang kéo 1 người bị thương khỏi trận địa thì giơ tay hàng. Sau đó người lính đó đã tự mang người bị thương về. Cha của người lính này khi chia tay đã đưa cho anh chiếc khăn mà mẹ anh đã thêu khi còn con gái và 4 chiếc huân chương chữ thập mà ông có được trong WW1.
    Đêm ở Stalingrad. Xe cộ chờ đợi tại điểm vượt sông. Bóng đêm bao trùm. Lửa cháy ở phía xa xa. 1 tốp quân tăng cường vừa vượt sông Volga đang từ từ di chuyển lên triền sông. 2 người lính đi bộ sau chúng tôi, tôi nghe thấy 1 người nói: ?oAi thích 1 cuộc sống dễ dàng thì hãy sống gấp.? (*)
    Grossman đã sử dụng 1 số ghi chép nói trên như 1 nguyên liệu cho bài viết của ông đăng trên tờ Krasnaya Zvezda số ra ngày 6/9.
    Chúng tôi tới Stalingrad ngay sau 1 trận oanh kích. Lửa khói vẫn còn đây đó. 1 đồng chí người Stalingrad đi cùng chúng tôi chỉ cho xem căn nhà đã cháy của anh. ?oĐây là Nhà Thiếu nhi,? anh ta nói. ?oCòn chỗ này vốn đặt tủ sách của tôi, chỗ làm việc của tôi ở góc kia, chỗ có cái tẩu thuốc móp méo đấy. Nơi đó là bàn làm việc của tôi.? Có thể nhìn thấy khung của những cái giường trẻ con dưới đống gạch vụn. Tường nhà vẫn còn ấm giống như thân thể 1 người vừa mới chết chưa kịp lạnh đi.
    Những bức tường và hàng cột của Cung Văn hóa Khoa học Tự nhiên phủ đầy bồ hóng sau vụ cháy còn 2 bức tượng khỏa thân trước tiền sảnh vẫn trắng muốt. Những con mèo Sibêri béo mượt đang ngủ trên khung cửa sổ các ngôi nhà trống. Gần bức tượng Kholzunov, mấy đứa trẻ đang thu nhặt mảnh bom và mảnh đạn pháo phòng ko. Trong buổi tối yên ắng đó, hoàng hôn màu hồng tuyệt đẹp nhìn thật u buồn khi xuyên qua hàng trăm ô cửa sổ trống hoác.
    Nhiều người đã sớm làm quen được với điều kiện thời chiến. Các chuyến phà chuyển quân vào thành phố thường xuyên bị máy bay địch tấn công. Các thủy thủ lái phà vừa ăn dưa hấu vừa quan sát bầu trời. 1 chú bé đang chăm chú nhìn chiếc phao của cần câu cá, chân đu đưa. 1 bà già đang ngồi trên 1 chiếc ghế dài đan bít tất trong khi súng máy và súng phòng ko vẫn nổ từng loạt xung quanh.
    Chúng tôi tới 1 ngôi nhà đổ. Những người sống trong nhà đang ăn tối quanh chiếc bàn làm từ những tấm gỗ đặt trên mấy cái hộp. Lũ trẻ thổi shchi (xúp bắp cải) nóng trong bát.
    Đối với các nhà cầm quyền Soviet, có vẻ như cách duy nhất để cứu Stalingrad là mở các cuộc tấn công liên tục vào cánh bắc Quân đoàn 14 Thiết giáp Đức. Tuy nhiên dù có tới 3 Tập đoàn quân Bộ binh tham chiến là 1 Cận vệ, 24 và 66 cơ hội của họ vẫn rất nhỏ, kể cả trong trường hợp họ có quân số vượt trội so với đối phương. Quân Soviet thiếu đạn, đặc biệt là đạn pháo, và phần lớn là sĩ quan và binh lính dự bị.
    Những lệnh đốc thúc được Stalin ra trong lúc giận dữ đã dẫn tới tình trạng cực kỳ hỗn loạn. Các sư đoàn trở nên lúng túng sau khi tiến ra khỏi đầu mối đường sắt Frolovo, phía bắc khúc uốn sông Đông, vì ko biết mình được phối thuộc vào Tập đoàn quân nào hay mình sẽ đi đâu. Luftwaffe (ko quân Đức) tha hồ bắn phá họ trên thảo nguyên mênh mông, trong khi đó những lính tăng Đức được huấn luyện hơn hẳn đã khiến cho cuộc chiến trở nên ko cân sức. Grossman đã ở Dubovka, gần với khu vực đã diễn ra những cuộc tấn công xấu số đó.

    Các sư đoàn đang di chuyển, gương mặt của mọi người diễu qua, công binh, pháo binh, xe tăng. Họ đi suốt ngày đêm. Những gương mặt, lại những gương mặt, tất cả đều có vẻ nghiêm trọng, đó là gương mặt của những người bất hạnh.
    Trước khi cuộc tiến quân bắt đầu, người vô sản Lyakhov, lính tiểu đoàn bộ binh cơ giới lữ đoàn tăng, viết cho các vị chỉ huy của mình: ?oHãy để cho Đồng chí Stalin biết rằng tôi xin hiến dâng mạng sống vì lợi ích của Đất Mẹ, và vì Stalin. Và tôi ko hề hối tiếc dù chỉ 1 giây. Nếu tôi có 5 mạng sống, tôi cũng hiến dâng tất cả ko do dự. Hãy gửi lời chào tốt đẹp nhất tới đồng chí ấy hộ tôi.?
    Grossman rất thích thú với những lời càu nhàu hàng ngày của cánh lính tráng. Trong trường hợp sau đây, 1 người lính đã nói về thảo nguyên rộng lớn nơi 1 phi công Luftwaffe có thể dễ dàng phát hiện 1 cái bếp dã chiến và sau đó chuyển sang 1 đề tài khác cũng rất được lính tráng quan tâm: ủng.
    ?oNgười ta chết phần lớn chỉ vì những cái bếp. Các hạ sĩ quan đã ?oăn đòn đủ? lúc đang chờ thức ăn bên bếp, vì thế thường người ta chỉ xuất hiện khi đã có thức ăn sẵn sàng. Tôi cũng rất khó chịu với đôi ủng này. Tôi đã phải cuốc bộ với những vết rộp rướm máu. Tôi lấy nó từ 1 người chết vì chẳng còn cách nào khác, nhưng nó quá nhỏ so với chân tôi.?
    ?oCánh lính trẻ chúng tôi chẳng bao giờ nhớ nhà, thường chỉ những lính già mới vậy ? Hạ sĩ Đại đội 4 là Romanov đã bỏ rơi chúng tôi ngoài chiến địa. Đám lính trẻ chúng tôi đã được dạy dỗ chu đáo, chúng tôi chịu đựng tất cả 1 cách kiên nhẫn, nhưng cánh lính già thì cảm thấy tệ hơn nhiều.?
    Grossman hay đi với 1 lính Hồng quân tên là Gromov, xạ thủ súng trường chống tăng, ở tuổi 38 ông là 1 thứ đồ cổ xuất hiện giữa đám lính trẻ mới nhập ngũ. Theo lời kể của Ortenberg, Grossman đã lưu lại 1 tuần trong 1 đơn vị chống tăng. ?oAnh ta ko hề trở thành 1 người xa lạ trong gia đình của những người lính chống tăng này,? Ortenberg viết. Ortenberg khẳng định sự tín nhiệm đối với Grossman khi viết về ông, có lẽ do nhân vật Gromov trong tác phẩm của Grossman sau này được hoan nghênh nhiệt liệt, nhất là bởi Ilya Ehrenburg. Đây là câu chuyện về Gromov trong những ghi chép của Grossman:
    ?oKhi bạn bắn nó, bạn sẽ thấy 1 ánh chớp nhoáng lên trên chiếc thiết giáp. Phát đạn nổ inh tai, vì vậy phải mở miệng khi bắn. Tôi đang nằm thì nghe tiếng thét: ?oChúng đến!? Phát đạn thứ 2 của tôi bắn trúng chiếc tăng. Bọn Đức bắt đầu gào lên thảm thiết. Chúng tôi nghe tiếng chúng kêu rất rõ. Tôi ko hề thấy sợ tí nào, tinh thần tôi dâng cao. Đầu tiên, có 1 chút khói bốc ra, rồi có tiếng lách tách và ngọn lửa bùng lên. Evtikhov cũng bắn trúng 1 chiếc ô tô, ngay giữa thân, và bọn Fritz (Đức) kêu mới khiếp chứ!? (Đôi mắt xanh của Gromov hấp háy sáng trên khuôn mặt khắc khổ.) ?oSố 1 mang súng trường chống tăng. Số 2 mang 30 viên đạn súng chống tăng, 100 viên đạn súng trường thường, 2 lựu đạn chống tăng và súng trường. Tiếng nổ khi bắn khẩu súng trường chống tăng thật kinh dị, mặt đất cứ rung lên.?
    ?oThương vong của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi phải tự đi lấy bữa sáng và bữa tối. Chúng tôi chỉ có thể đi vào ban đêm. Có nhiều vấn đề với những cái đĩa, vì vậy chúng tôi phải chứa đồ ăn vào xô.?
    ?oQuân ta thường nằm nghỉ ban đêm và tiến quân ban ngày. Mặt đất phẳng lì như 1 cái mặt bàn.?
    (*) Có nghĩa là ?oHãy nắm lấy mọi thứ có thể trong cuộc đời khi còn cơ hội.?
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Những ghi chép nói trên, bao gồm cả những lời của Gromov, đã được đưa vào 1 bài báo trên tờ Krasnaya Zvezda, bài báo này đã gây ấn tượng mạnh với Ehrenburg và những người khác.
    Khi hành quân, xương vai của những người lính mang súng trường chống tăng đau nhức và cánh tay họ tê dại. Với 1 khẩu súng trường chống tăng, thật khó để nhảy qua 1 chướng ngại vật hay đi bộ trên mặt đất trơn. Sức nặng của khấu súng làm bạn đi chậm lại và đảo lộn óc thăng bằng của bạn.
    Những người lính sử dụng súng trường chống tăng bước từng bước nặng nhọc, trông hơi giống người bị thọt chân - 1 bên người họ bị sức nặng của khẩu súng đè xuống. Gromov lòng tràn đầy tức giận y như 1 người khó tính, người vì chiến tranh mà phải rời bỏ ruộng đồng, nhà cửa, vợ con. Đó là nỗi tức giận của anh chàng Thomas hay nghi ngờ sau khi tận mắt chứng kiến những trở ngại lớn lao đối với người của mình ? Những bức tường trắng ám khói đen và bụi vàng xám dựng lên trước mặt và sau lưng những người lính súng trường chống tăng, chúng thường bị gọi là ?ođồ chết tiệt? ? Gromov nằm dưới 1 nhánh hào, giữa 1 địa ngục ồn ã bởi hàng ngàn thứ tiếng động, ngủ lơ mơ và duỗi đôi chân mỏi mệt: đó là sự nghỉ ngơi của 1 người lính bình thường và khắc khổ.
    ?oTôi bắn vào chiếc tăng 1 phát nữa,? Gromov nói. ?oVà tôi thấy trước hết là tôi đã bắn trúng nó. Tôi thở phào. Ngọn lửa xanh phụt ra từ tấm giáp như 1 tia chớp. Tôi hiểu ngay viên đạn chống tăng của tôi đã xuyên vào trong xe và tạo ra ngọn lửa xanh đó. Rồi có 1 chút khói bốc lên. Bọn Đức trong xe bắt đầu gào thét. Tôi chưa từng nghe tiếng người nào thét lên kiểu đó, và ngay sau đó trong xe có tiếng nổ lách tách. Chiếc tăng cứ kêu lách tách, lách tách. Rồi đạn trong xe bắt đầu nổ. Và sau đó là ngọn lửa bùng lên, bốc cao lên trời. Chiếc tăng vậy là rồi đời.?
    Trung đoàn trưởng Savinov, khuôn mặt tốt bụng đặc Nga, mắt xanh, da rám nắng đỏ au, trên mũ sắt có 1 vết đạn lõm sâu. ?oKhi viên đạn bắn trúng tôi,? Savinov nói, ?otôi ngất xỉu và nằm thẳng cẳng mất 15 phút. 1 tên Đức đã làm tôi choáng.?
    Ngay cả thường dân cũng bị 2 phía bắt làm 1 số việc khi 2 bên đều nhận thấy đây có thể là trận đánh then chốt của cả cuộc chiến.
    Những gián điệp. 1 cậu nhóc 20 tuổi có thể báo nơi đặt sở chỉ huy quân Đức nhờ vào những đường dây thông tin, bếp và sự đi lại của các giao liên. Bọn Đức đã nói với 1 phụ nữ: ?oNếu mày ko đi và trở về đây, chúng tao sẽ bắn 2 con gái của mày.?
    Phía Soviet tỏ ra quyết liệt hơn đối thủ khi buộc quân sĩ tham gia tấn công. Mệnh lệnh số 227 của Stalin - ?oKo lùi 1 bước? - chỉ thị cho mỗi chỉ huy tập đoàn quân tổ chức ?otừ 3 đến 5 đơn vị chặn hậu được trang bị tốt (với khoảng 200 người mỗi đơn vị)? bố trí ở tuyến 2 để ?ochiến đấu chống lại sự hèn nhát? bằng cách bắn hạ bất cứ binh sĩ nào định bỏ chạy. Ở khu công nghiệp phía bắc Stalingrad, Grossman đã tới gặp Đại tá S. F. Gorokhov, người sau này chỉ huy Lữ đoàn 142.
    Sau cuộc xung phong thứ 7, Gorokhov nói với chỉ huy đơn vị chặn hậu: ?oNào, bắn vào lưng người khác thế là đủ rồi đấy. Hãy tiến lên và tham gia xung phong.? Viên chỉ huy đơn vị chặn hậu và người của ông ta tham gia vào cuộc xung phong, và bọn Đức bị đánh bật.
    Sức phòng thủ của Stalingrad được tăng cường bởi thứ kỷ luật sắt máu nhất. Khoảng 13.500 binh sĩ đã bị hành quyết trong 5 tháng chiến đấu, phần lớn là trong những ngày đầu khi nhiều đơn vị tan vỡ. Grossman được nghe về những ?ohành vi bất thường?, ngôn ngữ hành chính Soviet để chỉ việc ?ophản bội Tổ quốc?, 1 loại tội phạm có định nghĩa rất rộng.
    1 hành vi bất thường. Bản án. Hành quyết. Người ta lột quần áo rồi chôn anh ta. Đến đêm anh ta trở lại đơn vị trong bộ đồ lót dính đầy máu. Anh ta lại bị bắn.
    Đây có thể là 1 trường hợp khác, nhưng nó gần giống những gì xảy ra ở Sư 45 Bộ binh khi đội hành quyết gồm các đặc vụ NKVD phối thuộc vào Sư đoàn đã ko giết chết 1 người đã bị kết án tử hình, có lẽ do rượu đã làm họ mất khả năng ngắm bắn (*). Người lính này, giống như nhiều người khác, bị kết án tử hình vì tự gây thương tích. Sau khi bắn anh ta, đội hành quyết chôn xác vào 1 hố đạn pháo gần đó, người bị bắn sau đó đã tự chui lên và quay lại đại đội của mình chỉ để rồi lại bị xử bắn lần nữa. Thường thì những người bị kết án sẽ bị buộc cởi hết quần áo trước khi bị bắn để người khác khi được phát lại bộ quân phục này sẽ ko ngã lòng trước những vết đạn lỗ chỗ.
    1 số tướng lĩnh Soviet ko ngần ngại đánh cả các thuộc cấp có địa vị cao dù tệ đánh lính của sĩ quan và hạ sĩ quan là 1 trong những đặc tính đáng ghét nhất của quân đội thời Sa hoàng.

    Cuộc nói chuyện giữa Đại tá Shuba và Tarasov với chỉ huy Tập đoàn quân:
    ?oCái gì??
    ?oXin cho tôi nói lại lần nữa ? ??
    ?oCái gì??
    ?oXin cho tôi nói lại lần nữa ? ??
    ?oÔng ấy đấm giữa mồm Shuba. Tôi (chắc là Tarasov) vẫn đứng nguyên, cố thụt lưỡi vào sâu và nghiến chặt 2 hàm răng vì tôi sợ cắn phải lưỡi hay ra khỏi đây mà ko còn cái răng nào.?
    Trong thời điểm khủng hoảng này của cuộc chiến, Grossman ghi lại trong các cuốn sổ nhiều câu chuyện về thói quan liêu trong quân đội và chính quyền Soviet.
    Các đơn vị xe tăng ta đã bị máy bay đánh bom suốt 3 ngày, suốt thời gian đó các bức điện báo cáo về tình trạng trên còn bận di chuyển giữa các mắt xích khác nhau trong hệ thống chỉ huy.
    1 sư đoàn bị bao vây, đồ tiếp tế được thả dù xuống, nhưng sĩ quan phụ trách hậu cần ko muốn cấp phát thực phẩm vì ko có người ký hóa đơn.
    1 sĩ quan chỉ huy trinh sát ko thể cho phép làm điều gì đó nếu ko có nửa lít vodka hay tệ hơn là ko có thứ anh ta cần là 1 tấm lụa giá 80 rúp 50 kopeck.
    Thông tin được nhắc đi nhắc lại: Yêu cầu các phi vụ đánh bom.
    1 chiếc máy bay bốc cháy, phi công muốn bảo toàn nó nên ko chịu nhảy dù. Anh ta đưa được chiếc máy bay về sân bay. Người anh cháy sém, chiếc quần cũng cháy. Tuy vậy tay sĩ quan hậu cần từ chối cấp quần mới cho anh vì chưa đủ thời hạn ngắn nhất để được phép đổi đồ cũ lấy đồ mới. Thói quan liêu này phải vài ngày sau mới chấm dứt.
    1 chiếc Yu-53 chứa đầy nhiên liệu bốc cháy trong 1 đêm quang đãng. Phi công nhảy dù.
    Stalin vô cùng giận dữ khi nghe được vào ngày 3/9 rằng Stalingrad đã bị bao vây trên bờ tây Volga. Đối với tướng Yeremenko, tham mưu trưởng Phương diện quân Stalingrad, và Nikita Khrushchev, đại biểu Hội đồng Quốc phòng kiêm chỉ huy Ctrị, câu hỏi then chốt là ai sẽ được trao trách nhiệm phòng thủ thành phố. Ứng cử viên cho trọng trách này sẽ phải tiếp quản Tập đoàn quân 62 đang trong tình trạng mất tinh thần và thiệt hại nặng, tập đoàn quân này đã bị cắt rời khỏi đơn vị bạn ở phía nam là Tập đoàn quân 64 vào ngày 10/9.
    Ngày hôm sau, 11/9, sở chỉ huy của Yeremenko đặt dưới hệ thống hầm ngầm qua đèo Tsaritsa đã nằm dưới tầm hỏa lực bắn thẳng của địch. Tổng biên tập của Grossman, Ortenberg, đã cùng với nhà văn Konstantin Simonov tới sở chỉ huy này hôm đó. Họ đã nói chuyện với Khrushchev đang trong tình trạng ?othảm hại? vì nhận ra rằng thật khó để châm thuốc hút dưới đường hầm này vì thiếu ko khí. Khi Ortenberg và Simonov tỉnh dậy vào sáng hôm sau, họ nhận thấy sở chỉ huy đã chuyển đi nơi khác khi họ đang ngủ. Stalin, vẫn đang trong tâm trạng tức tối, đã bị buộc phải chấp thuận cho Yeremenko rút sở chỉ huy Phương diện quân Stalingrad qua bên kia sông Volga. Tướng Vasily Chuikov, 1 chỉ huy cứng rắn và ko khoan nhượng, được triệu đến nắm quyền chỉ huy Tập đoàn quân 62 vẫn còn trên bờ tây (**). Grossman sau này đã phỏng vấn tất cả những nhân vật liên quan nói trên.

    Khrushchev - Mệt mỏi, tóc bạc trắng, béo phị. Trông hơi giống Kutuzov. Yeremenko - Đã từng bị thương 7 lần trong cuộc chiến này.
    Yeremenko nhất định đòi được chọn Chuikov.
    ?oChính tôi đã tiến cử Chuikov. Tôi biết ông ấy, ông ta chưa hề biết sợ ? Tôi biết Chuikov từ hồi còn hòa bình, tôi thường hạ ông ấy trong những cuộc thao diễn. ?oTôi biết cậu dũng cảm thế nào,? tôi nói với ông ta, ?onhưng tôi ko cần kiểu can đảm đó. Đừng ra những quyết định vội vàng như kiểu anh vẫn làm.??
    Theo lời Chuikov, cuộc nói chuyện với Yeremenko và Khrushchev đã diễn ra như sau:
    ?oYeremenko và Khrushchev nói với tôi:
    ?oAnh phải bảo vệ bằng được Stalingrad. Anh cảm thấy sao??
    ?oRõ!?
    ?oKo, thế chưa đủ cho 1 lời tuân lệnh, anh nghĩ thế nào về lệnh này??
    ?oNó có nghĩa là chết. Theo lệnh này chúng tôi sẽ đánh đến chết.??
    Trong cuốn Hồi ký viết thời Khrushchev nắm quyền, Chuikov kể lại cuộc nói chuyện này hơi khác:
    ?oĐồng chí Chuikov,? Khrushchev nói, ?ođồng chí hiểu nhiệm vụ của mình như thế nào??
    ?oChúng tôi sẽ bảo vệ thành phố hoặc chết trong khi thi hành nhiệm vụ,? Chuikov trả lời.
    Yeremenko và Khrushchev nhìn Chuikov và bảo ông đã hiểu nhiệm vụ của mình rất chính xác.
    (*) Sư 45 Bộ binh chuyển thành Sư 74 Bộ binh Cận vệ ngày 1/3/1943 để tưởng thưởng cho những đóng góp của họ tại Stalingrad. Sư đoàn nằm trong đội hình Tập đoàn quân 62, sau này là Tập đoàn quân 8 Cận vệ cho đến hết chiến tranh.
    (**) Tướng Vasily Ivanovich Chuikov (1900 - 1982) chỉ huy Tập đoàn quân 4 trong cuộc xâm lược Ba Lan năm 1939, sau đó chỉ huy Tập đoàn quân 9 trong chiến tranh Xô - Phần. Từ năm 1940 - 1942, ông là tùy viên quân sự tại Trung Quốc. Sau trận Stalingrad, Tập đoàn quân 62 do ông chỉ huy được chuyển thành Tập đoàn quân 8 Cận vệ và ông tiếp tục chỉ huy nó trên suốt các chặng đường chiến tranh cho đến thắng lợi cuối cùng tại Berlin, nơi ông đã tiếp nhận Văn bản Đầu hàng từ tướng Đức Hans Krebs. Từ năm 1949 đến 1953 ông là Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Soviet tại Đông Đức, từ 1960 - 1961 ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
  3. minkho

    minkho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn tìm đọc truyện của bác hàng ngày, cảm ơn bác nhiều!
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Như ta thấy sau này, Grossman đã trở nên vỡ mộng sau khi chứng kiến sự kiêu căng và đố kỵ của các tướng lĩnh chỉ huy Stalingrad sau trận đánh, tất cả họ đều cho rằng vai trò của mình trong trận đánh đã ko được đánh giá đúng mức. Yeremenko đã công khai khoác lác về bản thân và cố gắng hạ thấp Khrushchev.
    ?oTôi đã từng là cai đội trong cuộc Đại chiến trước và hạ được 22 tên Đức ? Có ai lại muốn chết? Chẳng ai háo hức với chuyện giết chóc ? Vậy mà tôi đã phải ra những quyết định tàn nhẫn như thế này: ?oXử bắn ngay tại chỗ!?
    ?oKhrushchev đề nghị chúng tôi nên đặt mìn thành phố. Tôi gọi điện thoại cho Stalin về việc đó. ?oĐể làm gì?? Stalin hỏi.
    ?oTôi sẽ ko để cho Stalingrad đầu hàng,? tôi nói. ?oTôi ko muốn đặt mìn thành phố.?
    ?oSau đấy nói với Khrushchev là cút cha hắn đi,? Stalin trả lời.? (Maseo. Nguyên văn: **** off)
    ?oChúng ta phải chân thành cảm ơn pháo binh và những người lính. Các pháo đài của họ thật là tệ hại.?
    Sự thiếu hụt các công trình phòng thủ tại Stalingrad là vấn đề duy nhất được tất cả các chỉ huy cao cấp đồng ý. Chuikov phát hiện ra rằng các chiến lũy có thể bị xô đổ dễ dàng chỉ bằng xe tải. Gurov chỉ huy Ctrị Tập đoàn quân 62 nói rằng chẳng có 1 pháo đài nào tồn tại trong thực tế, và Tham mưu trưởng Krylov thì nói những cái được gọi là pháo đài đó thật nực cười. ?oTrong việc phòng thủ Stalingrad,? Chuikov sau này kể với Grossman, ?ocác viên sư trưởng trông cậy vào máu hơn là vào dây thép gai.?
    Chuikov đã trở thành người mà Grossman hiểu rất rõ trong suốt cuộc chiến, viên tướng này cũng thích giảng giải về kinh nghiệm trước đây của ông và vai trò của ông ở Stalingrad. ?oTôi đã chỉ huy 1 trung đoàn khi còn ở tuổi 15,? ông kể cho Grossman về thời ông tham gia Nội chiến Nga. ?oTôi cũng từng là chỉ huy nhóm cố vấn cho Tưởng Giới Thạch,? Chuikov nói thêm khi đang kể về năm 1941. Ông ko đề cập đến chuyện việc ở Trung Quốc chứ ko có mặt trong mùa hè thảm họa khi cuộc chiến bắt đầu là 1 thuận lợi lớn.
    Tập đoàn quân của Chuikov ko chỉ mất tinh thần và thiệt hại nặng. Chỉ còn lại dưới 20.000 người, Tập đoàn quân này yếu hơn hẳn đối phương cả về quân số lẫn trang bị tại các khu vực then chốt ở trung tâm Stalingrad. Tại đây quân Đức có 4 sư bộ binh, 2 sư thiết giáp và 1 sư cơ giới đánh từ phía tây tới nhằm hướng sông Volga. 2 mục tiêu then chốt của chúng là Mamaev Kurgan, 1 chiến lũy thời cổ của người Tartar nằm trên đồi cao 102m (thường gọi là Điểm cao 102), và bến phà qua sông Volga nằm ngay gần Quảng trường Đỏ (của Stalingrad). Chuikov tới bến phà này vào đêm 12/9 ngay sau khi được Yeremenko và Khrushchev bổ nhiệm làm chỉ huy Tập đoàn quân 62.
    Nhờ ánh sáng từ những ngôi nhà đang cháy, ông tới được Mamaev Kurgan nơi sở chỉ huy Tập đoàn quân 62 vừa được thiết lập tạm thời. Tình hình đã trở nên tuyệt vọng hơn cả những gì ông từng lo sợ. ?oTôi nhìn Mamaev Kurgan mà như trong mơ,? Chuikov sau này kể với Grossman như vậy.
    Dưới quyền chỉ huy của ông lúc này chỉ còn 1 đơn vị duy nhất chưa bị sứt mẻ là Sư 10 Bộ binh NKVD của Đại tá Sarayev, nhưng các đơn vị của nó nằm rải rác và Sarayev, 1 sĩ quan nằm trong hệ thống ngành dọc của NKVD, ko sẵn sàng đưa người của mình nằm dưới sự quản lý của Hồng quân. Gurov, chỉ huy Ctrị Tập đoàn quân của Chuikov, đã phê phán kịch liệt sư đoàn NKVD này.

    ?oSư đoàn của Sarayev nằm rải rác trên toàn mặt trận và vì thế trên thực tế chẳng chịu sự quản lý nào. Sư đoàn của Sarayev đã ko hoàn thành nhiệm vụ. Nó chẳng bảo vệ các vị trí phòng thủ đã được giao, cũng ko giữ gìn được trật tự trong thành phố.?
    Trong những năm trước, chẳng viên chỉ huy quân đội nào đủ can đảm đối mặt với 1 sĩ quan của Beria. Nhưng Chuikov đang đối mặt với thảm họa rồi, ông ko e ngại chuyện đó nữa. Hiển nhiên ông đã đe dọa Sarayev về cơn giận dữ của Stalin nếu thành phố thất thủ sẽ dẫn đến điều gì. Sarayev đã tuân lệnh và bố trí 1 trong các trung đoàn của mình án ngữ trước bến phà sống còn theo đúng chỉ thị.
    Chỉ sau này Grossman mới phát hiện Chuikov cũng là 1 viên chỉ huy sẵn sàng nện thuộc cấp khi nổi điên. Thực ra Chuikov là người tàn nhẫn, sẵn sàng hành quyết từ 1 lữ trưởng ko hoàn thành nhiệm vụ đến 1 lính trơn lùi bước trong trận đánh, nhưng lòng dũng cảm của ông thì khỏi phải bàn.

    ?o1 chỉ huy cần phải hiểu rằng thà mất đầu còn hơn cúi người tránh 1 viên đạn Đức. Binh lính sẽ ghi nhận những điều đó.?
    ?oNhiệm vụ đầu tiên là phải làm cho các chỉ huy dưới quyền thấm nhuần tư tưởng rằng con quỷ ko quá đáng sợ như cách nó được vẽ ra.?
    ?oTrước hết là bạn đã ở đây, và chẳng có đường nào thoát trừ phi bạn mất đầu hay mất chân ? Mọi người đều biết ai quay đầu chạy sẽ bị bắn tại chỗ. Cái đó còn đáng sợ hơn bọn Đức nhiều ? Vâng, cũng còn nhiệt huyết Nga nữa. Chúng tôi đã chọn 1 chiến thuật phản công. Chúng tôi tấn công lại khi chúng đã mỏi mệt vì tấn công chúng tôi.?
    Trong các cuốn hồi ký của mình, Chuikov thẳng thắn thừa nhận khi bảo vệ Stalingrad ông đã tuân theo nguyên tắc ?oThời gian là xương máu?. Ông phải ngăn quân Đức lại bằng mọi giá và điều đó có nghĩa là ném các trung đoàn và sư đoàn vừa mới tới vào các trận đánh ác liệt trong thành phố ngay khi họ vừa đặt chân sang bờ đông và họ phải sẵn sàng xung trận khi vẫn còn ở trên phà qua sông.
    Cuộc tổng tấn công vào thành phố của Tập đoàn quân 6 Đức mở màn ngay trước bình minh ngày 13/9. Chuikov thậm chí ko đủ thời gian để gặp các chỉ huy đơn vị trong đội hình Tập đoàn quân vì Sư 295 Bộ binh Đức đã tiến thẳng đến Mamaev Kurgan. 2 sư bộ binh khác nhằm hướng nhà ga trung tâm và bến phà. Chuikov có lẽ chỉ có thể quan sát những gì đang diễn ra từ dưới hào bằng kính tiềm vọng.
    Tối hôm đó, Tổng hành dinh của Quốc trưởng (Führer) chúc mừng Sư 71 Bộ binh Đức đã tiến thành công vào trung tâm thành phố. Stalin tại Kremlin cũng nghe được tin này khi Yeremenko gọi điện thoại thông báo đồng thời cảnh báo rằng 1 cuộc tấn công lớn khác có lẽ sẽ được quân Đức tiếp tục tiến hành vào ngày mai. Stalin quay sang nói với tướng Vasilevsky. ?oLệnh cho Sư 13 Cận vệ của Rodimtsev ngay lập tức vượt sông Volga và tìm xem còn đơn vị nào khác có thể gửi tiếp đi ko.? Zhukov lúc này đang ở đó nghiền ngẫm bản đồ khu vực chiến sự cũng được lệnh bay trở lại Stalingrad ngay lập tức. Ko ai còn nghi ngờ rằng thời điểm khủng hoảng đã đến.
    Sở chỉ huy Tập đoàn quân của Chuikov giờ lại hóa thành nằm ngay trên tuyến đầu sau cuộc tấn công hôm trước vào Mamaev Kurgan. Vì vậy sớm hôm sau sở chỉ huy phải chuyển về phía nam, tới đường hầm qua đèo Tsaritsa nơi Yeremenko và Khrushchev vừa rời khỏi. Gurov nói với Grossman: ?oKhi chúng tôi rời khỏi Điểm cao 102, chúng tôi mơ hồ cảm thấy đó là điều tồi tệ nhất. Chúng tôi ko rõ tất cả sẽ kết thúc như thế nào.?
    Trận đánh ngày 14/9 diễn ra 1 cách tồi tệ đối với phía phòng thủ. Sư 295 Bộ binh Đức chiếm đồi Mamaev Kurgan đúng như Chuikov đã lo ngại, nhưng mối đe dọa lớn nhất đến từ trung tâm thành phố, nơi 1 trong các trung đoàn NKVD của Sarayev bị ném vào 1 cuộc phản công đánh vào nhà ga trung tâm. Trong ngày hôm đó nhà ga này đã đổi chủ nhiều lần.
    1 sự kiện nổi bật tạo nên huyền thoại Stalingrad sau này là cuộc vượt sông Volga dưới làn đạn của Sư 13 Bộ binh Cận vệ do tướng Aleksandr Rodimtsev chỉ huy (*). Sư đoàn này đã nhanh chóng kiệt sức bởi cuộc vận động chiến này. Grossman mô tả lại cuộc tiến quân và cuộc đổ bộ lên bờ sông Volga qua lời kể của những người tham gia.

    (*) Sư 13 Bộ binh Cận vệ được thành lập ngày 19/1/1942 từ Sư 87 Bộ binh. Tướng Aleksandr Ilyich Rodimtsev (1905 - 1977) đã từng được tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô cho thành tích khi làm cố vấn quân sự trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, đặc biệt là cho những đóng góp của ông trong Trận Guadalajara năm 1937, trong trận này các sư đoàn áo đen của Mussolini đã bị đánh cho thua chạy tán loạn.
  5. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1

    ẢNH NHÀ VĂN VASILY GROSSMAN
    Ông là một con người khiêm tốn nên không có nhiều ảnh
    Grossman và Erenburg 1943
    [​IMG]
    Ở Đức 1945
    [​IMG]
    Trong bộ quân phục dành riêng cho phóng viên chến trường
    [​IMG]
    Khuôn mặt toát lên vẻ nghiêm túc và cẩn trọng với cuộc sống và nghề nghiệp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bia kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông
    [​IMG]
  6. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1

    MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN VASILY GROSSMAN
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Một cảnh trong phim Treblinka
    [​IMG]
  7. minhmeo021

    minhmeo021 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Ông này đọc nhiều sách rồi, hay lắm.
    Nói về thể loại cíên tranh là thé này. Thé còn chính trị thì nên mua những sách chính trị nước ngoài nào là hay. Các bác phân ra từng cấp như sơ cấp và cao cấp được không.
  8. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Truyện càng ngày càng hấp dẫn các bạn nhỉ .
    Tớ k0 hiểu tại sao quân Đ sở trường vu hồi và bao vậy mà trong trận này lại say máu lao vào khổ chiến trên đường phố .
    1 trận đánh lúc đầu tưởng chắc ăn 100% vậy mà cuối cùng lại là điểm chết của quân Đ
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    @Vnmajor: Tks
    @Laviola123: Tớ nghĩ quân Đức buộc phải xông thẳng vào thành phố vì ko đủ lực để đánh vượt sang bên kia sông rồi hợp vây kín theo đúng chiến thuật Bờ lít kéc. 2 mũi tấn công Đức đều đã kéo quá dài qua suốt thảo nguyên, rất dễ bị quân Nga đánh thọc sườn và thực sự bị đánh thế thật. Sau này đó chính là nguyên nhân dẫn đến TĐQ 6 bị vây ngược lại và tiêu diệt. Sông Volga rất lớn, cầu chả có, kể cả có vượt được sông thì ko rõ còn đủ quân mà bao vây Stalingrad ko.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Con đuờng ngoặt về hướng tây nam và chúng tôi bắt đầu gặp những cây thích và liễu. Những vườn táo trĩu quả trải ra xung quanh. Và khi sư đoàn đi về phía Volga, chúng tôi nhìn thấy những đám khói đen bốc cao. Ko ai có thể nhầm lẫn nó với bụi, đám khói hung hãn, chuyển động nhanh, lấp lánh ánh lửa và đen như hỏa ngục: đó là khói từ những kho nhiên liệu đang cháy bốc lên từ khu vực phía bắc thành phố. 1 mũi tên lớn đóng trên cành cây ghi ?oĐiểm vượt sông?, nó chỉ thẳng ra sông Volga ? Sư đoàn ko thể đợi tới đêm để vượt sông. Mọi người nhanh chóng tháo các bọc chứa vũ khí đạn dược, cả các bọc đường và xúc xích nữa.
    Chiếc sà lan lắc lư trên sóng, các chiến sĩ sư đoàn bộ binh cảm thấy hoảng vì thấy quân địch ở khắp nơi, trên trời, bờ bên kia, trong khi họ phải đối đầu với chúng mà ko có cảm giác thoải mái vì được dẫm chân lên mặt đất. Ko khí trong vắt đến phát sợ, bầu trời trong xanh đến phát sợ, mặt trời sáng rực rỡ 1 cách ko thương xót còn mặt nước trôi bên dưới thì có vẻ quỷ quyệt và rất thiếu tin cậy. Chẳng ai cảm thấy mừng vì ko khí trong lành được, hơi mát của con sông như chọc vào lỗ mũi làm người ta phát bực, hơi thở mềm mại và ẩm ướt của Volga chạm vào làm những con mắt đỏ vằn máu. Các chiến sĩ trên các con phà, sà lan và xuồng máy đều im lặng. Ôi trời, sao lại có thứ ko khí ngột ngạt và những đám rác dày đặc trên mặt sông thế này nhỉ? Tại sao thứ khói xanh từ các hộp tạo khói ngụy trang lại trong veo thế nhỉ? Mọi cái đầu đều quay hết bên này đến bên kia với vẻ lo lắng. Mọi người đều liếc nhìn lên bầu trời.
    ?oNó đang bổ nhào, quân chấy rận!? Ai đó hét lên.
    Bất thần, 1 cột nước cao màu xanh nhạt vọt lên cách chiếc sà lan độ 50m. Ngay sau đó là 1 cột nước nữa dựng lên rồi vỡ tan ra gần hơn nhiều, rồi cột thứ 3. Bom nổ ngay trên mặt nước, mặt sông Volga sủi ngầu bọt. Đạn bắt đầu bắn trúng thành sà lan, những người bị thương bật khóc khe khẽ dù đã cố dấu việc bị thương đó, sau đó là những phát đạn súng trường rít trên mặt nước.
    1 khoảnh khắc khủng khiếp khi 1 viên đạn pháo lớn bắn trúng sườn 1 chiếc phà nhỏ. Ánh chớp lửa nhoáng lên, khói đen trùm lên chiếc phà, rồi sau đó mới nghe thấy tiếng nổ, ngay tiếp theo là tiếng thét thất thanh như thể tiếng thét đó sinh ra từ tiếng nổ vậy. Hàng nghìn người đã nhìn thấy những chiếc mũ sắt xanh của những người đang bơi quanh những mảnh gỗ vụn dập dềnh trên mặt nước.
    Chuikov đã nói với Rodimtsev ai vượt được sang bờ tây trong chiều ngày 14/9 sẽ được nhận huân chương, đây là 1 hành động cực kỳ liều lĩnh vì quân của Rodimtsev sẽ phải bỏ lại toàn bộ trang thiết bị nặng, chỉ mang theo lựu đạn và vũ khí cá nhân. Rodimtsev đã kể lại chuyện này cho Grossman trong giai đoạn sau của trận đánh.
    ?oChúng tôi bắt đầu vượt sông vào 17h00 ngày 14/9, chuẩn bị vũ khí ngay trong lúc hành tiến. 1 chiếc sà lan bị phá hủy (vì bom) khi đang vượt sông; 41 người chết còn 20 người sống sót.?
    Đã có rất nhiều bài viết về cuộc đổ bộ lên bờ sông Volga của Sư 13 Bộ binh Cận vệ, họ đã lao thẳng vào quân Đức khi chúng đã tiến chiếm được 1 đoạn bờ sông dài khoảng 200m. Nhưng Grossman còn được nghe về 1 nhiệm vụ đặc biệt giao cho 1 nhóm nhỏ gồm 6 chiến sĩ của sư đoàn.
    Trung úy công binh Chermakov, các trung sĩ Dubovy và Bugaev cùng 3 lính Hồng quân Klimenko, Zhukov và Messereshvili nhận lệnh cho nổ tòa nhà kiên cố Ngân hàng Nhà nước. Mỗi người mang theo 25kg thuốc nổ, họ đã sang được bờ bên kia và cho nổ tung tòa nhà.
    Chắc hẳn đã có những biểu hiện hèn nhát trong cuộc vượt sông này nhưng các báo cáo chính thức của phía Soviet luôn lấp liếm chuyện đó.
    7 binh sĩ người Uzbek đã bị tuyên án tự gây thương tích cho bản thân. Tất cả đều bị bắn.
    Kỳ công của Sư 13 Bộ binh Cận vệ đã thu hút sự chú ý lớn lao của giới truyền thông Soviet và cả thế giới. Rodimtsev đã khiến Chuikov ghen tức phát điên khi trở thành vị anh hùng nổi tiếng thế giới. Grossman tuy vậy lại quan tâm tới lòng dũng cảm của những người lính và sĩ quan cấp thấp hơn là những cuộc kèn cựa giữa các cấp chỉ huy. Ông đã thuyết phục được sở chỉ huy sư đoàn của Rodimtsev trao cho mình những báo cáo từ cấp dưới và ông đã mang theo chúng trong ba lô suốt cuộc chiến tranh. Ông đã trích lại các báo cáo này trong bài viết ?oTsaritsyn - Stalingrad? và trong cuốn tiểu thuyết ?oVì Chính Nghĩa? (For a Just Cause - Maseo tạm dịch).
    Báo cáo
    Thời gian: 11h30, 20/9/1942
    Gửi: Đại úy Cận vệ Fedoseev - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1.
    Xin báo cáo tình hình như sau: quân địch định bao vây đại đội tôi bằng cách tung 1 số lính trang bị tiểu liên đánh vào sau lưng chúng tôi. Tuy nhiên mọi cố gắng của chúng đều thất bại mặc dù quân chúng đông hơn nhiều. Các binh lính và sĩ quan của tôi đã thể hiện lòng can đảm và chủ nghĩa anh hùng khi đối mặt với bọn chó phát xít. Bọn Fritz sẽ ko bao giờ thành công chừng nào chưa dẫm được lên xác tôi. Các chiến sĩ Cận vệ ko bao giờ rút lui. Nhiều binh lính và sĩ quan đã hy sinh như những người anh hùng nhưng quân địch đã ko thể phá vỡ được tuyến phòng ngự quân ta. Hãy để cả nước biết rằng Đại đội 3 Bộ binh thuộc sư 13 Bộ binh Cận vệ sẽ ko để 1 tên chó má nào vượt qua được chừng nào Đại đội trưởng còn sống. May ra chúng sẽ chỉ qua được khi nào Đại đội trưởng chết hay bị thương nặng. Hiện Đại đội trưởng Đại đội 3 đang bị stress, cảm thấy ko được khỏe, tai điếc đặc, chóng mặt, chảy máu cam và cụt cả 2 chân. Mặc dù vậy những chiến sĩ Cận vệ, cụ thể ở đây là các Đại đội 2 và 3, sẽ ko rút lui. Chúng tôi sẽ chết như những người anh hùng vì thành phố của Stalin. Hãy để đất nước Soviet hóa thành mồ chôn quân địch. Đại đội trưởng Đại đội 3 Kolaganov đã tự tay giết 2 tên lính súng máy Fritz, chiếm được khẩu súng máy và các giấy tờ mà chúng tôi trình sở chỉ huy tiểu đoàn kèm theo đây.
    Kolaganov (đã ký)

Chia sẻ trang này