1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quận chúa biệt động

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TranMinhkhochuoi, 30/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Ông Bảy Bê, người lên phương án và trực tiếp tham gia trận đánh
    [​IMG]
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 20:28 ngày 28/09/2008
  2. avrockervn

    avrockervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới xem trương trình thời sự đài THVL có phỏng vấn mấy bác tham gia trận đánh này , mấy bác bảo tác giả quyển sách này viết sai sự thật và yêu cầu tổ chức 1 cuộc gặp với tác giả để giải thích rõ và tịch thu những quyển đã bán ra thị trường .
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Có tiền lạc đà chui qua được lỗ kim!!!!
    Tưởng đâu sự mạo danh "QCBD" đã dc phơi bài nhưng Đờ Vờ Hờ và bà Ánh này vẫn trơ trẻn đi đòi tiền Nhà nước này.
    Mấy bố trên báo QDND ko biết dc cho bao nhiêu xèng mà đăng bài này, đúng là loạn cả rồi
    ---------------------------------------------------------

    Xem lại việc giải quyết chế độ cho một nữ chiến sĩ tình báo-biệt động

    QĐND - Chủ Nhật, 17/06/2012, 10:59 (GMT+7)
    QĐND - Tôi được gặp bà vào đúng dịp lễ mừng Chiến thắng 30-4 vừa qua. Ở tuổi 80, bà có dáng người mảnh mai, gương mặt phúc hậu và quý phái. Bà chính là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết tư liệu “Quận chúa biệt động” của nhà văn Đặng Vương Hưng mà trước đây tôi đã được đọc.
    Chiến sĩ tình báo-biệt động gan dạ, dũng cảm
    Theo Chứng minh thư do Công an tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 19-11-2008 (cấp lại do hết hạn), bà mang tên là Đặng Hoàng Ánh, sinh năm 1940. Nói như vậy là vì trong quá trình hoạt động cách mạng cũng như ở đơn vị tình báo 1752, bà mang rất nhiều tên khác nhau: Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Phúc Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thu Hồng, H12, Thu Nga, Hoàng Nga, Út Lệ, Út Đẹt, Út Diệp, LeNa Phạm và Phạm Thị Na. Theo bà kể, ở đơn vị 1752, bà được công tác cùng nữ tình báo Đinh Thị Vân (H15), Hoàng Thị Cát (Sáu Hiền), Sáu Hà, Năm Đen dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bạch Ngọc Phách (tức Nguyễn Văn Ninh, Ba Thu) và đồng chí Phạm Văn Xô (tức T4-Trần Văn Đạt).
    [​IMG]
    Bà Đặng Hoàng Ánh. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam mà trực tiếp là đồng chí Nguyễn Vịnh (tức Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), đơn vị 1752 được giao nhiệm vụ tổ chức đánh vào Đại sứ quán Mỹ tại góc đường Mạc Đĩnh Chi và đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) nối liền vách với Tổng nha Cảnh sát quận Nhất. Sau một thời gian điều tra, nghiên cứu và lên kế hoạch, phương án chiến đấu và được cấp trên đồng ý, các chiến sĩ tình báo-biệt động gồm Đinh Thị Vân (H15), Hoàng Thị Cát (Sáu Hiền), Sáu Hà, Năm Đen, Ba Thu và Nguyễn Thị Thu Hồng (tức Đặng Hoàng Ánh), đã tổ chức trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ. Trận đánh xảy ra vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 29-5-1965. Với vỏ bọc là ca sĩ Hoàng Nga, người quen của Cố vấn Mỹ C.Taylor vào hát cho các sĩ quan và nhân viên sứ quán, bà thực hiện việc đặt mìn hẹn giờ do Năm Đen đem đến. Kể từ năm 1963 đến thời điểm này, Đại sứ quán Mỹ đã bị đánh tới 6 lần, nhưng có lẽ lần này là thành công nhất. Tòa Đại sứ Mỹ và Tổng nha Cảnh sát quận Nhất bị sập hoàn toàn, hàng trăm lính Mỹ-ngụy bị thương vong. Ngày 28-9-1969, bà được giao nhiệm vụ đánh cảm tử rạp chiếu bóng Ngọc Lan (Đà Lạt) trong buổi chiếu phim chiêu đãi sĩ quan trường võ bị Đà Lạt và một số sĩ quan Mỹ. Do đánh bom cảm tử nên bà phải gửi lại toàn bộ giấy tờ tùy thân và đồ dùng cá nhân cho đồng chí Lê Văn Phận (tức Ba Du) lúc đó là trưởng đơn vị. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bà may mắn thoát chết về gặp lại đồng chí Ba Du để xin lại giấy tờ. Do nhỏ nhen ích kỷ cá nhân nên Ba Du đã không những không trả lại bà mà còn nói đã nộp lên trên. Sau này, Khu ủy khu 6 kiểm điểm, Ba Du hứa sẽ trả lại, nhưng rồi sự việc vẫn chìm vào quên lãng.
    Tháng 9-1969, đoàn 1752 được cử đến Khe Sanh và Đắc Tô để nghiên cứu việc Mỹ đổ quân xuống đây. Khi bám sát quân Mỹ đến Sa-va-na-khet (Lào) thì đoàn 1752 bị chúng bao vây, mất liên lạc với Trung ương Cục nên tổ chức đã báo tử về cho các gia đình trong đoàn. Sau 3 năm ở Sa-va-na-khet, đoàn mới bắt liên lạc được với đồng chí Năm Công, Chính ủy Liên khu 5 (đồng chí Võ Chí Công, Chủ tịch HĐNN sau này). Sau đó không lâu, bà bị địch bắt giam tại Đà Lạt, cùng ở tù với Trần Văn Thành và Nguyễn Thị Dương. Hơn 3 tháng bị giam cầm, bà được cơ sở của ta là Trần Văn Phước (tức C16) giải cứu. Ra tù, bà hoạt động tại Đà Lạt cho tới ngày 29-4-1975 thì về Sài Gòn và được chứng kiến những giờ phút lịch sử của dân tộc.
    [​IMG]
    Bà và Đoàn dũng sĩ miền Nam chụp ảnh với Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch năm 1966 (trong ảnh, bà Ánh được Bác cho đứng trước). Ảnh do nhân vật Ánh cung cấp. Trong cuộc đời hoạt động của bà có một kỷ niệm không thể nào quên, đó là đầu năm 1966 bà cùng một số chiến sĩ thi đua được Trung ương Cục miền Nam cho ra Bắc gặp Bác Hồ. Ngày 1-6-1966, Bà cùng các đồng chí khác như Út Tịch, Lê Chí Nguyện, Trần Dưỡng, Phạm Tất Liêm, Huỳnh Văn Đảnh, Tạ Thị Kiều, chú Hai Khơ-me… được gặp và báo công với Bác. Mọi người được chụp ảnh và cùng ăn cơm với Bác - cùng chụp ảnh với Bác và anh chị em trong đoàn còn có Phó ************* Tôn Đức Thắng, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Hùng, Nhà thơ Tố Hữu… (hiện nay bức ảnh được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh số KKQĐ 743, 744Q6). Hồi ấy bà lấy tên là Nguyễn Thị Thu Hồng.
    Chưa có sự tri ân thỏa đáng
    Mấy năm qua, bà đã gõ cửa nhiều cơ quan chức năng để yêu cầu: Một là, được khôi phục Đảng tịch (bà kết nạp Đảng ngày 19-4-1954 và chính thức ngày 19-4-1955 tại Trung ương Cục miền Nam); hai là xem xét lại việc bà đã được trên đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân sau trận đánh vào tòa Đại sứ quán Mỹ (lúc đó xác định là hy sinh). Theo bà, năm 2001 bà được mời dự lễ phong tặng danh hiệu anh hùng nhưng trong buổi đó bà chỉ được nhận Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày mà thôi (Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 18-10-2000 do Phó thủ tướng Chính phủ *************** - nay là Thủ tướng ký). Rất tiếc, việc xác minh lại cho bà không ít cơ quan có trách nhiệm chưa nhiệt tình vào cuộc.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng và Quyết định của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh về cấp và thu hồi chế độ trợ cấp như thương binh hạng 2/4.
    Chẳng hạn, một cơ quan đã trả lời bà: “…Sau khi kiểm tra hồ sơ lưu trữ và danh sách cán bộ hoạt động qua các thời kỳ kháng chiến; qua gặp gỡ các đồng chí cán bộ lão thành của ngành đã từng hoạt động thuộc các địa bàn có liên quan, đều khẳng định không có cán bộ, nhân viên nào có tên Đặng Hoàng Ánh và các bí danh bà đã nêu…”. Cứ cho việc trả lời trên là xác đáng, thế nhưng, chẳng lẽ tấm ảnh bà và những người (bà đã nêu tên) được chụp với Bác Hồ không nói lên điều gì sao? Về tấm ảnh bà có, theo bà, trong một lần vào công tác ở Lâm Đồng, chính cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng đã tận tay đưa tặng bà, vì hồi đó, mọi người không có tấm ảnh quý giá này. Một chi tiết nữa là bà đã tìm và gặp được ông Bạch Ngọc Phách - người có trong tấm ảnh cùng được chụp với Bác Hồ (đứng thứ 4, từ phải qua trái). Hiện nay ông Bạch Ngọc Phách đã 85 tuổi và đang bị một căn bệnh hiểm nghèo, tuy gần 40 năm xa nhau, nhưng ông Phách và bà vẫn nhận được nhau trong nước mắt.
    Một cơ quan nữa, sau khi nhận đơn của bà, đã gửi công văn cho Bộ Quốc phòng và cá nhân bà, vẫn đề “gửi ông Đặng Hoàng Ánh” (chứ không phải bà Đặng Hoàng Ánh?). Thực ra cái tên Đặng Hoàng Ánh bà lấy từ năm 1982 sau khi gặp đồng chí Hoàng Đức Nhã (tức Hai Long, tức Vũ Ngọc Nhạ). Đồng chí Hoàng Đức Nhã khuyên bà hãy thay đổi họ tên, hạn chế tiếp xúc với mọi người và tạm lánh xa một thời gian. Cũng năm 1982 bà gặp cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng (anh Hai Thiện) - người được bố đẻ bà cứu khỏi tù đày khi hoạt động cách mạng trước đây và luôn coi bà như em gái - can thiệp, bà mới làm được Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu và chế độ mua gạo bằng tem phiếu thời đó.
    Theo Quyết định số 90/QĐ ngày 28-8-1989 của UBND tỉnh Lâm Đồng do Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Xuân Ái ký, bà được hưởng chế độ Trợ cấp thương tật và cấp sổ như thương binh bậc 2/4 từ ngày 1-4-1984. Từ đó đến nay, bà vẫn lĩnh bình thường. Không hiểu vì sao ngày 10-10-2011, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng lại ra Quyết định số 78/LĐTBXH-QĐ do bà Đoàn Thị Ngọc Ân, Phó giám đốc sở ký, quyết định ghi rõ: “Cắt và thu hồi trợ cấp ưu đãi người hưởng chính sách như thương binh đối với bà Đặng Hoàng Ánh” và “Thời gian thu hồi trợ cấp từ tháng 4 năm 1984 đến tháng 10 năm 2011… thu hồi số tiền 140.375.175 đồng”. Lý do cắt và thu hồi “thủ tục hồ sơ xác lập không đúng quy định”. Bà buồn rầu cho biết: “Trước đây tôi kê khai làm các thủ tục để xét do hướng dẫn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng hẳn hoi, bây giờ lại bảo “thủ tục hồ sơ xác lập không đúng quy định” thì tôi cũng không rõ là không đúng ở điểm gì?”. Phải chăng, theo bà, vì đã “cả gan” làm đơn kiến nghị trên xem xét về hai trường hợp nhận chính sách chất độc da cam/đi-ô-xin không đúng đối tượng ở Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh? Bà cứ băn khoăn, một Phó giám đốc sở ra quyết định phủ nhận quyết định của UBND tỉnh liệu có đúng không? Việc làm trên của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã được xem xét kỹ chưa?
    Từ một “quận chúa” “lá ngọc cành vàng”, xuất thân trong một hoàng tộc triều Nguyễn, một thiếu nữ xinh đẹp trở thành một bác sĩ tài hoa được đào tạo tại Pháp, bà đã trở thành một chiến sĩ tình báo-biệt động gan dạ, dũng cảm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Vậy mà đến nay, bà chưa có được sự tri ân thỏa đáng, không được một phần thưởng cao quý nào khác ngoài một Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba và Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Mong rằng, các cơ quan chức năng sớm xác minh, giải quyết một cách tích cực để những năm tháng cuối đời của người nữ chiến sĩ biệt động được bù đắp phần nào.
    Bài và ảnh: Lê Quý Hoàng



    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/193452/Default.aspx

  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Kỷ niệm sâu sắc đời bộ đội



    Về cuốn sách “Quận chúa biệt động”
    Một sự kiện lịch sử bị xuyên tạc

    QĐND - Monday, November 17, 2008, 23:21 (GMT+7)
    [​IMG]
    Chiếc xe của Khưu Văn Ba do Trung đội 256 tấn công ngày 16-6. Ảnh tư liệu


    Cuốn sách Quận chúa biệt động của Nhà xuất bản Công an nhân dân do tác giả Đặng Vương Hưng viết theo lời kể của bà Đặng Hoàng Ánh (tức Phạm Ngọc Diệp, Út Diệp), xuất bản quý 2-2008, có nhiều sự kiện sai sự thật, trong đó có chi tiết tiêu diệt tên tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba.
    Ngày 17-9-2008, tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin-Truyền thông đã tổ chức hội thảo với sự có mặt của các nhân chứng đã từng tham gia trận đánh này nhằm khẳng định lại sự thật của sự kiện.
    Theo cuốn sách Quận chúa biệt động của tác giả Đặng Vương Hưng, thì tên tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba do chính bà Đặng Hoàng Ánh nổ súng giết chết ngay tại dinh tỉnh trưởng Vĩnh Long (nay là khu nhà UBND tỉnh) bằng mỹ nhân kế.
    Sự thật thì lập kế hoạch và tiêu diệt tên Khưu Văn Ba là do Trung đội 256, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt (tiền thân của Tiểu đoàn 857). Chính Thiếu tướng Phạm Phi Hùng, lúc đó là Trung đội trưởng Trung đội 256 đã chỉ huy trận đánh tiêu diệt tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba vào chiều ngày 16-6-1960 tại khu trù mật Cái Sơn (nay thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
    Trước đó, đơn vị nhận được tin mật từ cơ sở nội tuyến báo rằng: ngày 16-6, tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba sẽ cùng phái đoàn xuống kiểm tra khu trù mật Cái Sơn, chuẩn bị cho Ngô Đình Diệm và Trần Lệ Xuân xuống dự lễ khánh thành. Tiểu đoàn lên phương án chiến đấu. Các chiến sĩ của ta bố trí mai phục với chiến thuật “đội mồ”. Đúng 15 giờ ngày 16-6-1960, Khưu Văn Ba cùng đoàn hộ tống đến khu trù mật Cái Sơn. Đến 17 giờ, Khưu Văn Ba quay về Vĩnh Long. Khi đoàn xe của y vừa qua cầu Rạch Rừng trên đường 16B, cách khu trù mật khoảng 2km, ngay tại cống Cây Sao, ta bất ngờ nổ súng. Khưu Văn Ba bị thương, mở cửa xe cố bươn chạy nhưng bị các chiến sĩ ta tiêu diệt ngay tại chỗ. Tại đây, ta bắt sống một trưởng ty và hai chủ sự, rồi dẫn về căn cứ giáo dục, sau đó thả ra.
    Sáu ngày sau khi Khưu Văn Ba bị giết chết, ngày 22-6-1960, tỉnh trưởng Vĩnh Long Lê Văn Phước lên thay, đã có công văn số 480-VP/N, gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phủ Tổng thống Sài Gòn; đại biểu Chánh phủ tại Tây Nam-Nam phần; thiếu tướng Tư lệnh Quân khu IV Cần Thơ (tài liệu Lưu trữ tại Cục Lưu trữ TW 2), trong đó đều ghi: “Ông cố tỉnh trưởng Khưu Văn Ba tử nạn trên con đường từ khu trù mật Cái Sơn về tỉnh lỵ”.
    Về trận đánh lịch sử này, nhiều nhân chứng còn sống và nhớ rất kỹ. Đó là Thiếu tướng Phạm Phi Hùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long, chiến sĩ Nguyễn Văn Đa và liên lạc Nguyễn Lương Y, Nguyễn Văn ***g... Họ vẫn nhớ rất rõ, thậm chí còn nhớ cả góc mai phục từ sáng đến 3 giờ chiều mới tiêu diệt được đoàn xe của tên tỉnh trưởng khát máu, có nhiều tội ác với đồng bào ở Vĩnh Long những năm ấy. Còn hai đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long qua các thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nay còn sống tại thị xã Vĩnh Long là Nguyễn Ký Ức và Trịnh Văn Lâu cũng vẫn nhớ rất rõ, là Tỉnh ủy Vĩnh Long không có một nhân vật nào tên là Chín Xệ (hay Việt Hùng) như trong cuốn sách đã viết.
    Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: Những lời kể của bà Đặng Hoàng Ánh (Phạm Ngọc Diệp) trong cuốn sách Quận chúa Biệt động như chuyện bà đã nổ súng giết chết ngay tại dinh tỉnh trưởng là hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận công lao của nhân dân và bộ đội địa phương-những người làm nên chiến thắng ở Cái Sơn.
    Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trương Quang Phú, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long cho biết: “Tỉnh ủy Vĩnh Long đã gửi công văn đến Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyền thông, Nhà xuất bản Công an Nhân dân báo cáo về nội dung sai sự thật trong cuốn sách Quận chúa Biệt động của tác giả Đặng Vương Hưng”.
    Theo các đồng chí ở bộ phận nghiên cứu Lịch sử của phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long, ngoài việc hư cấu chi tiết dùng mỹ nhân kế để giết được tên tỉnh trưởng Vĩnh Long, cuốn sách còn nhiều điểm chưa chính xác, có những sự kiện lịch sử chưa được kiểm chứng như mối quan hệ giữa bà Đặng Hoàng Ánh với cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và với các đồng chí lãnh đạo khác như Phạm Văn Xô, Phan Văn Đáng (nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Phó Ban Tổ chức Trung ương).
    Nhà xuất bản Công an nhân dân và tác giả Đặng Vương Hưng nên gặp gỡ những nhân chứng từng trực tiếp tham gia sự kiện này để tìm hiểu rõ sự thật, phản ánh chân thực, chính xác những hành động anh hùng của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long cùng bao người con anh dũng khác đã viết nên những trang sử anh hùng cho quê hương vùng đất Chín Rồng.
    Phạm Bá Nhiễu
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    "Quận chúa biệt động" bóp méo lịch sử

    Chương bốn của cuốn sách miêu tả bà Đặng Hoàng Ánh đột nhập và giết chết tên tỉnh trưởng, nhưng sự thật là đại đội 256 và du kích địa phương đã phục kích và bắn chết tên này.
    Giám đốc Nhà xuất bản Công an nhân dân vừa có công văn xin lỗi Tỉnh ủy Vĩnh Long và bạn đọc cả nước, đồng thời quyết định thu hồi cuốn sách mang tên Quận chúa biệt động do có nhiều chi tiết sai sự thật, gây xôn xao dư luận tỉnh Vĩnh Long và yêu cầu tác giả, biên tập viên chỉnh sửa lại nội dung cho đúng.
    [​IMG]
    Bìa cuốn Quận chúa biệt động
    Quận chúa biệt động do tác giả Đặng Vương Hưng viết theo dạng tiểu thuyết, tư liệu ghi chép lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Đặng Hoàng Ánh, nhân vật lịch sử hiện sinh sống tại Lâm Đồng.
    Sách gồm 30 chương, hơn 400 trang, do Nhà xuất bản Công an nhân dân in và phát hành trong quý II năm nay. Ngay khi phát hành, cuốn sách được bạn đọc trong cả nước đón đọc, tìm hiểu cuộc đời hoạt động đầy chông gai của nhân vật nữ.

    Tuy nhiên, tại Vĩnh Long, các ban ngành, Hội Cựu chiến binh và nhiều người cao tuổi phản ứng quyết liệt. Họ cho rằng ở chương bốn, tác giả đã bịa đặt, bóp méo lịch sử. Cụ thể, chương “Người đẹp làm sát thủ và gã yêu râu xanh”, miêu tả bà Ánh can đảm tìm cách đột nhập nhà riêng Khưu Văn Ba và dùng súng riêng bắn chết tên tỉnh trưởng ác ôn.

    Tuy nhiên, theo các độc giả ở tỉnh Vĩnh Long, việc ám sát Khưu Văn Ba là chiến công của Đại đội 256, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt, thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Long.

    Ngày 16/6/1960, Đại đội 256 kết hợp với nhân dân và du kích địa phương, phục kích bắn chết tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba tại cổng Cây Sao, đường 16 B, thuộc xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Những nhân chứng tham gia trận đánh này vẫn còn sống.
    Theo VoV
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thu hồi sách “Quận chúa biệt động”

    [​IMG]
    Ngày 26-10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long cho biết, liên quan đến cuốn sách “Quận chúa biệt động” có nhiều chi tiết sai sự thật, gây xôn xao dư luận tại Vĩnh Long, mới đây đại tá Lê Văn Đệ, Giám đốc NXB Công an nhân dân đã ký công văn cáo lỗi Tỉnh ủy Vĩnh Long và bạn đọc cả nước; đồng thời quyết định thu hồi quyển sách trên, yêu cầu tác giả và biên tập viên chỉnh sửa lại nội dung cho đúng.
    Ngày 26-10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long cho biết, liên quan đến cuốn sách “Quận chúa biệt động” có nhiều chi tiết sai sự thật, gây xôn xao dư luận tại Vĩnh Long, mới đây đại tá Lê Văn Đệ, Giám đốc NXB Công an nhân dân đã ký công văn cáo lỗi Tỉnh ủy Vĩnh Long và bạn đọc cả nước; đồng thời quyết định thu hồi quyển sách trên, yêu cầu tác giả và biên tập viên chỉnh sửa lại nội dung cho đúng. “Quận chúa biệt động” do tác giả Đặng Vương Hưng viết theo dạng tiểu thuyết tư liệu ghi chép lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Đặng Hoàng Ánh là nhân vật lịch sử có thật hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng. Sách gồm 30 chương, hơn 400 trang, được NXB Công an nhân dân in và phát hành trong quý 2 năm 2008. Ngay khi phát hành, cuốn sách được bạn đọc trong cả nước đón đọc tìm hiểu cuộc đời hoạt động đầy chông gai của bà Ánh. Tuy nhiên, tại Vĩnh Long, các ban ngành, các cựu chiến binh và nhiều cụ cao niên đọc sách xong đã phản ứng quyết liệt cho rằng ở chương IV của sách, tác giả đã bịa đặt, bóp méo lịch sử. Cụ thể, chương IV có tựa đề “Người đẹp làm sát thủ và gã yêu râu xanh” miêu tả bà Ánh can đảm tìm cách đột nhập nhà riêng Khưu Văn Ba và dùng súng riêng bắn chết tên tỉnh trưởng ác ôn. Tuy nhiên, theo các vị lão thành cách mạng, các ban ngành tỉnh Vĩnh Long, sự thật việc ám sát Khưu Văn Ba là chiến công của Đại đội 256, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt, thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Long. Ngày 16-6-1960, Đại đội 256 đã kết hợp với người dân và du kích địa phương phục kích bắn chết tên Khưu Văn Ba tại cổng Cây Sao, lộ 16B, xã Song Phú, huyện Tam Bình, Vĩnh Long. Những chứng nhân tham gia trận đánh đó nay vẫn còn sống.
    Đ.Tuyển – Th.Trần
    Sài Gòn Giải phóng
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cuộc sống muôn màu
    Tột đỉnh tình yêu & quận chúa biệt động:
    Đừng đùa với lịch sử
    AT - Thời gian gần đây, NXB Trẻ đã phải tự ra quyết định thu hồi một đầu sách liên kết. Đó là tập truyện ngắn Tột đỉnh tình yêu của tác giả Nguyễn Thúy Ái. Lý do: trong tập truyện này, có truyện ngắn Trở về Lệ Chi viên viết lại câu chuyện về cái chết của vua Lê Thái Tông tại vườn Lệ Chi, dẫn đến án tru di tam tộc gia đình cựu đại thần Nguyễn Trãi.
    Nhận định của nhà xuất bản và cũng là của nhiều người đọc: "Truyện có những câu từ thiếu sự tôn trọng và gây nhiều hiểu lầm về danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi". Với những câu chữ thô vụng, cách đặt dựng tình tiết cẩu thả, tác giả đã làm hình tượng Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ và cả vua Lê vừa bị hạ nhục vừa bị dung tục hóa...
    Gần như cùng lúc, trên báo Pháp Luật TP.HCM có bài phản ứng về cuốn sách Quận chúa biệt động (tác giả Đặng Vương Hưng, NXB Công An Nhân Dân). Theo cuốn sách này thì vụ giết tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba - thời chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam - là do mỹ nhân kế của bà Đặng Hoàng Ánh, một chiến sĩ biệt động của cách mạng. Một mình bà vào tận dinh tỉnh trưởng dùng sắc đẹp quyến rũ và nổ súng giết chết viên tỉnh trưởng tại đây.
    Tuy nhiên, theo lịch sử cách mạng của tỉnh Vĩnh Long (vừa có hội thảo về trận đánh diệt viên tỉnh trưởng này) thì sự việc đã xảy ra hoàn toàn khác hẳn: Khưu Văn Ba bị các chiến sĩ cách mạng phục kích bắn chết trong trận đánh lịch sử cống Cây Sao gần khu trù mật Cái Sơn, ngày 16-6-1960. Tại cuộc hội thảo, đã có nhiều ý kiến đề nghị đưa cuốn Quận chúa biệt động ra trước pháp luật, trả lại sự công bằng cho lịch sử; đồng thời đề nghị Bộ Thông tin - truyền thông thu hồi cuốn sách.
    Hai sự kiện lịch sử, một đã có từ ngàn năm và một chỉ mới khoảng 50 năm, khi được viết lại đã bị các tác giả "sáng chế" quá tùy tiện, thoải mái, dẫn đến những sai lầm không thể chấp nhận.
    Hai câu chuyện cho thấy người viết - dù có quyền tự do sáng tác đến cỡ nào đi nữa - khi đã đụng đến đề tài lịch sử là phải biết tôn trọng những sự thật không thể chỉnh sửa. Mượn những câu chuyện lịch sử để tha hồ nhào nặn, chế biến thành những cái mới khác hẳn theo ý mình, là điều sẽ không thể được chấp nhận, nếu nó quá sai sự thật hoặc quá phản cảm.
    "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ nã đại bác vào anh!", đại khái ý đó của nhà văn Gamzatôp (Dagestan) một lần nữa cần được nhớ lại, và không chỉ với dân viết lách...

    HOÀNG THANH TÂM
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.630
    Đã được thích:
    4.613
    Khi xuất bản người ta đã ghi rõ là tiểu thuyết rồi mà các bác ở trển vẫn không tha :D Kiểu này không khéo phải thu hồi cả Ván bài lật ngửa và Ông cố vấn luôn. Truyện tình báo phịa như thật ngày xưa đầy, kiểu như bộ của Sơn Tùng. Chỉ tiếc là QCBĐ xuất bản nhầm thế kỷ thôi :D
  9. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    chỉ cần hai chữ "tiểu thuyết" rồi nói nhăng nói cuôi gì cũng được sao?
  10. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.630
    Đã được thích:
    4.613
    Nhận xét khách quan theo lịch sử thì chỉ có nói THẬT và nói DỐI. Còn có nhăng có cuội hay không thì là do ý kiến chủ quan người đọc rồi, đôi khi nói thật cũng bị cho là nói nhăng nói cuội [:P]

    Lấy ví dụ truyện Ván bài lật ngửa có chi tiết tướng Nguyễn Ngọc Lễ ra lệnh cho đại bác hạ nòng bắn vào đoàn biểu tình trước cửa bộ tổng tham mưu. Chi tiết này là không đúng sự thật, nhưng nên khen hay nên chê lại tùy thuộc vào người đọc.

Chia sẻ trang này