1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Huyền Thoại Quân Sự

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminatorx, 17/01/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Mở đầu cho năm mới là tank :D

    Những Dòng tank huyền thoại

    [​IMG]
    Xe tăng Sherman là xe tăng M4 của quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong Thế chiến thứ hai, xuất hiên lần đầu tiên trong chiến dịch Miền Tây 1942. Sherman là loại xe tăng nổi tiếng nhất trong thế chiến thứ hai. Sở hữu hỏa lực mạnh, tốc độ nhanh và độ tin cậy cao, M4 Sherman có thể ngang hàng với hầu hết các loại vũ khí của quân đội Đức, kể cả tank Tiger loại tank tối tân nhất lúc bấy giờ.



    M48 Patton

    [​IMG]

    Có lẽ không cần giới thiệu nhiều về xe tank huyền thoại này
    M48 Pattonxe tăng hạng trung do Hoa Kỳ thiết kế. Nó được các đồng minh của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, nhất là NATO, sử dụng nhiều.
    M48 Patton được thiết kế và chế tạo để thay thế cho M47 PattonM4 Sherman


    Trong chiến tranh Việt Nam từng phải đối đầu với các mẫu xe tank hiện đại khác của XHCN T-54/55...



    Vào ngày 9/3/1965, chiếc xe tăng M48A3 đầu tiên của Thuỷ quân lục chiến Mĩ, Tiểu đoàn tăng số 3 cập cảng Đà Nẳng. Đây là đơn vị xe tăng đầu tiên của Mĩ tại Việt Nam và được bổ sung bởi Tiểu đoàn tăng số 1 Thuỷ quân lục chiến sau đó 1 năm. Đơn vị tăng đầu tiên của Lục quân Mĩ là Tiểu đoàn 1, Trung đoàn kị binh số 4 vào năm 1965, phục vụ với Sư đoàn số 1. Ban đầu, quân đội Mĩ không có mấy cảm hứng để bố trí xe tăng đến Việt Nam do cảm thấy chúng không phù hợp với địa hình và kiểu chiến tranh không quy ước. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4 cho thấy xe tăng rất hữu dụng trong việc hổ trợ các hoạt động của bộ binh cơ giới và chỉ đạo các vai trò khác. Và sau đó, có 3 tiểu đoàn tăng được bố trí đến Việt Nam: Tiều đoàn 2, Trung đoàn thiết giáp 34; Tiểu đoàn 1, Trung đoàn thiết giáp 69 và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn thiết giáp 77, tất cả đều dùng M48A3. Cùng với đó là nhiều xe tăng khác hoạt động trong các tiểu đoàn kị binh bọc giáp. Ban đầu, các tiểu đoàn kị binh bọc giáp thuộc cấp trung đoàn chứa 1 đại đội tăng bao gồm 3 trung đội(mỗi trung đội 5 xe tăng) và 2 xe tăng chỉ huy, một trong 2 chiếc đó mang lưỡi đào mở đường. Các đội hình đó sau đó được bố trí lại và đến 1969, các xe tăng Patton bắt đầu được thay bởi xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan. Các tiểu đoàn tăng bao gồm 54 xe tăng với 3 đại đội tăng 17 chiếc(bố trí giống đại đội tăng của tiểu đoàn kị binh bọc giáp) và 3 xe tăng chỉ huy. Các tiểu đoàn này thường xuyên được chia nhỏ thành các đại đội hoạt động chung với nhiều đơn vị bộ binh khác nhau hay để thực hiện các nhiệm vụ an ninh. Chiến thuật dụng tăng ở Việt Nam thể hiện môi trường của cuộc chiến. Patton thường được dùng để cung cấp hoả lực nặng để hổ trợ trực tiếp các hoạt động của bộ binh hay dùng để đẩy lui mai phục trên các nhiệm vụ hộ tống. Các đại đội tăng đôi khi được bố trí vào nhiệm vụ bảo vệ sân bay nơi mà các viên đạn canister của chúng chứng tỏ hiệu quả tốt. Kẻ thù chính của xe tăng Mĩ ở Việt Nam không phải là thiết giáp địch mà là mìn, gây ra hơn 75% thiệt hại của xe tăng. Các mối nguy chính khác là vũ khí chống tăng của bộ binh như B-40, B-41, ĐKZ… Mặc dù không được thiết kế cho kiểu chiến trường này, M48A3 vẫn cho thấy có thể đáp ứng các mong đợi vào nó. Nó là loại xe tăng thô chắc và bền bĩ và có thể sống sót tất cả trừ những quả mìn cực lớn. Một quả mìn trung bình thường thổi bay một bánh đi đường phía trước và một phần xích xe và một quả mìn đặc biệt lớn có thể bóc đi vài bánh xe và tổn hại đến khu chứa các thanh xoắn của xe. Nếu các bộ phận dự phòng có đủ thì chiếc xe tăng thường có thể chạy lại được vào ngày hôm sau. Quân ********* đôi khi sử dụng bom của máy bay để làm mìn. Ví dụ như năm 1966 tại gần Củ Chi, một chiếc M48A3 cuả Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 69 trúng một quả mìn 500lb(~225kg) làm thổi tung phần cuối đuôi xe và toàn bộ động cơ, dù vậy tổ lái vẫn sống sót một cách thần kỳ. Xe tăng M48, như bất kì loại xe tăng cùng thời nào cũng đều cho thấy dễ tổn hại trước RPG-7. Đôi khi, một xe tăng có thể trúng vài phát đạn mà vẫn chiến đầu được, nhưng ngược lại, đôi khi 1 phát đạn xuyên phá qua giáp và kích nổ đạn trong xe khiến cho xe bị tiêu diệt hoàn toàn. Việc chuyển đổi sang M5511 Sheridan trong các đơn vị kị binh cho thấy không được nhiều người thích thú. Xe tăng Sheridan có khả năng chống mìn rất kém do lớp giáp mỏng và thường gây ra cái chết cho lái xe và các vụ hoả hoạn nghiêm trong bên trong xe. Nó cũng không có đủ trọng lượng để có thể phá đường vào các khu có thực vật rậm rạp như Patton. Một phiên bản đặc biệt của Patton cho Thuỷ quân lục chiến Mĩ là M67A2, là một xe tăng M48A3 mang súng phun lửa M7-6 và có bình nhiên liệu khoàng hơn 1400l(378gallon). Súng phun lửa phóng lửa qua nòng pháo giả và có tầm phóng hoả từ 180-200m với thời lượng 60s trước khi nạp nhiên liệu lại. Lục quân Mĩ thích dùng loại M132 “Zippos”, vốn là loại M113 mang thiết bị phóng hoả tương tự. Trong toàn cuộc chiến chỉ có một trường hợp duy nhất xe tăng giữa Mĩ và Bắc Việt Nam giao chiến. Vào đêm ngày 3/3/1969, Đại đội số 16, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn thiết giáp 202 của quân Bắc Việt tấn công vào căn cứ Mĩ ở Bến Hết với bộ binh, vài xe tăng PT-76 và xe thiết giáp chở quân BTR-50 với mục đích tiêu diệt các cỗ pháo tự hành M107 175mm đóng tại đó. Căn cứ được bảo vệ bởi vài chiếc M42 Dusters và 1 trung đội M48A3 của đại đội Coy “B”, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 69. Vào khoảng 21:00h, sau khi đã chuẩn bị pháo binh, quân Bắc Việt tấn công. Các xe tăng Patton bật đèn dò hồng ngoại lên nhưng không hiệu quả vì sương mù mặt đất. Một chiếc PT-76 trúng phải mìn nhưng vẫn tiếp tục khai hoả. Sử dụng ánh chớp của pháo chiếc PT-76 để làm điểm nhắm, chiếc xe tăng của chuyên viên F. Hembree bắn trúng nó với viên đạn HEAT thứ hai và biến chiếc PT-76 thành một quả cầu lửa. Một chiếc PT-76 thứ hai bắn vào chiếc xe tăng của trung sĩ Havermale trong khi chỉ huy đại đội, đại uý Stovall đang leo lên xe. Một phát đạn bắn trúng vào hách của người nạp đạn giết chết người này và lái xe cũng như thổi bay Stovall và Havermale ra khỏi xe tăng nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ cho xe. Chiếc xe tăng của chuyên viên E. Davis tiêu diệt chiếc PT-76 thứ hai và các loạt hoả lực từ 5 chiếc Patton đẩy lui quân Việt Nam sau khi bị mất 2 chiếc PT-76 và 2 chiếc BTR-50. Cuộc đối đầu thiết giáp duy nhất khác diễn ra về sau khi một chiếc M728 CEV tiêu diệt một xe tăng T-54 của Bắc Việt Nam ở tầm gần bởi một phát đạn 165mm loại chống lô cốt.
    Mãi đến tận 1971, quân đội VNCH mới bắt đầu nhận các xe tăng M48A3 để lại của Mĩ, trước đó, nó chỉ có các xe tăng hạng nhẹ M41. Tháng 7/1971, Trung đoàn tăng số 20, trang bị chủ yếu với M48A3 được thành lập. Đơn vị này có cơ cấu khá đặc biệt vì có 1 đại đội bộ binh đi theo trên các xe tăng để bảo vệ xe khỏi vũ khí chống tăng bộ binh. Lính tăng của VNCH ban đầu gặp nhiều rắc rối trong việc học cách sử dụng hệ thống điều khiển hoả lực phức tạp của xe nhưng việc huấn luyện cuối cùng cũng được hoàn thành vào màu xuân năm 1972. Một trong những điểm yếu chính của đơn vị này là thiếu các phương tiện hổ trợ thiết giáp như xe dựng cầu AVLB hay xe cứu kéo M88 và điều này gây ra nhiều thiệt hại trong quá trính chiến đấu sau đó. Tháng 3/1972, quân Bắc Việt tấn công vào các tỉnh phía bắc của nam Việt Nam với 2 trung đoàn xe tăng. Trung đoàn tăng số 20 của VNCH được gấp rút đẩy tới khu vực để chặn đường tấn công của quân Bắc Việt ở tính Quảng Trị. Vào thời điểm đó, trung đoàn chỉ có 44 chiếc M48A3, một số ở trong tình trạng sửa chữa và thiếu các bộ phận dự phòng. Vào ngày chủ nhật 2/4, Tiều đoàn 1 của Trung đoàn 20 giao chiến với một hàng thiết giáp của quân Bắc Việt ở tầm 2500-300m, nhanh chóng phá huỷ 9 chiếc PT-76 và 2 chiếc T-54 và đẩy lui đợt tấn công. Qua sóng radio, chỉ huy quân Bắc Việt tỏ ra hoảng hốt và cho rằng ông ta đã bị tấn công bởi một lực lường mà ông không thể thấy. Các cuộc tấn công của quân Bắc Việt gần Đông Hà sau đó diễn ra khá nhẹ cho đến ngày 9/4 khi Trung đoàn 20 đẩy lui một cuộc tấn công khác và bắn hạ 16 xe tăng T-54 và tịch thu 1 xe Type-59 mà không bị thiệt hai. Một yếu tố mới được đưa vào cuộc chiến ngày 23/4 khi 1 chiếc M48 và 1 chiếc M113 ACAV bị tên lửa 9M14M Malyutka tiêu diệt. Quân Bắc Việt sau đó tấn công trở lại vào ngày 27/4 với pháo binh nã pháo nặng nề, Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 20 mất toàn bộ số sĩ quan và 3 chiếc M48. Đến ngày hôm sau, Trung đoàn tăng số 20 chỉ còn 18 chiếc nhưng tuyên bố đã hạ thêm 5 chiếc T-54. Đến ngày 2/5, trung đoàn bị mất toàn bộ số xe tăng của mình, một số là do chúng không vượt sông được, một số khác bị sự cố kĩ thuật và nhiều chiếc khác do hoả lực Bắc Việt. Sau khi thoả thuận ngừng bắn năm 1973 diễn ra, Trung đoàn 20 được tổ chức lại cùng với 2 tiểu đoàn số 21 và 22 với xe tăng M48A3. Cũng có một số đại đội Patton được thành lập để dùng trong các đơn vị kị binh bọc giáp. Mặc dù lính tăng của VNCH tỏ ra có kĩ thuật cao hơn so với lính tăng miền Bắc, nhưng trong cuộc tổng tấn công năm 1975, họ bị áp đảo với tỉ lệ hơn hai chọi một và bị nhấn chìm hoàn toàn. Hầu hết các đơn vị tăng VNCH đều bị tiêu diệt ở các tỉnh miền bắc VNCH và chỉ có một số í trong số 352 xe tăng M41 và M48 sóng sót được qua cuộc chiến.

    M60 Patton

    [​IMG]

    Đại diện cuối cùng

    LỊCH SỬ-MIÊU TẢ
    Viêc phát triển xe tăng M60 được bắt đầu vào năm 1956 khi quân đội Mĩ tìm cách nâng cấp xe tăng M48 cũng như tiêu chuẩn hoá các loại trang thiết bị của lực lượng tăng thiết giáp. Đến thời điểm này, quân đội Mĩ sử dụng các loại tăng hạng nhẹ M4, M24 và M41(pháo 76mm); các loại tăng hạng trung M47, M48(pháo 90mm) và xe tăng hạng nặng M103(pháo 120mm). Số lượng các loại xe tăng khác nhau này không những khiến việc hậu cần gặp nhiều khó khăn mà còn khó đảm bảo các loại xe tăng này gặp đúng địch thủ trên chiến trường. Cũng vào thời điểm đó, Liên Xô cho ra đời xe tăng chủ lực T-54. Tính báo Anh đã xác định loại xe tăng này trang bị pháo 100mm và có giáp trước tháp pháo dày khoảng 200mm thép. Các loại pháo 76mm và 90mm của các xe tăng hạng nhẹ và trung không thể đối đầu với T-54 nhưng pháo 120mm của M103 có thể. Tuy nhiên, M103 là loại xe tăng quá nặng và thiếu công suất. Việc các loại xe này vẫn sử dụng động cơ xăng cũng là một vấn đề cần quan tâm.
    Vì những lo ngại về xe tăng T-54, người ta quyết định dùng xe tăng M48 là căn bản cho mọi nâng cấp mới. M48 vẫn còn rất mới đối với quân đội Mĩ và là loại xe tăng tối tân nhất của Mĩ lúc bấy giờ. Thay đổi cấu hình loại xe tăng có sẳn này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc so với thiết kế một xe tăng hoàn toàn mới. Điều này cũng giúp giảm bớt khó khăn hậu cần vì đã có một lượng đáng kể các chi tiết của M48 được đưa vào dây chuyền hậu cần.
    Với Mĩ là đầu tàu của NATO, các nhà hoạch định của quân đội Mĩ và NATO luôn cố gắn tiêu chuẩn hoá các trang thiết bị nhiều nhất có thể. Điều này có nghĩa là tạo ra các trang thiết bị có các thành phần giống nhau hoặc có thể trao đổi với nhau. Mĩ và Đức bắt đầu lên kế hoạch chế tạo chung một loại xe tăng mới. Tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiều thời gian và xe tăng M48 nâng cấp sẽ là vật lắp vào khoảng trống.
    Nâng cấp đầu tiên cho M48 chính là pháo 105mm L7 của Anh có đủ khả năng xuyên giáp của T-54 cũng như các loại tăng tương tự. Quân đội Mĩ chấp nhận đưa L7 vào sử dụng với tên M68 sau khi có vài thay đổi nhỏ để giảm khoảng cách giật lùi của súng. Tháp pháo cơ bản của M48 có thể mang được pháo 105mm mới mà không cần làm bự ra. Hệ thống thuỷ lực của M48 cũng được thay đổi nhỏ để chịu được độ giật của pháo mới. Các thay đổi của thân xe và tháp pháo M48 cho phép pháo chính nâng hạ từ -10 đến +20 độ. Một nâng cấp khác của pháo 105mm L7 đó chính là bậu giữ khí trên nòng pháo. Bậu giữ khí giữ lại các khí do thuốc phóng cháy tạo ra không cho chạy ngược lại vào khoang chiến đấu khi tổ lái lấy vỏ đạn rỗng ra. Khẩu pháo 90mm cũ không có tính năng này và tổ lái phải dùng một quạt lớn ở cuối tháp pháo để ngăn không cho khí và khói chạy ngược vào tháp pháo.
    Cùng với pháo 105mm, hệ thống điều khiển hoả lực cũng được nâng cấp với thiết bị chính là máy tính đạn đạo M13A1D. Đây không phải là máy tính theo quan điểm ngày nay mà là một hộp số điện-cơ học. Máy tính M13A1D có hai đầu vào: núm xoay để chọn loại đạn và tầm bắn cung cấp bởi một thiết bị xác định tầm lập thể(stereoscopic range finder). Thành phần chính của máy tính đạn đạo là một thiết bị hình hộp 12 inch đặt gần đối diện khuỷ tay phải của xạ thủ. Để vận hành máy tính, xạ thủ đầu tiên vặn núm xoay để chọn loại đạn như HEP, HEAT, APDS… cho đến khi tên của loại đạn hiện ra trên một khung trên máy tính. Sau đó, xa trưởng sẽ tính khoảng cách đến mục tiêu bằng thiết bị tìm tầm M17 vốn có 2 kính quan sát, mỗi kính nằm một bên tháp pháo. Kính quan sát, hay thấu kính chính được cố định trong khi thấu kính còn lại có thể được điều chỉnh để cho ra ảnh ảo. Khi xa trưởng xoay tay nắm điều chỉnh, hai hình ảnh sẽ được mang gần lại và chồng lên nhau thành một và báo khoảng cách đến mục tiêu. Thông số được báo qua thiết bị tìm tầm và được đưa tự động vào máy tính qua một trục truyền từ thiết bị tìm tầm đến một loạt bánh răng và cam bên trong máy tính. Máy tính sau đó sẽ chuyển các thông tin đầu vào thành các yêu cầu nâng hạ qua thiết bị điều khiển đạn đạo M10 để nâng hạ pháo M68 đến một góc thích hợp. Đây thực sự là một bước tiến lớn so với thời kì đoán mò khoảng cách đến mục tiêu.
    Một thay đổi chính nữa là cơ cấu điểm hoả bằng điện thay cho cơ học. Cơ cấu mới bao gồm một chấu(pin-trong tiếng Anh) điểm hoả bao gồm một chấu trung tâm nằm ngay vị trí của cơ cấu cơ học cũ và được tách biệt với khoá nòng bằng cao su cách điện. Khi khai hoả, dòng điện sẽ chạy từ chấu trung tâm vào kíp viên đạn và bắn đạn. Trong trường hợp hệ thống điện tháp pháo bị mất, nguồn điện dự phòng được cung cấp bằng một máy tay quay thường được công binh hay các đội chất nổ dử dụng. tổ lái có thể dễ dàng kiểm tra mạch điện một cách vô hai mọi lúc nhờ vào một bảng mạch thử đơn giản. Bảng mạch thử là một miếng gỗ có hình dáng vừa với khoảng cách giữa khoá nòng và đuôi của nòng pháo và có điểm tiếp xúc bằng đồng nối chấu bắn với một đèn thử trên bảng mạch. Giá của đèn thử được tiếp xúc với với các cơ cấu xung quanh nòng pháo. Để thử mạch, xạ thủ đặt bản g mạch vào giữa khoá nòng và nòng pháo, bật hệ thống điện tháp pháo và nhấn cò trên tay cầm điều khiển. Nếu mạch bắn trong tình trạng tốt thì đèn thử sẽ phát sáng. Nếu không thì tổ lái sẽ phải tìm chổ hỏng và sữa nó. Thường thì các vấn đề cực kì đơn giản và có thể sửa ngay
    Hệ thồng thuỷ lực của M60 được thiết kế và sản xuất bởi hãng Cadillac Gage ở Warren, Michigan và là bản nâng cấp của hệ thống thuỷ lực M48. Áp suất hoạt động của thống là 1200(+,- 50) PSI. Áp suất có được là nhờ vào hydraulic accumulator được chia làm 2 buồng, một chứa dầu OH-10 và buồng còn lại chứa nitơ khô.
    Tay cầm đôi điều khiển của xạ thủ của hãng Cadillac Gage được đặt trước vị trí xạ thủ có hình chữ H với hai phần thẳng đứng là tay cầm thực sự. Mỗi tay cầm có hai công tắc. Công tắc đầu tiên nằm ở vị trí ngón trỏ để khai hoả pháo chính hoặc súng máy đồng trục M73(sau là M219). Bên dưới công tắc chính là công tắc kích hoạt hệ thống thuỷ lực để xoay tháp pháo và nâng hạ pháo chính và súng máy đồng trục. Nitơ cung cấp áp suất cân bằng nên bơm thuỷ lực không phải hoạt động liên tục khi tháp pháo đang được điều khiển và cung cấp áp lực gần như liên tục cho các thành phần mà không gây ra bất kì chuyển động giật hay chậm chạp. Điều này cực kì quan trọng khi xoay tháp pháo theo một mục tiêu chuyển động.
    Xa trưởng cũng có tay cầm điều khiển riêng có hình dạng giống một cái joystick đặt trên hộp số xoay tháp pháo và được nối nhờ các cần nối điều khiển(control linkage rod) tới hydraulic accumulator hoặc nối bằng dây điện tới mạch bắn tháp pháo. Tay cầm của xa trưởng cũng có hai công tắc giống như của xạ thủ cho phép xa trưởng điều khiển và khai hoả pháo chính, súng máy đồng trục.
    Một thay đổi chính nữa đối với tháp pháo M60cupola M19 cho xa trưởng. Cupola M19 lớn hơn so với cupola nguyên thuỷ trên xe tăng M48 và có mức độ quan sát tốt hơn khi các hách đóng lại. Cupola M19 mang súng máy hạng nặng .50cal M85 để phòng không hoặc chống thiết giáp nhẹ. Súng máy M85 có thể được điều chỉnh để tiếp đạn từ bên trái hoặc bên phải giống súng máy M2 Browning. Súng máy M85 có nòng ngắn hơn M2 và có thể tháo rời nhanh hơn. Tổng cộng, cupola mới cung cấp khả năng bảo vệ chống đạn cá nhân tốt hơn loại cũ và có không gian bên trong rộng hơn.
    Những chiếc M48 được hoán cải với pháo M68 và đưa đi kiểm tra ở trung tâm kiểm tra Yuma, Fort Churchill, Fort Knox và tới hangar kiểm tra điều kiện khí hậu ở căn cứ không quân Elgin. Thân xe M48 hoán cải có tương đối đủ khả năng hổ trợ cho khẩu pháo mới. Tuy nhiên người ta quyết định nâng cấp xe tăng với động cơ diesel mới thay cho đng cơ xăng V-12 làm mát bằng khí đang dùng. Quân đội quyết định dùng động cơ dầu diesel thay cho xăng vì mức độ dễ bốc cháy của động cơ xăng trong không gian kín. Động cơ mới được chọn là loại của hãng Continental Motor, model AVDS 1790-2 với cấu hình V-12 90 độ làm mát bằng khí. Cùng với động cơ mới là hệ thống truyền động CD-850-6 của General Motor(phân nhánh Allison). Đây là hệ thống truyền động cross-drive tự động cới 2 số tiến và 1 số lùi. Với động cơ, hệ thống truyền động và tháp pháo mới, những chiếc M48 hoán cải có tên mới là XM60 với chử “X” là của “experimental”-“thí nghiệm”(khi chính thức đưa vào sản xuất thì chữ X sẽ được bỏ đi. Tỉ lệ công suất/trọng lượng của XM60 hơi thấp hơn dự tính và áp lực đất cao hơn so với hy vọng. Tuy nhiên các tỉ lệ được chứng tỏ vẫn hoạt động được.
    Các cuộc kiểm tra cho thấy XM60 đạt được hầu hết các yêu cầu của dự án, nhưng vẫn còn nhiều cải tiến cần được thêm vào. Và với các bước phát triển công nghệ trong lĩng vực thuỷ lực, điện tử và vật liệu composite, M60 được nâng cấp thường xuyên.
    Lái xe M60 ngồi ngay chính giữ phía trước thân xe và dùng vô lăng để lái. Xe có 6 cặp bánh đi đường bằng nhôm và có 2 cặp chống xốc ở các cặp bánh số 1 và 6. M60 đời đầu dùng phanh cơ.
    Đến năm 1959, các kiểm tra, đánh giá cơ bản của XM60 đã được hoàn thành và được quân đội Mĩ chấp nhận và đưa vào sản xuất. Mặc dù đây là một phiên bản nâng cấp của xe tăng M48 và có nhiều đểim chung, người ta quyết định lấy tên M60 thay vì M48A5. Bản M48A5 có tồn tại, tuy nhiên chỉ là một phiên bản lai giữa M48 và M60 để xuất khẩu. tổng cộng có 2205 chiếc M60 nguyên thuỷ được sản xuất.




    CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH VÀ VỀ HƯU
    Năm 1991, M60 cuối cùng cũng tham chiến với quân đội Mĩ để chống lại các đối thủ mà nó được thiết kế để đối đầu: hầu hết là xe tăng T-55, T-62 và T-72 hiện đại nhất của Liên Xô. Số xe tăng này chủ yếu là M60A1 và M60A3 của USMC. Lính thuỷ đánh bộ Mĩ báo cáo không gặp khó khăn gì trong việc đánh bại thiết giáp đối phương. Họ thậm chí còn báo cáo phá huỷ nhiều chiếc T-72 bằng đạn APFSDS xuyên qua giáp trước và bay ra từ động cơ, mặc dù điều này được thực hiện ở tầm gần. Thành công của M60 đã bị bao trùm bởi xe tăng M1A1 Abram. Tuy nhiên, M60A1 và M60A3 vẫn tìm được đường đến sử sách của Mĩ với tư cách một phần của lực lượng liên quân trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạt, nơi mà một chiếc M60A3 trở thành chiếc xe tăng đầu tiên đi vào Kuwait City cùng với lính thuỷ đánh bộ Mĩ.
  2. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Sẽ còn được bổ sung sau, chúng ta tạm gác lại tank sang 1 bên và đến với những huyền thoại của bầu trời :)

    AH-64 Apache Xe Tank Bay nỗi khiếp sợ của Tank Nga Tàu

    [​IMG]




    không cần giới thiệu cũng như bàn cãi gì nhiệu đây chính là loại Trực thăng chiến đấu mạnh nhất tiên tiến nhất Thế giới. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động cả trong ngày hay đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi phi công sẽ dùng mũ có hệ thống quan sát thuận lợi cho việc chiến đấu. Apache cũng được trang bị một số loại thiết bị điện tử hàng không mới nhất như Hệ thống thu nhận mục tiêu, Hệ thống nhìn đêm của phi công (TADS/PNVS), Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS).

    AH-64 Apachemáy bay trực thăng tấn công của Lục quân Hoa Kỳ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được sản xuất bởi hãng Boeing.

    Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vữngAfghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng phá hủy hàng ngàn các loại xe bọc thép của Liên Xô và Trung Quốc (chủ yếu của quân đội Irắc). AH-64 thậm chí còn tiêu diệt cả loại ZSU 23 Shilka được quảng cáo để phòng không chống lại các máy bay tiêm kích như F5 F4 F15 hoặc Mirage....

    Năm 1991 trong tổng số hơn 1800 máy bay lên thẳng của lực lượng vũ trang đa quốc gia tham chiến ở vùng Vịnh, Máy bay Apache của Mỹ nỗi trội hơn cả. Ở môi trường khắc nghiệt ở sa mạc, trong một trận chiến đấu nó đã bắn hỏng 500 xe tăng của quân đội Irắc trong đó có nhiều chiếc bị bay cả tháp pháo.
    Vì sao Apache lại đánh được cả tăng và máy bay lên thẳng? Vì nó có bốn đặc điểm chủ yếu so với các loại trực thăng khác.

    Thứ nhất: Là tính cơ động cao, loại máy bay này có 2 động cơ công suất lớn, có thể bay với độ tuần tra 293 km/h, tốc độ bay tối đa của nó tới 365 km/h, mỗi phút nâng độ cao được 762 m so với mặt biển, độ cao thực dụng 6400 mét, có thể làm động tác nhào lộn 360 độ trên không, đồng thời có khả năng bay là là mặt đất và biển. Trong thời gian thực hiện bay 114 phút, nó có thể bay sát mặt đất liền 80 phút. Vì thế máy bay có khả năng tiến công và tác chiến tập kích khá mạnh và gây bất ngờ cho địch.

    [​IMG]

    Thứ hai: Khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi thời tiết: loại máy bay này có hệ thống nhận biết chặn đánh mục tiêu, hệ thống khí tài nhìn đêm cho phi công, hệ thống dẫn đường điều chỉnh đường bay, hệ thống khí tài tác chiến điện tử, đối kháng hồng ngoặi tiên tiến, có thể tìm bắt, đo đạc, nhận biết và tiến công mục tiêu ở cự ly khá xa cả ban ngày lẫn đêm, trong mọi thời tiết, chặn đánh xe tăng và tấn công các mục tiêu khác trên không.

    Thứ 3: Uy lực tiến công mạnh; máy bay được trang bị pháo 30 ly kiểu M-230 hỏa lực mạnh để đánh mục tiêu cả trên không lẫn trên mặt đất (dùng 2 loại đạn, đạn nổ và đạn xuyên cháy), tầm bắn xa nhất 3 km, tốc độ 625 viên /1 phút, lượng đạn nạp 1200 viên, khẩu pháo nằy lắp đặt ở phần đầu máy bay có thể di chuyển 360 độ. Dưới phần sau máy bay có 4 điểm giá móc, có thể lắp 16 quả đạn tên lửa chống tank "Hellfire" tầm bắn 60 km. Loặi tên lửa được điều khiển bằng laser có thể tự động bám sát mục tiêu, là loại đạn chống tăng có xác suất cao. độ xuyên mạnh nhất hiện nay. Dưới bụng máy bay còn lắp 76 quả đạn tên lửa dùng để tiến công các loại xe cộ thiết giáp và trận địa phòng không. Máy bay lại còn có thể lắp thêm đạn tên lửa phòng không kiểu stinger và side winder (rắn đuôi chuông) dùng để tấn công các máy bay trực thăng địch và các mục tiêu bay thấp.

    Thứ 4: Độ an toàn cao : phần dưới , 2 bên sườn máy bay và các bộ phận quan trọng khác được bọc vỏ giáp bằng nguyên liệu tổng hợp có khả năng chống đạn pháo (12,7;14,5;20 ly) từ mặt đất bắn lên và chống bị phá hủy khi rơi. Với tốc độ rơi thẳng đứng 12,8 mét/giây, phi công vẫn bảo đảm an toàn 95%. Máy bay sử dụg nhiều kỹ thuật và thiết bị phòng hộ hiện đại, lại có trang bị phát hiện radar, máy gây nhiễu chủ động và thiết bị chống radar phát hiện, hệ thống báo động tên lửa sớm, giảm độ nóng của khí xả từ động cơ và độ mạnh của tia hồng ngoặi để né tên lửa tầm nhiệt, làm cho tên lửa tầm nhiệt khó bám theo càng làm tăng thêm khả năng bảo vệ (đặc biệt có máy điều hòa ko khí trong máy bay).
  3. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Thằng khùng, topic này thì khác quái gì cái topic ca ngợi thành tựu quân sự (Mẽo) đồng tác giả mà còn mở thêm X(
  4. battleship

    battleship Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    M60 bắn xuyên sọ t 72 của Nga =)) =))
    có hình không =)) ko có đừng phán theo mấy chú tâm
    lí chiến Hoa kì =))
    lịch sử chiến tranh của mĩ chứng minh có khi chỉ đánh bại 1
    lực lượng nhỏ mà mĩ nổ như súng
    cần dẫn chứng thì coi lại tại sao mĩ mất phi lip pin vào tay nhật
    trong ww2 =))
  5. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    ^tôi ko có đôi co với mấy người, năm mới tết đến đừng có gây sự nữa
  6. darkpanther

    darkpanther Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    7
    Chú này là pro-Nga tới 90%, toàn vác mấy thứ trời ơi ra cho người ta chửi Mỹ.:)
  7. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    Huyền Thoại
    P-51 Mustang

    [​IMG]

    Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ trong vòng 117 ngày

    North American P-51 Mustang là một kiểu máy bay tiêm kích Hoa Kỳ một chỗ ngồi tầm xa được đưa vào sử dụng trong không lực các nước Đồng Minh vào các năm giữa của Đệ Nhị Thế Chiến. Chiếc P-51 trở nên một trong những kiểu máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong cuộc chiến tranh.

    P-51 thoạt tiên phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh như một máy bay tiêm kích-ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944, nó vẫn được giữ lại phục vụ trong một số lực lượng không quân cho đến đầu những năm 1980.

    Các phi công dày kinh nghiệm Không quân Đức thường phải cố gắng né tránh các máy bay tiêm kích Mỹ bằng cách tấn công hằng loạt với số lượng lớn phía trước những chiếc máy bay ném bom, tấn công một lần lướt qua, rồi cắt rời cuộc tấn công, không cho những chiếc máy bay tiêm kích có nhiều thời gian để phản ứng. Trong khi không thể hoàn toàn né tránh những chiếc máy bay tiêm kích hộ tống (thể hiện nơi tổn thất rất cao của Đức vào mùa Xuân năm 1944)

    Ngay đến cả Thống chế Hermann Göring, tổng tư lệnh Không quân Đức trong thời kỳ chiến tranh, đã phải thốt lên: "Khi tôi nhìn thấy những chiếc Mustang bên trên bầu trời Berlin, tôi biết là mọi thứ đã hết hy vọng."
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Trong không chiến, những đơn vị P-51 có thành tích cao nhất (tất cả đều chỉ bay Mustang) là Liên đội Tiêm kích 357 thuộc Không lực 8 với 1595 chiến công không chiến, và Liên đội Tiêm kích 354 thuộc Không lực 9 với 1701 chiến công, là những đơn vị có chiến công không chiến cao nhất của mọi kiểu máy bay. Martin Bowman báo cáo rằng Mustang tại Mặt trận Châu Âu đã thực hiện 313.973 phi vụ và bị tổn thất 1.020 máy bay do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thiếu nhiên liện. Phi công Ách lái Mustang có thành tích cao nhất là George Preddy của Không lực Lục quân Hoa Kỳ. Tổng số chiến công của ông là 29,5 trong đó 24 được ghi cùng kiểu máy bay P-51; cho đến khi ông bị thiệt mạng vì hỏa lực bắn nhầm của đồng đội vào ngày Giáng Sinh năm 1944 trong Trận Bulge.
  8. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    =))=))=))
  9. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    M4 sherman chỉ chơi dc với panzer 3,4 thôi.So thế nào với Tiger,panther dc.Muốn ăn phải nâng cấp pháo lên 76mm,và chơi theo bầy sử dụng độ cơ động để đánh vào giáp hông.
    arrow3 thích bài này.
  10. terminatorx

    terminatorx Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    1
    ^phán cứ như thánh, chiến tranh thực tế rất khác với lý thuyết
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    thôi đi đừng có khích đểu, mấy thứ đó mà gọi là trời ơi thì thứ nào mới ơi trời
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này