1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vẫn lại là Nga và Mỹ!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi khongquen25, 12/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Vẫn lại là Nga và Mỹ!

    Sao nói đi nói lại vẫn lại là Nga và Mỹ nhỉ? đúng là đề tai này vẫn là muôn thủa. Để có thêm chiện bàn em xin post 1 đoạn phỏng vấn Tướng Volter Kraskovski - Nguyên tư lệnh lực lượng phòng thủ tên lửa - Vũ trụ LX giai đoạn 86 - 91:

    Hỏi : LX bắt đầu xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa năm nào?
    Trả lời : Tháng 6/61, LX đã hoàn tất việc chế tạo vào đưa vào sử dụng hệ thống A35 dùng để bảo vệ Moskow khỏi tên lửa đạn đạo Titan2 và Minimen2. Việc thử nghiệm hệ thống A25 diễn ra tại tổ hợp thao trường Algan. Phương pháp thử được phức tạp dần : Từ việc bắn vào các mục tiêu với thông số cho trước đến bắn vào các đàu đạn thật của tên lửa đạn đạo.
    Việc bắn thật các mục tiêu được thực hiện vào ngàg 9/6/70. Tổ hợp A35 đã được đua vào sử dụng ngay trong năm sau.
    Tháng 5/1977 hệ thống A35 cải tiến A35M, có khả năng bắn trúng các mục tiêu đạn đạo phức tạp đã được UBNN thông qua. Sau đó nó được đau vào sử dụng vào năm 1978 và trực chiến trong quân đoàn phòng thủ chống tên lửa độc lập. Tuy nhiên trong gai đoạn cuối việc hoàn thiện hệ thống A35M phát hiện ra nó chỉ giải quyết được nhiệm vụ chiến đấu hạn chế trong khi vũ khí tiến công đã có những bước tiến vượt bậc. Điều này đòi hỏi phải tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
    Chính vì thếLX bắt đầu xây dựng hệ thống chiến đấu thế hệ mới - hệ thống A135. Năm 1995 nó được đưa vào trực chiến. Hệ thống này đảm bảo việc bảo vệ Moskow khỏi các tên lửa đạn đạo chiến lược được trang bị những phương tiện khắc phục hệ thống phòng thủ chiến lược tiên tiến nhất.

    Hỏi : Việc phòng thủ chống các phương tiện tấn công của đối phương ở vũ trụ gần được thực hiện thế nào?
    TL : Chúng ta bắt đầu đăth vấn đề tiêu diệt các vệ tinh Qs đối phương vào đầu những năm 60. Ta thành lập được tổ hợp chống vũ trụ tự động Í. Trong thành phần của nó có trung tâm tính toán chỉ huy ở ngoại ô Moskow và bộ phận đánh chặn bố trí trên vũ trụ.
    Tháng 8/1970 tổ hợp đó theo mệnh lệnh từ trung tâm đã bắn tan mục tiêu trên vũ trụ lần đầu tiên trên thế giới. Tháng 7/1979 sau khi được hoàn thiện vận hành và thử nghiệm, hệ thống đó đã được đưa vào trực chiến. Sau đó khả năng trực chiến cũng như tính hiệu quả của nó đã được nâng cao đáng kể. Đáng buồn là vì lý do chính trị tháng 8/1993 lãnh đạo Nga đã quyết đinh rút nó khỏi hệ thống trực chiến...............
    .
    .
    .
    ..
    Hỏi : LX hay Mỹ từng dẫn đầu trong việc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ?
    TL : LX đi trước Mỹ rất nhiều trong việc thiết lập hệ thống đó. VD LX đã thử nghiệm bắn chặn đầu đạn tên lửa phi hạt nhân vào ngày 4/3/1961 tức là trước Mỹ 23 năm. Chúng ta thiết lập hệ thống đánh chặn vũ trụ Í trước Mỹ 15 năm. Tuy nhiên từ thời điểm nào đó chúng ta bắt đầu tụt hậu và tụt hậu rất xa xo với Mỹ. Chúng ta biết rõ nguyên nhân và tôi không muốn đề cập đến chúng.
    Hỏi: Chúng ta có thể đánh mất lực lượng phòng thủ vũ trụ?
    TL: Chúng ta đang dần mất đi hệ thống đó. Vấn đề là khi nào mất hoàn toàn mà thôi!
    Hỏi: Như đã biết hệ thống cảnh báo sớm tấn công tên lửa là con mắt của Tổng tư lênh tối cao Nga. Hệ thống đó có bị đe doạ không?
    TL : Có những nỗ lực nhằm giảm tính hiệu quả của hệ thống đó. VD : các nước khac đang tập tring nghiên cứu rút ngắn thời gian hoạt động của tầng 1 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Từ 500" xuống còn 200". Ta biết rằng tên lửa đạn đạo chỉ dễ bị phát hiện nhất trong thời gian tầng 1 của tên lửa hoạt động.

    ..
    .

    Hỏi : Việc rút khỏi hiệp ước ABM có thể coi là thất bại của chúng ta?
    TL : Cần đánh giá như thế. Đó là thất bại rất nặng nề. Mặc dù về mặt chính thức chúng ta chưa thừa nhận điều đó. Nhưng không vì thế mà tòh hình bớt nặng nề.

    Trên đây là 1 phần bài phỏng vấn mà em thấy có thể nói lên nhiều điều. Nếu các bác có hứng thì mời các bác tham gia tiếp!




    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    MMD là một đỉnh điểm, làm cho Boing nói riêng và Mỹ nói chung vượt trội về hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo.
    MMD áp dụng phương án đánh chặn tốt nhất và khó nhất: các radar phát hiện tên lủa từ xa khi đang ở gian đoạn 2. Nó làm như thế vì trong chiến tranh, công cụ quan sát hồng ngoại phát hiện giai đoạn 1 là vệ tinh có thể bị bắn hạ. Đánh chặn bằng hướng trực tiếp đối đầu (đầu đạn MMD có các tên lủa nhỏ nằm ngang chỉnh phương bay mà không ảnh hưởng đến hướng, khác hắn phương pháp chỉnh hướng thông thường). Cách đánh này có thể tiến hành ở các căn cứ gần mục tiêu. Còn hệ phòng thủ của Nga hay Nhật thực chất là bắn đuổi như cũ, thực hiện ở các căn cứ xa mục tiêu. Vì vậy MMD vẫn hiệu quả với các bệ phong di động (trên đường sắt, đường bộ, tầu ngầm, tầu chiến).
    MMD cũng có nhược điểm, nếu mục tiêu của nó còn nhiều nhiên liệu thì đứt cước (do đạn MMD nhỏ, không đổi phương hướng nhiều được). Đắt hơn mục tiêu của nó (nên trang bị là cả một vấn đề). Với các tên lửa đạn đạo mạng nhiều đầu đạn, tách các đầu đạn gần cuối giai đoạn 2 thì MMD không kịp phản ứng(MMD chỉ có thể đánh trên tầng cao).
    Nhưng những thông tin về các hệ thống phòng thủ này rất bí mật, không hiểu có bác nào nhiều thông tin không, cho xem đi.
  3. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Hình như là NMD chứ? ( National Missile Defence)
    Kiên
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    National Missile Defence - bác HuyPhuc hình như có nhầm chút xíu. Mà bác HuyPhuc nói đúng, với các tên lửa đạn đạo mang nhiều đầu đạn tự tìm mục tiêu thì việc đánh chặn ở tầng cuối là không thể.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Không hẳn là hoàn toàn không thể tuỳ theo ta chọn cách đánh nào đánh đón kiểu NMD hay đánh dí kiểu của Antey2500. Chính nhờ kiểu đánh dí mà hệ thống này mới là hệ thống duy nhất cho đến giờ đánh được bọn tên lửa tầm ngắn chừng 300Km thấy mục tiêu là phóng lên dí theo ngay nếu đón bất thành tuy nhiên tầm củng là điều quan trọng dí của tên lửa đối không rất hạn chế do độ lớn và nó phải bay từ dưới lên nên mấy trái như Topol tự ngắm có thể tạo ra đầu đạn giả mục tiêu nhử tàng hình và thay đổi hưởng né đạn chặn được thì không hiểu antey2500 bắn nổi không PAK hay NMD chắc thua rồi ông Nga sao không lấy cái mủi giáo xịn của mình đâm cái khiên xịn xem có lủng không cho thiên hạ xem nhỉ chắc sợ tốn tiền hay sợ lộ bí mật gì rồi.
    Còn về hệ thống phòng vệ trinh sát vệ tinh chiến lược của Nga thì ẹ lắm rồi hơn 20 năm bị bỏ bê thì việc đưa công nghệ phát hiện tầng 2 là không thể trong thời gian tới chính vì thế gần như họ đặt hết hi vọng vào đánh chặn tầm gần S300 ,S400 và Antey2500 còn đánh chặn từ xa thì thôi rồi .Mà các đời hoả tiển chiến lược từ 70 đổ lại người ta chú trọng vào nhiên liệu lỏng hơn nên tầng 1 rất ngắn và 1 số loại như Topol chỉ có lỏng tầng 1 chỉ bứng nó khỏi đất thì hệ thống định vị hồng ngoại đi tìm cái đuôi nóng dài 14Km kia bó tay rồi.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tôi chẳng hiểu các bạn so sánh Nga với Mỹ làm gì? vũ khí quân đội của Nga lac hậu rùi, chắc khá hơn IRAQ tý, vì cóc có tiền mua vũ khí mới, làm được bao nhiêu mang đi xuất khẩu hết.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xin lỗi các bác. Nhầm to hè hè hè hè.
    Sao lại nhầm thế nhỉ.
    Trong này có tin của hãng, nhưng tính chất thì không. Thật ra, NMD cũng còn lâu mới trang bị được mức đủ đánh. Trước đây có bao nhiêu là phương án đánh tên lửa: laze, điện từ...v.v.v.
    Thế nhưng khó nhất và khả thi lại vẫn là đánh chặn.
    National Missile Defense Program Passes Critical Review Element
  8. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Nói tiếp về vụ đánh chặn với công nghệ hiện nay thì đánh chặn theo kiểu đánh dí thì dù là Antey2500 củng không đối phó nổi đa số các loại tên lửa chiến lược tầm xa dù là cổ lổ sỉ vì tốc độ bay chỉ đạt 4Km/s trong khi tên lửa chiến lược thì 7-8Km/s là chuyện thường .
    Nói tóm lại trên mặt lý thuyết thì NMD nghe có vẻ ngon lành Về khả năng phát triển từ xa khả năng nhận dạng đánh chặn nhưng cho đến hay hệ thống Antey2500 S300 vẩn chưa có đối thủ PAK 3 thì có thể cho là so được vài mặt với S300 .Còn NMD thì chừng 10 hay 20 năm nửa mới xong lúc đó người Nga có hệ thống mới rồi củng nên.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Còn bạn nói như thế thì tôi không biết ý kiến sao bây giờ chỉ biết là bạn đang bị loá mắt bởi Mỉ thôi chứ công nghệ vủ khí nó chỉ hơn Nga vài mặt còn lại nó thua nhiều lắm nói chung là chưa biết ai hơn ai đâu đừng hiểu nhầm.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Bác Masan_1 nói không phải không có lý đâu bác Antey à. Để có cái nhìn khách quan hơn em xin post 1 đoạn trong bài phân tích của Thứ trưởng QP Nga đăng trên báo Sao đỏ mới đây.
    Tháng 10, sau đại hội Đảng TQ, Trì Hạo Điền đã có 1 tuyên bố thay mặt cho quân uỷ TQ phát đi làm cả thế giới phải lưu ý. Theo đó đến năm 2020 TQ phải có 1 quân đội có công nghệ QS hàng đầu thế giới. Mới nghe tưởng chẳng có gì liên quan nhưng ngay sau tuyên bố này của Bắc Kinh, Báo Sao Đỏ Nga đã đăng bài phân tích này.
    Chúng ta đều biết hiện nay công nghiệp QP Nga đang thiếu kinh phí trầm trọng. TT Nga Putin nhiều lần tuyên bố tăng ngân sách QP nhưng điều đó vẫn không thể bù đắp nổi những chi phí phát sinh và yêu cầu với tình hình mới. Hầu hết các tổ hợp QS Nga hịên nay đều không thể trông chờ vào các đơn đặt hàng từ bộ QP Nga mà trông chờ vào các đơn đặt hàng của nước ngoài trong đó TQ và Ấn Độ đóng vai trò chủ chốt. TQ thừa hiểu khó khăn chồng chất của Nga nên đã khai thác tối đa yếu điểm này. TQ buộc Nga phải bán những thiết bị QS hàng đầu mà ngay cả quân đội Nga cũng chưa được trang bị. TQ từ chối mua các thiết bị mà Nga gợi ý. Thêm vào đó TQ buộc Nga phải chuyển giao cả công nghệ chế tạo điều mà Nga không muốn nhưng buộc phải đồng ý. TQ quá hiểu rằng nếu thiếu các hợp đồng từ TQ nền công nghiệp QP Nga vốn đã khủng hoảng lại càng khủng hoảng hơn thậm trí có thể sụp đổ.
    Năm 2001 TQ đã đặt hàng Nga mua 12 tổ hợp hoả tiến đối không S300 PMU cải tiến, phi cơ chiến đấu đa năng Su30MK. Nhận được hợp đồng này giới chức Nga vừa mừng vừa lo. Mừng vì có tiền để duy trì SX nhưng nỗi lo còn lớn hơn nhiều. Binh sỹ Nga đã có phản ứng hết sức tiêu cự trước vấn đề quân đội TQ lại có trang thiết bị đầy đủ hơn cả quân đội Nga. Nhưng nguy hiểm hơn nữa là họ hiểu rằng có thể đây là hợp đồng QS lớn cuối cùng mà Nga có thể bán cho TQ trước khi TQ chính thức làm chủ công nghệ này. Nhà máy lắp ráp chế tạo phi cơ Su27 tại Thẩm Dương cho ra đời chiếc phi cơ theo bản quyền Nga buộc phải bán cho TQ khiến các tổ hợp Nga không khỏi chạnh lòng.
    Việc TQ chính thức đặt vấn đề muốn tham gia dự án chế tạo phi cơ thế hệ 5 và mua hoả tiễn mang nhiều đầu đạn SS25 làm Nga bối rối. Thậm trí TQ đã đặt vấn đề nghiêm túc mua lại trạm MIR cũ nát với giá 200mil. Nga hiểu TQ đang tham vọng làm chủ công nghệ vũ trụ QS điều mà chỉ có Nga và Mỹ có được.
    Nếu so sánh với Mỹ thì có sự khác biết cực lớn. Mỹ là nước XK vũ khí lớn nhất TG nhưng họ chưa chuyển giao công nghệ bao giờ. Isarel rất muốn có nhưng cũng chỉ có thể tham gia ở mức độ hết sức hạn chế.
    Chúng ta đều biết chi phí nghiên cứu phát triển R&D tốn kém và mất thời gian thế nào nhưng việc Nga buộc phải chuyển giao công nghệ chế tạo cho TQ và Ấn Độ nói lên rất nhiều điều vè thực lực yếu kém của Nga hiện nay.
    TT Nga Putin sau bài phát biểu của TQ đã gấp rút họp với bộ QP, CN và các ngành liên quan để đề ra phương án đối phó. Theo đó Nga nhận định nếu thời gian tới các phòng thí nghiệm Nga không đưa ra được các thiết kế có tính đột phá sẽ bị mất thị trường truyền thống khi TQ và ÂN Độ làm chủ công nghệ Nga. Bài học đắt giá về việc vũ khí Nga chống lại chính nước Nga hay quyền lợi Nga tại Chechen và Apganitsan đã quá đau xót. Cho đến nay Nga vẫn chưa quên bài học về tiểu liên AK mà TQ đã chiếm lĩnh thị trường khi cạnh tranh thắng Nga ở Phi Châu. Bài học nhãn tiền đó rất có thể lặp lại trong thời gian tới.
    Nga chủ trương phát triển 1 số thị trường mới mà đặc biệt là Iran để tranh phụ thuộc quá nhiều vào TQ và Ấn Độ.
    Nga sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu vũ khí công nghệ hiện đại nhưng gọn nhẹ tại thị trường Tây Á.
    Trên đây là lược dich thui nha. Chi tiết chính xác của bài này em sẽ tìm lại để các bác tham khảo.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!

Chia sẻ trang này