1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

sự thật về Tu-144 của Liên Xô

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi submarines, 09/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. submarines

    submarines Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    sự thật về Tu-144 của Liên Xô

    - Tu-144 có cách hình tam giác bố trí động cơ bên dưới và mũi cũng chuyển động được như Concorde, nó có bề ngoài giống hệt Concorde, các chỉ số kỹ thuật cũng tương tự .Sự thật ít ai biết là chiếc Tu-144 thực ra là của ăn cắp, 90% từ chiếc Concorde của Anh-Pháp, Gọi một cách mỹ miều thì nó là kết quả của một chiến dịch tình báo mật danh Brungilda?..
    CHIẾN DỊCH BRUNGILDA
    -Ngay từ cuối thập niên 1950. khi người Anh và Pháp công bố kế họch sản xuất Concorde các cơ quan tình báo Đông Âu chủ yếu là Liên Xô và Đông Đức đã tung hơn 20 điệp viên của mình vào hoạt động tại Anh và Pháp.Tại London, các nhà tình báo Nga đội lốt ngoại giao và nhà báo đã đặt quan hệ được với mốt số kỹ sư của nhà máy Briston Siddeley, nơi sản xuất các chi tiết động cơ Olympus-593 dùng cho chiếc Concorde .Số kỹ sư này thường xuyên được mời tới dự tiệc tại đại sứ quán Liên Xô tại Anh, sự việc này kéo dài cho tới khi chính phủ Anh nhận thức được vấn đề và trục xuất ngay các nhà ngoại giao Xô Viết giả danh này.
    -Stasi của Đông Đức nhận tráchy nhiệm chuyể thông tin tình báo khai thác được về loại máy bay Concorde. Nhân vật chính của đường dây này là Jan Paul Super, chuyên gia hoá học Thụy Sĩ đã nghỉ hưu.. Năm 1957, ông này gửi thư cho tiến sĩ Leibnis của Viện hoá học tại Loina Merzeburg (Đông Đức) bày tỏ ý muốn được làm việc để tíếp tục nghiên cứu các công trình hoá học mà mình yêu thích. Sau một thời gian, phía Đông Đức mời ông này đến bàn bạc, trong cuộc gặp gỡ này có sự hiện diện của 3 nhân viên Stasi ( cơ quan mật vụ Đông Đức).Sau khi khéo léo từ chối nguyện vọng làm việc tại Đông Đức của Mr.Super họ đề nghị một công việc có thu nhập hấp dẫn: Chuyển các cuốn vi phim từ Tây Âu về Đông Đức. Ông này đồng ý và được huấn luyện một khoá đào tạo điệp viên cấp tốc .Từ đó ông ta là người đưa tin của Stasi, tiếp nhận các thông tin ăn cắp về Concorde từ các điệp viên thu nhập được , giấu chúng trong nhà vệ sinh của chuyến tàu tốc hành Ostende-Varsawa, sau đó đưa tới Đông Đức.
    Mỗi tháng hai lần Mr.Super viện lý do đến Đông Đức giảng bài cho sinh viên. Đến năm 1961, mật vụ Bỉ được phía Pháp lưu ý về một tay đáng ngờ qua lại như con thoi giữa Đôang và Tây Âu. Tuy không có nguồn thu nhập chính nào ngoài lương hưu nhưng khoa học gia này lại luôn sống trong các căn hộ sang trọng tại Brussels. Trong các chuyến đi lại thường xuyên khắp châu Âu, Super luôn ở tại các khác sạn mắc tiền. Phản gín Bỉ bắt đầu lưu tâm theo dõi ông ta, mãi đến 3 năm sau khi đã có các bằng chứng cụ thể họ mới bắt ông ta.Tháng 1/1964, khi theo dõi Super họ thấy rằng ông này chỉ cố tình ra vào duy nhất một buồng vệ sinh trên tàu. Họ quyết định khám xét kỹ càng căn buồng này và phát hiện những cuộn vi phim được Mr.Superv nhét trong miếng bọt biển giấu sau bồn rửa mặt.
    -Sau khi bị bắt, Super đồng ý làm điệp viên hai mang, nhờ vậy mà các cơ quan phản gián phương Tây đã phát hiện được một loạt các điệp viên trong chiến dịch ăn cắp các thông tin về phản lực cơ siêu thanh Concorde. Super đã khai ra tất cả các điệp viên Đông Đức mà hắn biết, đứng đầu là kỹ sư Gerbert Stainbreher, trong suốt 5 năm hoạt động ông này đã thu nhập nhiều thông tin mật về các trung tâm công nghiệp hàng không phương Tây .Năm 1964, ông mở một văn phòng kỹ thậut riêng tại Toulouse miền Nam nước Pháp để che đây cho việc ăn cắp các bản vẽ bí mật về loại Concorde.Khi đó hãng Sud-Aviation có trụ sở tại Toulouse đã nhận được đơn đặt hàng sản xuất loại máy bay này. Tuy nhiên khi nhận được thông tin từ phía Bỉ, Pháp ngay lập tức tóm cổ Stainbreher vào năm 1964. Việc khám xét sau đó tìm ra các cuộn vi phim chụp tài liệu mật của dự án Concorde nằm trong ?nhân của các viên kẹo trong người ông này. Tay này bị kết án 12 năm tù với tội danh tình báo công nghiệp.
    -Một tay gián điệp Liên Xô khác đội lốt đại diện hãng hàng không Aeroflot tại Paris là Sergei Pavlov.Chính tay tông thống De Geulle ký lệnh trục xuất tay này khi không đủ chứng cứ để có thể bắt giam. Tuy nhiên khi kiểm tra hành lý hắn ta tại sân bay người ta còn tìm thấy nhiều bản vẽ loại động cơ Olympus dùng cho Concorde và tàim liệu về một loại Radar mới nhất thời đó.

    TRƯNG BÀY HÀNG NHÁI;
    Vụ trục xuất này là dấu chấm hết cho chiến dịch trên, tuy nhiên các tay gián điệp Xô Viết đã kịp sao chép gần như đầy đủ các bản vẽ thiết kế của loại máy bay siêu thanh Concorde. Vì vậy phía Liên Xô đã có thể gắn cho Tu-144 một hệ thống điều khiển hiện đại nhất do chính người Pháp thiết kế, vì vậy họ tiết kiệm được khoảng 10 tỉ mark Đức cũng như hàng ngàn ngày công thiết kế và đe doạ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng máy bay siêu thanh chở hành khách. Mối đe doạ ngày càng lớn khi tại hội chợ hàng không tại Paris năm 1965, phía Liên Xô đưa ra trưng bày kiểu mẫu Tu-144 cùng lúc với phía Pháp trưng ra chiếc Concorde, cho dù thực ra cả hai phía còn phải mất 3-4 năm nữa mới có thể đưa ra sử dụng thực tế. Người Nga cố gắng lấp liếm sự ăn cắp của mình trước sự tức giận và mỉa mai của Anh-Pháp, họ biện hộ rằng máy bay của mình tốt hơn và bay nhanh hơn: 2500km/h so với 2.100km giờ của Concorde,sau này thực tế cho thấy Tu-144 bay tốn hao nhiên liệu ngoài mức dự kiến và không thể đạt tới vận tốc thiết kế ban đầu và máy bay hoạt đông không ổn định , do vậy mà về sau người Nga tự động dừng các Tu-144 ra khỏi các đường bay vì lý do sử dụng không kinh tế ( He he, đồ ăn cắp và bắt chước mà lại). Cùng lúc này một tay điệp viêjn Tiệp Khắc đào tẩu đã chỉ điểm cho Pháp bắt hai tay điệp viên cỡ bự của Tiệp. Một trong số đó là linh mục Jan Saradi. Đội lốt một giáo sư thần học tay này tuyển mộ một số đảng viên cộng sản Pháp làm việc trong một xí nghiệp của Sud-Aviation.Những bản sao thiết kế của Concorde do họ ăn cắp sau đó chụp thành vi phim và giap cho Super chuyển về Đông Đúc trong các ống kem đánh răng.
    Đoãn Kết:
    Năm 1976, Anh ?"Pháp mở các đường bay thương mại đầu tiên cho Concorde.
    N81m 1978, Liên Xô khai trương chuyến bay chở khách trên Tu-144 cho tuyến Mosscow-Alma Ata dài 3.000km.Tuy nhiên, loại máy bay này của Liên Xô vẫn có nhiều trở ngại kỹ thuật nên hoạt động không có hiệu quả thương mại như Concorde. Có giả thuyết cho rằng khi phát hiện ra âm mưu của người Nga, Mi6 ( mật vụ Anh) đã chỉ đạo cho các số liệu giả vào các bản thiết kế, do vậy mà liên Xô đã ?sập bẫy và gặp nhiều khó khăn cho việc chế tạo. Từ lúc này KGB không còn cơ hội xâm nhập vào các xí nghiệp tham gia chế tạo Concorde nữa và để hoàn thiện Tu-144 Liên Xô đề nghị hãng Lucas bán cho họ hệ thống điều khiển điện tử của máy bay nhưng bị phí Anh từ chối thẳng thừng ( bẽ mặt chưa), lý do là họ lo ngại việc Liên Xô có thể lợi dụng hệ thống này để tăng tầm bay xa cho cac máy bay ném bom.

    Trên đây là sự thực về Tu-144 của Liên Xô!
    Nguồn: Spy World
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    wow, thế mấy bác pro Nga không phát biểu gì á, má thôi ăn cắp thì trong Cold War phía nào cũng thế thôi hehe, có điều là ăn cắp thì nói là ăn cắp chứ đừng có PROGANDA-TUYÊN TRUYỀN THÌ NGHE THÚI BỎ MUM, HEHE
    BE COOL!
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Mấy đồng chí Nga ngố tưởng là tưởng là hiền hoá ra cũng ăn cắp ra trò đấy nhỉ!!!!
    Theo tôi về công nghệ, tốt nhất là mua bán sòng phẳng. Nhưng nếu nó không chịu bán thì phải ăn cắp thôi. Nếu cái gì cũng tự nghiên cứu lấy thì có mà đến mùa quít mới xong. Ăn cắp được cũng là giỏi rồi.
    .........
    Được randomwalker sửa vào 02:39 ngày 11/01/2004
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bình tĩnh.
    Pro Nga nè
    TU-144 được lên kế hoạch và hoàn thành trước cái các bác nói đó. Sau đó, nó được chế tạo nhiều hơn và đang hoạt động nhiều hơn. Hiện tại, caí đó đó hết thời thì TU-144 được NẤ và Nga cho làm việc hết cỡ luôn.
    Cụ thể đợi về Hà Nội đã.
    Trong thời CTL, mọi thứ đềy được ăn cắp và phản ăn cắp. TU-144 được học nhiều kỹ thuật nước ngoài, nhưng không vì thế mà nó giống SR71, Concorde. Đây là hình dáng máy bay hạng nặng siêu âm duy nhất lúc đó con người nghĩ ra, chả cứ Nga, Mỹ, Pháp đều dùng.
  5. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Tôi không pro Nga hay Mỹ, Anh, Pháp gì hết, tôi chỉ tôn trọng các thống kê thôi . Sự thực Tu-144 là đồ ăn cắp đến 90%, rơi 3 lần từ năm 1973-1985 sau đó chấm dứt sử dụng, trong khi Concorde duy nhất chỉ xảy ra một tai nạn vào năm 2000 trong suốt khoảng thời gian bay thương mại từ 21/1/1976 mà thôi mà lại do một thằng ngu nào đó vất một thanh sắt trên đường băng gây ra..... Ai cũng biết hàng nhái thì chất lượng kém. Đây là bằng chứng nè:
    Tại hội chợ hàng không Paris 1973, ngày 6/3/1973 một em Tu-144 mang số hiệu SSSR-77102 bị rớt xuống đất cái bộp làm tiêu hết 6 em phi hành đoàn, làm chết 8 khán giả và bị thương 60 người khác, phía Nga đổ lỗi do Pháp bày trò dùng Mirage do thám nên phi công phải né tránh, nhưng vô lý ở chỗ nếu tránh thi vọt lên cao là ok rồi tự nhiên máy bay lại lao xuống đất mới kỳ, Nga bảo là do phi công ngu ngốc không chịu bay lên mà lại hạ cánh nhanh nên mới rớt hehe.
    -Tới năm 1978 sau khi Tu-144 đưa vào vận chuyển hành khác thì rụng thêm một em vào ngày 23/5/1978 khi đang hạ cánh, không biết làm bao nhiêu hành khách mất mạng vì nhà cầm quyền không công bố, vậy là hai em đi toong. Ngày 1/6/1978 là ngày mà TU-144 có chở hành khách lần cuối cùng, tính tới thời điểm đó nó thực hiện được 102 chuyến bay có chở khách, sau đó nó chỉ chở thư từ và hàng hoá mà thôi ( tốn bao công sức chế tạo máy bay hiện đại thế mà chỉ chở hành khách được có 102 lần sao ngộ quá ta, ai biết giải thích gùm tôi coi), t nhưng vẫn chưa hết, em này lại bị rớt thêm một chiếc nữa cho nên đến năm 1985 là năm đặt dấu chấm hết cho việc bay bổng trên trời của cô em yểu mệnh-Tu-144.
    -Dù sao đi nữa em ấy được đưa lên trời trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước trong một chương trình hợp tác giữa Boeing và NASA cùng với Tupolev nhằm mục đích thử các chuyến bay siêu thanh, khi ấy người ta sử dụng dộng cơ đã được cải tiến rất nhiều trên loại TU-144D , sau đó đạt tên lại là TU-144LL, không hề có chuyện sau năm 1985 TU-144 còn bay bất cứ một chuyến bay nào có tính chất thương mại.
    -Còn chuyện Tu-144 bay thương mại trước Concorde chẳng qua là tránh mang tiếng là hàng nhái hay ăn cắp mà thôi....thực tế cho thấy nó có quá nhiều vấn đề kỹ thuật nên chết yểu kể từ 1985 đó. Vậy là đã biết ai là đồ thiệt ai là đồ nhái ha mấy bạn
    Bây giờ xin lỗi các bạn tôi bàn chuyện ngoài lề chút xíu , chuyện Tu-154 ( mặc dù ai chả biết Tu-154 là Turbo fan chứ không phải siêu thanh như T-144) không biết em này có xịn hay không mà tai nạn đếm không xuể, vài thống kê em nó bị rớt như sau:
    Ngày: 09/30/1975
    Nơi em ý bị rụng:Location: Beirut, Lebanon
    Hãng: Malev Hungarian Airlines
    Loại: Tupolev TU-154B
    Số hiệu: HA-LCI
    Chết sáu mươi người
    Ngày: 06/01/1976
    Nơi rớt: Nacias Nguema, Equatorial Guinea
    Hãng: Aeroflot
    Loại: Tupolev TU-154A
    Số hiệu: SSSR-85102
    Số hành khách: 46:46
    Ngày: 12/02/1977
    Nơi rớt: Al Bayda, Lebanon
    Hãng: Balkan Bulgarian Airlines
    Loại: Tupolev TU-154B
    Số hiệu: LZ-BTN
    Hành khách:165
    Ngày: 05/19/1978
    Nơi rớt: Pochinok, Russia, USSR
    Hãng: Aeroflot
    Loại: Tupolev TU-154B
    Số hiệu: SSSR-85169
    Hành khách:134
    Ngày: 07/07/1980
    Nơi rớt: Alma-Ata, Kasakastan, USSR
    Hãng: Aeroflot
    Loại: Tupolev TU-154B
    Số hiệu: SSSR-85355
    HÀnh khách166
    Ngày:08/07/1980
    Nơi rớt: Nouadhibou, Mauretania
    Hãng: Tarom
    Loại: Tupolev TU-154B-1
    Số hiệu: YR-TPH
    Hành khách:168
    Ngày:11/16/1981
    Nơi rớt: Nor''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''ilsk, Russia, USSR
    Hãng: Aeroflot
    Loại: Tupolev TU-154B-2
    Số hiệu: SSSR-85480
    HÀnh khách:167
    Ngày:10/11/1984
    Nơi rớt: Omsk, Russia, USSR
    Hãng: Aeroflot
    Loại: Tupolev TU-154B
    Số hiệu: SSSR-85243
    Hành khách:175 +4
    Ngày: 12/23/1984
    Nơi rớt: Kranoyarsk, Russia, USSR
    Hãng: Aeroflot
    Loại: Tupolev TU-154B-2
    Số hiệu: SSSR-85338
    Hành khách:110
    Ngày: 07/10/1985
    Nơi rớt: Uchuduk, Uzbekistan, USSR
    HÃng: Aeroflot
    Loại: Tupolev TU-154B-2
    Số hiệu: SSSR-85311
    Hành khách:200
    ..............
    Thêm vài số liệu gần đây cho có tính thời sự nhe, là các trường hợp tự rơi, không có đụng máy bay khác như hồi 07/01/2002 đụng một chiếc Boeing của Đức là do khách quan, tôi không tính. Tiếp nè:
    Ngày: 07/03/2001
    Nơi rớt: Irkutsk, Russia
    Hãng: Vladivostokavia
    Loại: Tupolev TU-154M
    Số hiệu: RA-85845
    HÀnh khách:145
    Ngày: 10/04/2001
    Nơi rớt: Sochi, Russia
    Hãng: Sibir Airlines
    Lạoi: Tupolev TU-154M
    Số hiệu: RA-85693
    HÀnh khách:76
    Ngày: 02/12/2002
    Nơi rớt: Khorramabed, Iran
    HÃng: Iran Air Tours
    Loại: Tupolev TU-154
    Số hiệu: EP-MBS
    Hành khách:119
    ..........
    Số liệu vừa nêu trên chắc cũng đủ cho các bạn tự rút ra kết luận, vậy nhe!
    BE COOL !
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 11/01/2004
  6. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    không thể so sánh như thế này được. TU154 là loại máy bay được sản xuất và sử dụng rộng rãi. còn Công cọc chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế dành cho hai hãng hàng không Anh và Pháp mà thôi.
    Nếu muốn so sánh thì nên so TU154 với một loại nào đấy của Boeing hay Airbus thì đúng hơn.
    Ai có số lượng sản xuất của hai loại máy bay trên thì biết ngay mà
    Được datvn sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 11/01/2004
  7. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    -Trong phần đầu của bài trước có so sánh và nói rất rõ ràng về Tu-144 và Concorde, số lượng Tu-144 được sản xuất tổng cộng là 17 chiếc tính gộp cả mẫu thử và 5 chiếc Tu-144Ds. Concorde được sản xuất tổng cộng 16 chiếc, dùng để bay thương mại là 12 chiếc, 5 chiếc của Air France và 7 chiếc của Brishtish Airway. Cũng nên nhắc lại là trong suốt 23 năm sử dụng với tư cách là một máy bay hành khách chỉ có một tai nạn gây chết người duy nhất và năm 2000 như đã nói ở bài trước, lý do hoàn toàn không liên quan tới chuyện kỹ thuật mà do một thanh sắt trên đường băng bật lên làm lủng bồn nhiên liệu gây cháy và phát nổ còn em Tu-144 yểu mệnh thì khỏi cần nhắc lại là rớt mấy lần và chết non như thế nào.
    datvn chả chịu đọc bài kỹ gì cả, tôi không hề so sánh Tu-144 và Concorde, trong bài trước tôi có nói rõ phần nói về Tu-154 chỉ là nói chuyện bên lề....bạn đọc bài cho kỹ và khách quan hơn nhé...
    -Còn muốn đếm cua trong hang xem Boeing , Airbus,Tu-154 cái nào rơi nhiều hơn thì cần phải tính đến số lượng được sử dụng cái nào nhiều hơn,rồi so sánh tỉ lệ sử dụng và tỉ lệ rơi thì biết ngay em nào rơi nhiều, muốn tìm hiểu thì vào Google search chút xíu là ra cả đống . Chúc bạn vui.
    BE COOL!
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 11/01/2004
  8. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Về cái vụ TU-144 này: ra đời mang tính khoe mẽ nhiều hơn là thiết thực. CCCP chủ trương thiên hạ làm được gì thì mình phải làm được để chứng tỏ ưu thế. Ý tưởng siêu thanh chở khách hình thành không của riêng ai, nhưng bắt tay vào xử lý với hàng núi tiền thì không phải ai cũng làm được. Không thiếu tiền nhưng thực tế như Mỹ không chơi. Riêng Anh và Pháp không làm nổi phải liên hiệp lại. Còn CCCP không có tiền nhưng không chịu ngồi yên nên đi đường tắt bằng tình báo công nghiệp. Công coọc ra đời quá nhiều thiếu sót về kỹ thuật, nan giải nhất là đem cái xác to như tòa nhà bay xuyên bức tường bức tường âm thanh. Các chiến đấu cơ nhẹ hơn nhiều nhiên liệu phun sau đuôi còn nổ tiếp tạo thành sóng đẩy máy bay về phía trước: hậu quả là hàng chuỗi tiếng nổ lộng óc khi bay. Khôg vấn đề gì, dùng luôn tiếng nổ để thị uy luôn. Nhưng văn minh hàng không thì không chấp nhận kiểu này được, phải tìm cách khác. Vậy mà cạnh tranh thương mại khiến Công coọc phải chịu các điều kiện như đánh đố: không được bay trên thành phố với tốc độ siêu âm hay phải bay cao trên 22 km. Niềm hy vọng Công coọc rất sáng sủa cho tới khi người ta vỡ lẽ: sử dụng công coọc vô cùng tốn kém. Để tiêu tốn một chặng bay với lượng khách như nhau Boing chi 11 tấn nhiên liệu còn Công coọc mất 20 tấn. Chi phí bảo dưỡng cũng vô cung tốn kém. Giá vé đi Công coọc khoảng 6000 USD/người, chỉ dân nhà giàu mới đi nổi. Ngay Tổng thống Pháp dùng chuyên cơ Công coọc cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay vì quá tốn kém. Hàng trăm đơn đặt hàng ban đầu mà chỉ 12 chiếc thực sự lưu hành, quá thất vọng. Vậy mà khách đi càng ngày càng giảm. Sau vụ tai nạn tại Paris, AirFrance chưa đổ nợ là may. Công coọc gượng gậy sau 2 năm cải tiến rồi cũng chỉ đem cất.
    Bản sao TU-144 của nó còn thảm hơn. Đi tắt, chế tạo không được hoàn thiện, vận hành với chi phí khổng lồ, CCCP bao cấp không có khách hàng giầu có như người anh em của nó, nên TU-144 không có cơ may được hoàn thiện theo kiểu Nga. Rơi trước mà không bị dẹp sớm là may lắm rồi.
    Cho đến một ngày đẹp trời khoảng những năm 80 thế kỷ trước TU-144 đã hạ cánh chuyến cuối trên một sân bay đất nện ngoại ô Moscows dùng làm bảo tàng hàng không. Cú hạ cánh khá ấn tượng: chiếc máy bay nặng 110 tấn chỉ mất 900 mét đường băng để dừng hẳn. Sau này không ai coi Tu-144 là biểuu tượng hàng không Xôviết nữa.
  9. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Một số loại gây tương đối tai nạn khác là TU-134 và YAK-40.
    Chỉ từ IL-86 thì các nhà thiết kế hàng không dân dụng LX mới chịu học tập kiểu máy bay thân rộng như Boeing và Airbus đã làm từ lâu. Thiết kế này dễ lái và an toàn hơn.
    Le Van Le
  10. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Thành thật xin lỗi ducsnipper nhé.
    Còn về vụ máy bay siêu âm chở khách, còn nhớ khi xưa Cả CCCP, Anh Pháp, và Mỹ cùng tham gia đấy chứ. NNhưng ccuối cùng Mỹ chấp nhận thua cuộc. Nguyên mẫu của Mỹ có được đưa lên một lần rồi mà. Hình như trong bài về vụ tai nạn lúcc chiếc nnày cất hay hạ cánh gì đó mà va phải một chiếc máy bay nhỏ.

Chia sẻ trang này