1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kqndvn, 08/04/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972 (Phần 1)

    Những trận không chiến trên bầu trời Bắc Việt, 1965-1972

    Air combat over North Vietnam 1965-72.
    Marshall L. Michel III.
    Naval Institute Press
    1997.

    Sách này ra đối tượng là các bạn ưa thích lịch sử và ngành không quân.

    Nội dung lược dịch bao gồm:
    - Vũ khí
    - Phân tích Học thuyết
    - Phân tích cách tạo đội hình bay (formation).
    - Chiến thuật tiếp cận tấn công
    - Chiến thuật giáng trả
    - Các trận đánh điển hình
    - Một vài con số biết nói
    - ...
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Phần giới thiệu (Lược dịch)
    Việt nam là nới diễn ra modern air war đầu tiên. Mỹ sử dụng tất cả những hệ vũ khí mới nhất để đảm bảo sự thống trị trên không, chống lại các hệ thống vũ khí thế hệ mới của Nga.
    Nhưng, ngược lại với mong muốn của Bộ quốc phòng, mọi chuyện không xuôn sẻ.
    F4 dựa hoàn toàn vào tên lửa, nhưng độ tin cậy của tên lửa thì rất thấp, khả năng bắn trúng mục tiêu bay thấp và cơ động mạnh kém.
    Từ trận không chiến đầu tiên cho đến mùa hè 1967, phi công Mỹ vẫn đạt tỷ lệ diệt tích cực. Trong hai trận đánh vào đầu tháng 1/1967, F4 bắn rơi 9 Mig21 mà không bị rơi chiếc nào [1]
    Tháng 4, 5, 6/1967, Mig lại tiếp tục tham chiến, Không quân Mỹ đã tập trung đối phó: bắn rơi 32 Mig, trong khi mất có 2 máy bay. Thiệt hại của KQNDVN nặng tới mức họ biến mất khỏi bầu trời trong nhiều tháng.
    Nhưng, thật ngạc nhiên, bất chấp biết được Mỹ đã trang bị công nghệ mới, vào cuối tháng 8 và sang tháng 9, KQNDVN đã trở lại bầu trời sau thất bại hồi tháng 5, đe doạ nghiêm trọng KQ Mỹ. Nhưng vẫn vậy, KQ Mỹ tiếp tục adminstered several sharp defeats. Dường như chu trình này sẽ lặp lại.
    Nhưng, bất chấp thiệt hại, KQNDVN không lùi bước. Lần này họ thay đổi cách đánh, with exceptionally good close radar control - GCI (dẫn đường bằng ra da). Hiệu quả của chiến thuật mới thật rùng mình (electrifying-điện giật). Từ cuối 1967 cho đến hết chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder, Mig21 bắn rơi trên 5 máy bay Mỹ cho mỗi máy bay họ bị hạ.
    Sau khi Sấm rền kết thúc. KQ Mỹ tổng kết rằng, thiếu huấn luyện là nguyên nhân chính của thất bại.
    Cuộc chiến tranh lần hai bắt đầu vào tháng 4/1972 với chiến dịch Freedom Train và 5/72 với chiến dịch Linebacker I. Lại lần nữa, các máy bay F4 Hải quân Mỹ với ưu thế công nghệ lại đem lại cho KQNDVn những chu kỳ thiệt hại giống như trong chiến dịch Sấm Rền. KQNDVN liền dừng tấn công máy bay Hải quân Mỹ, quay sang tấn công máy bay Không quân Mỹ, một chiến thuật đã được chứng minh là hết sức thành công vào cuối chiến dịch Sấm Rền. Trong hầu hết mùa hè, Mig thống trị các trận đánh với máy bay của Không quân Mỹ, cho đến tháng 9 khi Mỹ thực hiện một loạt cải tiến công nghệ, contest lại tiếp tục cho đến hết Linebacker I vào tháng 10/1972.
    Giai đoạn khốc liệt nhất và quan trọng nhất của cuộc chiến bắt đầu vào tháng 12/72. Thật ngạc nhiên, Mig không có mấy tác dụng với B52 bay đêm. Nhưng chỉ với ít missions flown, KQNDVN lần nữa lại thể hiện họ ngang bằng với các phi công F4 Không quân Mỹ.
    Và vào cuối tháng 12, chỉ có những người sô vanh điên cuồng nhất mới có thể nói máy bay Mỹ đã làm chủ bầu trời (only the most ardent chauvinists could say that US fighter force had achieve air superiority).
    kqndvn:
    [1]: Số liệu của ta xác nhận điều này.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 22:32 ngày 08/04/2005
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Phần giới thiệu (Lược dịch)
    Việt nam là nới diễn ra modern air war đầu tiên. Mỹ sử dụng tất cả những hệ vũ khí mới nhất để đảm bảo sự thống trị trên không, chống lại các hệ thống vũ khí thế hệ mới của Nga.
    Nhưng, ngược lại với mong muốn của Bộ quốc phòng, mọi chuyện không xuôn sẻ.
    F4 dựa hoàn toàn vào tên lửa, nhưng độ tin cậy của tên lửa thì rất thấp, khả năng bắn trúng mục tiêu bay thấp và cơ động mạnh kém.
    Từ trận không chiến đầu tiên cho đến mùa hè 1967, phi công Mỹ vẫn đạt tỷ lệ diệt tích cực. Trong hai trận đánh vào đầu tháng 1/1967, F4 bắn rơi 9 Mig21 mà không bị rơi chiếc nào [1]
    Tháng 4, 5, 6/1967, Mig lại tiếp tục tham chiến, Không quân Mỹ đã tập trung đối phó: bắn rơi 32 Mig, trong khi mất có 2 máy bay. Thiệt hại của KQNDVN nặng tới mức họ biến mất khỏi bầu trời trong nhiều tháng.
    Nhưng, thật ngạc nhiên, bất chấp biết được Mỹ đã trang bị công nghệ mới, vào cuối tháng 8 và sang tháng 9, KQNDVN đã trở lại bầu trời sau thất bại hồi tháng 5, đe doạ nghiêm trọng KQ Mỹ. Nhưng vẫn vậy, KQ Mỹ tiếp tục adminstered several sharp defeats. Dường như chu trình này sẽ lặp lại.
    Nhưng, bất chấp thiệt hại, KQNDVN không lùi bước. Lần này họ thay đổi cách đánh, with exceptionally good close radar control - GCI (dẫn đường bằng ra da). Hiệu quả của chiến thuật mới thật rùng mình (electrifying-điện giật). Từ cuối 1967 cho đến hết chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder, Mig21 bắn rơi trên 5 máy bay Mỹ cho mỗi máy bay họ bị hạ.
    Sau khi Sấm rền kết thúc. KQ Mỹ tổng kết rằng, thiếu huấn luyện là nguyên nhân chính của thất bại.
    Cuộc chiến tranh lần hai bắt đầu vào tháng 4/1972 với chiến dịch Freedom Train và 5/72 với chiến dịch Linebacker I. Lại lần nữa, các máy bay F4 Hải quân Mỹ với ưu thế công nghệ lại đem lại cho KQNDVn những chu kỳ thiệt hại giống như trong chiến dịch Sấm Rền. KQNDVN liền dừng tấn công máy bay Hải quân Mỹ, quay sang tấn công máy bay Không quân Mỹ, một chiến thuật đã được chứng minh là hết sức thành công vào cuối chiến dịch Sấm Rền. Trong hầu hết mùa hè, Mig thống trị các trận đánh với máy bay của Không quân Mỹ, cho đến tháng 9 khi Mỹ thực hiện một loạt cải tiến công nghệ, contest lại tiếp tục cho đến hết Linebacker I vào tháng 10/1972.
    Giai đoạn khốc liệt nhất và quan trọng nhất của cuộc chiến bắt đầu vào tháng 12/72. Thật ngạc nhiên, Mig không có mấy tác dụng với B52 bay đêm. Nhưng chỉ với ít missions flown, KQNDVN lần nữa lại thể hiện họ ngang bằng với các phi công F4 Không quân Mỹ.
    Và vào cuối tháng 12, chỉ có những người sô vanh điên cuồng nhất mới có thể nói máy bay Mỹ đã làm chủ bầu trời (only the most ardent chauvinists could say that US fighter force had achieve air superiority).
    kqndvn:
    [1]: Số liệu của ta xác nhận điều này.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 22:32 ngày 08/04/2005
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Địch thủ (Antagonists)
    Trang 10 - 20
    Lực lượng oanh kích chính của KQ Mỹ ở miền Bắc Việt nam trong chiến dịch Sấm Rền là F105 Thần sấm. F105 B ban đầu được thiết kế là máy bay ném bom nguyên tử chiến thuật tầm xa, bay thấp dùng ở Châu Âu. Nó có cánh bé để bay nhanh và khoang mang bom hạt nhân. F105 D với hình dáng gần như giống hệt được phát triển làm máy bay ném bom hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với thùng dầu ở vị trí khoang chứa bom.
    F105 gặp vấn đề lớn về bảo trì, nhưng đã được giải quyết trước chiến dịch. Đa số F105 model có một phi công, nhưng cũng có F105F 2 phi công dùng cho các sứ mệnh đặc biệt.
    F105 là loại máy bay nhanh nhất thế giới ở tầm thấp, và cho dù được thiết kế chuyên biệt cho ném bom, trong chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder), F105 kịch chiến với Mig nhiều hơn so với toàn bộ các máy bay khác cộng lại.
    F105 mang khẩu hoả diệm sơn M-61 (20mm - Vulcan), với tốc độ bắn 6,000 viên /phút, và khi sử dụng như tiêm kích (ít khi thôi), có thể mang 4 tên lửa tầm nhiệt Aim-9 sidewinder treo ở hai giá đúp. Giá đúp này gây ra nhiều sức cản, và làm giảm khối lượng bom đạn mang theo, nên ít khi F105 mang Aim9 trong các phi vụ ném bom. Vì cánh nhỏ nên cung cấp rất ít lực nâng cho F105 khi ngoặt, nó nổi tiếng vì kém cơ động, nhưng bất chấp khả năng lượn kém, khẩu cannon và tốc độ cao sau khi đã vứt bom khiến cho chiếc F105 được điều khiển tốt rất hữu dụng trong các cuộc không chiến trống lại Mig17.
    Một nửa các đơn vị air-to-air của Hải quân Mỹ trang bị F8 một ghế, một máy bay tiêm kích không biết thoả hiệp (uncompromising air superiority fighter). Nhanh và cơ động lanh lẹ, trang bị súng 20mm Colt Mark 12 và 2 hoặc 4 tên lửa Sidewinder ở ngang sườn, và một bộ ra đa có khả năng hạn chế. Phi công F8 được huấn luyện đặc biệt tốt với các trận đánh quần vòng (dogfight) và tự hào về thành tích; Họ tin rằng máy bay của họ là loại tốt nhất trong không chiến trên thế giới. F8 xuất kích từ các tàu sân bay loại nhỏ, thuộc thế hệ Project 27 - Charlie, sản xuất từ WW 2: Es*** class carriers, Oriskany, Bon Homme Richard, Han****, Intrepid, Lexington, Ticonderoga, và Shangri La, vốn đều được sửa chữa để vận hành máy bay phản lực.
    Cả KQ và HQ sử dụng F4 Phantom II, hai chỗ. Ban đầu F4 được phát triển nhằm đem lại cho HQ lực lượng tiêm kích trang bị ra da và tên lửa, nhưng với performance so impressive, KQ cũng chọn luôn nó làm máy bay chiến đấu đa năng. HQ gọi F4 là F4 B; KQ gán là F4C, nhưng về bản chất chúng là một loại máy bay. Từ lúc đầu, F4C trở thành lực lượng tiêm kích chủ đạo của KQ, nhưng F4B thì chia sẻ nhiệm vụ với F8.
    Trên phần lớn các khía cạnh, F4 là một máy bay excelent. Tăng tốc nhanh, bay gấp đôi tốc độ âm thanh ở tầm cao và siêu thanh ở tầm thấp, và có hệ thống ra đa cực mạnh vận hành bởi người phi công thứ hai ngồi ở ghế sau. Ở F4 HQ, phi công ngồi sau là navigator, gọi là RIO (radar intercept officer). Ở F4 KQ, phi công ngồi sau là người vừa mới tốt nghiệp bay, thường được biết đến như GIB (guy in back). F4 của KQ cũng thường mang tổ hợp điều khiển bay dùng cho GIB; F4 HQ thì không .
    Khi không chiến, F4 có thể mang tới 8 tên lửa, 4 AIM9 tìm nhiệt và 4 tên lửa dẫn đường bằng rada tầm xa AIM7 Sparrow. THeo xu thế, F4 không trang bị súng, và trên thực tế, ít phi công yêu cầu lắp đặt chúng.
    Các tên lửa không đối không mà máy bay Mỹ mang được kỳ vọng sẽ đem lại ưu thế về không chiến. Cả ba loại máy bay đều có thể mang Side winder, một loại tên lửa tìm nhiệt tương đối cũ, được sử dụng hiệu quả trong chiếnt rận năm 1958 bởi những người Quốc gia Trung quốc (Nationalist Chinese). Aim-9b của KQ và HQ vào đầu chiến dịch Sấm Rền nhẹ chỉ 164 pounds với 25 pound đầu nổ (trong đó 10.5 pound là chất nổ) và dễ vận dụng. Khi đầu dò hồng ngoại (infrared seeker) ở đầu Aim-9 cảm nhận được sức nóng từ ống xả động cơ của đích ngắm, tên lửa reo một tín hiệu âm thanh vào tai nghe của phi công. Phi công điều khiển máy bay tiến vào khu vực bắn hiệu dụng của tên lửa (missile envelop [1]) - cơ bản là một hình nón 30 độ, ở sau mục tiêu 1 dặm hoặc ít hơn - và bắn tên lửa, tên lửa sẽ tự lao vào nguồn nóng. Có nhiều ưu thế chiến thuật với tên lửa tìm nhiệt. Giờ đây, thay vì phải tiếp cận trong vòng 2000 feet để dùng cannon, máy bay trang bị tên lửa có thể tấn công từ xa đến gần 1 dặm trong một khu vực rộng phía sau mục tiêu.
    Sidewinder có một số nhược điểm. Chiến đấu cơ chỉ có thể mang số lượng ít (4 quả với F4 và F105, và 2 hoặc 4 với F8) bằng giá treo ngoài, và tổ hợp tên lửa - giá treo gây nên lực cản phụ trội làm giảm độ cơ động. Phi công cũng biết rằng Aim9 mới được kiểm tra bằng các mục tiêu ném bom tương đối không cơ động ở độ cao lớn; hiệu quả của Aim9 với mục tiêu tầm thấp đang cơ động vẫn chưa được chứng tỏ (gần như ngay khi Aim9 đưọc đưa vào sử dụng, các phi đội đã nhận thức được vấn đề của tên lửa trong không chiến, và yêu cầu phi công lao xuống thấp và lượn để tránh các tấn công bằng tên lửa tìm nhiệt. Điều gần giống hệt cũng xảy ra với không quân Bắc việt về sau trong chiến dịch Sấm Rền). Dẫu vậy, Aim9 làm tăng đáng kể tiềm năng của máy bay Mỹ, và máy bay địch phải "tôn trọng" nó mà bị giới hạn khả năng cơ động.
    Loại Aim7 dẫn bằng Rada dùng cho F4 thậm chí còn cung cấp ưu thế hơn rất nhiều so với Aim9. Đây là loại tên lửa "all-aspect" có thể bắn từ mọi góc độ quanh mục tiêu, thay bằng chỉ bắn từ phía sau. Nó thực sự trở thành điểm đột phá - máy bay So viet không có khả năng này, nên F4 có thể bắn sớm hơn địch thủ nhiều. Aim7 cũng có tầm xa hơn nhiều aim9, vào khoảng 12 dặm nếu tấn công đối đầu và 3 dặm từ phía sau. Sparow nặng 400 pounds, mang đầu đạn 65 pound, để giảm tối thiểu lực cản và không choán nhiều chỗ, nó được treo nửa chìm trong thân của F4.
    Aim7 là loại tên lửa bán chủ động "semi-active beam rider" sử dụng kết hợp với F4''s rada tìm và bám mục tiêu. Ở chế độ bình thường, rada như một bóng đèn trong phòng, khi nó bám vào mục tiêu, tia sáng thu hẹp lại thành một flashlight chiếu vào mục tiêu. Aim7 bay theo tia chiếu của Rada, hướng về tia phản xạ từ mục tiêu.
    Mặt nhược là để dẫn Aim7 rada phải bám liên tục vào mục tiêu trong toàn bộ thời gian tên lửa đang bay, và thứ tự bắn Aim7 rất mất thời gian và phức tạp. Hơn nữa, Rada và Aim7 không tốt lắm với mcụ tiêu bay phía dưới F4, nhất là ở độ cao thấp, bởi hiện tượng "ground cluster" (kqndvn: nhiễu địa vật) vốn tác động đến tất cả các rada vào thời kỳ đó. Khi tia chiếu của rada chạm đất, nó tạo ra đám phản xạ vào rada, khiến cho gần như không thể nhận dạng một máy bay đang bay thấp hoặc quan sát xuống từ trên cao.
    Bởi vì nhiễu địa vật, quy tắc là tấn công mục tiêu cùng độ cao hoặc cao hơn F4 để Aim7 có hiệu quả. Càng cao hơn mặt đất thì càng tốt. Đây là vấn đề chính trong chiến tranh Việt nam.
    Đầu đạn của Aim 7 và 9 có đầu nổ proximity fuse, sẽ kích nổ khi tên lửa bay gần mục tiêu mà không cần phải đâm trúng. Mặt nhược là cả hai tên lửa đều có khoảng bắn tối thiểu lớn, là khoảng an toàn để tránh cho tên lửa không nổ ngay khi vừa được bắn. Ở trong khoảng tối thiểu này - khoảng 3000 feets - ngòi nổ sẽ không được kích hoạt; tên lửa bắn trong khoảng này đơn giản chỉ thành một viên đạn lớn, đắt đỏ, và đần độn. Khoảng bắn tối thìểu này lại là bắt đầu của khoảng bắn hiệu quả của cannon (không tồn tại ở F4), có hiệu quả hơn ở tầm gần. Cannon bị coi là quá khứ, người ta nói McNamara đã bảo rằng trong chiến tranh hiện đại, ý tưởng gắn Cannon cho máy bay là cổ hủ như là mũi tên và cây cung.
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Địch thủ (Antagonists)
    Trang 10 - 20
    Lực lượng oanh kích chính của KQ Mỹ ở miền Bắc Việt nam trong chiến dịch Sấm Rền là F105 Thần sấm. F105 B ban đầu được thiết kế là máy bay ném bom nguyên tử chiến thuật tầm xa, bay thấp dùng ở Châu Âu. Nó có cánh bé để bay nhanh và khoang mang bom hạt nhân. F105 D với hình dáng gần như giống hệt được phát triển làm máy bay ném bom hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với thùng dầu ở vị trí khoang chứa bom.
    F105 gặp vấn đề lớn về bảo trì, nhưng đã được giải quyết trước chiến dịch. Đa số F105 model có một phi công, nhưng cũng có F105F 2 phi công dùng cho các sứ mệnh đặc biệt.
    F105 là loại máy bay nhanh nhất thế giới ở tầm thấp, và cho dù được thiết kế chuyên biệt cho ném bom, trong chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder), F105 kịch chiến với Mig nhiều hơn so với toàn bộ các máy bay khác cộng lại.
    F105 mang khẩu hoả diệm sơn M-61 (20mm - Vulcan), với tốc độ bắn 6,000 viên /phút, và khi sử dụng như tiêm kích (ít khi thôi), có thể mang 4 tên lửa tầm nhiệt Aim-9 sidewinder treo ở hai giá đúp. Giá đúp này gây ra nhiều sức cản, và làm giảm khối lượng bom đạn mang theo, nên ít khi F105 mang Aim9 trong các phi vụ ném bom. Vì cánh nhỏ nên cung cấp rất ít lực nâng cho F105 khi ngoặt, nó nổi tiếng vì kém cơ động, nhưng bất chấp khả năng lượn kém, khẩu cannon và tốc độ cao sau khi đã vứt bom khiến cho chiếc F105 được điều khiển tốt rất hữu dụng trong các cuộc không chiến trống lại Mig17.
    Một nửa các đơn vị air-to-air của Hải quân Mỹ trang bị F8 một ghế, một máy bay tiêm kích không biết thoả hiệp (uncompromising air superiority fighter). Nhanh và cơ động lanh lẹ, trang bị súng 20mm Colt Mark 12 và 2 hoặc 4 tên lửa Sidewinder ở ngang sườn, và một bộ ra đa có khả năng hạn chế. Phi công F8 được huấn luyện đặc biệt tốt với các trận đánh quần vòng (dogfight) và tự hào về thành tích; Họ tin rằng máy bay của họ là loại tốt nhất trong không chiến trên thế giới. F8 xuất kích từ các tàu sân bay loại nhỏ, thuộc thế hệ Project 27 - Charlie, sản xuất từ WW 2: Es*** class carriers, Oriskany, Bon Homme Richard, Han****, Intrepid, Lexington, Ticonderoga, và Shangri La, vốn đều được sửa chữa để vận hành máy bay phản lực.
    Cả KQ và HQ sử dụng F4 Phantom II, hai chỗ. Ban đầu F4 được phát triển nhằm đem lại cho HQ lực lượng tiêm kích trang bị ra da và tên lửa, nhưng với performance so impressive, KQ cũng chọn luôn nó làm máy bay chiến đấu đa năng. HQ gọi F4 là F4 B; KQ gán là F4C, nhưng về bản chất chúng là một loại máy bay. Từ lúc đầu, F4C trở thành lực lượng tiêm kích chủ đạo của KQ, nhưng F4B thì chia sẻ nhiệm vụ với F8.
    Trên phần lớn các khía cạnh, F4 là một máy bay excelent. Tăng tốc nhanh, bay gấp đôi tốc độ âm thanh ở tầm cao và siêu thanh ở tầm thấp, và có hệ thống ra đa cực mạnh vận hành bởi người phi công thứ hai ngồi ở ghế sau. Ở F4 HQ, phi công ngồi sau là navigator, gọi là RIO (radar intercept officer). Ở F4 KQ, phi công ngồi sau là người vừa mới tốt nghiệp bay, thường được biết đến như GIB (guy in back). F4 của KQ cũng thường mang tổ hợp điều khiển bay dùng cho GIB; F4 HQ thì không .
    Khi không chiến, F4 có thể mang tới 8 tên lửa, 4 AIM9 tìm nhiệt và 4 tên lửa dẫn đường bằng rada tầm xa AIM7 Sparrow. THeo xu thế, F4 không trang bị súng, và trên thực tế, ít phi công yêu cầu lắp đặt chúng.
    Các tên lửa không đối không mà máy bay Mỹ mang được kỳ vọng sẽ đem lại ưu thế về không chiến. Cả ba loại máy bay đều có thể mang Side winder, một loại tên lửa tìm nhiệt tương đối cũ, được sử dụng hiệu quả trong chiếnt rận năm 1958 bởi những người Quốc gia Trung quốc (Nationalist Chinese). Aim-9b của KQ và HQ vào đầu chiến dịch Sấm Rền nhẹ chỉ 164 pounds với 25 pound đầu nổ (trong đó 10.5 pound là chất nổ) và dễ vận dụng. Khi đầu dò hồng ngoại (infrared seeker) ở đầu Aim-9 cảm nhận được sức nóng từ ống xả động cơ của đích ngắm, tên lửa reo một tín hiệu âm thanh vào tai nghe của phi công. Phi công điều khiển máy bay tiến vào khu vực bắn hiệu dụng của tên lửa (missile envelop [1]) - cơ bản là một hình nón 30 độ, ở sau mục tiêu 1 dặm hoặc ít hơn - và bắn tên lửa, tên lửa sẽ tự lao vào nguồn nóng. Có nhiều ưu thế chiến thuật với tên lửa tìm nhiệt. Giờ đây, thay vì phải tiếp cận trong vòng 2000 feet để dùng cannon, máy bay trang bị tên lửa có thể tấn công từ xa đến gần 1 dặm trong một khu vực rộng phía sau mục tiêu.
    Sidewinder có một số nhược điểm. Chiến đấu cơ chỉ có thể mang số lượng ít (4 quả với F4 và F105, và 2 hoặc 4 với F8) bằng giá treo ngoài, và tổ hợp tên lửa - giá treo gây nên lực cản phụ trội làm giảm độ cơ động. Phi công cũng biết rằng Aim9 mới được kiểm tra bằng các mục tiêu ném bom tương đối không cơ động ở độ cao lớn; hiệu quả của Aim9 với mục tiêu tầm thấp đang cơ động vẫn chưa được chứng tỏ (gần như ngay khi Aim9 đưọc đưa vào sử dụng, các phi đội đã nhận thức được vấn đề của tên lửa trong không chiến, và yêu cầu phi công lao xuống thấp và lượn để tránh các tấn công bằng tên lửa tìm nhiệt. Điều gần giống hệt cũng xảy ra với không quân Bắc việt về sau trong chiến dịch Sấm Rền). Dẫu vậy, Aim9 làm tăng đáng kể tiềm năng của máy bay Mỹ, và máy bay địch phải "tôn trọng" nó mà bị giới hạn khả năng cơ động.
    Loại Aim7 dẫn bằng Rada dùng cho F4 thậm chí còn cung cấp ưu thế hơn rất nhiều so với Aim9. Đây là loại tên lửa "all-aspect" có thể bắn từ mọi góc độ quanh mục tiêu, thay bằng chỉ bắn từ phía sau. Nó thực sự trở thành điểm đột phá - máy bay So viet không có khả năng này, nên F4 có thể bắn sớm hơn địch thủ nhiều. Aim7 cũng có tầm xa hơn nhiều aim9, vào khoảng 12 dặm nếu tấn công đối đầu và 3 dặm từ phía sau. Sparow nặng 400 pounds, mang đầu đạn 65 pound, để giảm tối thiểu lực cản và không choán nhiều chỗ, nó được treo nửa chìm trong thân của F4.
    Aim7 là loại tên lửa bán chủ động "semi-active beam rider" sử dụng kết hợp với F4''s rada tìm và bám mục tiêu. Ở chế độ bình thường, rada như một bóng đèn trong phòng, khi nó bám vào mục tiêu, tia sáng thu hẹp lại thành một flashlight chiếu vào mục tiêu. Aim7 bay theo tia chiếu của Rada, hướng về tia phản xạ từ mục tiêu.
    Mặt nhược là để dẫn Aim7 rada phải bám liên tục vào mục tiêu trong toàn bộ thời gian tên lửa đang bay, và thứ tự bắn Aim7 rất mất thời gian và phức tạp. Hơn nữa, Rada và Aim7 không tốt lắm với mcụ tiêu bay phía dưới F4, nhất là ở độ cao thấp, bởi hiện tượng "ground cluster" (kqndvn: nhiễu địa vật) vốn tác động đến tất cả các rada vào thời kỳ đó. Khi tia chiếu của rada chạm đất, nó tạo ra đám phản xạ vào rada, khiến cho gần như không thể nhận dạng một máy bay đang bay thấp hoặc quan sát xuống từ trên cao.
    Bởi vì nhiễu địa vật, quy tắc là tấn công mục tiêu cùng độ cao hoặc cao hơn F4 để Aim7 có hiệu quả. Càng cao hơn mặt đất thì càng tốt. Đây là vấn đề chính trong chiến tranh Việt nam.
    Đầu đạn của Aim 7 và 9 có đầu nổ proximity fuse, sẽ kích nổ khi tên lửa bay gần mục tiêu mà không cần phải đâm trúng. Mặt nhược là cả hai tên lửa đều có khoảng bắn tối thiểu lớn, là khoảng an toàn để tránh cho tên lửa không nổ ngay khi vừa được bắn. Ở trong khoảng tối thiểu này - khoảng 3000 feets - ngòi nổ sẽ không được kích hoạt; tên lửa bắn trong khoảng này đơn giản chỉ thành một viên đạn lớn, đắt đỏ, và đần độn. Khoảng bắn tối thìểu này lại là bắt đầu của khoảng bắn hiệu quả của cannon (không tồn tại ở F4), có hiệu quả hơn ở tầm gần. Cannon bị coi là quá khứ, người ta nói McNamara đã bảo rằng trong chiến tranh hiện đại, ý tưởng gắn Cannon cho máy bay là cổ hủ như là mũi tên và cây cung.
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Lược dịch
    Trang 20 -...
    Mig17
    Trên giấy tờ cả ba loại máy bay của KQ Mỹ hơn hẳn Mig17 ở vũ khí và tính năng. Chúng bay nhanh hơn âm thanh, trong khi Mig17 bay dưới tốc độ âm thanh, dù có thể ngoặt tốt hơn. Mig17 không có tê lửa không đối không, nên phải dựa vào cannon: 2 súng 23 mm và 1 súng 37mm. Hai loại này nặng hơn rất nhiều loại dùng trên máy bay Mỹ vì được nhắm đến đánh chặn máy bay ném bom, và có tốc độ bắn chậm.
    Một loạt bắn 2 giây của Mig17 chỉ có 69 viên đạn, trong khi US M-61 của F105 có thể bắn tới 175 viên và Mark 12 của F8 bắn 160 viên. Nhưng cannon của Mig17 có tầm rất xa, khoảng 5000 feet - và trọng lượng đạn rất nặng, khoảng 70.3 pound cho 2 giây bắn, trong khi con số đó là 38.6 và 35.2 cho F105 và F8. Phi công ở Ctranh TTiên cho rằng tốc độ bắn này quá chậm cho không chiến, nhưng nó lại cho phép Mig17 có thể diệt mục tiêu bẳng chỉ một lucky hit. Tuy nhiên, Mig17 chỉ có đủ đạn cho 5 giây, trong khi F105 và F8 có 10 giây.
    Chổi quét bụi (Feather Duster)
    Dù có máy bay tốt hơn, KQ cho rằng kỹ năng không chiến chống lại mục tiêu nhỏ và cơ động như Mig17 đã suy giảm đáng kể và gây lo lắng. Khônglâu sau khi không chiến bắt đầu, KQ có chương trình Feather Duster để tìm chiến thuật hiệu quả cho F105 và F4 chống lại Mig17. Họ dùng F-86, một loại tương tự Mig17 để mô phỏng.
    ....
    Kết quả cho thấy máy bay Mỹ to và nặng hơn nhiều máy bay so viet có ưu thế ở tộc độ cao và độ cao thấp, trong khi Mig nhẹ và ngoặt tốt ở tốc độ thấp và độ cao cao. Trừ phi F không ngoặt theo Mig, nó giữ ưu thế, còn khi đã vòng tiếp cận, đặc biệt ở tốc độ thấp, ưu thế chuyển về Mig.
    ....
    Nói chung, chương trình cho thấy cả hai loại Mig 17 và 21 đều có thể ngoặt tốt hơn F ở tốc độ dưới .9M, càng chậm càng lượn tốt hơn.
    Tính chất cơ bản của đánh quần vòng (turning dogfight) khiến ưu thế lượn tốc độ thấp rất quan trọng. Khi máy bay lượn gấp, vì lực trọng trường (gravity force), máy bay nặng hơn. Trong chiến đấu, ngoặt 6G là tiêu chuẩn, khi đó máy bay nặng gấp 6 lần khi nó bay ổn định và bằng. Vì động cơ thiết kế để bay ổn định, khi khối lượng tăng với G, mb không tránh được bị giảm tốc. Sức nâng của cánh là một yếu tố nữa, mb nặng hơn khi lượn khiến sức nâng giảm và lực đẩy tương đối giảm, nên không đủ duy trì tốc độ. Để duy trì tốc độ, mb phải giảm độ cao, do đó nó cứ dần xuống thấp và chậm hơn. Chương trình kết luận phi công F không nên quần lượn với Mig, mà chỉ giữ tốc độ và tấnc công theo kiểu bắn và chạy (hit and run).
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Lược dịch
    Trang 20 -...
    Mig17
    Trên giấy tờ cả ba loại máy bay của KQ Mỹ hơn hẳn Mig17 ở vũ khí và tính năng. Chúng bay nhanh hơn âm thanh, trong khi Mig17 bay dưới tốc độ âm thanh, dù có thể ngoặt tốt hơn. Mig17 không có tê lửa không đối không, nên phải dựa vào cannon: 2 súng 23 mm và 1 súng 37mm. Hai loại này nặng hơn rất nhiều loại dùng trên máy bay Mỹ vì được nhắm đến đánh chặn máy bay ném bom, và có tốc độ bắn chậm.
    Một loạt bắn 2 giây của Mig17 chỉ có 69 viên đạn, trong khi US M-61 của F105 có thể bắn tới 175 viên và Mark 12 của F8 bắn 160 viên. Nhưng cannon của Mig17 có tầm rất xa, khoảng 5000 feet - và trọng lượng đạn rất nặng, khoảng 70.3 pound cho 2 giây bắn, trong khi con số đó là 38.6 và 35.2 cho F105 và F8. Phi công ở Ctranh TTiên cho rằng tốc độ bắn này quá chậm cho không chiến, nhưng nó lại cho phép Mig17 có thể diệt mục tiêu bẳng chỉ một lucky hit. Tuy nhiên, Mig17 chỉ có đủ đạn cho 5 giây, trong khi F105 và F8 có 10 giây.
    Chổi quét bụi (Feather Duster)
    Dù có máy bay tốt hơn, KQ cho rằng kỹ năng không chiến chống lại mục tiêu nhỏ và cơ động như Mig17 đã suy giảm đáng kể và gây lo lắng. Khônglâu sau khi không chiến bắt đầu, KQ có chương trình Feather Duster để tìm chiến thuật hiệu quả cho F105 và F4 chống lại Mig17. Họ dùng F-86, một loại tương tự Mig17 để mô phỏng.
    ....
    Kết quả cho thấy máy bay Mỹ to và nặng hơn nhiều máy bay so viet có ưu thế ở tộc độ cao và độ cao thấp, trong khi Mig nhẹ và ngoặt tốt ở tốc độ thấp và độ cao cao. Trừ phi F không ngoặt theo Mig, nó giữ ưu thế, còn khi đã vòng tiếp cận, đặc biệt ở tốc độ thấp, ưu thế chuyển về Mig.
    ....
    Nói chung, chương trình cho thấy cả hai loại Mig 17 và 21 đều có thể ngoặt tốt hơn F ở tốc độ dưới .9M, càng chậm càng lượn tốt hơn.
    Tính chất cơ bản của đánh quần vòng (turning dogfight) khiến ưu thế lượn tốc độ thấp rất quan trọng. Khi máy bay lượn gấp, vì lực trọng trường (gravity force), máy bay nặng hơn. Trong chiến đấu, ngoặt 6G là tiêu chuẩn, khi đó máy bay nặng gấp 6 lần khi nó bay ổn định và bằng. Vì động cơ thiết kế để bay ổn định, khi khối lượng tăng với G, mb không tránh được bị giảm tốc. Sức nâng của cánh là một yếu tố nữa, mb nặng hơn khi lượn khiến sức nâng giảm và lực đẩy tương đối giảm, nên không đủ duy trì tốc độ. Để duy trì tốc độ, mb phải giảm độ cao, do đó nó cứ dần xuống thấp và chậm hơn. Chương trình kết luận phi công F không nên quần lượn với Mig, mà chỉ giữ tốc độ và tấnc công theo kiểu bắn và chạy (hit and run).
  8. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Lược dịch
    1. Trận đầu (Open fire)
    1964, tình báo Mỹ cho biết Việt nam sở hữu một hệ thống phòng không hết sức đơn giản, với 20 ra đa báo động sớm, 1,500 súng tự động dùng bắn máy bay (AA), và không có tên lửa đối không (SAM). Chỉ có 2 sân bay có thể tiếp nhận máy bay phản lực là Cát bi và Gia lâm.
    Việt nam nhanh chóng có được 36 soviet-made Mig17 và các hệ thống Ground-Controlled Interception. (kqndvn: GCI - Hệ thống dẫn đường từ mặt đất, giúp phi công biết đang bay đi đâu, cách địch bao xa, bay thế nào để đạt vị trí công kích tốt).
    Dẫu sao, Mig17 không phải là một tiêm kích hiện đại. Ở Triều tiên, F-86 của Mỹ đã hạ Mig-15 phần lớn do phi công Nga lái với tỉ lệ tiêu diệt 10:1 (kqndvn: hạ mười máy bay địch cho mỗi máy bay ta bị mất). F4, F8, F105 là hệ báy bay mới, rõ ràng có ưu thế rõ rệt so với máy bay cũ do phi công third-world lái.
    Trận đánh mở màn (first shots).
    48 F105d của không quân Mỹ tấn công một cây cầu ở Thanh Hoá. Đi cùng có F-100 tuần phòng (Combat air partrol - MigCAP) chống Mig, và hơn 30 F4Bs của Hải quân và phi đội cứu hộ khi phi công bị hạ.
    Đây là một ngày nhiều sương mù (hazy), từ độ cao 12,000-15,000 feet (3-5000 m). Tất cả hơn 80 máy bay Mỹ tranh nhau trao đổi ở cùng một tần số radio, làm nghẽn cả hệ thống với các cuộc gọi.
    4 F-105, tạm gọi là phi đội Zinc (kẽm), bay ở giữa đội hình, mang theo 8 Mark 117 750pound bom (300kg) và thùng dầu phụ. Khi họ bay đến vùng trời mục tiêu, họ thấy toàn bộ lực lượng đông nghẹt đang ở trên mục tiêu chờ đợi đến lượt mình dội bom. Cho dù Mig đã tiến công ngày hôm trước, tư lệnh trận đánh vẫn cho Zinc và 2 phi đội F105 nữa bay vòng quanh khoảng 10 miles về phía nam mục tiêu và đợi cho đến lượt.
    Phi đội Zinc đến điểm ấn định, và bắt đầu bay vòng trên đám mây mù ở độ cao 15,000 feet. Do mang rất nặng, máy bay phải bay ở tốc độ rất thấp, chỉ khoảng 325 knots (~450km/h). Ngay khi F105 bắt đầu turn at the orbit point, Zinc 3 (kqndvn: số 3 trong phi đội Zinc) thấy 2 máy bay đang tiến đến từ trên cao (shallow dive approaching) phía sau khoảng 1 mile. Zinc3 không thể nhận biết ngay máy bay, nhưng khi chúng đến gần cạnh ở 4000 feet, cậu ta nhận ra là Mig17 đang tấn công Số 1 và số 2. Zinc 3 gọi "Biên đội trưởng (Zinc lead), ngoặt gấp, có Mig phía sau. Biên đội trưởng, ngoặt gấp, chúng ta đang bị tấn công". Số 4 cũng cảnh báo ngay sau đó. Cả Zinc 1 và Zinc 2 đều không phản ứng sau với cảnh báo (kqndvn: số 1 biên đội trưởng và số 2). (Cho dù radio frequency was clustered with calls, Zinc 3 và Zinc 4 nhận thấy họ đủ gần để override the more distant transmissions, and các máy bay khác trong vùng đã nghe thấy break calls).
    2 Mig17 bay ngang qua Zinc 3 và Zinc 4 với tốc độ cao, và chiếc mig bay đầu bắt đầu bắn ở khoảng 1,500 feet đằng sau Zinc 1, trong khi chiếc Mig thứ 2, bay cạnh cách chiếc thứ nhất 1,000 feet, cùng lúc bắn vào Zinc 2. Những chiếc F105 nặng nề không có cơ hội nào (never had a chance). Cả Zinc1 và Zinc2 bị trúng đạn. Ngay khi Mig bắn, Zinc 2 gọi Zinc 1 "Lead, Mig ở sau anh [ngắt quãng một lúc] , tôi bị trúng đạn rồi". Zinc 3 thấy nhiều vết đạn ở lưng Zinc1 và lửa đang phát ra từ nửa sau của Zinc 2.
    Hai chiếcMig duy trì công kích trong phạm vi 800 feet (~250m), sau đó dừng bắn, cải bằng, và bay thẳng, biến mất trong đám mây mù.
    Khi 2 chiếc Mig đầu tấn công Zinc 1 và Zinc 2, một cặp Mig khác đang theo đuôi Zinc3 Zin4 và bắt đầu tấn công. Zinc3 thấy Mig ở phía sau, và 2 chiếc F105 quay lại phản kích. Cặp Mig bay vượt qua phía sau của Zin3 và Zin4, tiếp tục bay thẳng, rồi biến mất trong mây mù, quá nhanh nên F105 không theo kịp.
    Zin3 và Zin4 khi dó cố gằng tìm kiếm Zin1 và Zin2, cả hai bị hư hỏng nặng nhưng vẫn đang bay. Zinc 4 thấy Zinc 2, nhưng vì mù, không thấy được tình trạng hư hỏng của chiếc F105 đang bay rất chậm, cho đến khi anh ở rất gần, dưới 1,500 feet-400m. Zinc4 nhìn quá, bay trượt lên trước Zinc 2, và mất dấu Zinc 2 trong mây mù. Khi Zin4 quay lại, Zinc 2 thông báo đang chuẩn bị nhảy dù. Zinc4 bay vòng trên khu vực, và nghĩ rằng đã nhìn thấy Zinc2 đâm xuống nước; Nhưng sau đó, lực lượng máy bay cứu hộ đã không tìm ra thi thể phi công.
    Cho đến lúc ấy, Zinc 3 lại bị tấn công bởi Mig; sau khi đánh bại công kích, anh ta tiếp tục tìm kiếm và thấy Zinc 1 vẫn đang bay. 2 F105 lấy độ cao, phòng khi động cơ hỏng, Zinc 1 có thể glide về sân bay của KQ Mỹ. Bay bằng ở 21,000 feet, Zinc 3 bay xung quanh Zinc 1 để đánh giá damage do cannon fire. Có lỗ thủng lớn ở dưới đuôi và bên trên cánh hãm (speed brake), và một lỗ rộng 1 foot dọc theo cánh tà sau cánh trái (left trailing edge flap). Cửa dù hãm đã mở, nhưng dù vẫn bên trong. Thiệt hại của cánh hãm cho thấy Zinc1 có thể gặp vấn đề thuỷ lực (hydraulic); anh ta xác nhận có partial hydraulic failure.
    Zinc 4 bay hợp lại với Zin 1 và 3, cả 3 F105 bay về Đà nẵng hạ cánh khẩn cấp. Khi còn cách 10 miles, Zinc 1 giảm ga để hạ cánh, nhưng động cơ mất oil pressure và bị frozen. Anh ta đành cải bằng và thông báo chuẩn bị nhảy dù.
    Ejection appeared normal, nhưng Zinc 1 bắn ra khỏi buồng lái mà không có mũ (without helmet), và dù dường như không mở. Zinc 3 bay theo phi công và ở lại trên khu vực cho đến khi trực thăng cứu hộ tới. Một tàu chiến sau đó đến và đưa thi thể phi công Zinc1 đi. Dù thực ra có mở, nhưng không kịp đủ để hãm tốc. Hết dầu, Zinc 3 và 4 hạ cánh ở Đà nẵng.
    Không chiến đã claimed its fist US victims.
    kqndvn:
    - Về phía ta, cả 4 phi công đều không về được đến nhà. Trần Hanh hạ cánh bắt buộc xuống khu vực đồi núi. Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm, Phạm Giấy mất tích (sau đó được xác nhận đã hy sinh).
    - Không có một phi công Mỹ nào báo cáo đã không chiến với Mig và bắn hạ mig. Do đó, có thể khẳng định máy bay ta đã bị chính cao xạ bảo vệ cầu bắn hạ.
    - Trận đánh đầu tiên trước đó cả hai F8 bị trúng đạn đều về được đến nhà. Một chiếc bị thương nặng nên không dám hạ cánh ở hạm, mà về hạ cánh ở Đà nẵng, về sau hỏng quá nặng nên cũng phải bỏ đi. Qua gun camera của Lan và Quỳ, ta khẳng định máy bay địch bị bắn trúng. Phi công báo máy bay bị rơi có thể là không chính xác, vì không loại trừ khả năng F8 lao xuống thấp để cơ động tránh đạn, nhưng đã kịp phục hồi ngay trên mặt biển. Ngay trong trận đánh này cũng vậy, theo tài liệu của ta phi công báo đều đã nhìn thấy máy bay trúng đạn và đâm sầm xuống đất, nhưng thực ra cả hai chiếc vẫn còn "ngắc ngoải" chán sau trận đánh rồi mới rơi hẳn.
    Vậy, 2 phi công đầu tiên bắn rơi tại chỗ máy bay địch không phải là Lan (hiện là thiếu tướng) và Quỳ, mà là Trần Hanh (hiện là trung tướng) và Lê Minh Huân [Tham khảo so sánh với tài liệu Đám mây hình lưỡi búa của sỹ quan dẫn đường Lê thành Chơn, Báo Cần thơ Điện tử http://www.baocantho.com.vn/vietnam/sangtac/14762/].
    Kết quả trận đánh: Ta mất cả 4 Mig17 và 3 phi công. Địch mất 2 máy bay và 2 phi công.
    Các số liệu Việt nam công bố chưa chắc đã chính xác, và số liệu Mỹ công bố cũng vậy. Theo các tài liệu khác, sau chiến tranh, qua phân tích nhiều trường hợp, KQ và HQ Mỹ xác nhận có khả năng nhiều biên đội Mỹ cùng bắn 1 chiếc máy bay và cùng claim kill, nhưng họ không biết nên tưởng là bắn vào nhiều Mig khác nhau. Nhưng KQ và HQ Mỹ không có điều kiện kiểm chứng.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 08/04/2005
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Lược dịch
    1. Trận đầu (Open fire)
    1964, tình báo Mỹ cho biết Việt nam sở hữu một hệ thống phòng không hết sức đơn giản, với 20 ra đa báo động sớm, 1,500 súng tự động dùng bắn máy bay (AA), và không có tên lửa đối không (SAM). Chỉ có 2 sân bay có thể tiếp nhận máy bay phản lực là Cát bi và Gia lâm.
    Việt nam nhanh chóng có được 36 soviet-made Mig17 và các hệ thống Ground-Controlled Interception. (kqndvn: GCI - Hệ thống dẫn đường từ mặt đất, giúp phi công biết đang bay đi đâu, cách địch bao xa, bay thế nào để đạt vị trí công kích tốt).
    Dẫu sao, Mig17 không phải là một tiêm kích hiện đại. Ở Triều tiên, F-86 của Mỹ đã hạ Mig-15 phần lớn do phi công Nga lái với tỉ lệ tiêu diệt 10:1 (kqndvn: hạ mười máy bay địch cho mỗi máy bay ta bị mất). F4, F8, F105 là hệ báy bay mới, rõ ràng có ưu thế rõ rệt so với máy bay cũ do phi công third-world lái.
    Trận đánh mở màn (first shots).
    48 F105d của không quân Mỹ tấn công một cây cầu ở Thanh Hoá. Đi cùng có F-100 tuần phòng (Combat air partrol - MigCAP) chống Mig, và hơn 30 F4Bs của Hải quân và phi đội cứu hộ khi phi công bị hạ.
    Đây là một ngày nhiều sương mù (hazy), từ độ cao 12,000-15,000 feet (3-5000 m). Tất cả hơn 80 máy bay Mỹ tranh nhau trao đổi ở cùng một tần số radio, làm nghẽn cả hệ thống với các cuộc gọi.
    4 F-105, tạm gọi là phi đội Zinc (kẽm), bay ở giữa đội hình, mang theo 8 Mark 117 750pound bom (300kg) và thùng dầu phụ. Khi họ bay đến vùng trời mục tiêu, họ thấy toàn bộ lực lượng đông nghẹt đang ở trên mục tiêu chờ đợi đến lượt mình dội bom. Cho dù Mig đã tiến công ngày hôm trước, tư lệnh trận đánh vẫn cho Zinc và 2 phi đội F105 nữa bay vòng quanh khoảng 10 miles về phía nam mục tiêu và đợi cho đến lượt.
    Phi đội Zinc đến điểm ấn định, và bắt đầu bay vòng trên đám mây mù ở độ cao 15,000 feet. Do mang rất nặng, máy bay phải bay ở tốc độ rất thấp, chỉ khoảng 325 knots (~450km/h). Ngay khi F105 bắt đầu turn at the orbit point, Zinc 3 (kqndvn: số 3 trong phi đội Zinc) thấy 2 máy bay đang tiến đến từ trên cao (shallow dive approaching) phía sau khoảng 1 mile. Zinc3 không thể nhận biết ngay máy bay, nhưng khi chúng đến gần cạnh ở 4000 feet, cậu ta nhận ra là Mig17 đang tấn công Số 1 và số 2. Zinc 3 gọi "Biên đội trưởng (Zinc lead), ngoặt gấp, có Mig phía sau. Biên đội trưởng, ngoặt gấp, chúng ta đang bị tấn công". Số 4 cũng cảnh báo ngay sau đó. Cả Zinc 1 và Zinc 2 đều không phản ứng sau với cảnh báo (kqndvn: số 1 biên đội trưởng và số 2). (Cho dù radio frequency was clustered with calls, Zinc 3 và Zinc 4 nhận thấy họ đủ gần để override the more distant transmissions, and các máy bay khác trong vùng đã nghe thấy break calls).
    2 Mig17 bay ngang qua Zinc 3 và Zinc 4 với tốc độ cao, và chiếc mig bay đầu bắt đầu bắn ở khoảng 1,500 feet đằng sau Zinc 1, trong khi chiếc Mig thứ 2, bay cạnh cách chiếc thứ nhất 1,000 feet, cùng lúc bắn vào Zinc 2. Những chiếc F105 nặng nề không có cơ hội nào (never had a chance). Cả Zinc1 và Zinc2 bị trúng đạn. Ngay khi Mig bắn, Zinc 2 gọi Zinc 1 "Lead, Mig ở sau anh [ngắt quãng một lúc] , tôi bị trúng đạn rồi". Zinc 3 thấy nhiều vết đạn ở lưng Zinc1 và lửa đang phát ra từ nửa sau của Zinc 2.
    Hai chiếcMig duy trì công kích trong phạm vi 800 feet (~250m), sau đó dừng bắn, cải bằng, và bay thẳng, biến mất trong đám mây mù.
    Khi 2 chiếc Mig đầu tấn công Zinc 1 và Zinc 2, một cặp Mig khác đang theo đuôi Zinc3 Zin4 và bắt đầu tấn công. Zinc3 thấy Mig ở phía sau, và 2 chiếc F105 quay lại phản kích. Cặp Mig bay vượt qua phía sau của Zin3 và Zin4, tiếp tục bay thẳng, rồi biến mất trong mây mù, quá nhanh nên F105 không theo kịp.
    Zin3 và Zin4 khi dó cố gằng tìm kiếm Zin1 và Zin2, cả hai bị hư hỏng nặng nhưng vẫn đang bay. Zinc 4 thấy Zinc 2, nhưng vì mù, không thấy được tình trạng hư hỏng của chiếc F105 đang bay rất chậm, cho đến khi anh ở rất gần, dưới 1,500 feet-400m. Zinc4 nhìn quá, bay trượt lên trước Zinc 2, và mất dấu Zinc 2 trong mây mù. Khi Zin4 quay lại, Zinc 2 thông báo đang chuẩn bị nhảy dù. Zinc4 bay vòng trên khu vực, và nghĩ rằng đã nhìn thấy Zinc2 đâm xuống nước; Nhưng sau đó, lực lượng máy bay cứu hộ đã không tìm ra thi thể phi công.
    Cho đến lúc ấy, Zinc 3 lại bị tấn công bởi Mig; sau khi đánh bại công kích, anh ta tiếp tục tìm kiếm và thấy Zinc 1 vẫn đang bay. 2 F105 lấy độ cao, phòng khi động cơ hỏng, Zinc 1 có thể glide về sân bay của KQ Mỹ. Bay bằng ở 21,000 feet, Zinc 3 bay xung quanh Zinc 1 để đánh giá damage do cannon fire. Có lỗ thủng lớn ở dưới đuôi và bên trên cánh hãm (speed brake), và một lỗ rộng 1 foot dọc theo cánh tà sau cánh trái (left trailing edge flap). Cửa dù hãm đã mở, nhưng dù vẫn bên trong. Thiệt hại của cánh hãm cho thấy Zinc1 có thể gặp vấn đề thuỷ lực (hydraulic); anh ta xác nhận có partial hydraulic failure.
    Zinc 4 bay hợp lại với Zin 1 và 3, cả 3 F105 bay về Đà nẵng hạ cánh khẩn cấp. Khi còn cách 10 miles, Zinc 1 giảm ga để hạ cánh, nhưng động cơ mất oil pressure và bị frozen. Anh ta đành cải bằng và thông báo chuẩn bị nhảy dù.
    Ejection appeared normal, nhưng Zinc 1 bắn ra khỏi buồng lái mà không có mũ (without helmet), và dù dường như không mở. Zinc 3 bay theo phi công và ở lại trên khu vực cho đến khi trực thăng cứu hộ tới. Một tàu chiến sau đó đến và đưa thi thể phi công Zinc1 đi. Dù thực ra có mở, nhưng không kịp đủ để hãm tốc. Hết dầu, Zinc 3 và 4 hạ cánh ở Đà nẵng.
    Không chiến đã claimed its fist US victims.
    kqndvn:
    - Về phía ta, cả 4 phi công đều không về được đến nhà. Trần Hanh hạ cánh bắt buộc xuống khu vực đồi núi. Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm, Phạm Giấy mất tích (sau đó được xác nhận đã hy sinh).
    - Không có một phi công Mỹ nào báo cáo đã không chiến với Mig và bắn hạ mig. Do đó, có thể khẳng định máy bay ta đã bị chính cao xạ bảo vệ cầu bắn hạ.
    - Trận đánh đầu tiên trước đó cả hai F8 bị trúng đạn đều về được đến nhà. Một chiếc bị thương nặng nên không dám hạ cánh ở hạm, mà về hạ cánh ở Đà nẵng, về sau hỏng quá nặng nên cũng phải bỏ đi. Qua gun camera của Lan và Quỳ, ta khẳng định máy bay địch bị bắn trúng. Phi công báo máy bay bị rơi có thể là không chính xác, vì không loại trừ khả năng F8 lao xuống thấp để cơ động tránh đạn, nhưng đã kịp phục hồi ngay trên mặt biển. Ngay trong trận đánh này cũng vậy, theo tài liệu của ta phi công báo đều đã nhìn thấy máy bay trúng đạn và đâm sầm xuống đất, nhưng thực ra cả hai chiếc vẫn còn "ngắc ngoải" chán sau trận đánh rồi mới rơi hẳn.
    Vậy, 2 phi công đầu tiên bắn rơi tại chỗ máy bay địch không phải là Lan (hiện là thiếu tướng) và Quỳ, mà là Trần Hanh (hiện là trung tướng) và Lê Minh Huân [Tham khảo so sánh với tài liệu Đám mây hình lưỡi búa của sỹ quan dẫn đường Lê thành Chơn, Báo Cần thơ Điện tử http://www.baocantho.com.vn/vietnam/sangtac/14762/].
    Kết quả trận đánh: Ta mất cả 4 Mig17 và 3 phi công. Địch mất 2 máy bay và 2 phi công.
    Các số liệu Việt nam công bố chưa chắc đã chính xác, và số liệu Mỹ công bố cũng vậy. Theo các tài liệu khác, sau chiến tranh, qua phân tích nhiều trường hợp, KQ và HQ Mỹ xác nhận có khả năng nhiều biên đội Mỹ cùng bắn 1 chiếc máy bay và cùng claim kill, nhưng họ không biết nên tưởng là bắn vào nhiều Mig khác nhau. Nhưng KQ và HQ Mỹ không có điều kiện kiểm chứng.
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 08/04/2005
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    1967:
    Phân tích giữa hè.
    Mid Summer Analysis.

    Trang 116-117.
    Các lực lượng tham gia chiến dịch Sấm rền đã có thể nhìn lại kết quả không chiến của nửa đầu năm 1967 với sự hài lòng. Không quân Bắc Việt (KQBV) đã mất 55 Mig trên trời và khoảng 30 chiếc nữa ở mặt đất - số lượng tương đương với toàn bộ lực lượng. Chỉ tính riêng tháng 4 và 5, kqbv mất 38 máy bay trong không chiến, trong khi thiệt hại của Mỹ vẫn thấp và Migs ít khi buộc được các máy bay ném bom phải bỏ vũ khí dọc đường [1].
    Không quân thành công trong các chiến dịch nhờ 3 phát triển. Trước hết là việc sử dụng ECM pod [2] cho F4. Vào tháng 5, tất cả F4 đã có ECM pod, cho phép chúng hộ tống đoàn cường kích đến mọi nơi. ECM cho phép F4 thâm nhập vào khu vực có SAM, với đội hình gắn chặt với cường kích; Vì KQBV tránh không cho Mig đối đầu với các F4 chuyên tuần phòng chống Mig, F4 sẽ có cơ hội tấn công nhiều hơn khi họ bay cùng với cường kích [3]
    Thứ hai, với việc trang bị gun pod (súng không-không treo bên ngoài) cho F4, F4 có thể tấn công Mig ở khoảng gần, bổ sung cho tên lửa vẫn đang gặp vấn đề về hiệu quả, nhất là khi bắn vào Mig17.
    Cuối cùng, việc trang bị mới bộ hỏi đáp QRC-248 (interrogator) trên EC121 cải thiện đáng kể khả năng phát hiện Mig và dẫn đường cho F tấn công chúng.
    Hải quân cũng "chơi" tốt, với 12 kills từ tháng 4 và tăng đáng kể hiệu quả sử dụng tên lửa với Aim-9D, với 9 kills.
    PHân tích vũ khí của Không quân Mỹ trong các trận không chiến giai đoạn tháng 4-6 cho thấy vấn đề tên lửa vẫn tồn tại. Trong 61 lần chạm trán, F4 KQ bắn 72 Aim-7, trúng 8 lần, tỷ lệ 11% thành công; và 59 Aim-9Bs, trúng 10 (17%). Thật ngạc nhiên, F105 bắn 11 lần Aim9 thì trúng 3 lần, đạt 27%, cao hơn nhiều so với F4 (7 trúng trong 48 lần bắn, hay 14%). 10 Aim-4d đã được bắn, nhưng không trúng lần nào.
    Cho đến lúc đó, kết quả dùng súng cannon lại rất khích lệ. F105 công kích 21 lần bằng súng và diệt 6 (hiệu quả 28%); F4 công kích 9 lần bằng súng và diệt 5, đạt 55%. THêm vào 11 kills, có 4 Mig bị thương do trúng đạn, đưa tỉ lệ trúng của cannon lên tới 50%. Kết quả tuyệt vời của dùng cannon bắt nguồn từ nhiều yếu tố.
    F-105 được sử dụng ngày càng nhiều để tuần phòng chống Mig (MigCAP) và rất nhiều trường hợp họ đã gặp Mig, do đó gunsight (kính ngắm của cannon) được điều chỉnh ở chế độ không đối không [4]
    Với F4, vì Mig cơ động chỉ để tránh tên lửa, và không nghĩ rằng bị tấn công bằng cannon. Việc cơ động tránh tên lửa này lại đưa Mig lại gần F4 hơn, trong tầm hiệu quả của cannon. [5]
    Cuối cùng, khả năng cơ động và trình độ phi công cũng là nhân tố quan trọng cho thành công của việc sử dụng súng.
    Giải thích:
    Cái này là theo tớ hiểu từ các chú bác và anh em làm trong không quân nói lại. Có cái thuộc quan điểm riêng của từng người.
    [1] Số máy bay thiệt hại ở mặt đất chắc thế nào cũng bao gồm cả máy bay bằng...cót tre do công binh ta đặt vào để nghi binh.
    Khi mig tấn công, để cho dễ cơ động tránh đạn, máy bay ném bom phải vứt bom đạn giữa đường, do đó phải quay về luôn vì chẳng còn bom mà tấn công mục tiêu).
    [2] Electronic Counter Mesure - Thùng treo trên cánh, có hệ thống gây nhiễu điện tử chống SAM-2 ngắm bắn
    [3] Không quân ta chủ trương chỉ tìm diệt cường kích vì nó ném bom phá hoại, và khó tự phòng vệ. Tránh tiêm kích, vì nó chẳng gây thiệt hại gì cho cơ sở vật chất, mà dây vào nó lại phiền hà). Đọc thêm Vùng trời - Hữu Mai.
    [4] Mỹ biết là KQBV sẽ chọn F105 thay vì F4, F8 do đó là loại cường kích nặng nề, khả năng cơ động phòng vệ và tấn công kém hơn hẳn so với Mig17, 21, hơn nữa F105 mới là đối tượng phá hoại chính.
    Do đó họ huấn luyện và trang bị nhẹ cho một số phi đội F-105 để dụ Mig đến thì sẽ bất ngờ dùng ưu thế số đông, bố trí nhiều phi đội vòng tròn tạo thế thuận lợi quây Mig lại tiêu diệt. Mig bị bất ngờ, vì nghĩ rằng F105 gặp Mig sẽ chạy, chứ không phản kích.
    Phi công ta số giờ bay rất ít, và trình độ tiếp thu các kỹ thuật còn hạn chế, nên dù máy bay có tính năng cơ động tốt hơn, nhưng phi công ta không tận dụng được ưu thế này, bị địch tấn công gây thiệt hại.
    Đọc thêm Ký sự Quân chủng Phòng Không - KQ tập 2.
    [5] Bình thường từ trước cho đến lúc đó F4 không có cannon. Mig bay càng gần F4 thì F4 càng không thể bắn tên lửa, do dùng tên lửa đòi hỏi phải có khoảng xa nhất định mới bắn được. Bay càng gần F4 tức là phi công ta đã tự bảo vệ mình)
    Được kqndvn sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 10/04/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này