1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sách mới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Excocet, 16/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Sách mới

    Em có cuốn sách "Lịch sử trung đoàn không quân 917 (1975-2005)", có nói rõ số máy bay, trang bị kĩ thuật đường không mà ta thu được của không quân VNCH, và có cả các trận chiến mà ta tiến hành sử dụng F-5, A-37, C-130, CH-47, U-17...
    Em sẽ trích dẫn vài đoạn trong đấy, bác nào ở Tp, muốn mượn liên hệ với em.
  2. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Trong 20 năm có mặt tại miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã xây dựng hơn hai trăm sân bay lớn nhỏ, trong đó có hàng chục sân bay cấp 1; trang bị cho quân đội ngụy Sài Gòn hơn một nghìn máy bay đủ loại. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Quốc Phòng giao cho không quân quản lý 12 sân bay lớn, tổ chức thu hồi và khai thác sử dụng các cơ sở bảo đảm kĩ thuật và hơn một nghìn máy bay chiến lợi phẩm. Nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc trở nên hết sức nặng nề và phức tạp.
    Bộ Quốc Phòng chủ trương giữ nguyên lực lượng sư đoàn không quân 371 làm nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, nhanh chóng tổ chức các sư đoàn không quân mới làm nhiệm vụ bảo vệ vùng mới giải phóng. Ngày 21 tháng 5 năm 1975, Bộ trưởng BQP ký quyết định thành lập cùng một lúc 4 trung đoàn không quân: 917, 918, 935 và 937, sử dụng máy bay chiến lợi phẩm, bảo vệ vùng trời, vùng biển phía Nam.
    Trung đoàn không quân 918 đóng quân ở sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng máy bay vận tải quân sự C-130, C-119, C-7, C-47. Trung đoàn không quân 935 đóng quân ở sân bay Biên Hoà, sử dụng máy bay tiêm kích F-5. Trung đoàn không quân 937 đóng quân ở sân bay Cần Thơ, sử dụng máy bay cường kích A-37. Trung đoàn không quân 917 đóng quân ở sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng máy bay trinh sát L-19, U-17 và trực thăng UH-1, CH-47. Hai trung đoàn không quân 917 và 918 trực thuộc lữ đoàn không quân 919. Trung đoàn không quân 935 và 937 trực thuộc sư đoàn không quân 371.
    Thời gian đầu sau khi thành lập, trung đoàn 917 đóng quân trong khu vực cơ quan DAO của Mỹ trước ngày 30/4/1975.
    Từ ngày 1/7/1975, trung đoàn bắt đầu tập trung vào huần luyện các khoa mục chiến đấu ứng dụng cho phi công. Vào thời điểm này, trung đoàn có 6 phi công trực thăng UH-1, 1 phi công trực thăng CH-47, 5 phi công trinh sát U-17 và L-19. Trong 2 tháng, trung đoàn thu hồi được gần 100 máy bay U-17, L-19, UH-1 và CH-47; tiến hành phân loại, tổ chức bảo quản và thẩm định lý lịch cho 57 máy bay, đưa vào làm nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu.
    Đầu tháng 5/1975, lực lượng vũ trang quân khu 9 đã kiên quyết tiêu diệt quân Khơ-me đỏ lấn chiếm, giải phóng 2 đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Bọn địch co cụm ở đảo Vai và một số đảo trong vùng biển Tây Nam, xây dựng tuyến phòng thủ kiên cố.
    Bộ tổng tham mưu quyết định sử dụng lực lượng vũ trang quân khu 9, Vùng 5 Duyên hải hải quân và một phần lực lượng không quân, tiến công tiêu diệt địch, bảo vệ biên giới và giải phóng các đảo trên vùng biển Hà Tiên. Bộ chỉ huy chiến dịch sử dụng lực lượng trung đoàn không quân 937 gồm 10 máy bay cường kích A-37, 5 trực thăng vũ trang UH-1, 2 trực thăng vận tải CH-47, 1 máy bay trinh sát L-19, 1 máy bay trinh sát U-17 và 2 máy bay vận tải DC-3, hiệp đồng với bộ binh và hải quân đánh địch.
    Ngày 1/10/1977, máy bay A-37 do hai phi công Nguyễn Thế Hùng và Tạ Đông Trung điều khiển, ném bom vào đội hình địch ở khu vực Cây Me. Trên đường về, máy bay ta bị hoả lực phòng không địch bắn cháy, rơi vào khu vực trận địa quân Khơme đỏ. Sở chỉ huy mặt trận lệnh cho máy bay trực thăng UH-1 của phi công Đinh Gia Dục đang làm nhiệm vụ gần đó, đến cứu phi công bị nạn. Từ trên máy bay nhìn xuống, Đinh Gia Dục nhìn thấy một đồng chí phi công ta lọt giữa vòng vây địch, dùng súng ngắn chiến đấu với cả một đại đội địch. Chiếc trực thăng UH-1 đơn độc trước một đại đội địch, quần đảo liên tục trước hoả lực dày đặc, không thể đáp xuống được. Anh phi công dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hi sinh.
  3. Kengangbac2003

    Kengangbac2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Ngoài Bắc cũng có chỗ bán nhưng đắt kinh khủng 80K một quyển sách cũ. Em mua hộ một anh trong SG 2 quyển: Lịch sử Trung đoàn không quân 917, Trung đoàn Rada 290.
  4. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Đắt thế cơ à, cuốn này của ông già làm bên PK được tặng, lưu hành nội bộ. Vậy bác nào đọc gọi em, em cho mượn photo, đỡ phí tiền.
    0989211844, Dũng.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Dũng photo cho anh một cuốn nhé. Anh gửi tiền sau.
  6. RC_PLANE

    RC_PLANE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    6
    Em nữa, nếu có thể bác photo giúp em luôn 1 quyển. em ở HN nên ko tới chỗ bác mượn được .Bác cho em địa chỉ để em gửi $ nha
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hic, nhờ đất các bác chút. Có bác nào có cuốn Lịch sử binh chủng tăng thiết giáp thì cho tớ copy, xin gửi mọi chi phí.
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Thế cậu cũng phải cho tớ cái địa chỉ để gửi chứ.

Chia sẻ trang này