1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật biển người - huyền thoại và sự thật ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chiangshan, 04/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chiến thuật biển người - huyền thoại và sự thật ?

    Cái này được gán cho khá nhiều quân đội : LX trong WW2, TQ ở Triều Tiên 51-53 và ở VN năm 79, QĐNDVN trong chiến tranh với Pháp (nhất là ở ĐBP) và Mĩ....
    Nghe nói đến "biển người" thì ấn tượng đầu tiên là cảnh 1 đội quân đông đảo ào ào tràn lên đánh chiếm vị trí do 1 phân đội nhỏ hơn nhiều lần phòng ngự, thương vong nặng nề của bên tấn công....
    Vậy thì đâu là sự thực ?

    Em thử đặt ra vài vấn đề thế này :
    - Đội hình xung phong của chiến thuật "biển người" như thế nào ?
    - Chiến thuật "biển người" được áp dụng cho những tình huống như thế nào (địa hình, tương quan 2 bên) ?
    - "Biển người" (human sea) với "sóng người" (human wave) - chiến thuật dùng nhiều lớp bộ binh dàn hàng ngang xung phong - có phải là 1 không ?
    - Chiến thuật công đồn của QĐNDVN ở ĐBP có thực là "biển người" không ?

    Chúng ta cố gắng gạn bỏ những ý tuyên truyền chính trị trong các mô tả và thử đi sâu vào mặt chiến thuật xem sao.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bài của bác @Khikho007 bên TL. XIn phép bác cho copy về đây.
    --------------------------------------------------------------------------
    Cái này hay đấy. Cũng định bàn về dzụ này nhưng chưa có dịp. Thế nào là "chiến thuật biển người"?
    Theo thiển ý của KK tôi, thuật ngử "biển người" xuất phát từ chiến tranh Triều Tiên. Lính Mỹ báo cáo lính tàu chết lớp này lại tràn lên lớp khác. Lính Mỹ lúc đầu tha hồ tác xạ, nhưng sau đó bắn hoài "không hết" nên nao núng, dẫn đến hoảng loạn và rút lui. Tuy nhiên, tuy thuật ngử đó xuất phát từ CTTT, theo tôi, chiến thuật đó do Liên Xô dùng trong cuộc chiến tranh vệ quốc của họ. Trong trận phòng thủ Moscow, để để dành các lực lượng thiện chiến hơn vào những mục tiêu quan trọng và phản công, và để mua thời gian để huấn luyện các đơn vị khác nhằm hoàn tất kế hoạch phòng thủ, các tướng LX đã phải tung ra các cuộc tấn công biển người, nói đúng hơn, tung quân vào chổ chết để chận bước tiến của quân Đức. Một sĩ quan pháo binh Đức đã kể trong hồi ký của ông ta "... Lúc đầu chừng một trung đội tiến qua cánh đồng tuyết tấn công vào vị trí của tiểu đoàn BB mà đại đội pháo của ông ta có trách nhiệm tăng cường. Trung đội này đã chết hết dưới làn mưa pháo. Khoảng 15 phút sau, khoảng một tiểu đoàn (vài trăm người) lại tấn công, một lần nữa, họ lại bị pháo binh làm thịt trước khi đến phòng tuyết quân Đức. Nhưng một lúc sau, cả trung đoàn lại tấn công, vẫn theo hướng cũ. Cả trung đoàn bị tiêu diệt khi chưa đến gần được tầm súng bộ binh. Tất cả những lính nga đều từ miền Đông nước Nga, họ đều là người Á. (phóng tác lại đoạn văn tiếng Anh từ Soldat của Siegfried Knappe) Đó là một ví dụ của chiến thuật "Biển Người".
    Chiến tranh Việt Nam: Tôi lấy một ví dụ: 1 người lính VNCH chiến đấu trong chiến hào, trước mặt anh ta, hàng trăm quân đối phương đang xung phong. Anh ta có thể nói là "địch dùng chiến thuật biển người". Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi đơn vị anh ta chỉ ở cấp trung đội hay đại đội. Quân số 1 TĐ đánh 1 trung đội hay 1 đại đội. Còn nếu xung quanh anh ta cũng có mấy trăm người cùng với anh ta chiến đấu. Anh ta vẫn có thể gọi "biển người" nhưng nó không còn đúng.
    Quân VNCH luôn ở thế bị động về chiến lược. Hầu như lúc nào họ cũng bị tấn công trước. Rất đơn giản, họ phải phòng thủ các thị xã, thành phố, thị trấn, các cơ sở chính quyền, và các kho bãi, căn cứ... những mục tiêu cố định Thông thường họ chỉ được tiếp viện sau khi bị tấn công.
    Về phía QĐNDVN và MTGPMNVN: (vì cụm từ này quá dài nên tôi thường hay nói tắt Nam Quân, Bắc Quân, lại có người phàn nàn là cố ý nói đó là cuộc nội chiến thay vì chiến tranh xâm lược. Thôi đành chiều ý bạn vậy, tôi dùng cụm ngữ dài lê thê đó). Vì ý chí "Quyết chiến quyết thắng" nên họ thường dùng quân số trội hơn để dức điểm nhanh gọn. Nếu để dây dưa lại bị thiệt hại vì phi pháo. Thông thường, ở thời điểm đầu trận đánh hay chiến dịch, phía QĐNDVN và MTGPMNVN có nhiều đơn vị hơn phía VNCH. (đôi khi không có nghĩa là nhiều quân hơn vì biên chế của QĐNDVN và MTGPMNVN ít hơn VNCH) Để bảo đảm tính đánh nhanh rút gọn, đôi khi họ phải dùng chiến thuật biển người để tránh trường hợp đối phương tiếp viện, tăng cường, dẫn đến tình trạng bị bao vây ngược. Tình trạng này rất phổ biến khi các đơn vị bộ đội địa phương và du kích muốn nhổ các đồn bốt nhỏ nhưng thất bại vì không đủ quân số tấn công, đối phương phản công và bao vây.
  3. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Như cái đoạn trích này thì chứng tỏ những cách ví von "Chân Đồng" và đôi dép "Cao Su" của các anh bộ đội ***** không còn mang tính ví von nữa mà hoàn toàn thật sự. Chắc là như trong chuyện cổ tích, khi công đồn, tấn công vị trí của lính VNCH hay lính Mỹ, những đôi chân ấy tự nhiên biến thành đồng và đưọc chắp cánh để vượt được toàn bộ hệ thống hàng rào thép gai, bãi mìn vì dù có dùng bộc phá tạo cửa mở cũng chỉ đủ khoảng cách cho 1 hay 2 hàng người chứ dàn hàng ngang tiến lên, dù không phải công sự được lính Mỹ chuẩn bị sẵn thì sườn đồi cũng ít chỗ cho phép dàn hàng ngang như vậy.
    Cũng đã là lính 1 thời gian ngắn, diễn tập đến đại đội tấn công, nhưng chưa bao giờ được thực hành kiểu tấn công biển người, cũng vì chỉ được tập ở vùng rừng núi, địa hình chưa cho phép!
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    xin nói về một chiến thuật thời WW1, chả phải chỉ có Nga-Tàu dùng mà cả Anh-Pháp-Đức nữa. Thời đó vũ khí chính là pháo-súng trường và súng máy. Muốn tiến công đối phương nấp kỹ trong hào, thì các bên đều dùng chiến thuật nện pháo phủ đầu kha khá rồi thúc quân xông tràn lên. Nhưng nói chung thường là thất bại to! Có lẽ lúc ấy chưa có từ biển người mà có từ "mass attack"!
    Đến năm 1916 tướng Nga Brusilov áp dụng 1 chiến thuật mới đánh tan quân Áo. Người Đức nghiên cứu kỹ lưỡng và lập ra các đội stormtroop để dùng chiến thuật đội nhập "Infiltration tactic". Thay vì xua quân tràn lên 1 lúc, thì ban đầu các đội xung kích nhỏ sẽ tìm cách vượt qua phòng tuyến để đánh phía sau lưng địch và đánh vào các vị trí quan trọng. Sau đó mới tung quân lên đánh nốt các vị trí còn lại.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác phaphai, cứ điểm kiên cố có hàng rào, bãi mìn thì hiển nhiên là không rồi. Nhưng theo em biết thì trong quân đội ta đội hình hàng ngang cũng được sử dụng khi xung phong ở địa hình trống trải. Hình như là để nhanh chóng tiếp cận địch và tránh thương vong do pháo cối.
    Trong hồi kí của 1 sĩ quan Xôviết cũng nói Hồng quân đánh quân Đức trong WW2 cũng dàn quân thành nhiều lớp, lần lượt xung phong.
    Cái em muốn tìm hiểu là so với cách đánh như trên, chiến thuật "biển người" của TQ có gì khác và giống.
    u?c chiangshan s?a vo 22:35 ngy 04/09/2006
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em xin nói rõ hơn với bác khikho 1 ý kiến nhỏ trước khi đi ngủ. Bác có thể gọi là QGP, từ này vừa ngắn lại vừa thoả mãn những gì em đã phàn nàn. Còn nếu bác gọi là QĐNDVN thì vẫn tiếp tục sai (trên lý thuyết, giấy tờ) vì không có một người lính nào của QĐNDVN có mặt tại miền Nam cả, tất cả đều là quân của MTDTGPMNVN mà đại diện là CPCMLTMNVN. Trong văn bản hội nghị Paris về vấn đề Việt Nam, không có một từ nào nói rằng có mặt quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam cả.
  7. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Địa hình trống trả như trong mô tả thì QĐNDVN hay cả bộ đội giải phóng có rất ít cơ (chắc các cụ nhà mình sẽ điên lên khi gặp 1 vận may như vậy) vì lính Mỹ khi độ bộ xuống, hay hành quân đến thì dây kẽm gai, pháo, xe bọc thép và có khi cả xe tăng hạng nhẹ được trực thăng mang ngay tới. Chắc điều đó chỉ còn đúng ở trận Iadran, sau đó tướng Oét không còn để cho lặp lại nữa! Họ vận chuyển - di chuyển bằng máy bay trực thăng còn lính ta chỉ còn có đôi chân cuốc bộ. Thực ra, cũng có thể có 1 vài điểm nào đó mà ta phục sẵn và đối phương mù quáng dẫn xác vào, nhưng tớ cũng đã nói là các cụ nhà ta mừng quýnh là gì!
    Còn ở vùng đồng bằng thì bao giờ ta có 1 biển người để tấn công mà các loại máy bay trinh sát, điệp viên nằm vùng của Mỹ-VNCH bị mù không biết?
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cái "chiến thuật biển người" này đúng là bắt nguồn từ biên chế kiểu tam tam như chú Kien0989 nói. Theo chiến thuật Nga, Tàu...đến VN thì bên tấn công phải có biến chế gấp 3 lần bên phòng thủ mới đảm bảo đánh thắng. Nhưng trong các trận đánh (nhất là với QĐVN) đâu phải lúc nào cũng có một sư để tấn công một trung của địch vì vậy người chỉ huy thường dùng nhiều biện pháp để có thể tập trung xung, hỏa lực tạo ưu thế vượt trội nhiều lần địch ở mũi, hướng chủ yếu nhằm đảm bảo chắc chắn cho chiến thắng.
    Cái "chiến thuật biển người" của TQ thì khác, bọn họ bất chấp mọi địa hình, mọi đặc điểm phòng ngự của đối phương để lùa quân xung phong theo kiểu "vừa giơ Mao tuyển vừa bắn AK", lấy "tinh thần" đè bẹp mọi sự phản kháng. Cái chiến thuật "củ chuối" này chỉ dọa được quân Mỹ lần đầu ở TT, sau đó thì bị hỏa lực kiểu con nhà giàu của Mỹ bằm nát như bằm thịt.
  9. m4a1_nato

    m4a1_nato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    1.245
    Đã được thích:
    0
    Ai xem phim Đại đội 9 của Nga chua nhỉ? Đoạn cuối phim có cảnh toán lính Nga bị tấn công, đối phương cũng dùng phương pháp biển người.
    Cuộc chiến giữa liên quân Arap khi xe tăng AI cập tràn lên cũng có thể coi là chiến thuật biển người chỉ khác là những người lính ngồi trong xe tăng
    Trong cuộc tổng phản công của Quân Liên xô trong WW2 cũng có thể coi là Biển người, đọc lịch sử thì thấy rõ về số lượng người, xe tăng, may bay của LX lúc đó đều gấp đôi so với Đức
  10. m4a1_nato

    m4a1_nato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    1.245
    Đã được thích:
    0
    Nói chung chiến thuật này là dạng dùng số lượng quân đông hơn nhiều so với đối phương, người lính được nồi sọ để liều chết xông lên, giống như dùng ngựa C chém xong vào đội hình cung A trong AOE vây.
    Nó có từ hồi trung cổ thậm chí từ thượng cổ, bộ lạc nào đông dân hơn có thể áp đảo được bộ lạc ít hơn mình.
    Nhưng ở thời buổi này còn áp dụng phương pháp đó chỉ chết vì Pháo, tên lửa và bom mìn

Chia sẻ trang này