1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tầu chiến, chiến hạm

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nVIDIA, 29/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép xin mod cho bài này lạc đề sang Naval warfare 1 tí nhé! Đồng chí Tuất vẫn cãi cùn khoẻ quá!
    Đồng chí nên đi học lớp về lịch sử HQ Mỹ, đặc biệt là thời kì WW2 đi nhé! Mỹ bắt đầu có sự phát triển carrier từ WW1 rồi đồng chí à, ko phải đợi đến khi ăn quả đắng Pearl Harbor mới bắt đầu lục tục đi đóng carrier đâu. Cái đọan bôi vàng đồng chí cho dẫn chứng dùm cái đồng chí ơi? Iowa class chưa có chiếc nào bị sink cả đâu nhé, Montana class thì chỉ là trên giấy tờ, dự án đó chưa bao giờ được triển khai cả. Người Mỹ ko "ngu" như đồng chí vẫn tưởng đâu. Đếm xem trong WW2 Mỹ có bao nhiêu carrier nhé (tính tất cả các loại lớn bé, escort luôn), nếu họ "ngu" như đồng chí vẫn tưởng thì có lẽ cuộc chiến trên biển Pacific có lẽ kết quả đã khác và giờ này tui với đồng chí đang nói chuyện = tiếng Nhật đó.
    Còn quay trở lại hiện tại, tàu chiến chống tên lửa chống hạm đúng là khó khăn. Thế đồng chí nghĩ cái hệ thống AEGIS được Mỹ triển khai trên các tàu chiến từ những năm 70 để làm gì thế? Thế tên lửa chống hạm phóng từ tàu chiến thì linh động hơn hay phóng từ máy bay thì linh động hơn? carrier có máy bay nên cánh tay nó dài lắm đó, mang quả đấm của nó đi xa ngoài tầm quả đấm của địch luôn. Mà thêm nữa là nó đấm từ hướng nào cũng khó lường đó. Khả năng tàu-diệt-tàu của nó chắc đồng chí ko phải thắc mắc nữa nhỉ.
    Mà đồng chí lúc nào cũng chỉ trích việc Mỹ đóng battleship và đề cao vai trò của carrier nhưng mà khi nói đến tình hình hiện tại thì đồng chí luôn phủ nhận sức mạnh của carrier Mỹ (đơn giản vì nó là của Mỹ chứ nó mà của Nga thì đồng chí lại tâng bốc nó lên mặt trăng luôn)
    Thế Arleigh Burke class destroyer (với 90 ống phóng VLS) với cả Ticonderoga class cruiser (114 ống VLS) thì ko được gọi là tàu mang tên lửa à? Theo tui được biết thì có đó, vì vũ trang của nó toàn tên lửa là chính. Có biết tại sao tụi nó lại có thêm cái hậu tố "G" đằng sau chữ DD hay C ko? Vì nó là tàu vũ trang tên lửa có điều khiển đó đồng chí à! (guided missile) Ko biết định nghĩa của đồng chí về tàu mang tên lửa là thế nào nữa, chắc là ko theo chuẩn của thế giới rồi lol Với 64 chiếc Arleigh Burke class destroyer và 27 chiếc Ticonderoga class cruiser thì trên thế giới này ko có HQ nào có được lực lượng tàu mang tên lửa lớn như vậy đâu đồng chí à!
    Yeah, đống tàu đó tốn bạc tỉ, nhưng Mỹ nó giàu, nó đủ sức nuôi thì nó cứ nuôi thôi. Với lại tốn bạc tỉ nhưng nó đảm bảo việc bảo vệ lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới, và Mỹ thu lại cũng ko ít hơn số bỏ ra nên ko việc gì phải keo kiệt vài tỉ bạc để mất chục tỉ cả. Tất cả các ý kiến chê bai mà tui nghe được từ phía anti-Mỹ thì đều là xuất phát từ sự ghen ăn tức ở vì "phe" mà họ thích ko có đựơc lực lượng HQ hùng hậu như vậy thôi. Cứ giả sử "phe" mà các đồng chí đó pro có được HQ như vậy xem, chả lại shut up chê bai ngay lập tức.
  2. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Em xin phép spam tiếp :
    Cũng vì những project như Kirov lên đến mức hoang tưởng như Kirov mà bây giờ nó phải sống lây lất dù chỉ có 2 - 3 anh em thôi.
    À mà tới đây tự nhiên em nghĩ tại sao professor Phucov không đặt vấn đề cái Super cruiser Kirov này chịu được mấy quả Harpoon nhỉ? giống như bác từng đặt vấn đề cả một cái đống cá lìm kìm vô lại của Mỹ chịu được mấy quả chống tàu của Nga đấy.
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây không phải là topic tầu chiến. các bạn cứ sùng bái xe tăng Mỹ đến độ này thì buồn cười. tầu chiến Mỹ mạnh hay yếu có liên quan gì đến xe tăng.
    Tuy vậy, mình cũng xin trả lời bạn rằng, nó tự vệ và tấn công đều tốt hơn nhiều một tầu sân bay cỡ lơn.
    Nó mang
    12 ổ phóng tên lửa phòng không tầm xa S-300F với 96 đạn trực chiến.
    Để chống tên lửa chống hạm có 2 hệ thống phòng không tầm ngắn Osa-MA với 40 tên lửa trực chiến.
    Vượt qua được hai hệ thống này các đạn và trực thăng tấn công vấp phải hệ thống Kashtan tấm rất ngắn. Gồm pháo nòng trơn kiểu gatling AK-630 30mm sáu nòng và tên lửa A-213-Vympel-A. (giông như tor, nhưng thiết kế cho tầu biển).
    Để chống tầu phóng lôi và tầu khu trục nhỏ có
    2 khẩu 100 mm Cal 59 AK-100, hai khẩu 130 mm AK-130. Cả 100mm và 130mm đều là pháo bắn nhanh điều khiển điện tử, tự dò mục tiêu, tự khóa tự bắn.
    Phương tiện tiến công của nó vượt xa các tuần dương hạm khác
    Chống tầu ngầm: Hai ổ phóng đạn chống tầu ngầm có điều khiển Metel, 10 ống phóng lôi có điều khiển 533mm.
    Hệ thống vũ khí mạnh nhất là 20 ổ phóng đạn có điều khiển chống chiến hạm P-700 Granit
    Hệ thống điện tử có radar lớn nhất dành cho tầu chiến Voskhod MR-800 và các hệ thống điều khiển bắn khác.
    ----
    So sánh với một tầu sân bay cỡ lớn, tầu sân bay hoàn toàn không có khả năng tự vệ trước Kirov, bao giờ tầu sân bay cũng phải đi với các tuần dương hạm khác, mỗi chiếc như thế cũng đắt hơn nhiều Kirov.
    Còn riêng tầu sân bay. USS Ronald Reagan (CVN-76, mới nhất) có hai đạn phòng không tầm xa Mk 29 Sea Sparrow, 2 tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe. Liệu 4 hệ thống phòng không đó đối chọi thế nào. Kirov chỉ cần phóng một nửa số đạn của nó là 4 hệ thống đó tịt ngóp, hầu hết đạn đều trúng mục tiêu. Mỗi quả P-700 mang đầu đạn 700kg, phương tây gọi P-700 bằng biệt danh ''xé tầu''.
    Ngược lại, rõ ràng Kirov đối phó được với hàng chục mục tiêu trên không tầm xa, chống lại hàng chục đạn chống chiến hạm bắn đến cùng lúc.
    Kirov chỉ có vài chiếc, bản thân chiếc mang tên Kirov dính một tai nạn hạt nhân, nhưng không vì thế mà nó yếu.
    Người Mỹ thiết kế tầu sân bay để thỏa mãn tính đa năng, chứ để đối kháng thì với 100 tỷ đô cho một nhóm tác chiến có tầu sân bay trung tâm quá đắt. Với số tiền đó đóng được 100 Kirov, mang 2000 đạn chống chiến hạm trực chiến. Tự vệ có một vạn rưởi đạn có điều khiển trực chiến. Cùng lúc chống được hàng vạn mục tiêu trên không. Có tập trung tất cả các tầu sân bay trên thế giới lại cũng không thể đối kháng được với đám đó.
    Tô Cạc Đồ Họa
    Mình đọc lịch sử hải quân Mỹ đấy chứ. Ừ, Mỹ cúng phát triển tầu sân bay, nhưng hạm đội tầu sân bay lớn nhất và những tầu sân bay lớn nhất là của Nhật. Nhật cũng thử đóng một tầu sân bay thiết giáp. Ưu tiên hàng đầu của Mỹ là hai lớp Iowa và Montana. Số tiền cho hai lớp đó đủ để đóng hạm đội tầu sân bay lớn gấp 5 lần Nhật, đủ để chiến tranh Thái Bình Dương không xảy ra.
    Tiền cho Iowa và Montana giá trị thế nào thì Trân Châu Cảng chứng minh. Giá trị đến nỗi toàn bộ Montana và một nửa Iowa được tháo làm sắt vụn.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 29/06/2007
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tầu chiến, chiến hạm

    He he he he he
    Mình xin bắt đầu chủ đề mới bằng chuyện buồn cười. Nhiều bạn tống tầu chiến vào trong xe tăng .

    Đây, tạo topic này giải quyết bức xúc.

    Văng minh châu Âu bắt đầu từ các văn minh địa trung hải, được tuyền bá và phát triển trên tầu chiến. Mình khằng định điều đó. Bắt đầu từ người Penixi, Ai Cập, rồi thành Troa với 7 nền văn minh chồng lên nhau (nay là Ankara). Rồi Hy Lạp, Rồi La Mã. Rồi Tây-Bồ nha , rồi đến Anh Quốc và nay là Mỹ Quốc, nối nhau phát triển các hạm đội mạnh nhất thế giới.

    Phương Đông tuy phát triển ở bình nguyên nhưng không vìg thế kém cạnh với các lâu thuyền, long thuyền, mẫu tử thuyền. Phương Đông đã chế ra pháo thuyền.

    Chúng ta vào đây nói chuyện về tầu chiến, Hải Quân và các trận đánh dưới nước.
  5. saiyan_vegeta

    saiyan_vegeta Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    1.322
    Đã được thích:
    0
    Em chả biết gì, nhưng nói về navy thì Nga có vẻ đuối rõ ràng so với Mỹ
  6. saiyan_vegeta

    saiyan_vegeta Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    1.322
    Đã được thích:
    0
    Bác Phuc gì ở trên có nhắc tới trận Trân Châu Cảng thì cũng nên nhớ người Nga vô địch của bác cũng bị người Nhật đánh cho 1 trận tơi bời khói lửa, ko đỡ được 1 phát nào trên biển Nhật Bản. Đấy là cả 2 bên đều trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
    Còn nếu mà nói chỉ sau trận Trân Châu Cảng người Mỹ mới nhận ra tầm quan trọng của tàu sân bay thì nhầm. Nếu mà đến lúc ấy người Mỹ mới tiến hành đóng mới thì làm gì có trận Midway, lúc ấy Yamamoto định làm 1 cú quyết định tiêu diệt hạm đội của Mĩ, nhưng Mỹ với 3 tàu sân bay Enterprise, Yorkshire với tàu gì ấy ko nhớ đã đánh bại hạm đội của Nhật. Trong lúc ấy thì nước Nga phải kêu cứu người Mỹ tiếp dầu cho mình bằng đường biển qua eo biển Berinh, hải quân Nga trang bị thô sơ bị tàu U của Đức đánh cho tơi bời. Em còn nhớ là người ta đặt cả pháo binh mặt đất lên bong tàu để bắn
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tàu chiến, tầu chiến, là tàu được đóng để dùng cho chiến đấu. Tàu chiến thường được đóng theo cách hoàn toàn khác với tàu chở hàng. Ngoài việc được trang bị vũ khí, tàu chiến được thiết kế để chịu thiệt hại và thường chạy nhanh hơn và di chuyển linh động hơn tàu chở hàng. Không như tàu chờ hàng, tàu chiến thường chỉ chở vũ khí, đạn dược và quân nhu cho thủ thủy đoàn của chính nó. Tàu chiến thường thuộc về một lực lượng hải quân, tuy có lúc chúng đã từng được các cá nhân hoặc công ty điều khiển.
    Trong chiến tranh, ranh giới để phân biệt tàu chiến và tàu hàng không rõ ràng. Trong chiến tranh các tàu chở hàng thường được vũ trang và được sử dụng như các tàu chiến pha, ví dụ các tàu nhóm Q của Thế chiến thứ nhất và tàu viễn dương vũ trang của Thế chiến thứ hai. Trong thế kỷ 17, có nhóm tàu chở hàng thường phục vụ không thường xuyên, không hiếm khi lên đến một nửa hạm đội. Trước thế kỷ 19 khi thiếu các tàu buồm thường có số lượng lớn các tàu thường vũ trang như các tàu ga-lê-ôn. Tàu chiến cũng có thể làm nhiệm vụ chở quân hay chở hàng tiếp viện như Hải quân Pháp trong thế kỷ 18 hay Hải quân Nhật trong Thế chiến thứ hai.
    Thời đại tàu mái chèo
    Tàu chiến của người Assyrian, đây là một tàu bireme với mũi nhọn. 700 TCN
    Tàu chiến của người Assyrian, đây là một tàu bireme với mũi nhọn. 700 TCN
    Các thời đại cổ, như Cổ Ba Tư, Cổ Hy Lạp, Cổ La Mã tàu chiến thường là các loại tàu chèo tay như tàu bireme, trireme và quinquereme. Đây là các tàu dài, nhọn, được đẩy bởi các hàng mái chèo và người chèo. Các tàu chèo tay cổ này được thiết kế để đánh chìm tàu địch bằng cách đâm thẳng vào hoặc tiếp cận tàu địch rồi thủy thủ nhảy sang giáp lá cà. Việc phát triển các máy bắn đá vào thế kỷ 4 TCN và tinh hoa kỹ thuật sau đó của nó cho phép chế tạo hạm đội đầu tiên sùng máy bắn đá, hải pháo, vào đầu thời Cổ Hy Lạp. Với sự hợp nhất chính trị khu vực Địa Trung Hải vào khoảng 2-thế kỷ 1 TCN thì hải pháo đó dần bị loại bỏ, trận Actium là trận đánh lớn cuối cùng hải pháo máy bắn đá dùng đến.
    Từ thời Cổ Muộn và Trung Cổ, cho đến thế kỷ 16, vũ khí hải quân là của những người đi trên tàu chiến mang theo và sử dụng như mũi nhọn tàu, cung thủ trong thủy thủ đoàn, rất nhiều thứ bắn đi khác nhau như cung, tên, nỏ, nỏ chữ thập hạng nặng đặt cố định trên tường thành tàu. Cuộc chiến của hải quân có những hành động hàng đầu là đâm thủng và áp sát nên không cần vũ khí chuyên dụng đặc biệt.
    Thời đại tàu buồm
    Tranh Bắn pháo của Willem van der Velde, vẽ tàu chiến tuyến Hà Lan thế kỷ 17
    Tranh Bắn pháo của Willem van der Velde, vẽ tàu chiến tuyến Hà Lan thế kỷ 17
    Pháo hải quân được tái phát triển vào thế kỷ 14, tuy nhiên, việc sử dụng súng chậm trễ. Pháo chỉ được dùng như vũ khí trên biển khi tốc độ nạp đạn cải thiện đủ để tái sử dụng trong một trận đánh. Việc dùng nhiều pháo dẫn đến mất chỗ cho những người chèo thuyền. Thuyền buồm man-of-war (người của chiến tranh) là loại thuyền chạy chủ yếu bằng buồm nổi trội trong thế kỷ 16.
    Giữa thế kỷ 17, tàu chiến phát triển theo hướng tăng cường số lượng pháo mạn, chiến thuật hải quân tàu buồm hướng đến việc đưa hỏa lực mỗi tàu đến chiến tuyến của trận đánh, kiểu tàu man-of-war phát triển thành tàu chiến tuyến (ship of the line). Trong thế kỷ 18, các tàu frai-ghết và xà-lúp vũ trang quá nhỏ để đứng ở chiến tuyến; được dùng để hộ tống tàu buôn, trinh sát tìm tàu địch và phong tỏa bờ biển.
    Thép, hơi nước và đạn nổ
    The French ironclad La Gloire under sail
    The French ironclad La Gloire under sail
    Vào thế kỷ 19, cuộc cách mạng kỹ thuật đem đến những thay đổi to lớn về đẩy, cấu trúc và vũ khí tàu chiến. Động cơ hơi nước dùng vào cuối nửa đầu thế kỷ 19, ban đầu cho các tàu bán vũ trang. Chiến tranh Crưn đem đến kích thích mạnh cho phát triển súng. Việc dưa vào sử dụng đạn trái phá sớm dẫn đến đưa vào sử dụng sắt, rồi thép làm giáp cho mạn, boong của tàu chiến lớn. Các tàu chiến bọc thép đầu tiên, Gloire của Pháp và HMS Warrior của Anh đã làm các tàu gỗ lạc hậu. Kim loại sớm thay thế gỗ làm vật liệu chính đóng tàu.
    Từ thập niên 1850, tàu chiến tuyến được thay bởi tàu chiến đấu chạy hơi nước, tàu frai-ghết được thay bởi các tàu tuần dương chạy hơi nước. Vũ khí có các ổ súng quay và tháp pháo làm súng không lệ thuộc vào hướng của tàu, thay một số lớn súng nhỏ bằng số nhỏ súng lớn mang theo.
    Kết thúc thế kỷ 19 là sự phát triển ngư lôi và tàu phóng lôi. Tàu phóng lôi nhỏ chạy nhanh là một đối trọng với hạm đội thiết giáp hạm đắt đỏ.
    Thời kỳ Dreadnought
    Một cuộc cách mạng tàu chiến mới, thời kỳ Dreadnought bắt đầu rất nhanh theo thế kỷ 20, khi mà Anh hạ thủy con tàu Dreadnought năm 1906. Tàu có hỏa lực toàn súng to. Tàu được đẩy bằng turbine hơi nước, tàu nặng hơn, nhanh hơn, to hơn tất cả các tàu đã có, những tàu mà nó đã làm cho lạc hậu. Các tàu tương tự lập tức được đóng theo ở nước khác.
    Anh cũng phát triển các tàu tuần dương chiến đấu. Tàu này mang súng như thiết giáp hạm, cỡ thân như vậy. Tàu tuần dương chiến đấu hy sinh giáp để đổi lấy tốc độ. Tàu tuần dương chiến đấu nhanh chóng cho các tàu tuần dương khác thành lạc hậu. Những tàu tuần dương chiến đấu dễ tổn thương hơn thiết giáp hạm cùng thời.
    Tàu khu trục phát triển cùng thời với các tàu Dreadnought. Tàu khu trục to hơn và mang súng to hơn tàu phóng lôi, tàu khu trục bảo vệ tàu chính của hạm đội trước các mối đe dọa từ tàu phóng lôi.
    Thế chiến thứ hai
    Buổi đầu Thế chiến thư hai, Đức và Anh lại một lần nữa trội lên như hai lực lượng mạnh nhất Đại Tây Dương. Đức bị hạn chế bởi Hòa ước Versailles, chỉ cho phép họ có một ít tàu nổi nhỏ. Nhưng bằng một cách đặt tên thông minh "thiết giáp hạm bỏ túi" đã đánh lừa Anh và Pháp. Họ có những tàu lớn gây ngạc nhiên như Admiral Graf Spee, Scharnhorst, Gneisenau đều đều tập kích đường vận chuyển Đồng Minh.
    Hai chiến hạm đỉnh cao của Đức là Bismarck và Tirpitz, được coi như hai vũ khí đáng sợ nhát của Hải quân Đức. Bismarck chìm nhanh chóng sau một loạt các trận đánh bắc Đại Tây Dương. Tirpitz bị vây hãm trước khi bị Không quân Hoàng gia Anh đánh quỵ. Hải quân Hoàng gia Anh một lần nữa trở thành mạnh nhất châu Âu sau 1943.
    Phát triển tàu ngầm
    Tàu ngầm thực tế được phát triển cuối thế kỷ 19. Nhưng chỉ đến khi hoàn thiện ngư lôi thì tàu ngầm mới trở thành mỗi nguy thật sự (và có tác dụng thực tế). Cuối Thế chiến thứ nhất tàu ngầm thể hiện năng lực tiềm tàng. Trong Thế chiến thứ hai các tàu ngầm của Hải quân Đức làm Anh khổ sở vì thiếu thốn, tấn công đánh chìm một số lượng lớn tàu ven biển Mỹ.
    Việc xuất hiện các tàu ngầm thúc đẩy phát triển các tàu hộ tống chống ngầm cuối Thế chiến thứ nhất, như là các tàu khu trục hộ tống. Rắc rối, nhiều từ ngữ còn thừa kế từ các tàu nhỏ thời tàu buồm như là tàu hộ tống, tàu frai-ghết và xà-lúp.
    Tàu sân bay phát triển
    Lực lượng chủ yéu của hải quân chuyển sang tàu sân bay. Trận dánh đầu tiên là trận Taranto, sau đó là trận Trân Châu Cảng, tàu sân bay đã chứng tỏ khả năng tấn công liên tục vào tàu dịch ngoài khoảng quan sát và tầm của các tàu mặt nước khác. Hết Thế chiến thứ hai, tàu sân bay trở thành lực lượng trội của hải quân.
    Tàu chiến hiện đại
    Tàu chiến hiện đại được chia thành 6 nhóm: tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu frai-ghết, tàu ngầm, tàu đổ bộ.
    Thiết giáp hạm lập thành nhóm thứ 7, nhưng ngày nay thiết giáp hạm không còn phục vụ trong hải quân thế giới. Chỉ còn Mỹ giữ một ít thiết giáp hạm lớp Iowa vẫn còn như một lực lượng tác chiến, nhìn chung, thiết giáp hạm không thể quay lại như là lực lượng tàu mạnh nhất. Các tàu khu trục hứa hẹn sẽ nổi trội như các tàu mạnh nhất ở hầu hết lực lượng hải quân trên biển.
    Tuy nhiên, khó phân biệt rõ ràng các đặc điểm và biểu hiện của tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu frai-ghết, gianh giới giữa chúng mờ nhạt và chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ. Hầu hết các tàu đều trang bị với 3 nhiệm vụ: chống tàu nổi, tàu ngầm và phòng không. Mã hiệu của lớp tàu không chính xác lâu và đổi chỗ trên cây phân loại. Tất cả các cỡ tàu đều phát triển sau khi định nghĩa đầu thế kỷ 20.
    Hầu hết các hải quân đều có tàu vũ trang nhẹ, như tàu rà mìn, tàu tuần tra, tàu tuần tra xa bờ.
    Hệ thống phân loại tàu chiến chạy buồm Hải quân Hoàng gia Anh
    ship of the line
    * Hạng nhất
    * Hạng nhì
    * Hạng ba
    Tầu frai-ghết
    * Hạng tư
    * Hạng năm
    * Hạng sáu
    Không phân hạng
    * Xà-lúp vũ trang
    * Thuyền hai cột buồm mang pháo
    * ca nô
  8. Topol

    Topol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi bạn không nên so sánh về sức mạnh giữa lớp tàu kirov của Nga và tàu sân bay của Mỹ nó khác nhau về bản chất bởi vì chiến lực của Mỹ và Nga khác nhau. Mỹ và Nga dựa vào tiềm lực quốc gia (tiềm lực kinh tế cũng như quốc phòng) mà đưa ra chiến lược của mình. Nước Nga là chiến lược phòng thủ bảo vệ lãnh thổ, nước Mỹ với sức mạnh của mình tham chiến để bảo vệ quyền lợi trên toàn thế giới do đó họ thiên về tấn công. Họ biết, họ đủ mạnh để chống lại bất kỳ cuộc tấn công (bằng vũ khí thông thường) của các nước và còn đủ sức để tấn công nước khác. Ngay cả thiết kế vũ khí cũng thể hiện chiến lược của họ. Các hạm tàu của họ được trang bị nhiều tên lửa hành trình tomahowc nhằm mục đích tấn công, đến các tàu ngầm tấn công công còn trang bị cả tên lửa tomahowc, các tàu sân bay chở máy bay mục đích chính để tấn công đất liền chứ không phải chở máy bay để hải chiến. Các tàu chiến của Nga có hệ thống tên lửa đối hạm, đối không mạnh cũng chỉ để chống lại sự tấn công của đối phương. Họ chỉ có thể dùng sự hỗ trợ về không quân từ đất liền. Nga liệu có thể dùng tàu chiến của nước mình đi tấn công các nước khác không? liệu có thể mang tàu đến bắn mấy quả tên lửa grannit để diệt mục tiêu trên đất liên không? Thế nếu có giao chiến trên biển giữa Nga và Mỹ thì sao. Nếu gặp nhau giữa đại dương xa đất liền tàu của Nga không có sự hỗ trợ của không quân tàu Mỹ giữ khoảng cách 600 km ngòai tầm của tên lửa grannit, Liệu tàu của Nga có chống lại được sự tấn công của vài chục máy bay một lúc không?cứ cho là tàu Nga có phòng không tốt bắn rơi 10 máy bay Mỹ đi nhưng tàu Nga chỉ ăn 1 quả tên lửa của máy bay Mỹ thế là chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc người Mỹ.
    Tôi rất khoái câu nói của một người Mỹ làm gián điệp cho Nga ông ta nói ông ta rất thích nước Nga vì tuy nước Nga yếu hơn Mỹ nhưng vẫn tìm mọi cách để chống lại nước Mỹ.
    Được topol sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 29/06/2007
  9. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    lol đồng chí lại viết tiểu thuyết rồi, chiến tranh thái bình dương nổ ra hay ko chả liên quan đến số tàu sân bay mà Mỹ có, và nó cũng chả phụ thuộc vào người Mỹ, nó phụ thuộc vào người Nhật.
    Đồng chí à, tàu sân bay Mỹ ko phải chỉ mang 2, 3 đạn phòng không Sea Sparrow như đồng chí nói ở trên đâu. Đồng chí ko biết tiếng Anh hay đồng chí cố tình viết sai vậy??? lol Tiêu chuẩn của Nimitz class là 3 đến 4 hệ thống phóng tên lửa phòng không, mỗi cái mang 8 đạn. Còn lại là 3 đến 4 súng phòng ko 30mm 6 nòng Phalanx.
    Nhưng mà vấn đề mấu chốt của nó ko phải ở bao nhiêu tên lửa phòng ko nó mang theo, vì nó ko phải tàu mang tên lửa, nó là tàu mang máy bay. Hệ thống tên lửa đó chỉ là giải pháp cuối cùng thôi. Vũ khí của nó là máy bay, 1 thứ chết người đối với các tàu nổi cũng như tàu ngầm. Và chiến thuật của tàu sân bay là tấn công tàu địch ngoài tầm tấn công của kẻ thù chứ ko phải là chạy vào gần đọ xem thằng nào mang nhiều đạn hơn lol Việc bảo vệ nó do các tàu hộ tống đảm nhiệm và nó sử dụng máy bay của nó để bảo vệ nó luôn = cách tấn công địch trước khi địch tấn công được.
    Vấn đề là làm sao mà Kirov của đồng chí vào tầm bắn mà phóng 1/2 cái số đạn như đồng chí nói. Mỗi chiếc Nimitz class mang đến 80+ máy bay, cứ cho là 50 chiếc F/A-18 đi nhé, còn lại là E-2, S-3, SH-60. Mỗi chiếc F/A-18 mang được 4 ASMs đấy đồng chí à, vị chi là Kirov phải đối phó với 200 cái tát trước khi mở được mắt ra mà xem carrier nó ở đâu đó. Với 96 đạn phòng ko tầm xa và 40 đạn tầm ngắn thì đối phó thế nào với 200 quả ASMs? Chưa kể bắn trưọt nữa nhé. Súng phòng ko thì vào tầm gần rồi, cho là hạ được 10 quả nữa đi cho nó xông xênh vì vài km thì muốn bắn nữa cũng ko được, tên lửa nó đến nơi rồi. Vậy là 96 + 40 + 10, thôi khuyến mại thêm 10 quả nữa là 156 quả. còn 44 quả đang đến thì vác AK ra bắn à? Sống sót được chỉ còn cách hối lộ Diêm Vương để thoát khỏi sổ tử thôi chứ tàu chiến dính 10 quả ASM thì cũng đủ nát rồi, 4 chục quả thì khỏi cần thu xác thủy thủ luôn, nát bét hết.
    Đồng chí lại xui dại Mỹ đi bỏ hết carrier đi để đóng Kirov cho nó rẻ. Ừ, đối hạm đối ko khá lắm đó nhưng mà ko có mục tiêu để bắn thì thất nghiệp à? Khác gì battleship thất nghiệp đâu? Trong khi đó cần tấn công lãnh thổ kẻ thù thì ngồi mốc mặt ra cười với nó à? Đồng chí à, về mặt vũ trang thì tàu chiến ko thể nào linh động = máy bay đâu. Máy bay khi cần làm nhiệm vụ gì nó chỉ cần đổi đạn, đổi config, update 1 chút info trong máy tính là ok. Tàu muốn đổi đạn lại phải về cảng, ko thì cũng phải đợi tàu tiếp tế, mất đứt cả tuần, cả tháng trời rồi.
    Đồng chí đi hỏi các đô đốc Nga là nếu được lựa chọn giữa đóng carrier hay cruiser thì tui tin là họ sẽ chọn carrier đó. Vấn đề là thực lực Nga ko đủ để nuôi nó thôi. Đồng chí có thấy anh Tàu nhà giàu mới nổi cũng ti toe đóng carrier chứ? Sau này nó giàu hơn nữa, nó đóng 5, 6 carrier nó đi khắp thế giới mần ăn dầu mỏ, bảo vệ lợi ích của nó. Còn Nga vác Kirov đi dọa ai bây giờ?
  10. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Đính chính lại là Phanlanx 20mm, nhầm sang Goalkeeper 30mm của UK.

Chia sẻ trang này