1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những con người Nga làm nên lịch sử

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Vera_Lauriana_new, 14/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Những con người Nga làm nên lịch sử

    Lâu nay thấy box Nga mình buồn quá, tớ cũng buồn luôn. Muốn góp chung với box Nga một điều gì đấy, tự hứa với mình thế rồi thì bận rộn lại làm cho tớ quên đi.

    Hôm nay rỗi rãi hơn, ngồi post cái này lên, hy vọng bà con cùng đọc, cùng nhớ về nước Nga yêu dấu, nhớ lại những con người đã làm nên lịch sử cho nước Nga và cho thế giới - một lịch sử văn hoá vĩ đại và anh hùng.

    Trước tiên là Tchaikovsky - nhạc sĩ yêu thích nhất của tớ.

    Tchaikovsky - nhà soạn nhạc Nga vĩ đại

    Chàng sinh viên Luật mê nhạc

    Tchaikovsky - nhà soạn nhạc Nga vĩ đại sinh ngày 25.5.1840 ở Votkinsk thuộc Uran trong một gia đình kỹ sư mỏ. Sống trong gia đình quý tộc bậc trung, cậu bé được giáo dục toàn diện, rất yêu thích và có năng khiếu về âm nhạc từ nhỏ. Nhưng bố mẹ không muốn cho con theo con đường nghệ thuật nên gửi Tchaikovsky đến Petersburg để học ở trường Trung cấp luật (từ năm 1850 - 1859). Trong thời gian này cậu bé say mê học âm nhạc. Theo lời khuyên của A.Rubinsten, Tchaikovsky bỏ nghề luật và thi vào nhạc viện Petersburg (1862). Sau ba năm học tập, Tchaikovsky tốt nghiệp với huy chương bạc và trở về hoạt động ở Mátxcơva rồi trở thành giáo sư của nhạc viện thành phố (1865). Tchaikovsky hoạt động rất hăng say trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, giáo dục... Trong khoảng 12 năm (từ 1865-1877) ông đã sáng tác nhiều tác phẩm.

    Năm 1877 - 1885, tình hình xã hội có nhiều biến đổi và với cuộc hôn nhân không thành Tchaikovsky bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trong một thời gian.

    Năm 1878 hoàn thành bản giao hưởng số 4 và nhạc kịch "Eugene Onegin ". Tchaikovsky được một bà triệu phú tên là Fông Méc đỡ đầu về kinh tế nên rất yên tâm sáng tác.

    Giữa những năm 80, Tchaikovsky với tư cách là nhạc trưởng đã đi biễu diễn khắp nơi trong và ngoài nước.
    Năm 1893 ông nhận học vị tiến sĩ của trường đại học tổng hợp Cambrigde ở Anh.

    Tchaikovsky mất ngày 25/10/1893 ở Petersburg sau một tuần lễ chỉ huy bản giao hưởng cuối cùng của mình.


    Một tâm hồn Nga


    Tchaikovsky không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lớn của thế giới. Hoạt động âm nhạc của ông diễn ra chủ yếu ở Mátxcơva. Ông sáng tác nhiều thể loại và thành công ở giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính phòng, hoà tấu và romance.

    Tác phẩm của ông phản ảnh tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người và thời đại, dưới chế độ Nga hoàng. Tuy nhiên cũng có những tác phẩm miêu tả cảnh thiên nhiên nước Nga rất độc đáo như giao hưởng số 1 "Giấc mơ mùa đông". Trong tác phẩm có đề cập đến những câu truyện thần thoại, những trang sử quang vinh của nước Nga. Nhưng đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là phản ánh những tấn bi kịch thông qua giao hưởng số 5, số 6. "Con đầm pích" là những tác phẩm bi kịch đạt đến đỉnh cao. Sở dĩ ông nổi tiếng vì đã biết kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc Nga với âm nhạc châu Âu, âm nhạc thành thị với âm nhạc nông thôn. Âm nhạc trong tác phẩm của ông là âm nhạc trí thức tiểu tư sản.


    Những tác phẩm nổi tiếng:
    -
    Tchaikovsky sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng (GH) gồm có: 7 bản giao hưởng (6 GH và GH có tiêu đề "Mangfrét"; nhiều concertor cho piano, violon, nhiều khúc mở màn, GH thơ và tổ khúc GH. Tính chất GH của Tchaikovsky là trữ tình đầy tính kịch. Ðây là một dòng GH mới trong lịch sử giao hưởng Nga. Bên cạnh đó cũng có GH mang tính chất cảnh trí sinh hoạt như GH số 1"Những ước mơ và con đường mùa đông" (1866), "Người thợ rèn Vacula", vũ kịch "Hồ Thiên Nga", ba khúc mở màn: "Romeo và Juliet" (1869); "Bão tố" (1873); "Franxétca đa Rêminhi" (1876)

    - Giai đoạn 1877 do căng thẳng với cuộc sống riêng tư ông bỏ dạy, bỏ sáng tác và đi ngao du ở Ý, Anh, Pháp và những tác phẩm trong thời kỳ này: Nhạc kịch Eugene Onegin, Cô gái Orliăng (1870) và Madéppa(1883), concerto số 2 cho piano, concerto cho violon...

    - Thời kỳ trở về Moscow, ông viết GH có tiêu đề "Mangfrét" và bản GH số 5 (1888); nhạc kịch Con đầm bích, Người đẹp ngủ trong rừng (1889), "Kẹp hạt dẻ, Iolanta (1891)...

    (Nguồn www.vnn.vn)

    Trong những bản nhạc của Tchaikovsky, tớ thích nhất là bản concerto số 1 viết cho piano và cả bản Hồ Thiên Nga nữa. Hay ghê! Nhớ những ngày mùa đông Nga rét mướt, trên đường đi học nghe Tchaikovsky mới thấy tuyệt làm sao. Gió tuyết cứ vù vù táp vào mặt, thỉnh thoảng đường trơn chỉ muốn ngã oạch, trong khi đó tiếng piano cứ văng vẳng bên tai. Nhiều hôm muốn nghỉ học quách đi, ở nhà cho sướng, thế rồi lại nghĩ đến lúc mình đội mưa tuyết đi đến trường mà cũng có Tchaikovsky bên cạnh... Rồi trong Hồ Thiên Nga, cái đoạn chàng hoàng tử ngồi bên ngoài quán rượu sau buổi đêm lắng nghe nỗi đau của mình ấy... Tuyệt cú luôn!!!! Kể ra cho bà con nghe thì hơi bị sến, nhưng hồi đó tớ chỉ có một mình, suốt ngày đi học một mình, về nhà một mình, cả khoa chẳng có mống người Việt nào, bọn Nga cứ tưởng là gái Tàu. Thế nên hồi đó tớ chỉ có mỗi Tchaikovsky với... Trần Tiến làm bạn.. Hu hu... Đến giờ thì Tchaikovsky vẫn là nhạc sĩ yêu thích nhất của tớ.

    Có bác nào cùng yêu Tchaikovsky thì chia sẻ nào



    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 09:11 ngày 14/10/2004
  2. hanoi2you

    hanoi2you Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    883
    Đã được thích:
    0
    Piotr đệ nhất người mở rộng lãnh thổ nước Nga như ngày nay.

    Vẫn mong em quay về, người yêu dấu ơi!
      Vẫn mong đôi ta trọn tình như lúc xưa.
  3. Xanhia

    Xanhia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    TEMA của topic này là những con người Nga làm nên lịch sử cơ mà, em cũng rất thích Tchaikovsky, nhưng xét đúng nghĩa thì ông chỉ đi vào lịch sử âm nhạc thôi, chứ không phải là con người làm nên lịch sử. Nếu bình chọn những người Nga làm nên lịch sử, vị trí đàu tiên phải là Piotr đệ nhất, người đã mở rộng lãnh thổ Nga như bạn hanoi2you nói, và ông chính là người đầu tiên đã đưa nước Nga xích lại gần với châu Âu, bằng cách mở cửa và đưa những tiến bộ thời ấy ở phương Tây áp dụng vào nước Nga. Thứ 2 là phải kể đến nữ hoàng Ekaterina II, nhưng có lẽ cũng không nên tính vào bởi thực ra bà là công chúa nước Đức, nhưng chính bà là người đã đưa triều đại phong kiến Nga đạt tới cực thịnh. Còn sau đó mới kể đến những nhân vật của thế kỉ 20 mà ai cũng biết rồi.
    "авай за жизнO
  4. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Pie đại đế, Tchaikovsky hay Ekaterina tớ nghĩ là đều có vai trò nhất định đối với lịch sử nước Nga. Tuy nhiên Vera có thể đổi lại tên topic cho phù hợp, chẳng hạn như "Lịch sử và văn hoá Nga" hoặc là "Danh nhân nước Nga" ...... em nhể.
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  5. russian_birch

    russian_birch Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Topic này hay đấy.
    Nếu chọn trước hết tớ chọn đồng chí Goccbachốp , người đã góp công đưa chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đến ngày tận thế.Thế chẳng phải là đã làm nên lich sử là gì?
    Các cậu quên Glinka à?Lão Tchaivkovski tớ cũng thích nhưng chỉ thích một vài bản(đỉnh nhất tất nhiên là Lebedinoie ozero roài).Mai tớ sẽ post bào về Glinka cho xem.Tuyệt vời luôn
    -айди сZда<---Vào đây với tớ​


  6. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Nếu bà con thích thì sẽ đổi tên topic. Tuy nhiên, không nên đồng nhất khái niệm lịch sử với chính trị. "Lịch sử" có nội hàm rộng, bao gồm cả lịch sử chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học... Nếu muốn thêm các danh nhân trong các lĩnh vực khác trong topic này cũng dễ. Hoặc như Puskin, ông được coi là cha đẻ của nền văn học Nga, nhưng đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với các chiến sĩ tháng Chạp và đối với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga sau này. Thế nên đừng giới hạn khái niệm lịch sử vào trong khái niệm lịch sử chính trị.
  7. VictimNation

    VictimNation Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2002
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị để nguyên tên topic nhé, nghe câu này rất Nga
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 07:44 ngày 14/10/2004
  8. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0

    V.I.Lê-nin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản
    Vla-đi-mia I-lích Lê-nin sinh ngày 24-4-1870 tại thành phố Xim-biếc (ngày nay là U-li-a-nốp-xcơ), Lê-nin sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Nga tiến bộ. Cha của Lê-nin - ông I-lia Ni-cô-lai ê-vích là một nhà hoạt động giáo dục tận tụy với nghề nghiệp, gần gũi với nhân dân lao động. Anh cả của Lê-nin - A-lếch-xan U-li-a-nốp - tham gia hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên và đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình đã có ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành nên những tính cách và phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Vô-lô-đi-a.
    Khi còn nhỏ, Lê-nin học tập rất xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cổ điển ở Xim-biếc, năm 1887 Lê-nin vào học khoa luật ở trường đại học Ca-dan. Ngay từ bấy giờ, Lê-nin đã quyết tâm hiến thân cho cuộc đấu tranh cách mạng, cố gắng nắm vững các môn khoa học xã hội. "Bây giờ là lúc phải học khoa luật và khoa kinh tế chính trị". Sau đó không bao lâu do tham gia phong trào đấu tranh, tháng chạp năm 1887, Lê-nin bị bắt và đày về làng Cô-cư-sơ-ki-nô, cách Ca-dan 40 dặm Nga.
    Năm ấy, Lê-nin vừa đúng 17 tuổi.
    Gần một năm sau, mùa thu năm 1888, Lê-nin mới được phép trở lại Ca-dan, nhưng không được tiếp tục theo học ở trường đại học. Lê-nin tham gia nhóm Mác-xít và bắt đầu nghiên cứu tác phẩm "Tư bản" của Các Mác.
    Đầu tháng 5 năm 1889, Lê-nin đến Xa-ma-ra.
    Năm 1891, Lê-nin tốt nghiệp khoa luật trường đại học Pê-téc-bua. Lê-nin đã tự học trong một năm rưỡi chương trình bốn năm, là người duy nhất đạt điểm cao trong toàn bộ kỳ thi và được cấp bằng tốt nghiệp hạng nhất.
    Tại Xa-ma-ra, năm 1892, Lê-nin đã thành lập nhóm Mác-xít đầu tiên, nghiên cứu các tác phẩm của Mác-Ăng-ghen, nghiên cứu nền kinh tế nước Nga và tiến hành đấu tranh triệt để chống hệ tư tưởng của phái dân túy. Tháng 8 năm 1893, Lê-nin rời Xa-ma-ra đến Pê-téc-bua - trung tâm chính trị của nước Nga và của phong trào công nhân Nga.
    Tại Pê-téc-bua, Lê-nin đã tìm hiểu sâu sắc đời sống khổ cực của những người thợ, hoạt động và tuyên truyền chủ nghĩa Mác đối với họ. Không bao lâu, Lê-nin đã nhanh chóng được thừa nhận là một người lãnh đạo có uy tín trong các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua, có học vấn uyên bác và tinh thông chủ nghĩa Mác.
    Lê-nin bắt tay vào việc thành lập đảng Mác-xít của giai cấp vô sản Nga.
    Mùa thu năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, tất cả nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua đã thống nhất lại thành tổ chức chính trị duy nhất ?" "Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân". Đó là một sự kiện lịch sử trong phong trào xã hội dân chủ Nga. Liên minh là tổ chức Mác-xít đầu tiên ở Nga đã kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và là tổ chức tiền thân của chính đảng vô sản Nga.
    Tháng chạp năm 1895, Liên minh bị khủng bố. Lê-nin và nhiều bạn chiến đấu bị bắt. Mười bốn tháng sau, tháng 2 năm 1897, Lê-nin bị kết án và đày đi miền Đông Xi-bia tại làng Su-sen-xcôi thuộc Mu-nu-xin-xky, tỉnh Ê-ni-xây-xcai-a, cách đường xe lửa hơn 600 dặm. Lê-nin đã sống ở đó cho đến hết tháng giêng năm 1900.
    Tại cái làng nhỏ bé trong rừng thẳm Xi-bia này, Lê-nin vẫn theo dõi sát sao phong trào công nhân Nga cũng như Tây Âu và đã viết hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" nó đã kết thúc việc đánh bại chủ nghĩa dân túy về mặt tư trưởng.
    (Còn nữa ....)
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  9. hanoi2you

    hanoi2you Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    883
    Đã được thích:
    0
    Ivan IV, người mở sổ cho nước Nga nhìn ra châu Âu.
    Mấy bác Tchaikovsky có vai trò trong văn hoá Nga thôi, chứ đối với lịch sử tớ nghĩ ông ấy chả có vai trò đáng kể, vai trò trong lịch sử phải là người làm cho đất nước có bước ngoặt, vắng Tchaikovsky, nước Nga vẫn đi đến XHCN rồi vẫn trở lại là Liên Bang Nga. Phải hiểu lịch sử với ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Lịch sử luôn gắn liền với chính trị, còn văn hoá gắn liền với XH. Mấy cái bác soạn nhạc hay hoạ sỹ ấy là danh nhân nước Nga nhưng không thể là người làm nên lịch sử cho nước Nga được.

    Vẫn mong em quay về, người yêu dấu ơi!
      Vẫn mong đôi ta trọn tình như lúc xưa.
  10. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bác Ludwig có vẻ kết Lenin ghê nhể!
    Em ủng hộ bác cả hai tay hai chân luôn, He He!, Lenin đúng là nhân vật lịch sử số một của thế kỷ 20 đấy ạ. Khách quan một tý thì Anakaterina, Pier đại đế hay Alexander Nevsky... rồi Lenin đều có thể coi là tất yếu lịch sử, tất cả đã làm nên trọn vẹn đất nước Nga mà các bác yêu quý, nhưng em "khoái" Lenin hơn cả.
    Thứ nhất là Lenin ... mặc com-lê còn A hay P thì mặc quần áo của vua chúa quý tộc ngày xưa trông rất xấu (đối với em), Alexander Nevsky thì em cứ hình dung ông ấy mặc áo giáp cưỡi ngựa giống như mấy hiệp sỹ trong bức tranh " Truyền thuyết anh hùng" í (tranh này của ai í các bác nhờ?) trông có vẻ cứng và ghê quá.
    Đùa tí chứ thứ hai là, so sánh khập khiễng một tý, giống như Picasso được coi là ngưòi mở đường cho nghệ thuật hiện đại ( gần gũi nhất là nếu không có Picasso thì chúng ta không thể có bàn ghế cốc chén ... "đẹp" như ngày nay) và có nhận định về Picasso là người ta có thể yêu hoặc ghét ông nhưng không ai có thể dửng dưng và vô cảm trước nghệ thuật của ông cả, Lenin cũng vậy và tất nhiên là còn hơn thế nữa ông đã xây dựng nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, phát triển hoàn chỉnh chủ nghĩa Mác..., ( kể cả các bác nào trong TTVN này mà thích các nước tư bản phát triển bây giờ thì cũng phải cảm ơn Lenin đấy nhá vì chính do sức ép cạnh tranh với các ước XHCN mà Anh Mỹ mới có những điều chỉnh XH như ngày nay)
    Có thể khẳng định rằng Lenin là nhân vật được biết đến nhiều nhất, gây nhiều cảm xúc nhất trong thế kỷ 20, gần như ở đâu trên trái đất người ta cũng biết đến Lenin (em đang tính cả đến bây giờ đâý ạ), từ những người dân cùng khổ châu Phi châu Á hay châu Mỹ la tinh đến những người trí thức thuộc tầng lớp cao trong xã hội, bây giờ đảng cộng sản vẫn luôn tồn tại ở các quốc gia từ Mỹ Pháp đến Ấn Độ ... Không chỉ các chính trị gia hay những nhà nghiên cứu triết học mà rất nhiều các nghệ sỹ cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của Lenin, hầu như trong tất cả các lĩnh vực như mỹ thuật, kiến trúc, văn học, điện ảnh ... ( các nghệ sỹ làm nên nghệ thuật của thế kỷ 20 có thể kể đến các hoạ sỹ Siqueiros, Kalho, Rivera ... Picasso (gia nhập Đảng cộng sản Pháp từ năm 44) kiến trúc sư Oscar Niemeyer, nhà văn Aragon ...).
    Ngoài ra nếu xét về tài năng cá nhân đơn thuần thì Lenin là một bộ óc vĩ đại, trí tuệ và tài năng của ông thể hiện qua các tác phẩm kinh điển về lý luận cũng như hành động trong thực tiễn là không gì có thể che khuất. Anakaterina hay Pier đại đế có thể đưa nước Nga phong kiến lên thành cường thịnh nhưng vị thế và tầm ảnh hưởng của nó chưa thể bằng nước Nga Xô-Viết trong thế kỷ 20 được. ( sự ra đời của Liên xô còn kéo theo một loạt các nước XHCN khác và thúc đẩy phong trào cách mạng ở khắp nơi trên thế giới). (Tạm dừng thôi không chiếm nhiều đất box nhà ta quá để em còn post ảnh nữa chớ.)

    Nhấn mạnh lại rằng là tất cả các vị trên đều là tất yếu lịch sử không thể nói ai hơn ai được, không có Ana hay Pier thì chưa chắc đã có Lenin hay XôViết (ai đã yêu nước Nga thì đều sẽ trân trọng công lao của các vị ấy), đây em chỉ xét hào quang của thời đại nào rực rỡ hơn theo quan điểm cá nhân thui. He He Không phải là thành viên lại hơi mạnh mồm liều nói (vì thấy box nhà ta vui quá) mong các bác thông cảm nhá!
    >енин
    (em biết mỗi hai "từ" tiếng Nga một trong số đó đây)

    Chỉ có duy nhất 1 bầu trời.

Chia sẻ trang này