1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Nga - một thế kỉ nhìn lại

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 28/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga - một thế kỉ nhìn lại

    Chúng ta đang ở những năm đầu của thế kỉ 21.Bây giờ là lúc chũng ta nhìn lại một chặng đường lịch sử của nước Nga trong thế kỉ 20.Các sự kiện được sắp xếp theo năm xảy ra.Nào bắt đầu cuộc hành trình thế kỉ!
    Năm 1902
    Sinh viên Nga bãi khoá
    Ngày 4/2/1902, hơn 30.000 sinh viên Nga đã biểu tình bãi khoá.Họ được các giáo sư thuộc đảng Tự do hỗ trợ.Nguyên nhân đầu tiên là do vấn đề chính trị học đường mà ra.Ngày 22/12/1901 , tướng Vannovski, Bộ trưởng bộ Giáo dục đã ra lệnh cho các sinh viên phải gia nhập các hội đoàn sinh viên do chính phủ thành lập và kiểm soát.Do đó sinh viên không còn được tự do theo đuổi chính kiến riêng của mình nữa.

    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1904
    Nhật vây cảng Lữ Thuận của Nga
    Trước ngày Nga tuyên chiến với Nhật,Nhật bất ngờ đánh chiếm cảng Lữ Thuận mà Nga đã thuê của Trung Quốc từ năm 1898 và do tướng Nga Stoessel trấn giữ.Đô đốc hải quân Nhật là Togo đã mau lẹ tập trung binh sĩ trong một thời gian kỉ lục để vây hãm Port Arthur rồi chuẩn bị đổ bộ.Nga hoàng tin tưởng vào hạm đội hùng hậu của mình.Hạm đội này do Đô đốc hải quân Rodjestvenski chỉ huy.Nga hoàng tin rằng đủ sức chống Nhật.
    Cuộc chiến Nga-Nhật ở cảng Lữ Thuận
    Vùng cảng Lữ Thuận đã bị bao vây hoàn toàn ngày 27/11/1904.Người Nhật đã bất ngờ vào tận vũng tàu của cảng Lữ Thuận trong đêm tối tấn công,mở đầu cho cuộc chiến tranh Nhật-Nga.Trong sáu năm liền,người Nga đã xây cất những đồn phòng thủ rất kiên cố.Tướng Kondratenko với 50.000 binh sĩ đã cố thủ ở cảng Lữ Thuận.
    Ivan Pavlov được nhận giải thưởng Nobel về y học
    Ivan Pavlov người Nga,nghiên cứu về tiêu hoá đã được giải thưởng Nobel ngày 10/12/1904 về Y học.Pavlov là Giáo sư tại trường Đại học Quân sự Xanh-Petécbua, ông đã khai triển lí thuyết,theo đó loài vật trong vài trường hợp có thể có những tập tính nào đó.Sau đây là thí nghiệm của Pavlov:Trong nhiều ngày liên tiếp,mỗi khi đem đĩa thức ăn cho chó, ông đều rung một hồi chuông.Sau đó mỗi khi nghe thấy chuông rung là con chó tự dưng chảy nước dãi ra dù không đem đồ ăn đến.Hiện tượng chảy nước dãi kéo dài tới 6 tháng sau nữa mới dứt.
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1905
    Tháng 1.
    Ngay Chủ Nhật đẫm máu
    Ngày 22/1/1905 là ngày chủ nhật đẫm máu ở Xanh-Petecbua.Giáo chủ Gapone dẫn đầu đoàn biểu tình ôn hoà gồm 30.000 công nhân đến cung điện Mùa Đông của Nga hoàng để trình lên nhà vua một đơn thỉnh nguyện cải cách chính trị và xã hội.Ông còn yêu cầu ngoài việc cải cách điền địa để giúp đỡ dân nghèo,phải cho dân có người đại diện và cần bãi bỏ chế độ kiểm duyệt cũng như nên có thái độ khoan dung đối với tôn giáo.Thoạt tiên chính quyền có ý chần chừ chưa hứa hẹn gì để làm vừa lòng những người biểu tình cả.Bỗng một tiếng súng nổ và bắt đầu một cuộc đàn áp thẳng tay.Quân đội do công tước Xec-gây chỉ huy giải tán đám biểu tính.Hơn 1.000 người ngã gục.Cuộc tàn sát này đã đi vào lịch sử với tên là"Ngày Chủ Nhật đẫm máu".Nó huỷ diệt lòng tin kính cẩn của đa số thợ thuyền đối với Nga hoàng.Khắp nước nổi lên những làn sóng biểu tình, bạo động ,đình công.
    Tháng 3
    Nga thua Nhật
    Cuộc chiến tranh Nga-Nhật đã chấm dứt và Nga bị thua nặng.Lính của Nga hoàng dù chiến đấu rất mãnh liệt cũng phải bỏ thành phố Moudken.Sự thiệt hại về quân số của cả hai bên rất lớn:Nhật mất 50.000 người còn Nga 92.000 đã tử trận và mất tích.
    Tháng 5
    Hải quân Nga bị thất bại ở Tsushima
    Hải quân Nga đã bị Nhật đánh tan ở eo biển Tsushima.Hải quân Nhật do đô đốc Togo chỉ huy đã hơn hẳn Nga về vũ khí,binh sĩ được huấn luyện kĩ và tràn đầy tinh thần yêu nước.Nhật mất 116 người,trong khi Nga có 5.000 binh lính tử trận và mất tích cùng 6.000 người bị bắt làm tù binh.Trong số 38 chiếm hạm của Nga thì hơn 20 chiếc bị đánh đắm,6 chiếc đầu hàng , còn lại chạy trốn vào các hải cảng của quốc gia trung lập.Đô đốc Nga là Rojdestvenski bị thương và bị bắt làm tù binh.trong trận này,Nhật Bản tuyên bố mạnh hơn Nga trên mặt biển và đã chiến thắng Nga.Hải quân Nga hoảng sợ quay về các hải cảng của Nga như Crondalt,Sebastopol và Odessa,xông vào đập các tiệm buôn và tấn công các sĩ quan để trả thù bại trận.
    [re]Tháng 7
    Nhật Bản chiếm Sakhalin của Nga[/size=3]
    Tướng Liapunov của Nga đầu hàng quân đội Nhật Bản.Từ ít lâu nay cuộc chiến tranh Nga-Nhật đang được thảo luận để đi tới hoà bình.Muốn có thế mạnh trên bàn hội nghị,Nhật đem quân tiến đánh đảo Sakhalin của Nga và chỉ vài tuần lễ sau đã chiếm được,Ngày 7/7/1905 quân Nhật đã đổ bộ lên gần Korsakovsk.Sau đó họ đánh chiếm các đồn nhỏ mà binh lính Nga không chống cự nổi phải chạy về phương Bắc.Ngày 25/7/1905 quân đội Nhật Bản đã chiếm được Alexandrovsk một cách dễ dàng.
    Tháng 8
    Nga hoàng Nicolas II và chế độ quân chủ lập hiến
    Ngày 14/8/1905 Nicolas II vua nước Nga thành lập chế độ quân chủ lập hiến.Nhà vua tuyên bố là Đại hội quốc gia chỉ có tính chất tư vấn chứ không phải lập pháp và sẽ được bầu một cách hạn chế và gián tiếp.Theo chiếu chỉ của một Uỷ ban do Bulyguine,Bộ trưởng bộ Nội vụ cầm đầu, sẽ tổ chức Đại hội.Văn bản được đưa ra cho hội đồng nội các thảo luận, nhưng các hội viên Hội đồng hàng tỉnh lại đòi Đại hội quốc gia phải do cuộc phổ thông đầu phiếu bầu lên.Chương trình này còn bị đảng Tự do và đảng cộng sản Bôn sê vích kêu gọi dân chúng tảy chay.
    Tháng 9
    Hoà ước Nga-Nhật
    Sau khi mất cảng Lữ Thuận, quân đội Nga lại gặp nhiều thảm hoạ.Moukden bị chiếm vài tháng trước.Hạm đội Ban tích của Nga được chuyển sang Viễn Đông.Sau một cuộc đi vòng đường biển mât 7 tháng rưỡi, hạm đội Nga đã bị tiêu diệt tại eo biển Tsushima.Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đứng ra làm trung gian hoà giải với Nga gửi người sang Mỹ để thương thảo với Nhật.Thấy Nhật mạnh, các cường quốc Tây phương làm áp lực để những điều khoản đối với Nga bớt khắc nghiệt.Nhật chiếm lại cảng Lữ Thuận và đường xe lửa Mãn Châu, còn Nga bỏ ý định lấy Triều Tiên và đảo Sakhalin.Hoà ước được kí ngày 5/9/1905 chấm dứt chiến tranh Nga-Nhật.
    Tháng 10
    Tổng đình công tại Nga[/red][/size=4
    Muốn đánh đổ chính thể quân chủ chuyên chế,cuộc tổng đình cồn tại Nga đã lan rộng.Có đến 2.000.000 người tham gia và Uỷ ban Xô Viết được thành lập ở mọi nơi.Có thể nói đây là cuộc đình công lớn nhất trên thế giới,nhà chức trách đàn áp thẳng tay, nhưng rồi sau lại phải nhượng bộ.Bá tước Xec gây Witte,Thủ tướng chính phủ đã đưa ra một chương trình cải cách gọi là "Tuyên ngôn ngày 17/10".Theo đó Nga hoàng hứa sẽ thi hành quyền tự do công dân và tổ chức bầu cử để thành lập quốc hội lập pháp.Để đánh lạc mục tiêu, cảnh sát tìm cách hạ sát những người Do Thái và những nhà cách mạng.
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  4. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1907
    Tháng 2
    Nhà bác học Nga Mendeleev qua đời
    Vài ngày trước lễ sinh nhật thứ 73, nhà hoá học Nga Mendeleev đã từ trần tại Xanh-Petecbua.Năm 1896 ông đã thiết lập ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, được tăng cường do các cuộc khám phá về sau.Đó là một công cụ rất cần thiết.Tiêu chuẩn của bảng tuần hoàn là theo thứ tự mỗi ngày một lên cao của số lượng nguyên tử,làm thay đổi những tính chất hoá học của những nguyên tố đã xếp hạng.
    Tháng 5
    Nga bài trừ nạn thất học
    Ngày 17/5/1907 Bộ trưởng bộ Giáo dục Nga Peter Von Kauffmann đã trình bày trước nghị viện Nga:Theo các bản thống kê thì chỉ có 29% thanh niên và 13% phụ nữ Nga biết đọc và biết viết.Để đạt được mục tiêu mà trước đây vua Nga Piotr Đại đế đã đề ra:Giáo dục không phải là đặc quyền của giới thượng lưu mà cần nhằm vào yêu cầu của quần chúng, ngân sách giáo dục được tăng lên 7 lần.
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  5. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1908
    Tháng 10
    Áo thôn tính Bosnhia
    Áo, Hung và Nga tranh giành ảnh hưởng tại miền Ban căng.Đó là một lò thuốc súng có thể nổ tung bất cứ lúc nào tại châu Âu.Bị thua Nhật ở Viễn Đông,Nga muốn được đền bù lại bằng cách kết thân với những người Slavơ để tìm ra đường biển.Tại đây Nga lại đụng phải đế quốc Áo, Hung và phong trào quốc gia Slavơ ở miền Nam như Croatia, Slovenia, Bosnia...Ngày 5/10/1908 Áo thôn tính Bosnia làm cho tình hình miền Ban căng không yên.Nga xui Serbia phản kháng nhưng Pháp khuyên vua Pierrer nên tự kiềm chế, để khỏi xảy ra chiến tranh.
    Năm 1910
    Tháng 11
    Nhà văn Lev Tolstoi chết trong hiu quạnh
    Chán chường danh vọng, ưa thích yên tĩnh, đại văn hào Nga Lev Tolstoi ngày 10/11/1910 đã bí mật trở về trang trại Poliana để tạm xa cuộc đời, xa bạn bè thân thuộc.Sau đó người ta tìm thấy Tolstoi nằm chết ở nhà ga Astaporo ngày 20/11.Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu đậm đến văn chương Slavơ cũng như văn chương Tây phương.Đó là một cuộc tìm kiếm, suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống cũng như chân lí tuyệt đối.Tolstoi công kích xã hội qua các tác phẩm bất hủ như: Chiến tranh và hoà bình, Anna Karenina...
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  6. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1913
    Tháng 11
    Nga hoàng tiêu huỷ các tác phẩm của Tolstoi
    Ngày 21/11/1913 tại Xanh Petécbua theo lệnh của Nga hoàng, người ta đã tiêu huỷ 22 cuốn sách của đại văn hào Tolstoi đã đề cập đến các vấn đề tôn giáo và xã hội.Họ kết tội mặc dù Tolstoi đã chết năm 1910 nhưng di cảo của ông vẫn còn gây độc hại.Lúc sinh thời,Tolstoi vẫn công khai chỉ trích chính quyền và giáo quyền của nước ông là hay lạm dụng quyền thế và thường che giấu, nói dối.Nga hoàng cho rằng Tolstoi đã làm gương xấu cho giới trẻ vẫn coi ông như thần tượng chỉ vì ông đã đả kích xã hội đương thời về các vấn đề quyền tư hữu,chế độ nông nô, chính quyền bợ đỡ người giàu và nhà thờ thì quá phục tùng Nhà nước.
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  7. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1914
    Tháng 10
    Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến đánh Nga
    Không tuyên chiến, quân đội Thổ Nhĩ Kì ném bom xuống hải cảng của Nga ở vùng Hắc hải.Hải quân Thổ Nhĩ Kì gồm có hai chiến hạm mua lại của Đức đã lọt qua những trạm canh phòng của Pháp và Anh trên Địa Trung Hải mà không bị phát hiện.Sau đó những chiến hạm này phong toả eo biển Darnadelles, không cho tàu bè ở biển Égée liên lạc với biển Marmara nữa.Bộ trưởng Bộ Chiến Tranh Thổ Nhĩ Kì Enver Pacha là người thân Đức, ra lệnh cho Hải quân Thổ Nhĩ Kì tấn công đế quốc Nga.Sự hung hãn của Thổ Nhĩ Kì đã khiến cho Nga, Anh, Pháp cũng phải tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kì ngày 28/10/1914
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  8. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1915
    Tháng 7
    Tác phẩm "Chủ nghĩa Đế quốc..." của Lênin
    Ngày 2/7 Lênin viết xong cuốn "Chủ nghĩa Đế quốc-giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản".Lênin giải nghĩa chủ nghĩa Đế quốc qua năm tiêu chuẩn kinh tế cơ bản.Đó là sự độc quyền, sự lấn át của tư bản tài chính, sự xuất cảng tư bản, sự cấu tạo những thử thách quốc tế và sự phân chia thế giới ra thành các đế quốc.Ở đó Lênin đưa ra thuyết :Chủ nghĩa tư bản thối nát mở đầu cho cuộc cách mạng xã hội trên thế giới.
    Tháng 8
    Quân đội Đức đánh chiếm Vac sa va rồi đánh Nga
    Ngày 5/8/1915, quân đội Đức đánh chiếm Vac sa va và hai tuần sau đánh vào phòng tuyến Nga rồi chiếm luôn thành phố Brest-Litovsk.Chỉ có 5 tháng mà mặt trận miền Đông đã hoàn toàn thay đổi.Khi quân Nga tiến vào Silêsie thì Đức rút quân ở mặt trận miền Tây về để lập một đơn vị mới tăng cường cho mặt trận miền Đông dài 2.000 km.Ba Lan và Litva đều bị chiếm đóng.Tính ra sau một năm chiến tranh đã có 3.000.000 lính Nga bị chết hoặc bị bắt làm tù binh.Mặc dù bị thua đậm, Nga hoàng vẫn bác bỏ những đề nghị hoà bình của vua Đức.
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  9. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Năm 1917
    Tháng 1
    Hỗn loạn ở nước Nga
    Tình hình nội bộ của Nga rất hỗn loạn.Quân đội bắt đầu chống lại cấp chỉ huy.Nga hoàng ở ngoài mặt trận giao việc trị nước cho Hoàng hậu và một lũ nịnh thần.Đại sứ Pháp báo về nước là Hoàng hậu Nga không bình thường và bất lực, bất tài.Thấy vậy một phái đoàn đồng minh tới tận Petrograd để xem xét tình hình và đề nghị Nga hoàng phải lập một chính phủ mới có uy tín với quốc dân.Nga hoàng không nghe nên hỗn loạn xảy ra.Chủ tịch quốc hội Nga cảnh báo với Nga hoàng rằng:"Đừng để cho dân chúng lựa chọn giữa Hoạng thượng và Tổ quốc".Nga hoàng im lặng.Vì thế nên Rodziankd , chủ tịch Quốc hội nhất quyết tìm cách lật đổ Nga hoàng từ đầu năm 1917.
    Tháng 3
    Cách mạng tháng Hai
    Chính phủ và cảnh sát Petrograd không giữ nổi trật tự công cộng nữa.Đình công biểu tình và xung đột vũ trang lan rộng ra các thành phố khác, Nga hoàng Nicolas đệ Nhị hoãn phiên họp Đuma(quốc hội Nga).200 thợ ở Petrograd đình công toàn diện.Ngày 10/3/1917,tức 2/2 theo lịch Nga, Nicolas đệ nhị ra lệnh cho Quân đội dẹp đình công, nhưng binh sĩ không nghe,lại đứng về phe thợ thuyền.Ngày 12/3 chủ tịch Đuma xin nàh vua triệu tập cơ quan hành pháp ngay.Nhà vua không nhượng bộ.Đuma tự động họp rồi tuyên bố Đuma không giải tán.Không cần được sự đồng ý Đuma lãnh trách nhiệm chấp hành.Các Nghị sĩ tự do, xã hội, tư sản của các đảng phái lớn thành lập uỷ ban chấp hành quốc sự.Các công xưởng, trại lính ở Petrograd và Matcova đều tự động lập ra chính quyền cách mạng.Tại tổng hành dinh ở Pskov, Nga hoàng hoàn toàn bất lực.Quân đội nổi loạn ở khắp nơi.Ngày 15/3, Nga hoàng uỷ cho hoàng thân Lvov và bá tước Michel lập chính phủ nhưng cả hai người đều từ chối vì quyền hành bây giờ đều ở Uỷ ban chấp hành của Đuma.Đến ngày 16/3 chủ tịch Đuma công bố dach sách các bộ trưởng, ân xá cho tất cả tù nhân chính trị, cho phép tự do báo chí và hội họp, xoá bỏ mọi phân chia gia cấp.Trước hoàn cảnh đó, vua Nicolas đệ nhị phải thoái vị.
    Tháng 10
    Ảnh hưởng của Đảng Bônsêvích lan rộng
    Chính phủ Nga của thủ tưởng Alexandr Kerenski vẫn không tiếp tế nổi cho các thành thị như Petrograd và Matcơva.Do đó ảnh hưởng của đảng Cộng sản ngày càng lan rộng tới giới thợ thuyền và giới nhà binh.Từ trước, Đảng Cộng sản vẫn còn thiểu số thì lúc này đã nắm đa số trong các Uỷ ban Xô viết thợ thuyền và binh lính ở thủ đô.Ngoài ra các cuộc đình công của thợ thuyền, các cuộc nổi dậy của nông dân, các cuộc biểu dương đòi hoà bình đã đạt được thắng lợi.Người ta trông mong đảng Cộng sản sẽ đứng ra làm cuộc cách mạng vào ngày 21/10 khi lãnh tụ Lênin về nước.
    Lênin trở lại Petrograd
    Ngày 21/10 Lênin hoá trang bí mật từ Phần Lan , nơi ông tới trú ngụ từ tháng 8, đã trở về Petrograd.Trong thời gian lưu vong, Lênin đã soạn thảo chương trình một cuộc cách mạng và ghi rõ chủ trương của Người trong cuốn"Nhà nước và Cách mạng".Ông khai triển ý của Các Mác cho rằng nhà nước chỉ là công cụ thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác.Theo Lênin, những người lãnh đạo đảng Cộng sản phải chỉ rõ cho dân chúng biết con đường xã hội và cần giành chính quyền bằng vũ lực.Đảng phải cướp lấy chính quyền để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    Tháng 11
    Đảng Bônsêvích nắm giữ chính quyền
    Ngày 7/11(theo lịch Nga là 25/10) Hồng quân do Lev Trotski chỉ huy đã vào thành Petrograd và đóng giữ mọi nơi hiểm yếu.Thủ tướng Alexandr Kerenski chạy trốn trong xe của Đại sứ quán Mĩ.Các bộ trưởng đều bị bắt giữ.Có 6 binh sĩ tử trận.Đến 22h Trotski tuyên bố:"Chính phủ lâm thời của Nga hoàng đã bị lật đổ.Chính quyền từ nay được chuyển sang Uỷ ban quân nhân Cách mạng.Sẽ thành lập chính phủ Cộng sản để truất bỏ quyền tư hữu đất đai và kiểm soát thợ thuyền làm việc sản xuất."Lênin khai mạc Hội nghị kì II .Đảng Bônsêvích chưa nắm được đa số nhưng việc Kerenski chạy trốn đã khiến Đại hội vỗ tay reo mừng.Lênin muốn các đại biểu chấp nhận việc xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa, chấm dứt ngay chiến tranh và truất quyền tư hữu của những tay đại phú.Các đại biểu không cộng sản từ chối việc ban bố vội vàng, không sửa soạn trước những sắc lệnh về tương lai của quốc gia.Họ phản kháng bằng cách bỏ phòng họp đi ra ngoài.Sau những cuộc tranh cãi dữ dội ,những đại biểu ở trong phòng hội nghị đều vỗ tay tán thành việc thành lập nhà nước Xô Viết dưới quyền của hội đồng Uỷ viên nhân dân.Lãnh đạo hội đồng này là lãnh tụ Lênin.Kể từ giờ phút đó, toàn thể nước Nga đã trở thành một nước theo chế độ cộng sản chủ nghĩa ở châu Âu.
    oне не везло сна?ала
    ~ даже ,ак б<вало
  10. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Năm 1918
    Tháng 2
    Nước Nga Xô Viết muốn hoà bình.
    Ucraina, Estonia, Litva, Latvia, Phần Lan, Kavkaz cắt đứt liên lạc với nước Nga Xô Viết từ tháng 2/1917 đến tháng 2 năm 1918 đều tuyên bố độc lập.Riêng Ba Lan đax làm cho Nga Xô Viết mất đi 34% dân số, 32% đất đai trồng trọt, 54%kĩ nghệ và 89% sức sản xuất than đá.Đế quốc Đức rất vui mừng ủng hộ các nước phụ thuộc Liên Xô.Đức còn trải rộng ảnh hưởng của mình lên phía Đông Trung Âu.Khi Hồng Quân can thiệp vào Phần Lan, Đức gửi đoàn quân viễn chinh sang giúp Phần Lan.Quân Đức chiếm đóng Litva, Estonia tiến tới bán đảo Crưm và bình nguyên đồng bằng sông Đa nuýp ở phía Tây Nam , nước Nga chấp nhận ngừng bắn và theo điều kiện của Đức đưa ra, để tiến tới hoà bình.
    Tháng 3
    Hoà ước Brest-Litovsk kí với nước Nga Xô Viết
    Hoà bình được kí kết ở Brest-Litovsk giữa Đức và chính phủ Xô viết vào ngày 3/3/1918.Dù một phần đảng Bôn sêvích do Bukharin lãnh đạo và nhóm xã hội cách mạng thiên tả phản đối, Liên Xô vẫn bắt buộc phải chấp nhận những điều khoản của Đức đưa ra.Đó là trả độc lập cho Phần Lan, Ba Lan và Ukraine đồng thời phải giải tán quân đội.Đức và Nga thả tù binh chiến tranh rồi thiết lập quan hệ ngoại giao.Hoà bình Brest-Litovsk được tổ chức rất rầm rộ, coi như là đại thắng của đế quốc Đức.Tuy nhiên bộ chỉ huy Đức vẫn chưa thể rút hết quân đội ở ngoài mặt trận miền Đông về, để đối phó với cuộc phản công mùa xuân của Tây phương.Đảng xã hội dân chủ cho rằng đường lối chính trị của Đức đối với Nga chỉ gây thêm thù hận.Như vậy chỉ làm cho phe đồng minh càng quyết liệt chiến đấu để đập tan chính sách độc tài bạo ngược của Đế quốc Đức.
    Tháng 5
    Xâm lấn và nội chiến ở Nga
    Vào tháng 5/1918 chính phủ Xô viết mất quyền kiểm soát ở nhiều nơi trong nước.Bất chấp hoà ước Brest-Litovsk quân đội Đức cứ tiến về phía Tây Nam nước Nga.Quân Thổ tiến tới bờ Hắc Hải rồi đi về Baku ở bờ biển Caspi.Krasnov được bầu ngày 11/5 làm thủ lĩnh kị binh Nga vùng sông Đông để chống lại đảng Bôn sêvích.Krasnov cùng tướng Denikil kiểm soát dải đất từ phòng tuyến của Đức tới sông Volga, cắt đưt đường tiếp tế lưong thực cho Matxcơva.Một chính phủ gồm Đảng dân chủ xã hội và Xã hội cách mạng được thành lập ở Samara.Chính phủ này trở thành đồng minh với đoàn lê dương Tiệp.Trong khi chiến đấu chống lại vệ binh đỏ để chiếm Kazan thì toàn thể kho tàng bằng vàng của ngân hàng Hoàng gia Nga đều lọt vào tay Bạch vệ.Những người này đã kiểm soát được vùng đất từ Ural đến Volga-Kama.Một chính phủ khác được các lực lượng quốc gia bảo thủ ủng hộ đã được thành lập tại Omsk(Sibêria).Trong những hải cảng của Nga như Murmansk và Vladivostok có nhiều khí giới gửi tạm trong kho của đồng minh chuyển cho chính phủ Nga hoàng.Muốn không cho khí giới này bị Đức hoặc đảng Bônsêvích chiếm, Anh đổ bộ lên Murmansk một lực lượng quân sự gồm 15.000 lính kiểm soát bán đảo Kula.Anh được quân Bạch vệ ủng hộ, 7.000 klính do tươngs Miller chỉ huy.Quân Anh và Nhật lại đổ bộ lên Vladivostok và những đơn vị lính Anh tiến vào vùng Caspiê.Tình hình này bắt buộc đảng Cộng sản phải gửi những đơn vị tinh nhuệ đến đối phó với những mặt trận nào bị đe doạ nhiều hơn cả.
    Tháng7
    Nga Hoàng cùng hoàng gia bị giết
    Ngày 17/7/11918 quân đoàn Tiệp Khắc tới gần Ekaterinbua.Vua nước Nga NicolasII cùng hoàng gia bị bắt giam.Đêm hôm đó lính gác đem mọi người trong Hoàng gia ra xử tử, trước khi tướng Alexandr Kolchak chiếm được thành.Nicolas II sinh ngày 18/5/1868 tại Tsarskoie Selo và lên ngôi Hoàng đế nước Nga từ 1894 đến 1917.Nhà vua nối nghiệp các tiền vương chuyên chế.Sau lần bị thua Nhật, lại tới cuộc nổi dậy ở Xanh-Petécbua, vào năm 1905, vua Nicolas II đã hứa là chấp nhận mọi quyền căn bản của dân chúng và thành lập Quốc hội.Tuy nhiên quyền hành mà nhà vua dành cho quốc hội lại rất hạn chế.Sau khi thoái vi thì người Anh lại không cho Nicolas II tới tị nạn nên ông bị đày đi Sibêri, bị giết cùng hoàng gia gồm hoàng hậu Alexandra , bốn công chúa và một hoàng tử.
    Tháng 8
    Vì sao nước Nga Xô Viết phải hoà với Đức
    Ngày 27/8 quân đội Đức lại tiến sâu vào phía Tây Nam nước Nga Xô Viết để có thực phẩm và nguyên liệu.Chính quyền Nga Xô Viết đương mắc nội chiến nên phải kí hoà ước mới với Đức.Nước Nga XV bằng lòng bỏ Estonia, Litva , vùng Baltích và bồi thường cho Đức 6 tỷ mác Đức.Báo Pravda của Đảng Cộng sản bình luận rằng:Chúng ta bị đe doạ về cả hai mặt, một mặt là bọn đế quốc Anh-Pháp, một mặt là bọn quân phiệt Đức nên không thể chống đỡ nổi.Vì thế nên bắt buộc phải hoà với một trong hai phe.Sau này giới tư bản sẽ bị kiệt quệ do thế giới chiến tranh.Còn giới thợ thuyền, theo lời kêu gọi của cách mạng vô sản, sẽ đưa cuộc đấu tranh giai cấp đến thành công.
    Tháng 9
    Khủng bố tại Nga
    Suốt dịp hè năm 1918, phe hữu đảng Cách mạng xã hội Nga đã tung ra những đợt ám sát nhằm vào các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản.Tạo Petrograd , Volodarski, một chiến sĩ Cộng sản bị giết.Ngày 30/8, Fanny Dora-Kaplan ám sát hụt Lênin khiến ông bị thương nặng.Cùng hôm đó, Uritski, uỷ viên anh ninh đảng Cộng sản lại bị hạ sát ở Petrograd.Đảng Cộng sản Nga gặp nhiều khó khăn.Ba phần tư đất đai thuộc về phía Bạch vệ và các lực lượng ngoại quốc.
    & ​

Chia sẻ trang này