1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch nước Nga nào!!!

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi vu_ha_new, 17/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Du lịch nước Nga nào!!!

    Đi thăm kiến trúc văn hoá Nga[​IMG]Đến thăm nước Nga, du khách không thể không đi thăm cung điện Kremli, biểu tượng của Matxcơva và của cả nước Nga. Nơi đây đã từng là dinh thự của Sa hoàng Nga và của các đại giáo chủ. Điện Kremli là cả một quần thể những công trình kiến trúc văn hoá mang đậm tính lịch sử của nước Nga. Quần thể kiến trúc đó là những kiệt tác độc nhất vô nhị mang đậm một phong cách nước Nga cổ kính. Nổi bật là hệ thống nhà thờ, bao gồm nhà thờ Uxpen, một trong những nhà thờ chính của Nga, nơi Nga hoàng đã làm lễ đăng quang. Nhà thờ Arkhangen Mikhain là nơi mai táng Nga hoàng cùng hoàng hậu. Nhà thờ Blagdvesen, thánh đường cầu nguyện của các Nga hoàng. Bên cạnh đó còn có phòng trưng bày vũ khí, được thành lập từ những năm 1726 theo sắc lệnh của Piter đệ nhất, đây là viện bảo tàng cổ nhất nước Nga và còn là kho tàng nghệ thuật, niềm tự hào của nước Nga. Tại đây trưng bày tất cả những gì liên quan đến lịch sử của nhiều triều đại từ xưa đến nay. Quảng trường Đỏ, một quần thể kiến trúc độc đáo, từ lâu đã trở thành một biểu tượng, một viên ngọc quý của nền kiến trúc Nga. Nằm trong quần thể này có lăng Lênin, một lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng tháng 10 Nga. Băng qua quảng trường Đỏ là nhà thờ Vaxilia Blaren được xây dựng vào ngày lễ chiến thắng quân Tácta Mông Cổ thế kỷ 16. Hiện giờ nhà thờ là một nhánh của bảo tàng lịch sử quốc gia. Cách quảng trường Đỏ không xa là cửa hàng Bách hoá tổng hợp quốc gia, tiếp đến là Bảo tàng lịch sử quốc gia. Quảng trường Đỏ đã từng trải qua nhiều sự kiện thăng trầm của lịch sử nước Nga và trở thành một nhân chứng lịch sử sống động cho nhiều thế hệ. Phòng tranh Trettriakov được xem là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, nơi đây trưng bày những tài sản nghệ thuật qúy giá của nước Nga từ thế kỷ 11 cho đến tận ngày nay. Phòng tranh mang tên người sáng lập ra nó Pavla Trettriakov, một ông chủ người Nga giàu có và say mê nghệ thuật dân tộc. Ông đã giới thiệu bộ sưu tập của mình tại thành phố Matxcơva vào năm 1892. Hiện giờ phòng tranh đã có hơn 50.000 tác phẩm nghệ thuật hội hoạ và điêu khắc nổi tiếng. Bảo tàng nghệ thuật Puskin cũng là một điểm tham quan nổi tiếng trong chương trình Hành trình văn hoá Nga. Bảo tàng được xây dựng năm 1912. Nơi đây tập trung vô số bản gốc và phiên bản của những tác phẩm điêu khắc cổ nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là những tác phẩm nghệ thuật nguyên bản từ thời Ai Cập cổ đại, những tác phẩm hội hoạ theo trường phái ấn tượng. Tới thăm Matxcơva, du khách không thể không du ngoạn trong hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và nổi tiếng thế giới. Chỉ với một tấm bản đồ tàu điện ngầm nhỏ gọn trong lòng bàn tay có bán tại khắp mọi nơi, bạn có thể đi lại tham quan hết những địa điểm nổi tiếng một cách dễ dàng. Cách thành phố Matxcơva 600km là thành phố Xanh Petecpua, thành phố của du lịch và những công trình nổi tiếng thế giới. Nhà thờ Ixakiev xây dựng vào năm 1710 bên bờ sông Vonga, năm 1796 xây dựng lại ở một vị trí khá xa bờ so với trước. Nhà thờ được xây dựng bằng kim loại, kính và đá hoa cương, với vô số các bức chạm khắc và phù điêu tuyệt mỹ. Pháo đài Petơrốp do Nga hoàng xây dựng vào năm 1703 cũng là một điểm tham quan thu hút nhiều du khách. Nhưng gây ấn tượng nhất vẫn là cung điện Mùa Đông và bảo tàng Hermitage. Cung điện Mùa Đông hoàn thành vào năm 1762, nơi đây đã chứng kiến những phát đạn đại bác đầu tiên mở màn cho Cách mạng tháng 10 Nga. Bảo tàng Hermitage cũng hoàn thành vào thời điểm này, đây được xem là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới với năm toà lâu đài đồ sộ chứa đầy ắp các hiện vật quý giá. Du khách phải mất cả ngày để thăm hàng trăm gian phòng trưng bày những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc nổi tiếng để cảm nhận về một nước Nga hùng mạnh với ánh hào quang văn minh vẫn còn lấp lánh. (Theo TBDL)
    Ðêm trắng nước Nga
    [​IMG]Ðêm trắng nước Nga đêm trắng là hiện tượng kỳ lạ diễn ra vào mùa hè ở nước Nga, đặc biệt là Xanh Pêtécbua. Vào những lúc như vậy, đến tận nửa đêm ánh sáng mới tắt và 4 giờ sáng lại bừng lên. Hàng ngàn người Nga, hàng trăm du khách đã thức suốt đêm, đổ ra đường để vui chơi và chiêm ngưỡng cảnh tượng độc đáo này.
    Đến thăm Xanh Petecbua vào những đêm trắng kỳ diệu, khách du lịch như đi lạc vào một thế giới hoàn toàn khác lạ, thực thực hư hư. Vào những đêm này, hàng trăm ngàn người Nga đổ ra đường, họ thức suốt đêm để tận hưởng những khoảnh khắc kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước Nga.


    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  2. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0

    Lễ tiễn mùa đông ở nước Nga

     






    [​IMG]
    Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân, những người Mu-dích, gọi theo tiếng Nga. Mùa đông nước Nga dầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nẩy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, với đầu óc thực tế, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến. ýỏ nghĩa của Lễ tiễn mùa đông chính là như vậy. Lễ tiễn mùa đông là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá. Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới. Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Thiên Chúa giáo. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong giá rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm. Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đãọ huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ich phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra... Từ ngày xưa, trên tuyến đường nối Mạc Tư Khoa với những tỉnh xa xôi ở Xi-bê-ri đã có ba trăm trạm bưu chính hoạt động, ở đây người đưa thư nhanh chóng nhất chínhỏ là những con ngựa trạm. Trên những tuyến đường này có những xe ngựa chở hàng đi chậm rãi, nhưng cũng có những xe ba ngựa phóng như bay, giống như chuyến tàu chở hàng tốc hành vậy. Cho đến khi xuất hiện đường sắt thay thế vào cuối thế kỷ XIX, trên tuyến đường này đã có 16.000 xà- ích phục vụ. Hình ảnh những chàng xà-ích hiên ngang, hào phóng, những câu chuyện tình ngắn ngủi, vội vã, thơ mộng đã được mô tả phần nào trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà vZn Nga. Nhiều bài hát của những chàng xà-ích cho đến nay vẫn còn lưu lạiỏ trong các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp ở Nga. Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam. Đó là những chiếc bánh mỏng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em khoái chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng giá, bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  3. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
     
    Matxcơva muôn hình​

    [​IMG]

    Điện Kremlin

    Chiều êm ấm là đây, gió âm thầm rì rào Rừng bạch dương thanh vắng ngát hương hoa Giai điệu êm đềm của bài hát ?oChiều Matxcơva? thật quen thuộc với biết bao người, cả với những ai chưa một lần đặt chân đến thành phố huyền thoại này. Bài hát gợi cho người ta hình dung tới một nước Nga yên bình, tới một mùa xuân vĩnh cửu. Và giờ đây, Matxcơva vẫn giữ được bản sắc riêng với những gía trị văn hóa và lịch sử của mình.


    Ra khỏi sân bay quốc tế Sheretyevo 2, không khí trong lành và vẻ đẹp mộc mạc của rừng bạch dương buổi sớm đã nhanh chóng làm du khách quên đi cảm giác bực bội vừa phải chờ đợi làm vô số thủ tục nhập cảnh?. Qua đường? Vòng tròn? mới được tu sửa, chỉ chưa đầy nửa tiếng đồng hồ bạn đã tới trung tâm thành phố, đến với Qủang trường Đỏ và Điện Kremlin nổi tiếng. Vào năm 1147, công tước Yuri Dolgoruky - người sáng lập ra thành phố Matxcơva đã cho xây dựng một pháo đài gỗ trên khu vực điện Kremlin ngày nay. Hơn mấy trăm năm sau, pháo đài gỗ đó nay đã là một thành phố khổng lồ với dân số hàng chục triệu người. Chiến lược qui hoạch đô thị theo đường vành đai bao quanh trung tâm là Điện Kremlin và khu phố cổ đã làm cho Matxcơva may mắn được sánh vai cùng Rôma, Paris?đứng trong danh sách những thành phố gìn giữ được di sản kiến trúc của cha ông để lại. Điện Kremlin theo tiếng Nga cổ có tên là ?othành trì?, đây là tên gọi của pháo đài Matxcơva vào thời Nga hoàng Ivan Kalita (1325-1341). Kalita cũng có nghĩa là Hầu bao ?" tên mà dân chúng đã đặt cho Sa hoàng vì tài thao lược, vị trí kinh tế cũng như trong việc thống nhất những lãnh địa xung quanh. Chính Ivan Kalita là người đã thuyết phục được các đức cha chuyển trung tâm các nhà thờ về Matxcơva. Điều náy có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao giá trị của thành phố, và đó cũng là lý do tại sao Matxcơva có nhiều nhà thờ tráng lệ. Người để lại nhiều dấu ấn nhất trong kiến trúc điện Kremlin ngày nay là Sa hoàng Ivan Đệ tam (1462-1505). Sa hoàng Ivan lấy cháu gái của Hoàng đế La Mã là Sophia làm vợ, chính hoàng hậu Sophia là người đã thúc đẩy quan hệ giữa Nga và Tây Âu. Sa hoàng Ivan Đệ tam đã cho xây dựng những công trình bằng đá ở Matxcơva với sự tham gia của nhiều nghệ nhân và kiến trúc sư. Nổi tiếng nhất trong số đó là kiến trúc sư người Ý Aristotel Fioravanti là xây dựng nhà thờ chính của nước Nga ?" Nhà thờ ?oLễ Thăng thiên" trong điện Kremlin. Đến nay, dù đã trải qua 500 năm, nhà thờ vẫn giữ được vẻ ban đầu gần như nguyên vẹn của nó. Fioravanti cũng là người đã nghĩ ra việc xây tường bao, xây các ngọn tháp cũng như những đường hầm bí mật trong điện Kremlin. Công trình của ông được đánh giá là công trình có ý nghĩa phòng thủ quân sự xuất sắc trong Đế chế Sa Hoàng. Trong tất cả 19 ngọn tháp, đẹp và uy nghi nhất là Tháp Spasskaia có đồng hồ chuông trên điện Kremlin. Để có thể tới thăm hết các nhà thờ, bảo tàng, cung điện trong Kremlin, bạn sẽ phải dành ra không chỉ một ngày. Kề với Kremlin là Quảng trường Đỏ (trong tiếng Nga cổ,?Đỏ ?ocòn có nghĩa là đẹp). Người ta thường nói,?chưa đến Matxcơva là chưa đến nước Nga, còn chưa tới Quảng trường Đỏ là chưa tới Matxcơva?. Qủa thật, bạn có thể cảm nhận được sự vĩ đại của nước Nga qua kiến trúc hoành tráng tại Quảng trường Đỏ. Nổi bật nhất là nhà thờ Thánh Vassly Blazenưi với các màu sắc rực rỡ và những chóp nhọn hình nấm lô nhô, có thể nói đây là kiểu kiến trúc đặc trưng nhất của nước Nga. Nhà thờ này được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ 16 để kỷ niệm chiến thắng của Sa hoàng Ivan trong cuộc chiến tranh chống lại quân Tarta. Nhà thờ thánh Vassily Blazenưi đã trở thành một biểu tượng của Matxcơva với biểu tượng kiến trúc mang đậm chất thần thoại Nga. Một bên của Quảng trường Đỏ bị giới hạn bởi bức tường hoa văn cầu kỳ của GUM (cửa hàng tổng hợp Quốc gia) được xây dựng từ thế kỷ 19. Đây là một trong những cửa hàng tổng hợp lớn nhất thế giới, gồm hơn một nghìn gian hàng, từ mỹ phẩm, thời trang, tới máy móc điện tử với các nhãn hiệu nổi tiếng nhất. Cũng có thể bạn sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc ở đây. Nhưng chỉ xin lưu ý rằng giá cả của nó không nằm ngoài danh sách một trong 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới đâu. Còn nếu bạn chỉ có ý định ?omua cửa sổ?, mà theo cách nói của gnười châu Âu nghĩa là chỉ đi dạo và ngắm nhìn qua cửa kính thì đây cũng là một ý kiến hay, vì quả thật các gian hàng đều được bày biện hết sức đẹp đẽ và độc đáo. Rời khỏi GUM, dọc theo bờ sông Matxcơva là tới công viên Goocky, nơi nghỉ ngơi, giải trí yêu thích của nhiều người dân Matxcơva, bạn sẽ được tham dự vào các hoạt động văn hóa như ca nhạc, liên hoan nghệ thuật, triển lãm?Vào mùa đông, khi khúc sông Matxcơva chảy qua công viên đóng băng lại, người ta đã biến nó thành một sân trượt băng khổng lồ. Khách du lịch đến Matxcơva thường đi lại bằng tàu điện ngầm vì nó là phương tiện giao thông thuận lợi và rẻ tiền nhất. Hệ thống tàu điện ngầm ở Matxcơva được coi là một trong những công trình ngầm dưới lòng đất có qui mô và đẹp nhất thế giới. Các ga điện ngầm, đặc biệt là các ga trung tâm đều có kiến trúc độc đáo, được trang trí lộng lẫy với những chùm đèn pha lê, tượng đồng, và các tác phẩm điêu khắc hội họa? Đi bằng tàu điện ngầm, bạn có thể tới thăm Nhà tròn, nơi sẽ khiến cho bạn có cảm giác như đang đứng giữa trận chiến Bôrôđinô khốc liệt giữa quân Nga ?" Pháp năm nào. Cách nhà Tròn không xa là tượng đài Chiến thắng và bảo tàng chiến tranh vệ quốc mới được khánh thành nhân kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít Đức. Tại đây, trong công viên Chiến thắng, bạn có thể thăm triển lãm kỹ thuật quân sự hiện đại của các binh chủng thủy, lục, không quân. Muốn tận mắt chứng kiến thành tựu của khoa học vũ trụ, bạn phải đi xa hơn một chút, tới phòng triển lãm các thành tựu kinh tế quốc dân. Trong triển lãm, bạn sẽ được xem phim toàn cảnh với hệ thống màn hình bố trí vòng, hẳn bạn sẽ có cảm giác như mình đang ở trong phim vậy, và chắc chắn sẽ có nhiều bất ngờ thú vị đến với bạn. Có lẽ Matxcova sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất là với những du khách du lịch nghệ thuật, vì họ có cơ hội đi thăm hàng chục nhà hát, bảo tàng nổi tiếng thế giới ở Matxcơva. Tới thăm bảo tàng Puskin, bạn sẽ ngây ngất trước các kiệt tác của Manet, Van Gogh, Gauguins hay trước các bức tranh Thánh (Icons) lộng lẫy mang đậm phong cách Nga ở gallery Tretyakov. Và khi tiếng nhạc từ nhà hát Bolshoi hay trong phòng hòa nhạc của Nhạc viện Tchaikovsky cất lên, đó cũng là lúc Maxcơva vào đêm?

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  4. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0

    Đặc trưng và truyền thống trong lễ và lễ hội dân gian Nga

     






    [​IMG]
    Khác với những gì người ta thường nghĩ, nguồn gốc của nhiều lễ hội của Nga thường không liên quan tới các lễ hội của đạo Thiên chúa, đạo mà phần lớn người Nga theo. Lễ hội dân tộc của nước này thường bắt nguồn từ xa xưa, thời kỳ của chủ nghĩa vô thần. Thiên chúa giáo đã kết thúc chủ nghĩa vô thần bằng những nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều truyền thống vẫn được bảo tồn dưới dạng các dịp vui chơi hay lễ hội, thậm chí một vài lễ hội còn được đưa vào chính các nghi lễ và truyền thống của đạo Thiên chúa. Lễ Giáng sinh của Đạo Cơ đốc chính thống Peter Đại Đế, vị hoàng đế ưu tú của nước Nga đã mang lại nhiều đổi thay trong cuộc sống cũng như trên tờ lịch của nước Nga. Lễ Giáng sinh là một ví dụ. Mặc dù, Giáng sinh vẫn là một trong những ngày lễ chính của người theo đạo Thiên chúa ở Nga, Giáng sinh của Nga lại được tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Nga chứ không phải ngày 25/12 theo lịch Tây. Lễ Kolyadki Ở Nga, không có bất cứ một lễ hội nào được tổ chức theo nhiều tập tục và nghi lễ như những ngày lễ Giáng sinh. Một trong các nghi lễ trong các ngày Giáng sinh đó được gọi là Kolyadki. Trong buổi lễ này, người ta thường chúc cho nhau hạnh phúc và khỏe mạnh. Trong buổi lễ, người ta làm ra một bà tuyết với cái mũi bằng cà rốt, mắt bằng quả mận khô và rZng bằng hạt đậu xanh. Đức mẹ Kolyadki (như ông già Noel) với một vài người hộ tống đem theo những ngôi sao đến dự hội để chúc mừng mọi người và tham gia những trò chơi vui vẻ. Họ hát hò và nhảy múa trong một vòng trên tuyết xung quanh ánh lửa bập bùng suốt lễ hội. Lễ Maslyanitsa Cuối mùa đông, một dịp lễ hội được tổ chức ngay trước mùa ăn chay trong suốt một tuần lễ, đó là tuần lễ bánh kếp (Pancake Week) hay còn gọi là tuần lễ "pho mát". Những nhà sử học Thiên chúa giáo nói rằng, trước đây tuần lễ này được coi là những ngày "điên rồ". Mọi người mang những mặt nạ và những trang phục rất nực cười, thỉnh thoảng đàn ông còn mặc quần áo của đàn bà và ngược lại. Lễ hội hóa trang kiểu đó sẽ là khởi đầu của mùa lễ hội tưng bừng, người ta ăn các thức ăn ngon và uống rất nhiều rượu. Một hình nộm bằng rơm lớn được đốt đi như lời chào từ biệt đối với một mùa đông đã qua. Đấu võ cũng là một trò vui trong dịp lễ giúp người ấm lên trong những ngày mùa đông giá rét. Hiện nay, các buổi trình diễn đặc biệt cũng được tổ chức trong tuần lễ này. Trong tuần lễ ăn chay, người ta thường ăn bánh kếp kết hợp với mật ong, trứng cá muối, kem tươi và bơ. Theo tiếng Nga, tuần lễ Zn chay gọi là "Maslyanitsa" (có nghĩa là bơ trong tiếng Anh). Điều đó có nghĩa là người ta có thể ăn nhiều thứ khác nhau, trong đó có cả bơ trước khi bước vào mùa ăn chay. Nhìn chung, lễ Maslyanitsa được chia làm 3 giai đoạn: bắt đầu vào thứ hai, đỉnh cao vào thứ năm và kết thúc vào sáng chủ nhật. Lễ Phục Sinh Cũng như các nước theo Đạo Thiên chúa khác, ở Nga cũng có ngày lễ Phục Sinh. Người ta sẽ làm loại bánh mỳ ngọt đặc biệt, có hình tròn (gọi là bánh Phục Sinh) và được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh mỳ trong dịp lễ. Ngoài ra, người ta còn làm cả bánh Paskha (một loại bánh làm bằng hỗn hợp sữa có đường, nho khô và bơ) và những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng đỏ được coi là biểu tượng của lễ Phục Sinh. Trứng Phục Sinh có nhiều mục đích, nó là món quà truyền thống để tặng bạn bè và người thân thay lời chúc mừng trong lễ Phục Sinh. Có một câu thành ngữ nói rằng, nếu bạn rửa mặt bằng nước có cả trứng phục sinh, bạn sẽ luôn giàu có và xinh đẹp. Lễ Phục Sinh cũng là dịp để mọi người đi thZm hỏi bà con, họ hàng. Lễ hội Red Hill Ngày chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh được gọi là ngày lễ Red Hill. Ngày này được coi là dịp tốt nhất dành cho các đôi uyên ương tổ chức lễ cưới. Trước kia, mọi người thường đón chào mùa xuân trong lễ hội này, như thể để "mời" mùa xuân tới nhà mình vậy. Vào dịp lễ hội, bạn sẽ bắt gặp ở khắp nơi mọi người hát hò nhảy múa xung quanh những cây cối đang đâm chồi nảy lộc. Lễ Ivan Kupalo Ở các nước theo Đạo Cơ đốc chính thống trên khắp châu Âu, người ta thường tổ chức lễ thánh John và lễ rửa tội. ở Nga, ngày này gọi là Ivan Kupalo. Mọi thứ trong ngày này đều liên quan tới nước. Trước đây, các cô cậu thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa. Lễ hội Troitsa Ở Nga, lễ hội dân gian "Troitsa" được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người. Lễ hội Spas Tháng 8, tháng cuối cùng của mùa hè, khi mùa màng đã xong, người Nga thường tổ chức 3 ngày hội khác nhau, trong tiếng Nga gọi là "Spas". Ngày hội Spas đầu tiên là Honey Spas (lễ hội mật ong) (14/8) Ngày hội Spas thứ 2 là Apple Spas (lễ hội táo) (19/8) Ngày hội thứ 3 là Nut Spas (lễ hội quả hoạch) (29/8) Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong. Ngày thứ 2, thu hoạch táo và ngày thứ 3 là quả hoạch.

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  5. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0

    Điện Kremli - Trái tim của nước Nga

     








    [​IMG]LIÊN BANG NGA
    Điện Kremli là trái tim của nước Nga, biểu tượng của nước Nga. Điện Kremli có hình tam giác phía Nam có dòng sông Matxcơva, phía Đông là Hồng trường hùng vĩ, phía Tây Bắc là công viên Aleksan bao la vây bọc. Tường thành Kremli dài 2.235 mét, là một trong những thành quách lớn nhất thế giới. Điện Kremli còn là người chứng kiến lịch sử nước Nga. Kể từ ngày xây dựng năm 1156, suốt mấy trăm năm vật đổi sao rời, can qua gươm giáo, nhất nhất đều nằm trong tầm nhìn của nó
    Công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu
    Trong điện Kremli, công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu luôn được coi trọng. Trước đây, việc bảo vệ Sa Hoàng do các ngự tiền thị vệ đảm đương. Theo cách gọi ngày nay đó là những "vệ sĩ", sau đó thành lập lực lượng cận vệ để bảo vệ nhà vua. Sau ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công. Lênin vào ở trong điện Kremli, cung cách bảo vệ trước đây đã được bãi bỏ. Khi đó người ta đã chọn một số chiến sĩ Hồng quân được coi là đáng tin cậy về mặt chính trị vào làm công tác cảnh vệ. Lực lượng này sau đó phát triển thành Tổng cục cảnh vệ dưới thời Staline. Sang thời Brêzơnép,Tổng cục cảnh vệ đổi thành Sư đoàn độc lập trực thuộc ủy ban an ninh quốc gia. Số lượng nhân viên an ninh gia tăng không ngừng, đến năm 1991 đã lên tới hơn mười ngàn người.


    [​IMG]
    Việc tuyển chọn các nhân viên của sư đoàn độc lập được tiến hành vô cùng chặt chẽ. Cứ cách nửa năm người ta lại đi tuyển chọn một lần. Trọng tâm của cuộc tuyển chọn là kiểm tra đạo đức và sức khỏe. Người trúng tuyển nhất định phải là người phẩm hạnh, có thân hình cường tráng và không được thấp hơn 1,8m. Được phục vụ tại sư đoàn độc lập là một điều mơ ước của tuyệt đại số thanh niên đến tuổi quân dịch. Song sau nửa năm chỉ còn lại 36 người được biên chế chính thức vào sư đoàn này.
    Trước đây không lâu sự đoàn tổng thống mới tuyển thêm những tân binh không bình thường, đó là  những con chim ưng đực, nhiệm vụ của chúng là xua đuổi những con quạ thường tới quấy rối. Quạ ở Kremli từ lâu đã rất đông đặc, có khi che khuất cả bầu trời làm dơ bẩn khu di tích lịch sử này, móng của chúng bóc trầy lớp mạ vàng trên các chỏm tròn của đại giáo đường, đặc biệt khó chịu là tiếng kêu của chúng khiến bao người sống trong điện này đều cảm thấy "bất ổn". Trước đây người ta đã quen và cứ mặc kệ chúng. Nhưng có một hôm trong điện tổ chức ăn tiệc, có một vị khách vừa ra khỏi ô tô thì bị một bãi phân quạ từ trên trời rơi xuống trúng vào quí khách. Chủ nhân vô cùng khó xử, sau đó họ quyết định tìm cách đuổi đàn quạ này đi. Hiện nay trên đỉnh điện Kremli người ta không còn thấy bóng dáng con quạ nào.
    Đội xe độc lập
    Trong điện Kremli có một cái sân rộng, trước đó là chuồng ngựa của Sa Hoàng, sau này nó biến thành nơi để xe của đội xe độc lập. Năm 1935, đội xe này thuộc quyền quản lý của "Tổng cục cảnh vệ", Đội xe trong điện Kremli được đổi mới không ngừng, trước đây họ chỉ được cấp mỗi năm có 25 xe zip do nhà máy ôtô Matxcơva sản xuất. Sau này họ mới nhập thêm xe của Đức, bao gồm 5 xe chống đạn và sắp tới họ sẽ nhập thêm xe chống đạn của Mỹ.
    Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo quốc gia, tổng cục cảnh vệ có những yêu cầu kiểm tra và tuyển chọn rất khe khắt đối với lái xe và thợ rửa xe. Mỗi người lái xe trước khi được nhận chính thức vào biên chế của đội xe độc lập, họ phải trải qua các lớp nghiệp vụ từ 2-3 năm. Sau đó, học còn phải thử thách một thời gian rồi mới được nhận công tác.
    Các lái xe của đội xe độc lập không những phải lái xe thành thạo, mà còn phải nắm vững kỹ năng cơ bản "thứ hai", tức kỹ năng bảo vệ, phải biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí, luôn sẵn sàng ứng phó với mọi bất trắc xảy ra. Kể từ ngày đội xe độc lập ra đời chỉ duy nhất xảy ra sự kiện nghiêm trọng. Đó là vào năm 1969 có người định mưu sát Brêzenev trước cửa lớn của điện Kremli. Lái xe bị thương nặng song vẫn gắng sức lái xe thoát khỏi nơi nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho Brêzenev, song ngay sau đó lái xe đã chết. Bảo tàng điện Kremli hiện vẫn còn lưu giữ tấm ảnh chiếc ôtô có nhiều vết đạn này.
    Một người ra vào tự do
    Có một bà già khỏe mạnh, sáng suốt, ngày ngày rảo bước đi vào điện Kremli, khi nhìn thấy bà lính gác liền đứng nghiêm chào. Bà tên là Bôlia, người quét dọn vệ sinh. Ngoài tổng thống ra bà là người duy nhất ra vào cung điện không cần xuất trình giấy tờ tùy thân. Khuôn mặt của bà là giấy chứng nhận đầy đủ nhất, bà đã phục vụ ở đây trên 60 năm.
    Bà quen hầu hết các lãnh tục đã từng sống ở điện Kremli. Bà nói : "Tôi không sợ Stalin như người ta vẫn tưởng. Ông ấy người tầm thước, hiền lành tử tế. Có một lần tôi đang xén cỏ, tỉa cây thì ông ấy đến ngồi ở bậc lên xuống hút thuốc. Vệ sĩ đến đuổi tôi đi, nhưng đã bị ông ngăn lại và nói, đừng bắt chị ấy phải ngừng công việc, cứ để chị ấy làm tiếp, cỏ dại là kẻ thù của cỏ trồng".
    Bà đã từng quét dọn phòng làm việc của Môlôtốp, Bêria, Vôrôsilốp và Micôlăng. Bà nói : "Họ đều làm việc thâu đêm suốt sáng tôi cứ phải chờ đến khi họ đi nghỉ mới làm vệ sinh, có khi tôi phải làm đến sớm hôm sau mới hết việc. Phòng làm việc của Môlôtốp sạch sẽ nhất, trên mặt bàn không có một hạt bụi, chắc là ông ấy tự lau, đúng là một người trí thức. Ngược lại, phòng làm việc của Vôrôsilốp và Micôlăng thì lộn xộn, sọt rác luôn đầy ắp giấy vo tròn, có những tờ giấy mới viết có một hai chữ đã bỏ, thật lãng phí. Còn Bêria rất quái quỉ, tất cả những trang giấy đã viết đều bị xé vụn hoặc dùng kéo cắt nhỏ rồi mới được ném vào sọt rác, vì vậy sọt rác luôn đầy ắp giấy bị cắn vụn. Khi đó ở đây vẫn chưa có máy hút bụi nên việc quét dọn khá vất vả".
    Chuyện những ai thích uống rượu, tửu lượng ra sao bà biết rõ hơn bất kỳ ai vì ngày nào bà cũng phải thu dọn vỏ chai. Bà nói "Có những người quá thích rượu, uống rồi lại uống, uống cả khi làm việc. Trong phòng làm việc của Môlôtốp có rất nhiều vỏ chai rượu sâm banh và rượu Tây. Còn ở chỗ Micôlăng thì chủ yếu là vỏ chai rượu Brandy, ông uống ít, ba bốn ngày mới uống hết một chai. Riêng Vôrôsilốp đựng rượu trong bình toong, trong đó đựng rượu vốt ca. Tửu lượng của ông là lớn nhất trong số những người sống tại điện Kremli thời kỳ đó, ông ta uống rượu như uống nước.
    Khi Yeltsin bị ốm, Bôlia đã đứng ngồi không yên bởi ông ấy tốt bụng. Mỗi lần thấy tôi ông ấy đều cười hà hà và chào tôi. Vào ngày bầu cử tổng thống, ông ấy đã hỏi tôi khi tôi đang lau nhà: "Chị Bôlia này! Chị định bỏ phiếu cho ai đấy?"... Và ông ấy đã thắng cử, song thường xuyên bị ốm nặng. Tôi rất buồn. Tôi muốn đem cho ông ấy một đôi bít tất để đi cho đỡ bị lạnh chân"
    Lễ vật cao như núi
    Kho lễ vật trong điện Kremli đã chất cao như núi. Những thứ này đến từ các nơi trên thế giới. Năm 1949 nhân ngày sinh lần thứ 70 của Staline, Liên Xô và thế giới nổi lên cao trào "hiến dâng lễ vật". Có một số nguyên thủ quốc gia và các bạn quốc tế đã dùng máy bay, tàu thủy và tàu hỏa để chở tặng phẩm tới. Có nhiều tặng phẩm đã được chuyển vào bảo tàng cách mạng như ngà voi của Đảng cộng sản Trung Quốc, bộ đèn nhấp nháy của Braxin ... được biết Khơrutsốp và Brêzơnev nhận rất nhiều tặng phẩm của khách cả trong và ngoài nước, nhưng hai người này đã giữ lại không giao cho Viện bảo tàng quốc gia.
    Vào thời Gorbachov, số tặng phẩm được đưa vào bảo tàng tăng vọt. Bản thân ông đã giám sát việc này hết sức khắt khe. Trong số đó phải kể tới hộp quà của vua Thái Lan, bức chân dung Gorbachov và bà vợ Laisa được khắc trên chiếc thìa gỗ của ông Araphat, bộ cờ quốc tế làm bằng sứ của tổng thống Mittơrăng ... đặc biệt Phó chủ tịch Trung Quốc Tống Khánh Linh đã tặng nhân dân Liên Xô một tấm bình phong nạm 25 viên ngọc quí. Tặng phẩm này là một trong những vật phẩm quí giá nhất trong bảo tàng cách mạng Liên Xô.

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  6. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0

    Ấm Samovar - biểu tượng độc đáo của nền văn hoá Nga

     






    [​IMG]
    Đi vào cuộc sống, vào phong tục và cả trong thơ ca, ấm Samovar thực sự không còn là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Nga mà đó còn là một thành quả nghệ thuật của cả dân tộc Nga. Khó có thể nói chính xác chiếc ấm Samovar đầu tiên ra đời khi nào, nhưng có lẽ là vào khoảng cuối thế kỷ 13. Rất nhiều thành phố của Nga sản xuất loại ấm Samovar này, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thành phố Tula - một trung tâm bề dầy truyền thống về chế tác đồ kim khí. Đây là loại ấm bằng kim loại có thể giữ nhiệt cho nước để pha trà. Người ta có thể đốt than hoặc củi theo một đường ống thẳng đứng giữa ấm Samovar và nhiệt độ của nó sẽ làm sôi nước dùng pha trà. Trên đỉnh ấm là một bình nhỏ để trà. Trong bình này, người ta sẽ pha trà đặc, sau đó, những tinh chất trà này sẽ được hòa tan vào nước nóng bốc lên từ ấm Samovar. Những chiếc ấm Samovar có sớm nhất giống như những ấm trà của Anh. Những chiếc Samovar này có một đặc trưng rất nổi bật: chúng bao gồm một ống ở bên trong và một hộp gió, nhưng lại có vòi và có tay cầm thay cho quai ấm. Mãi đến thế kỷ 18, ấm Samovar mới trông giống như bình trà và ấm trà cổ. Chiếc ấm Samovar của Nga rất khác nhau từ cấu trúc bên trong, cách trang trí bên ngoài cho đến mục đích sử dụng. Loại ấm này cũng được làm từ những chất liệu khác nhau: đồng, sắt, bạc và được đặt trên đế cũng bằng đồng hoặc sắt. Hoa văn trang trí bên ngoài thể hiện những trào lưu phong cách nghệ thuật khác nhau đồng thời thể hiện những xu hướng chung trong thị hiếu nghệ thuật của các thời kỳ khác nhau. ấm Samovar thực sự là biểu tượng cho sự nồng ấm trong gia đình và lòng hiếu khách của người Nga đồng thời cũng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Dần dần, Samovar trở thành chiếc ấm trà được sử dụng phổ biến ở mỗi gia đình Nga và người phụ nữ trong gia đình thường là người rót trà tiếp khách. Nhiều gia đình có 2 loại ấm Samovar, một loại trơn không trang trí cầu kỳ được dùng hàng ngày; loại kia thường được dùng trong các lễ hội hoặc các buổi tiệc. Những chiếc ấm Samovar đầu tiên được du nhập vào Nga và đã trở nên rất hữu dụng đối với người dân nước này. Với tính cách điển hình của mình, người dân Nga bắt đầu trang trí và phát triển thành một tác tác phẩm nghệ thuật. Chiếc ấm Samovar đầu tiên được làm ở Tula. Sau đó, Tula trở nên nổi tiếng với tư cách là trung tâm sản xuất ấm Samovar (cùng các đồ sản xuất về đạn dược cũng như đồ kim loại khác). Đến năm 1900, có khoảng 40 nhà máy sản xuất ấm Samovar ở Tula với sức sản xuất hàng nZm lên tới 630.000 chiếc. Chỉ riêng nhà máy Batashev, một trong những nhà máy nổi tiếng nhất, đã sản xuất 110.000 ấm Samovar mỗi năm. Ấm Samovar có những hình dáng và kích thước khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Hầu hết là những loại ấm nhỏ cao khoảng 45 cm, thường được sử dụng ở trong gia đình hoặc các công ty. Những loại ấm lớn hơn có thể có độ cao và đường kính từ 60 cm tới 1m. Nhiều ấm Samovar thường có những quai cầm và chân có thể tháo lắp được để có thể dễ dàng di chuyển. Những loại khác có thể có những cấu tạo riêng dùng để nấu nướng được. Các công nhân của các nhà máy sản xuất ấm Samovar của Nga đã cho ra những sản phẩm đẹp với những chi tiết, đường nét trên ấm rất sắc sảo bằng bạc, đồng và sắt. Giờ đây, uống chè với ấm Samovar đã trở nên "công nghiệp hóa". Samovar không còn được đun bằng than nữa mà được đun bằng điện. Chiếc ấm Samovar được sản xuất hàng loạt bằng máy móc và kiểu dáng cũng không còn mang dáng vẻ độc đáo. Ngày nay, những chiếc ấm Samovar chính là đồ lưu niệm, quà tặng mà mỗi du khách đến nước Nga đều tìm mua.

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  7. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0

    Hội họa và kiến trúc Nga - Du nhập tạo nên đặc trưng

     






    [​IMG]
    Du nhập tạo nên đặc trưng - là đặc điểm lớn nhất khi nói tới nền nghệ thuật nói chung và kiến trúc, hội họa Nga nói riêng. Bởi sự gặp gỡ giữa văn hoá truyền thống Nga và văn hoá hiện đại từ bên ngoài đã tạo tính đặc sắc của văn hoá nước này. Hình tượng: Đặc trưng của nền hội họa Nga Hội họa hình tượng Nga được sử dụng bởi cư dân bản xứ thời Byzantium, thời kỳ mở đầu cho kỷ nguyên bích họa và tranh tường. Trong suốt thời gian từ giữa thế kỷ 8 đến thế kỷ 9, một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra liên quan đến vấn đề liệu có nên đưa hình tượng nghệ thuật vào các công trình kiến trúc của nhà thờ. Một số họa sĩ cho rằng, làm như vậy nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính đối với các đấng tối thượng, trong khi một số khác lại cho rằng điều đó không có gì khác ngoài sự báng bổ thần linh. Về cơ bản, hội họa thời kỳ này được chia làm hai trường phái cơ bản: trường phái tả thực và trường phái thiên về mô tả các hình tượng tôn giáo. Mặc dù có sự khác nhau về đề tài thể hiện như vậy, người ta vẫn gọi đó là nền hội họa hình tượng (thiên về chú trọng đường nét hơn là màu sắc). Đến thế kỷ 14, hội họa hình tượng chủ yếu dùng để diễn tả ý kiến chủ quan của tác giả hơn là phương tiện để bày tỏ niềm tin tôn giáo. Một trong những họa sĩ tiêu biểu của trường phái này là Andrey Rublyov, đến nay, tác phẩm của ông vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Nga ở St. Petersburg và Nhà trưng bày Tretyakov (Mát-xcơ-va). Đây cũng là hai địa điểm lưu giữ nhiều nhất các tác phẩm hội họa hình tượng Nga. Thực tế, để tìm hiểu về hội họa hình tượng Nga, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đến thăm các nhà thờ Nga, đó là nơi nghệ thuật hội họa được thể hiện dưới dạng nguyên sơ và tiêu biểu nhất. Văn hoá châu Âu du nhập và bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hóa truyền thống của nước Nga từ giữa thế kỷ 17 và 18. Sự lai tạp với văn hóa châu Âu này được xem là bước khởi đầu cho trường phái nghệ thuật hiện đại Nga. Hội họa, kiến trúc bắt đầu có những bứt phá để thoát ra khỏi những mô phạm truyền thống, vươn tới cái gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật của người dân Nga. Hội họa trang trí và hình tượng có cơ hội phát triển. Bố cục và màu sắc được tận dụng tối đa để diễn tả nhịp điệu và sắc thái của cuộc sống. Các bức vẽ được thể hiện dưới hình thức một chiều hơn là không gian đa chiều. Cuối thế kỷ 19 đến nZm 1910, trường phái nghệ thuật hiện đại vẫn được ưa chuộng tại Nga, các đề tài của hội họa thời kỳ này có vẻ đầy đủ hơn, bao gồm cả tôn giáo, cuộc sống thường nhật của dân Nga ở nông thôn và thành thị. Nền công nghiệp Nga phát triển kéo theo sự xuất hiện của trường phái tiến bộ trong hội họa. Đề tài nhà máy được đưa vào trong các tranh vẽ. Màu sắc tươi sáng, góc cạnh sắc nét tạo thành nền tảng cho loại hình bố cục mới, mang hơi hướng trừu tượng. Vị lai, siêu thực và trừu tượng là những trường phái tiêu biểu của hội họa Nga lúc bấy giờ. Các tên tuổi tiêu biểu của trường phái này là Kasimir Malevich, Vladimir Tatlin, Mikhail Larionov và Anna Goncharova. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã tạo ra bước ngoặt đáng kể đối với mọi mặt của xã hội Nga. Hội họa chủ yếu được dùng để vẽ tranh cổ động cách mạng, tuyên truyền chính trị. Đó là trường phái hội họa tạo dựng, đặc biệt phát triển vào cuối thế kỷ 20 với những gương mặt tiêu biểu như: Tatlin, Alexander Rodchenko, Varvara Stepanova và Liubov Popova. Kiến trúc Nga: Sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố tôn giáo Gần như toàn bộ lịch sử phát triển của mình, ngành kiến trúc của nước Nga bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố tôn giáo. Các nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá với các bức tường cao trên nền một không gian khoáng đạt (theo lối kiến trúc Hy Lạp). Kiến trúc mái vòm lần đầu tiên xuất hiện tại Nhà thờ Sancta Sophia ở Novgorod vào thế kỷ 17. Cùng với sự ra đời của nước Nga thống nhất dưới thời trị vì của Ivan III, lối kiến trúc châu Âu bắt đầu xuất hiện tại Nga. Tác phẩm đầu tiên của sự du nhập này là Nhà thờ Assumption, được hoàn thành vào năm 1479 theo thiết kế của kiến trúc sư Aritotle Fioravanti và được xem là nhà thờ lớn nhất ở thủ đô Mát-xcơ-va. Đây cũng là công trình kiến trúc đầu tiên ở Nga chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phục hưng Ý. Người được cho là có công lớn trong việc đem kiến trúc châu Âu đến với nước Nga là Ngài Peter- tác giả của bản thiết kế quy hoạch thành phố St. Petersburg. Nhà thờ Smolny và Cung điện Mùa đông cũng là tác phẩm của các học trò của ông. Trong suốt thế kỷ 19, hội họa tạo dựng hồi sinh ở Nga. Lăng Lênin cũng được xây dựng vào thời kỳ này theo lối kiến trúc của trường phái này. Những năm cuối cùng của thế kỷ 20, kiến trúc hiện đại thực sự tìm được chỗ đứng ở Nga, các tòa nhà cao chọc trời chiếm ưu thế trong tương quan chung của các bức tranh thành phố. Tuy vậy, trong những năm gần đây, nước Nga đặc biệt đề cao lối kiến trúc dân gian, các loại gỗ được dùng nhiều trong xây dựng lăng tẩm, bảo tàng...

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  8. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0

    Những điều ít biết về lá cờ Tổng thống Nga

     






    [​IMG]
    Trên nóc phủ Tổng thống Nga trong điện Kremli có hai lá cờ: Quốc kỳ và cờ Tổng thống Nga. Hai lá cờ này bất chấp mưa, nắng, gió, tuyết... ngày đêm phấp phới tung bay trên nền trời Maxcova tượng trưng cho sự tôn nghiêm nước Nga cũng như uy lực đứng đầu Nhà nước Nga. Quốc kỳ Nga có 3 màu trắng, xanh, đỏ mà mọi người đều quen thuộc. Tuy nhiên xung quanh lá cờ Tổng thống Nga còn chứa đựng nhiều chi tiết thú vị mà nhiều người chưa biết đến. Việc đặt ra cờ Tổng thống Nga xuất phát từ sắc lệnh số 319 ngày 15/2/1994 của Tổng thống Eltsin. Theo đó lá cờ Tổng thống có hình vuông, 3 màu trắng, xanh, đỏ. Ở giữa lá cờ là Quốc huy Nga, cờ Tổng thống được làm bằng những tua nhung vàng, phần cán cờ được trang trí những vòng bạc chạm và có khắc ngày tháng nhậm chức của Tổng thống. Lá cờ Tổng thống đầu tiên ở Nga được một công ty dệt tư nhân thực hiện bằng những đôi tay khéo léo của những người thợ thủ công. Sở dĩ sản xuất cờ Nga chủ yếu dựa vào thủ công là vì vào thời điểm năm 1994, nước Nga không có máy móc chuyên dụng dành cho việc sản xuất cờ. Hơn nữa việc nhập khẩu các thiết bị cơ khí sử dụng trong công việc này từ các nước phương Tây lại rất tốn kém. Khâu khó khăn nhất trong việc thêu may cờ là đảm bảo về độ bền. Do lá cờ của tổng thống có kích cỡ khổng lồ 25x25=625m2 lại may bằng vải thông thường nên nhanh chóng bị rách bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Năm 1996, trước khi Tổng thống Eltsin nhậm chức đã xảy ra một vài trục trặc xung quanh lá cờ này. Mặc dù thời gian tiến hành buổi lễ quan trọng đã cận kề nhưng Công ty dệt may Slovod - Công ty được giao cho nhiệm vụ may cờ đã không thể làm xong nhiệm vụ, bởi chất lượng làm cờ của Công ty đã không đạt tiêu chuẩn. Tổng thống đã yêu cầu làm lại hoàn toàn số cờ 12.000 lá lớn nhỏ... Sau này Công ty Slovod đã phải mất hơn 3 nZm mới hoàn thành việc sản xuất toàn bộ những lá cờ này để treo chúng trong các vZn phòng Chính phủ và Nhà nước theo đúng chuẩn của Hội đồng nghiệm thu cờ quốc gia. Theo tiết lộ của một số quan chức Nga thì cờ Tổng thống và Quốc kỳ Nga cắm trong phòng làm việc của Tổng thống tại điện Kremli được đặt sản xuất cùng lúc 2 bộ. Một bộ được sử dụng cố định, còn bộ kia được sử dụng trong những nghi thức trọng đại của đất nước. Tuy nhiên trên thực tế còn có nhiều phiên bản khác của những lá cờ này dùng để treo ở nhiều nơI khác nhau, như ở sông Krarolin hay tạI khu nghỉ mát Xochi. Lá cờ Tổng thống có kích thước lớn nhất đương nhiên được treo tại đIện Kremli, có diện tích 625m2 còn lá cờ nhỏ nhất được cắm trên đầu xe Tổng thống thì kích thước chỉ có 20x20cm. Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau thì việc sản xuất cờ Tổng thống năm xưa được tổ chức đấu thầu giữa 12 hãng dệt may hàng đầu của Nga. Việc chọn lựa hãng sản xuât cũng hết sức kỹ càng và nghiêm khắc. Một hội đồng nghiệm thu cờ do Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập và chỉ đạo, trước thời điểm công bố danh sách được lựa chọn, hãng may tham gia tuyển chọn phải cung ứng cờ trong 3 tháng. Mỗi hãng đấu thầu phải hoàn thành một lá cờ theo mẫu giao lại cho Hội đồng nghiệm thu xem xét và kiểm nghiệm. Địa điểm kiểm nghiệm cờ được tiến hành tại một bãi thử tên lửa của Bộ Quốc phòng. Tại đây mặc dù các tên lửa không còn nhưng các tháp thông tin vẫn còn để lại. Lá cờ Tổng thống sẽ được treo trên đỉnh của những ngọn tháp này, chúng có độ cao vào khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau đồng nghiệm thu lại hạ cờ xuống một lần để kiểm tra độ bền, độ phai màu sắc... Như vậy cờ của hãng nào sau ba lần kiểm tra liên tiếp mà đạt chất lượng sẽ được chọn làm cờ cho điện Kremli. Tuy nhiên, các hãng phải giữ kín hợp đồng, công nghệ sản xuất, không được chia sẻ hợp đồng với bất kỳ cơ sở nào khác. Họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn thậm chí sẽ bị truy tố trước pháp luật nếu có tình trạng xuất hiện một lá cờ Tổng thống giả nào đó cùng chủng loại của một trong những nhà cung cấp. Việc sử dụng cờ trong điện Kremli khá tốn kém. Thông thường mỗi lá cờ treo ở đây chỉ dùng trong 3 tuần là phải thay một lần. Việc làm ''''vệ sinh'''', ''''bảo dưỡng'''' cờ cũng do một hãng sản xuất chịu trách nhiệm. Cuối cùng một vấn đề rất được nhiều người quan tâm là giá thành của mỗi lá cờ đặc biệt này là bao nhiêu ? Chơ tới nay, vẫn đề này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên qua nhiều kênh thông tin được biết, giá của mỗi lá cờ Tổng thống Nga vào khoảng từ 2000 đến 10.000 USD. Sự chênh lệch này phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất riêng của từng hãng.

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  9. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga huyền thoại (11 ngày-10 đêm)
    Ngày 1: TP.HCM-Matxcơva (Ăn tối)

    Xe và HDV Vietravel đón đoàn tại điểm hẹn trong Thành phố và đưa ra phi trường làm thủ tục xuất cảnh Việt Nam, đi chuyến bay của hãng hàng không AEROFLOT đi Matxcơva. Xe và HDV địa phương đón đoàn tại sân bay Sherementyevo-2. Ðưa về khách sạn Radisson Slavianskaya hoặc tương đương. Sau khi làm thủ tục nhận phòng, xe đưa đoàn đi dùng bữa tối tại nhà hàng Nga.
    Ngày 2: Matxcơva (ăn sáng, trưa, tối)

    Ăn sáng tại khách sạn. Cả đoàn khởi hành đi tham quan thành phố: Quảng Trường Ðỏ-một địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử thế giới với những cột mốc không thể quên được, Lăng Lê Nin, Nhà thờ thánh Basil''''s. Ăn trưa. Buổi chiều tham quan Ðiện Kremlin với những tác phẩm nổi tiếng: Ðức mẹ đồng trinh, Lễ truyền tin, Tổng thiên thần, Sự hạ bệ, 12 vị tông đồ của chúa Giêsu. Ăn tối. Trở về khách sạn nghỉ ngơi.
    Ngày 3: Matxcơva (ăn sáng, trưa, tối)

    Ăn sáng tại khách sạn. Ðoàn đi tham quan Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia-Puskin, Ðền thờ Chúa Cứu thế là một trong những nhà thờ đẹp nhất Moscow được khôi phục lại sau khi bị tàn phá trong thời Stalin. Ăn trưa, tham quan Ðồi Lê-Nin: Ngắm sông Matxcơva, sân vận động Olimpic, Làng Ðại học, Trường Ðại học tổng hợp quốc gia Lomonosop (MGU) - nơi đã đào tạo rất nhiều cán bộ khoa học của Việt Nam. Ăn tối và tự do.
    Ngày 4: Matxcơva-Sergiev Posad (Ăn sáng, trưa, tối)

    Ăn sáng tại khách sạn. Khởi hành đi thành phố Zagorsk. Tham quan tu viện Zagorsk gồm 3 nhà thờ chính của Thánh Sergiev xây dựng qua những thời kỳ khác nhau, Rửa tội bằng dòng suối linh thiêng Zagorsk. Sau bữa ăn trưa khởi hành về Matxcơva. Tiếp tục tham quan mê cung dưới lòng đất "Moscow Metro" - Tàu điện ngầm. Ăn tối. Trở về khách sạn nghỉ ngơi.
    Ngày 5: Matxcơva (Ăn sáng, trưa, tối)

    Ăn sáng tại khách sạn. Thăm lại nơi đã từng là Khu triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân Liên Bang Nga. Tham quan Ox-tan-ki-no, tháp truyền hình nổi tiếng, nơi đây quí khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố. Ăn trưa. Buổi chiều đi tham quan phổ cổ Arbat, mua sắm tại các Trung tâm thương mại nổi tiếng: Sum, Gum, Okhotny Rad ở Quảng trường Manezhnaya. Tiễn đoàn ra Ga Leningrat đi St. Peterburg. Nghỉ đêm trên tàu.
    Ngày 6: Matxcơva-St.Peterburg (Ăn sáng, trưa, tối)

    Ðến St.Peterburg. Xe đón đoàn tại ga và đưa về khách sạn Pulkovskaya. Sau bữa ăn sáng tại nhà hàng, đoàn khởi hành đi tham quan thành phố. Thăm các trang đài Peter đệ nhất, Nicholas đệ nhất, Sông Neva êm ả và những hệ thống cầu mở ... ăn trưa. Tham quan Cung điện Mùa Ðông, Viện bảo tàng Hermitage-Viện bảo tàng lớn thứ 2 thế giới với những tác phẩm nghệ thuật cộng với các hiện vật nổi tiếng của thế giới qua nhiều thời đại. Ðoàn trở về khách sạn ăn tối và nghỉ ngơi.
    Ngày 7: St. Peterburg (Ăn sáng, trưa, tối)

    Sau bữa ăn sáng, đoàn khởi hành tham quan Thành phố Puskin: Thành phố mang nhiều dấu tích lịch sử, ở đây du khách được dạo bộ trong Khu vườn mùa hè, Cung điện Mùa Hè. Ăn trưa. Trở về St. Peterburg. Tiếp tục chương trình tham quan Quảng trường trung tâm, Nhà thờ thánh lsaacs, Nhà thờ Kazan, Nhà thờ Thánh cứu thế, Học viện Hải Quân, Chiến hạm Rạng Ðông,. Ăn tối. Trở về khách sạn nghỉ ngơi.
    Ngày 8: St. Peterburg (Ăn, sáng, trưa, tối)

    Ăn sáng tại khách sạn. Khởi hành đi Thành Phố Peterhof: thành phố của những đài phun nước, gồm 7 công viên, 20 lâu đài và tiền sảnh với 140 vòi phun nước. Ăn trưa tại đây. Buổi chiều tham quan Pháo đài Peter, Tượng thánh Paul. Ăn tối. Tự do dạo phố.
    Ngày 9: St.Peterburg-Matxcơva (Ăn sáng, trưa, tối)

    Sau bữa ăn sáng. Cả đoàn đến Trung tâm Thương mại và tự do mua sắm. Chuẩn bị hành lý lên tàu trở về Matxcơva.
    Ngày 10: Matxcơva-TP.HCM (Ăn sáng)

    Ăn sáng tại nhà hàng. Tham quan trung tâm thương mai của cộng đồng Việt Nam tại LB Nga. Tự do đến giờ ra phi trường về nước.
    Ngày 11: TP.HCM

    Tới Việt Nam, xe của Vietravel đón đoàn và đưa về điểm hẹn trong phố. Kết thúc một chuyến du lịch bổ ích.
    Giá trọn gói: 1990 USD/khách. Ngày khởi hành: 28/12/2002, 15/03/2003Bao gồm:- Visa nhập Nga; - Vé máy bay khứ hồi TP.HCM-Moscow-TP. HCM; - Vé tàu khứ hồi Moscow-St. Peterburg; - Thuế phi trường; - Hướng dẫn viên Vietravel suốt tuyến; - Khách sạn tiêu chuẩn quốc tế (4 *, 5*, ở phòng đôi); - Nhà hàng, vận chuyển như chương trình; - Chi phí các điểm tham quan.Không bao gồm:- Chi phí cá nhân: điện thoại, giặt ủi, ... - Hành lý quá cước, tham quan ngoài chương trình... - Chi phí Tip cho HDV địa phương, tài xế...Quà tặng- Túi du lịch, nón - Quà tặng đặc biệt 01 VCD kỷ niệm chuyến đi, VIP card.Hãng hàng không sử dụng- Hàng không Nga Aeroflot - Singapore Airline-Air France - Vietnam AirlineÐiều kiện để làm Visa nhập Nga:- Hình: 4 tấm khổ 4x6 cm - Giấy quyết định của công ty cho nghỉ phép đi du lịch nước ngoài. - Giấp phép kinh doanh (nếu có kinh doanh buôn bán)Qui định đóng tiền tour:- Ðợt 1: Khi quý khách tới đăng ký tour đặt cọc trước 500 USD- Ðợt II: Quý khách đóng tiền tour còn lại trước ngày khởi hành 10 ngày Qui định phạt nếu hủy tour- Trước 15 ngày: 30% tổng giá trị tour - Trước 7 ngày: 40% tổng giá trị tour - Trước 02 đến 06 ngày: 75% tổng giá trị tour. - Trong vòng 24 giờ: 100% tổng giá trị tour Mọi chi tiết xin liên hệ: P.Du lịch nước ngoài    Cô Nam An Tel: 8228898 (Ext.111) 0903 634 277    Cô Thanh Hương Tel: 8228898 (Ext.114) 0903 770 348

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  10. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đê.Em kiếm ở đâu mà hay thía?
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman

Chia sẻ trang này