1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiệt tác Kremli

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Phong_, 20/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Kiệt tác Kremli

    Kremli là chứng nhân cho một quá khứ lộng lẫy và hào hùng, là biểu trưng cho quyền lực và sự thịnh vượng, là bề dày văn hóa không chỉ của thủ đô Moskva mà còn của cả nước Nga. Tọa lạc trên hai quảng trường Sabornaia và Ivanovskaia trên đồi Borovitski, trái tim của Moskva, Kremli bao gồm quần thể các cung điện, nhà thờ, giáo đường và tượng đài. Kiệt tác của nước Nga này được công nhận là Di sản Thế giới năm 1990.
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
     
    Uspenki là nhà thờ lần đầu tiên được xây dựng ở Kremli, khởi công nămm 1470. Kiến trúc sư nổi tiếng người Ý Fioravanti được giao trọng trách xây dựng nhà thờ này. Fioravanti đã tham khảo kiến trúc truyền thống Nga ở các thành phố Pskov, Vladimir và Novgorod trước khi bắt tay thiết kế Uspenski. Sau chín năm xây dựng, nhà thờ vĩ đại bằng đá trắng với năm mái vòm tuyệt đẹp này vươn lên trời xanh như biểu tượng của một nước Nga thống nhất và hùng mạnh. Các sa hoàng của nước Nga ngự ở nơi đây. Ngay cả khi thủ đô của Nga chuyển xuống St. Peterburg, Uspenski vẫn là nơi làm lễ đăng quang cho các vị vua của nước Nga.
    Tương xứng với vẻ hoành tráng bên ngoài là sự lộng lẫy của nội thất và sự thênh thang của khoảng không gian cao rộng bên trong. Tường nhà thờ trang trí các bức tranh thánh từ thế kỷ 11 đến 17, có cái cao đến 16 mét, chạm khảm vàng bạc.
    Nhà thờ Rizopolozenhia được xây dựng lại từ năm 1484 đến 1488 trên nền giáo đường cũ cùng tên. Nhưng mới đến năm 1644, phần trang trí nội thất mới được hoàn tất nhờ bàn tay tài hoa của những nghệ nhân nổi tiếng lúc bấy giờ như Sidorov Osipov, Ivan Borisov... Không tráng lệ như Uspenski, nhưng Rizopolozenhia lại nổi tiếng với những họa tiết tinh xảo trong khoảng không gian ấm cúng.
    Nhà thờ lớn Blagovesenski được khởi công xây dựng cùng năm với nhà thờ Rizopolozenhia dưới thời của Dmitri Donskoi nhưng đã bị hỏa hoạn và phải gần 100 năm sau (năm 1547) dưới thời của Ivan Groznưi, sa hoàng đầu tiên của nước Nga, việc tái thiết mới hoàn tất. Vị sa hoàng này đã đưa nước Nga lên một tầm phát triển mới trong nghệ thuật và giao thương. Dưới sự trị vì của Ivan Groznưi, Moskva được tôn vinh là Roma thứ ba, sau thành Roma của La Mã cổ đại và Constantinopol.
    Blagovensenki là nhà thờ mà Ivan Groznưi thích nhất và là nơi lưu giữ rất nhiều dấu ấn của bậc minh quân này. Nhà thờ mang phong cách nhẹ nhàng nhưng mỗi chi tiết nhỏ đều là một kiệt tác, từ sàn đá vân thạch quý hiếm đến những cánh cửa bằng đồng đúc cầu kỳ khảm vàng ròng. Ấn tượng nhất là tường của nhà thờ được trang trí bằng những bức tranh thánh, chân dung của các đấng quân vương và cả của các vĩ nhân Hy Lạp cổ đại như nhà sử học Aristotel, triết gia Platon, thi hào Homere...

    Nhà thờ Arkhangenski là nhà thờ lớn thứ hai của Kremli, xây năm 1505 - 1508 dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Ý Alevisio. Trang trí nhà thờ này vì thế mang đậm phong cách nghệ thuật Phục Hưng. Arkhangenski là nơi yên nghỉ của các đấng quân vương của nước Nga như Ivan Kalita, Dmitri Donskoi, Ivan Đệ Tam, Ivan Groznưi. Ở đây hiện còn ba phần mộ của Ivan Groznưi và hai người con trai của sa hoàng.
    Tháp chuông Ivan Vĩ Đại nằm trên đỉnh cao nhất của đồi Boroviski do kiến trúc sư Bon Friazin thiết kế, được xây dựng từ 1505 - 1508. Bức tường của tầng thứ nhất dầy 5 mét, tầng thứ hai là 2,5 mét. Chiều cao của tháp ban đầu là 60 mét (bằng một tòa nhà 20 tầng). Năm 1600, tháp chuông được xây cao thêm 20 mét. Đỉnh tháp tròn, bằng vàng ròng, tạo dáng một cái mũ giáp, cao 81 mét. Từ xa 30km, người ta vẫn có thể nhìn thấy đỉnh tháp này. Tháp chuông Ivan Vĩ Đại là công trình kiến trúc cao nhất nước Nga.
    Quả chuông và đại bác của Sa Hoàng Quả chuông của Sa Hoàng đặt ngay dưới chân tháp Ivan Vĩ Đại, là quả chuông lớn nhất trong số các quả chuông ở Kremli. Tuyệt tác này được đúc bằng đồng năm 1733 - 1735, cao 6,14mét, đường kính rộng 6,6mét và nặng tới 200 tấn. Vụ hỏa hoạn năm 1737 đã làm vỡ một mảnh chuông. Mảnh này nặng 11,5 tấn và hiện vẫn để cạnh quả chuông. Đại bác của Sa Hoàng do nghệ nhân Andrey Trokhov đúc từ 40 tấn đồng năm 1586. Chiều dài của đại bác là 5,34 mét và đường kính viên đạn là 890mm, tuy nhiên chưa một viên đạn nào được bắn ra từ nòng khẩu đại bác khổng lồ này.
    Cung Treremnoi xây năm 1635 - 1636. Sa Hoàng dùng cung này để thiết triều hay ban yến. Trên tông nền vàng đỏ làm chủ đạo, trang trí nội thất ở đây là một sự pha trộn hài hòa giữa phong cách nghệ thuật truyền thống của Nga và nghệ thuật Phục Hưng của Ý.
    Nhà thờ Verkhospaski và Giáo đường Voskresenki là hai viên ngọc quý khác của Kremli. Nơi đây mang đậm dấu ấn của Thiên Chúa Giáo và gắn bó với truyền thuyết về sự phục sinh của chúa Giêsu. Trên nóc nhà thờ Verkhospaski có 11 đỉnh tháp tròn gắn cây thập giá và trong giáo đường Voskresenki còn nhiều tranh vẽ phỏng theo Kinh Thánh.
    Cung Granovitaia một trong những nhà cổ nhất còn sót lại ở Moskva được hai nghệ nhân người Ý là Marko Ruffo và Antonio Solari xây từ 1487 - 1491. Gian đại sảnh của cung này rộng tới 459 mét vuông và từng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của nước Nga.
    Cầu thang Krasnoie do Ivan Đệ Tam xây, gồm 45 bậc đá. Nơi đây, Ivan Groznưi đã trông thấy sao chổi, điểm báo ngày tận số của vị sa hoàng đầu tiên của nước Nga.
    Điện Kremli lớn là nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của nước Nga. Thiết kế nên kiệt tác này là kiến trúc sư K.Tony, người đã kết hợp một cách tài tình các vật liệu truyền thống của Nga với các vật liệu mới lúc bấy giờ như xi măng, bê tông, sắp thép. Ấn tượng nhất ở đây là gian phòng mang tên Georgrievski (rộng 20,5mét, dài 61 mét và cao 17,5 mét) biểu trưng cho văn hóa đa sắc tộc của Nga. Trên bức tường bằng đá trắng của phòng này gắn vàng tên của những vị tướng kiệt xuất trong quân đội Nga như nguyên soái Kutuzov thủy sư đô đốc Nakhimov.
    Đến với Kremli:Có rất nhiều cửa vào Kremli. Nếu đi qua cửa Spaski từ phía quảng trường Đỏ, bạn sẽ gặp điện Potresnưi, nơi Lev Tolstoi viết về bộ tiểu thuyết vĩ đại Chiến tranh và Hòa Bình. Nếu theo cửa Borovitski, bạn sẽ có cơ hội đến thăm Bảo tàng vũ khí của Kremli, nơi lưu giữ những kiệt tác của nghệ thuật quân sự, kim hoàn, thời trang của nước Nga suốt từ thế kỷ thứ 4 đến đầu thế kỷ 20.
     
     
     
     
     
     
  2. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Điện Kremli là trái tim của nước Nga, biểu tượng của nước Nga. Điện Kremli có hình tam giác phía Nam có dòng sông Matxcơva, phía Đông là Hồng trường hùng vĩ, phía Tây Bắc là công viên Aleksan bao la vây bọc. Tường thành Kremli dài 2.235 mét, là một trong những thành quách lớn nhất thế giới. Điện Kremli còn là người chứng kiến lịch sử nước Nga. Kể từ ngày xây dựng năm 1156, suốt mấy trăm năm vật đổi sao rời, can qua gươm giáo, nhất nhất đều nằm trong tầm nhìn của nó
    Công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu
    Trong điện Kremli, công tác bảo vệ những nhân vật hàng đầu luôn được coi trọng. Trước đây, việc bảo vệ Sa Hoàng do các ngự tiền thị vệ đảm đương. Theo cách gọi ngày nay đó là những "vệ sĩ", sau đó thành lập lực lượng cận vệ để bảo vệ nhà vua. Sau ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công. Lênin vào ở trong điện Kremli, cung cách bảo vệ trước đây đã được bãi bỏ. Khi đó người ta đã chọn một số chiến sĩ Hồng quân được coi là đáng tin cậy về mặt chính trị vào làm công tác cảnh vệ. Lực lượng này sau đó phát triển thành Tổng cục cảnh vệ dưới thời Staline. Sang thời Brêzơnép,Tổng cục cảnh vệ đổi thành Sư đoàn độc lập trực thuộc ủy ban an ninh quốc gia. Số lượng nhân viên an ninh gia tăng không ngừng, đến năm 1991 đã lên tới hơn mười ngàn người.
    Việc tuyển chọn các nhân viên của sư đoàn độc lập được tiến hành vô cùng chặt chẽ. Cứ cách nửa năm người ta lại đi tuyển chọn một lần. Trọng tâm của cuộc tuyển chọn là kiểm tra đạo đức và sức khỏe. Người trúng tuyển nhất định phải là người phẩm hạnh, có thân hình cường tráng và không được thấp hơn 1,8m. Được phục vụ tại sư đoàn độc lập là một điều mơ ước của tuyệt đại số thanh niên đến tuổi quân dịch. Song sau nửa năm chỉ còn lại 36 người được biên chế chính thức vào sư đoàn này.
    Trước đây không lâu sự đoàn tổng thống mới tuyển thêm những tân binh không bình thường, đó là những con chim ưng đực, nhiệm vụ của chúng là xua đuổi những con quạ thường tới quấy rối. Quạ ở Kremli từ lâu đã rất đông đặc, có khi che khuất cả bầu trời làm dơ bẩn khu di tích lịch sử này, móng của chúng bóc trầy lớp mạ vàng trên các chỏm tròn của đại giáo đường, đặc biệt khó chịu là tiếng kêu của chúng khiến bao người sống trong điện này đều cảm thấy "bất ổn". Trước đây người ta đã quen và cứ mặc kệ chúng. Nhưng có một hôm trong điện tổ chức ăn tiệc, có một vị khách vừa ra khỏi ô tô thì bị một bãi phân quạ từ trên trời rơi xuống trúng vào quí khách. Chủ nhân vô cùng khó xử, sau đó họ quyết định tìm cách đuổi đàn quạ này đi. Hiện nay trên đỉnh điện Kremli người ta không còn thấy bóng dáng con quạ nào.

    Đội xe độc lập

    Trong điện Kremli có một cái sân rộng, trước đó là chuồng ngựa của Sa Hoàng, sau này nó biến thành nơi để xe của đội xe độc lập. Năm 1935, đội xe này thuộc quyền quản lý của "Tổng cục cảnh vệ", Đội xe trong điện Kremli được đổi mới không ngừng, trước đây họ chỉ được cấp mỗi năm có 25 xe zip do nhà máy ôtô Matxcơva sản xuất. Sau này họ mới nhập thêm xe của Đức, bao gồm 5 xe chống đạn và sắp tới họ sẽ nhập thêm xe chống đạn của Mỹ.
    Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo quốc gia, tổng cục cảnh vệ có những yêu cầu kiểm tra và tuyển chọn rất khe khắt đối với lái xe và thợ rửa xe. Mỗi người lái xe trước khi được nhận chính thức vào biên chế của đội xe độc lập, họ phải trải qua các lớp nghiệp vụ từ 2-3 năm. Sau đó, học còn phải thử thách một thời gian rồi mới được nhận công tác.
    Các lái xe của đội xe độc lập không những phải lái xe thành thạo, mà còn phải nắm vững kỹ năng cơ bản "thứ hai", tức kỹ năng bảo vệ, phải biết sử dụng thành thạo các loại vũ khí, luôn sẵn sàng ứng phó với mọi bất trắc xảy ra. Kể từ ngày đội xe độc lập ra đời chỉ duy nhất xảy ra sự kiện nghiêm trọng. Đó là vào năm 1969 có người định mưu sát Brêzenev trước cửa lớn của điện Kremli. Lái xe bị thương nặng song vẫn gắng sức lái xe thoát khỏi nơi nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho Brêzenev, song ngay sau đó lái xe đã chết. Bảo tàng điện Kremli hiện vẫn còn lưu giữ tấm ảnh chiếc ôtô có nhiều vết đạn này.

    Một người ra vào tự do

    Có một bà già khỏe mạnh, sáng suốt, ngày ngày rảo bước đi vào điện Kremli, khi nhìn thấy bà lính gác liền đứng nghiêm chào. Bà tên là Bôlia, người quét dọn vệ sinh. Ngoài tổng thống ra bà là người duy nhất ra vào cung điện không cần xuất trình giấy tờ tùy thân. Khuôn mặt của bà là giấy chứng nhận đầy đủ nhất, bà đã phục vụ ở đây trên 60 năm.
    Bà quen hầu hết các lãnh tục đã từng sống ở điện Kremli. Bà nói : "Tôi không sợ Stalin như người ta vẫn tưởng. Ông ấy người tầm thước, hiền lành tử tế. Có một lần tôi đang xén cỏ, tỉa cây thì ông ấy đến ngồi ở bậc lên xuống hút thuốc. Vệ sĩ đến đuổi tôi đi, nhưng đã bị ông ngăn lại và nói, đừng bắt chị ấy phải ngừng công việc, cứ để chị ấy làm tiếp, cỏ dại là kẻ thù của cỏ trồng".
    Bà đã từng quét dọn phòng làm việc của Môlôtốp, Bêria, Vôrôsilốp và Micôlăng. Bà nói : "Họ đều làm việc thâu đêm suốt sáng tôi cứ phải chờ đến khi họ đi nghỉ mới làm vệ sinh, có khi tôi phải làm đến sớm hôm sau mới hết việc. Phòng làm việc của Môlôtốp sạch sẽ nhất, trên mặt bàn không có một hạt bụi, chắc là ông ấy tự lau, đúng là một người trí thức. Ngược lại, phòng làm việc của Vôrôsilốp và Micôlăng thì lộn xộn, sọt rác luôn đầy ắp giấy vo tròn, có những tờ giấy mới viết có một hai chữ đã bỏ, thật lãng phí. Còn Bêria rất quái quỉ, tất cả những trang giấy đã viết đều bị xé vụn hoặc dùng kéo cắt nhỏ rồi mới được ném vào sọt rác, vì vậy sọt rác luôn đầy ắp giấy bị cắn vụn. Khi đó ở đây vẫn chưa có máy hút bụi nên việc quét dọn khá vất vả".
    Chuyện những ai thích uống rượu, tửu lượng ra sao bà biết rõ hơn bất kỳ ai vì ngày nào bà cũng phải thu dọn vỏ chai. Bà nói "Có những người quá thích rượu, uống rồi lại uống, uống cả khi làm việc. Trong phòng làm việc của Môlôtốp có rất nhiều vỏ chai rượu sâm banh và rượu Tây. Còn ở chỗ Micôlăng thì chủ yếu là vỏ chai rượu Brandy, ông uống ít, ba bốn ngày mới uống hết một chai. Riêng Vôrôsilốp đựng rượu trong bình toong, trong đó đựng rượu vốt ca. Tửu lượng của ông là lớn nhất trong số những người sống tại điện Kremli thời kỳ đó, ông ta uống rượu như uống nước.
    Khi Yeltsin bị ốm, Bôlia đã đứng ngồi không yên bởi ông ấy tốt bụng. Mỗi lần thấy tôi ông ấy đều cười hà hà và chào tôi. Vào ngày bầu cử tổng thống, ông ấy đã hỏi tôi khi tôi đang lau nhà: "Chị Bôlia này! Chị định bỏ phiếu cho ai đấy?"... Và ông ấy đã thắng cử, song thường xuyên bị ốm nặng. Tôi rất buồn. Tôi muốn đem cho ông ấy một đôi bít tất để đi cho đỡ bị lạnh chân"
    Lễ vật cao như núi
    Kho lễ vật trong điện Kremli đã chất cao như núi. Những thứ này đến từ các nơi trên thế giới. Năm 1949 nhân ngày sinh lần thứ 70 của Staline, Liên Xô và thế giới nổi lên cao trào "hiến dâng lễ vật". Có một số nguyên thủ quốc gia và các bạn quốc tế đã dùng máy bay, tàu thủy và tàu hỏa để chở tặng phẩm tới. Có nhiều tặng phẩm đã được chuyển vào bảo tàng cách mạng như ngà voi của Đảng cộng sản Trung Quốc, bộ đèn nhấp nháy của Braxin ... được biết Khơrutsốp và Brêzơnev nhận rất nhiều tặng phẩm của khách cả trong và ngoài nước, nhưng hai người này đã giữ lại không giao cho Viện bảo tàng quốc gia.
    Vào thời Gorbachov, số tặng phẩm được đưa vào bảo tàng tăng vọt. Bản thân ông đã giám sát việc này hết sức khắt khe. Trong số đó phải kể tới hộp quà của vua Thái Lan, bức chân dung Gorbachov và bà vợ Laisa được khắc trên chiếc thìa gỗ của ông Araphat, bộ cờ quốc tế làm bằng sứ của tổng thống Mittơrăng ... đặc biệt Phó chủ tịch Trung Quốc Tống Khánh Linh đã tặng nhân dân Liên Xô một tấm bình phong nạm 25 viên ngọc quí. Tặng phẩm này là một trong những vật phẩm quí giá nhất trong bảo tàng cách mạng Liên Xô.
  3. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Những điều ít biết về lá cờ Tổng thống Nga
    Trên nóc phủ Tổng thống Nga trong điện Kremli có hai lá cờ: Quốc kỳ và cờ Tổng thống Nga. Hai lá cờ này bất chấp mưa, nắng, gió, tuyết... ngày đêm phấp phới tung bay trên nền trời Maxcova tượng trưng cho sự tôn nghiêm nước Nga cũng như uy lực đứng đầu Nhà nước Nga. Quốc kỳ Nga có 3 màu trắng, xanh, đỏ mà mọi người đều quen thuộc. Tuy nhiên xung quanh lá cờ Tổng thống Nga còn chứa đựng nhiều chi tiết thú vị mà nhiều người chưa biết đến. Việc đặt ra cờ Tổng thống Nga xuất phát từ sắc lệnh số 319 ngày 15/2/1994 của Tổng thống Eltsin. Theo đó lá cờ Tổng thống có hình vuông, 3 màu trắng, xanh, đỏ. Ở giữa lá cờ là Quốc huy Nga, cờ Tổng thống được làm bằng những tua nhung vàng, phần cán cờ được trang trí những vòng bạc chạm và có khắc ngày tháng nhậm chức của Tổng thống. Lá cờ Tổng thống đầu tiên ở Nga được một công ty dệt tư nhân thực hiện bằng những đôi tay khéo léo của những người thợ thủ công. Sở dĩ sản xuất cờ Nga chủ yếu dựa vào thủ công là vì vào thời điểm năm 1994, nước Nga không có máy móc chuyên dụng dành cho việc sản xuất cờ. Hơn nữa việc nhập khẩu các thiết bị cơ khí sử dụng trong công việc này từ các nước phương Tây lại rất tốn kém. Khâu khó khăn nhất trong việc thêu may cờ là đảm bảo về độ bền. Do lá cờ của tổng thống có kích cỡ khổng lồ 25x25=625m2 lại may bằng vải thông thường nên nhanh chóng bị rách bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Năm 1996, trước khi Tổng thống Eltsin nhậm chức đã xảy ra một vài trục trặc xung quanh lá cờ này. Mặc dù thời gian tiến hành buổi lễ quan trọng đã cận kề nhưng Công ty dệt may Slovod - Công ty được giao cho nhiệm vụ may cờ đã không thể làm xong nhiệm vụ, bởi chất lượng làm cờ của Công ty đã không đạt tiêu chuẩn. Tổng thống đã yêu cầu làm lại hoàn toàn số cờ 12.000 lá lớn nhỏ... Sau này Công ty Slovod đã phải mất hơn 3 nZm mới hoàn thành việc sản xuất toàn bộ những lá cờ này để treo chúng trong các vZn phòng Chính phủ và Nhà nước theo đúng chuẩn của Hội đồng nghiệm thu cờ quốc gia. Theo tiết lộ của một số quan chức Nga thì cờ Tổng thống và Quốc kỳ Nga cắm trong phòng làm việc của Tổng thống tại điện Kremli được đặt sản xuất cùng lúc 2 bộ. Một bộ được sử dụng cố định, còn bộ kia được sử dụng trong những nghi thức trọng đại của đất nước. Tuy nhiên trên thực tế còn có nhiều phiên bản khác của những lá cờ này dùng để treo ở nhiều nơI khác nhau, như ở sông Krarolin hay tạI khu nghỉ mát Xochi. Lá cờ Tổng thống có kích thước lớn nhất đương nhiên được treo tại đIện Kremli, có diện tích 625m2 còn lá cờ nhỏ nhất được cắm trên đầu xe Tổng thống thì kích thước chỉ có 20x20cm. Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau thì việc sản xuất cờ Tổng thống năm xưa được tổ chức đấu thầu giữa 12 hãng dệt may hàng đầu của Nga. Việc chọn lựa hãng sản xuât cũng hết sức kỹ càng và nghiêm khắc. Một hội đồng nghiệm thu cờ do Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập và chỉ đạo, trước thời điểm công bố danh sách được lựa chọn, hãng may tham gia tuyển chọn phải cung ứng cờ trong 3 tháng. Mỗi hãng đấu thầu phải hoàn thành một lá cờ theo mẫu giao lại cho Hội đồng nghiệm thu xem xét và kiểm nghiệm. Địa điểm kiểm nghiệm cờ được tiến hành tại một bãi thử tên lửa của Bộ Quốc phòng. Tại đây mặc dù các tên lửa không còn nhưng các tháp thông tin vẫn còn để lại. Lá cờ Tổng thống sẽ được treo trên đỉnh của những ngọn tháp này, chúng có độ cao vào khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau khoảng 80-120m, thời gian thử cờ được kéo dài trong 3 tháng liền. Cứ sau đồng nghiệm thu lại hạ cờ xuống một lần để kiểm tra độ bền, độ phai màu sắc... Như vậy cờ của hãng nào sau ba lần kiểm tra liên tiếp mà đạt chất lượng sẽ được chọn làm cờ cho điện Kremli. Tuy nhiên, các hãng phải giữ kín hợp đồng, công nghệ sản xuất, không được chia sẻ hợp đồng với bất kỳ cơ sở nào khác. Họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn thậm chí sẽ bị truy tố trước pháp luật nếu có tình trạng xuất hiện một lá cờ Tổng thống giả nào đó cùng chủng loại của một trong những nhà cung cấp. Việc sử dụng cờ trong điện Kremli khá tốn kém. Thông thường mỗi lá cờ treo ở đây chỉ dùng trong 3 tuần là phải thay một lần. Việc làm ''''vệ sinh'''', ''''bảo dưỡng'''' cờ cũng do một hãng sản xuất chịu trách nhiệm. Cuối cùng một vấn đề rất được nhiều người quan tâm là giá thành của mỗi lá cờ đặc biệt này là bao nhiêu ? Chơ tới nay, vẫn đề này vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Tuy nhiên qua nhiều kênh thông tin được biết, giá của mỗi lá cờ Tổng thống Nga vào khoảng từ 2000 đến 10.000 USD. Sự chênh lệch này phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất riêng của từng hãng.
  4. Kuckut

    Kuckut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Trái tim nước Nga hoành tráng quá.Đẹp thật.Không biết ai là người ra lệnh xây điện Kremlin nhỉ?

Chia sẻ trang này