1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vladimir Ilitch Lênin

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Ludwig65, 08/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ludwig65

    Ludwig65 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    SỐNG MÃI TƯ TƯỞNG LÊNIN VĨ ĐẠI
    Chủ nghĩa Lênin vĩ đại đã đưa lịch sử loài người lên giai đoạn mới ?" giai đoạn Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa (Hồ Chí Minh)
    Chúng ta kỷ niệm lần thứ 133 ngày sinh của V.I. Lênin trong lúc công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua gần 20 năm với những thành tựu rất quan trọng. Hiện nay toàn dân ta đang dấy lên khí thế thi đua lao động thực hiện nghị quyết Đại hội IX, tiến lên một bước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Từ thực tế phong phú và sôi động những năm đổi mới của nước ta, chúng ta càng nhận thức sâu sắc những tư tưởng cách mạng và khoa học của Lênin, đặc biệt là tư tưởng của Người về xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời kỳ chính sách kinh tế mới ở Nga (NEP). Chúng ta nhận biết có nhiều sự trùng hợp về những vấn đề được đặt ra và cách giải quyết các chính sách kinh tế mới ở Nga và công cuộc đổi mới ở nước ta. Đương nhiên, những vấn đề đặt ra cho nước ta hôm nay có nhiều điều mới mẻ, phức tạp và phong phú hơn so với những vấn đề của nước Nga sau Cách mạng tháng mười.
    Ở một nước mà trong đó phần lớn dân cư là những người sản xuất nông nghiệp nhỏ, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện được bằng con đường thông qua hàng loạt những biện pháp quá độ đặc biệt.
    Điều kiện để đảm bảo cho nền kinh tế đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước mà không chệch quỹ đạo xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của chính quyền công nông và Nhà nước vô sản nắm chắc trong tay các vị trí yết hầu, chỉ huy của nền kinh tế (nền nông nghiệp lớn, các ngân hàng, đường sắt ...). Lênin chủ trương tìm mọi cách có thể được để mở rộng quan hệ làm ăn với tư bản nước ngoài trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, buôn bán, trao đổi văn minh, Người đề xướng cả chính sách tô nhượng.
    Lênin chủ trương khôi phục sớm các ngành tiểu thủ công nghiệp không cần nhiều vốn, đòi hỏi các xí nghiệp phải được quản lý tốt, phải thi đua nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, phát triển các ngành công nghịêp theo chốt, áp dụng hình thức tô nhượng trong một số xí nghiệp, hầm mỏ lớn ... Công thức nổi tiếng của Lênin: ?oChủ nghĩa cộng sản = chính quyết Xôviết + điện khí hoá toàn quốc?, nói lên rằng công cuộc xây dựng CNXH nhất thiết phải dựa trên nền công nghịêp hiện đại mà đặc trưng là điện khí hoá.
    Đương nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, nội dung công nghiệp khác những năm đầu thế kỷ XX. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay không chỉ là cơ khí hoá, hiện đại hoá mà còn bao hàm tự động hoá, công nghiệp sinh học v.vv... Song, quan điểm của Lênin trong thực chất cho rằng muốn có CNXH cần phải có chính quyền của nhân dân lao động cộng với lực lượng sản xuất hiện đại vẫn là định hướng cơ bản cho cộng cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
    Đường lối xây dựng CNXH ở nước Nga do Lênin vạch ra bao gồm một nội dung cực kỳ quan trọng, đó là cách mạng văn hoá. Lênin kêu gọi khẩn cấp phát triển khoa học, văn hoá, nâng cao trình độ dân trí. Người nói : ?oNgười mù chữ đứng ngoài chính trị?, và cũng không thể công nghịêp hoá với những người dân mù chữ. Hơn nữa, vấn đề không phải chỉ là xoá nạn mù chữ. Lênin thường xuyên nhấn mạnh những yếu tố kiến thức, học vấn, giáo dục, không có những thứ đó thì không thể xây dựng CNXH. Người đòi hỏi ?ophải làm sao cho học thức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống chúng ta?. Người yêu cầu các cơ quan Xôviết dành sự đầu tư ưu tiên cao nhất cho việc nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu triển khai, phải sử dụng các chuyên gia do xã hội cũ để lại, kể cả việc thuê chuyên gia tư sản nước ngoài với mức lương cao.
    Lênin đòi hỏi mọi người, nhất là thanh niên, những người gánh vác chủ yếu công cuộc xây dựng CNXH, phải ra sức học tập, không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng kho tàng kiến thức mà nhân loại đã tạo ra. Lênin nói: ?o ... Tôi phải nói rằng, nhiệm vụ của thanh niên nói chung và của Đoàn thanh niên Cộng sản và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn bằng một từ, đó là ?oHọc tập?. Phải xây dựng nền văn hoá mới, nhưng văn hoá mới không phải bỗng nhiên mà có ...? Lênin khuyến khích mọi sự sáng tạo trong các loại hình văn học - nghệ thuật theo quan điểm văn hoá nghệ thuật là tài sản của nhân dân, nó phải phục vụ sự nghiệp của nhân dân, làm đẹp tâm hồn và đời sống tinh thần của con người, trước hết là người lao động.
    Lênin hết sức quan tâm chăm lo xây dựng Đảng về mọi mặt, đặc biệt Người đòi hỏi phát huy tính tiên phong của Đảng, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Với tư cách đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản phải xứng đáng là lãnh tụ chính trị, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng qua những khúc quanh co đầy thử thách. Các cán bộ, đảng viên không chỉ trung thành với lý tưởng cách mạng mà còn cần phải có kiến thức, phải thông thạo công việc. Có như vậy họ mới trở thành những chiến sĩ kiên cường và thông minh trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của CNXH. Trong điều kiện tự do buôn bán, cạnh tranh, người cộng sản phải biết buôn bán văn minh; phải trở thành những nhà buôn sỉ, biết tính toán tiền nong cẩn thận để đem lại hiệu quả của từng đồng xu. Người cộng sản phải luôn đề cao và không ngừng rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật của Đảng vô sản, tự giải thoát mình khỏi những ảnh hưởng của những tập quán tiểu tư sản và hệ tư tưởng tư sản. Theo Lênin, có ba kẻ thù chính mà người cộng sản của Đảng cầm quyền phải kiên quyết đấu tranh là ?otính kiêu ngạo cộng sản, nạn mù chữ và nạn hối lộ?[/b]. Không chiến thắng được ba kẻ thù ấy thì chằng những người cộng sản tự đánh mất vai trò chiến sĩ tiên phong mà còn làm cho Đảng bị suy thoái, thậm chí tiêu vong. Lời cảnh báo ấy của Lênin đến nay vẫn giữ được nguyên tính thời sự.
    Sưu tầm

    Cuộc đời như giấc mộng
    Hạnh phúc được là bao
  2. Ludwig65

    Ludwig65 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    SỐNG MÃI TƯ TƯỞNG LÊNIN VĨ ĐẠI
    Chủ nghĩa Lênin vĩ đại đã đưa lịch sử loài người lên giai đoạn mới ?" giai đoạn Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa (Hồ Chí Minh)
    Chúng ta kỷ niệm lần thứ 133 ngày sinh của V.I. Lênin trong lúc công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua gần 20 năm với những thành tựu rất quan trọng. Hiện nay toàn dân ta đang dấy lên khí thế thi đua lao động thực hiện nghị quyết Đại hội IX, tiến lên một bước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Từ thực tế phong phú và sôi động những năm đổi mới của nước ta, chúng ta càng nhận thức sâu sắc những tư tưởng cách mạng và khoa học của Lênin, đặc biệt là tư tưởng của Người về xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời kỳ chính sách kinh tế mới ở Nga (NEP). Chúng ta nhận biết có nhiều sự trùng hợp về những vấn đề được đặt ra và cách giải quyết các chính sách kinh tế mới ở Nga và công cuộc đổi mới ở nước ta. Đương nhiên, những vấn đề đặt ra cho nước ta hôm nay có nhiều điều mới mẻ, phức tạp và phong phú hơn so với những vấn đề của nước Nga sau Cách mạng tháng mười.
    Ở một nước mà trong đó phần lớn dân cư là những người sản xuất nông nghiệp nhỏ, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện được bằng con đường thông qua hàng loạt những biện pháp quá độ đặc biệt.
    Điều kiện để đảm bảo cho nền kinh tế đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước mà không chệch quỹ đạo xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của chính quyền công nông và Nhà nước vô sản nắm chắc trong tay các vị trí yết hầu, chỉ huy của nền kinh tế (nền nông nghiệp lớn, các ngân hàng, đường sắt ...). Lênin chủ trương tìm mọi cách có thể được để mở rộng quan hệ làm ăn với tư bản nước ngoài trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, buôn bán, trao đổi văn minh, Người đề xướng cả chính sách tô nhượng.
    Lênin chủ trương khôi phục sớm các ngành tiểu thủ công nghiệp không cần nhiều vốn, đòi hỏi các xí nghiệp phải được quản lý tốt, phải thi đua nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, phát triển các ngành công nghịêp theo chốt, áp dụng hình thức tô nhượng trong một số xí nghiệp, hầm mỏ lớn ... Công thức nổi tiếng của Lênin: ?oChủ nghĩa cộng sản = chính quyết Xôviết + điện khí hoá toàn quốc?, nói lên rằng công cuộc xây dựng CNXH nhất thiết phải dựa trên nền công nghịêp hiện đại mà đặc trưng là điện khí hoá.
    Đương nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, nội dung công nghiệp khác những năm đầu thế kỷ XX. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay không chỉ là cơ khí hoá, hiện đại hoá mà còn bao hàm tự động hoá, công nghiệp sinh học v.vv... Song, quan điểm của Lênin trong thực chất cho rằng muốn có CNXH cần phải có chính quyền của nhân dân lao động cộng với lực lượng sản xuất hiện đại vẫn là định hướng cơ bản cho cộng cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.
    Đường lối xây dựng CNXH ở nước Nga do Lênin vạch ra bao gồm một nội dung cực kỳ quan trọng, đó là cách mạng văn hoá. Lênin kêu gọi khẩn cấp phát triển khoa học, văn hoá, nâng cao trình độ dân trí. Người nói : ?oNgười mù chữ đứng ngoài chính trị?, và cũng không thể công nghịêp hoá với những người dân mù chữ. Hơn nữa, vấn đề không phải chỉ là xoá nạn mù chữ. Lênin thường xuyên nhấn mạnh những yếu tố kiến thức, học vấn, giáo dục, không có những thứ đó thì không thể xây dựng CNXH. Người đòi hỏi ?ophải làm sao cho học thức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống chúng ta?. Người yêu cầu các cơ quan Xôviết dành sự đầu tư ưu tiên cao nhất cho việc nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu triển khai, phải sử dụng các chuyên gia do xã hội cũ để lại, kể cả việc thuê chuyên gia tư sản nước ngoài với mức lương cao.
    Lênin đòi hỏi mọi người, nhất là thanh niên, những người gánh vác chủ yếu công cuộc xây dựng CNXH, phải ra sức học tập, không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng kho tàng kiến thức mà nhân loại đã tạo ra. Lênin nói: ?o ... Tôi phải nói rằng, nhiệm vụ của thanh niên nói chung và của Đoàn thanh niên Cộng sản và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn bằng một từ, đó là ?oHọc tập?. Phải xây dựng nền văn hoá mới, nhưng văn hoá mới không phải bỗng nhiên mà có ...? Lênin khuyến khích mọi sự sáng tạo trong các loại hình văn học - nghệ thuật theo quan điểm văn hoá nghệ thuật là tài sản của nhân dân, nó phải phục vụ sự nghiệp của nhân dân, làm đẹp tâm hồn và đời sống tinh thần của con người, trước hết là người lao động.
    Lênin hết sức quan tâm chăm lo xây dựng Đảng về mọi mặt, đặc biệt Người đòi hỏi phát huy tính tiên phong của Đảng, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Với tư cách đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản phải xứng đáng là lãnh tụ chính trị, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng qua những khúc quanh co đầy thử thách. Các cán bộ, đảng viên không chỉ trung thành với lý tưởng cách mạng mà còn cần phải có kiến thức, phải thông thạo công việc. Có như vậy họ mới trở thành những chiến sĩ kiên cường và thông minh trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của CNXH. Trong điều kiện tự do buôn bán, cạnh tranh, người cộng sản phải biết buôn bán văn minh; phải trở thành những nhà buôn sỉ, biết tính toán tiền nong cẩn thận để đem lại hiệu quả của từng đồng xu. Người cộng sản phải luôn đề cao và không ngừng rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật của Đảng vô sản, tự giải thoát mình khỏi những ảnh hưởng của những tập quán tiểu tư sản và hệ tư tưởng tư sản. Theo Lênin, có ba kẻ thù chính mà người cộng sản của Đảng cầm quyền phải kiên quyết đấu tranh là ?otính kiêu ngạo cộng sản, nạn mù chữ và nạn hối lộ?[/b]. Không chiến thắng được ba kẻ thù ấy thì chằng những người cộng sản tự đánh mất vai trò chiến sĩ tiên phong mà còn làm cho Đảng bị suy thoái, thậm chí tiêu vong. Lời cảnh báo ấy của Lênin đến nay vẫn giữ được nguyên tính thời sự.
    Sưu tầm

    Cuộc đời như giấc mộng
    Hạnh phúc được là bao
  3. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bí mật về bộ não của Vladimir Ilitch Lenin
    Sau khi qua đời vào ngày 21-1-1924, thi thể Vladimir Ilitch Lenin được mãi mãi giữ lại tại lăng Lenin. Nhưng bộ não của Người lại nằm ở một nơi khác: Viện Não Moscow. Tại đây các nhà khoa học lưu giữ những bộ óc xuất chúng nhất thời Liên Xô và của nước Nga hiện nay. Đây cũng là một viện khoa học bí ẩn nhất.
    Cho đến bây giờ, theo nhà sử học Monica Spivak, Viện Não ở Moscow vẫn giữ sự im lặng về các hoạt động của mình. Kho tàng của viện vẫn còn lắm điều bí mật chưa hề tiết lộ bao giờ. Tuy vậy, lúc đầu người ta không giấu giếm gì về sự ra đời của nó. Năm 1925, giới khoa học Liên Xô được thông báo sự ra đời của phòng nghiên cứu đặc biệt về bộ não của V. I. Lenin. Nhân vật vĩ đại này không ngừng mê hoặc các nhà khoa học về sự thông minh hơn người. Dưới mắt các nhà khoa học, một người như thế ắt hẳn phải có một bộ não khác thường, đáng được nghiên cứu sâu. Đó là lý do ra đời của phòng.
    Ba năm sau, phòng nghiên cứu não Lenin được cải danh thành viện não. Mục đích của viện được mở rộng, không chỉ nghiên cứu não của Lenin mà của tất cả những người xuất chúng nhất của Liên Xô. Từ ngày ra đời đến cuối thập niên 1920, các nhà báo được thông tin đầy đủ về hoạt động của viện. Nhiều công trình nghiên cứu được công khai trên báo trong chừng mực có thể công khai được. Viện được nhà nước Liên Xô bảo trợ tối đa. Các nhà khoa học Liên Xô lúc đó hy vọng gì? Họ muốn chứng minh thiên tài có nguồn gốc vật chất. Họ cũng muốn chứng minh cơ sở khoa học của các môn học mới của khoa thần kinh. Các nhà khoa học Xô Viết lúc bấy giờ tin rằng những nghiên cứu thành công của viện não sẽ góp phần tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa.
    Kể từ đầu thập niên 1930, đột nhiên người ta giữ kín các công trình nghiên cứu ở viện. Lý do: ]Viện mở rộng việc thu thập não của nhiều nhà lãnh đạo Liên Xô. Viện có những bí mật cần được giữ kín. Cần nói rõ một điều, các nhà nghiên cứu trong viện được nhà nước ưu đãi hơn những chỗ khác. Họ được ra nước ngoài, thực tập ở Pháp, Tây Đức. Phải thừa nhận một điều là các nhà khoa học ở viện đều rất giỏi, thông thạo nhiều ngoại ngữ, có kiến thức rộng, được tiếp xúc với văn hóa nước ngoài khá thoải mái, kể cả văn học nước ngoài. Viện cũng được trang bị máy móc hiện đại nhất lúc bấy giờ. Việc nghiên cứu não cũng được thực hiện theo phương pháp của nhà thần kinh học Đức Oskar Vogt. Ông này đã hợp tác với các nhà khoa học Xô Viết từ thập niên 1920. Công việc của viện là, ngoài chuyện nghiên cứu về thiên tài và các bệnh lý của não, vẽ não đồ của người, khỉ và chó.
    Ý tưởng tạo lập một ngôi đền tưởng niệm những bộ óc xuất chúng nhất của Liên Xô đã được cụ thể hóa một cách nghiêm túc. Trong các thập niên 20 và 30, các nhà khoa học đã thu giữ bộ não của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản như Kalinin, Kirov, Kuibychev, Krupskaya (phu nhân của Lenin), lý thuyết gia Lunartcharski, nhà văn Maxim Gorki, Biely, nhà thơ Maiakovski, các nhà khoa học Mitchurin, Pavlov, Tsolkovski. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, viện tiếp tục công việc thu thập các bộ óc xuất chúng như Lev Landau, Andrei Sakharov. Bộ não của Stalin, các nhà khoa học lỗi lạc, những người được giải Nobel cũng được sưu tập. Việc quản lý có nề nếp bộ sưu tập đặc biệt nói trên của viện não đã được quy định cụ thể trong một văn bản hành chính của chính quyền ban hành từ những năm 1930. Ngay cả việc thu thập các bộ não cũng đã được cải tiến. Bộ não của nhà khoa học Andrei Sakharov, chết năm 1989, được gia đình người quá cố chấp thuận mới được đưa vào viện.
    To be continued ......
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  4. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bí mật về bộ não của Vladimir Ilitch Lenin
    Sau khi qua đời vào ngày 21-1-1924, thi thể Vladimir Ilitch Lenin được mãi mãi giữ lại tại lăng Lenin. Nhưng bộ não của Người lại nằm ở một nơi khác: Viện Não Moscow. Tại đây các nhà khoa học lưu giữ những bộ óc xuất chúng nhất thời Liên Xô và của nước Nga hiện nay. Đây cũng là một viện khoa học bí ẩn nhất.
    Cho đến bây giờ, theo nhà sử học Monica Spivak, Viện Não ở Moscow vẫn giữ sự im lặng về các hoạt động của mình. Kho tàng của viện vẫn còn lắm điều bí mật chưa hề tiết lộ bao giờ. Tuy vậy, lúc đầu người ta không giấu giếm gì về sự ra đời của nó. Năm 1925, giới khoa học Liên Xô được thông báo sự ra đời của phòng nghiên cứu đặc biệt về bộ não của V. I. Lenin. Nhân vật vĩ đại này không ngừng mê hoặc các nhà khoa học về sự thông minh hơn người. Dưới mắt các nhà khoa học, một người như thế ắt hẳn phải có một bộ não khác thường, đáng được nghiên cứu sâu. Đó là lý do ra đời của phòng.
    Ba năm sau, phòng nghiên cứu não Lenin được cải danh thành viện não. Mục đích của viện được mở rộng, không chỉ nghiên cứu não của Lenin mà của tất cả những người xuất chúng nhất của Liên Xô. Từ ngày ra đời đến cuối thập niên 1920, các nhà báo được thông tin đầy đủ về hoạt động của viện. Nhiều công trình nghiên cứu được công khai trên báo trong chừng mực có thể công khai được. Viện được nhà nước Liên Xô bảo trợ tối đa. Các nhà khoa học Liên Xô lúc đó hy vọng gì? Họ muốn chứng minh thiên tài có nguồn gốc vật chất. Họ cũng muốn chứng minh cơ sở khoa học của các môn học mới của khoa thần kinh. Các nhà khoa học Xô Viết lúc bấy giờ tin rằng những nghiên cứu thành công của viện não sẽ góp phần tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa.
    Kể từ đầu thập niên 1930, đột nhiên người ta giữ kín các công trình nghiên cứu ở viện. Lý do: ]Viện mở rộng việc thu thập não của nhiều nhà lãnh đạo Liên Xô. Viện có những bí mật cần được giữ kín. Cần nói rõ một điều, các nhà nghiên cứu trong viện được nhà nước ưu đãi hơn những chỗ khác. Họ được ra nước ngoài, thực tập ở Pháp, Tây Đức. Phải thừa nhận một điều là các nhà khoa học ở viện đều rất giỏi, thông thạo nhiều ngoại ngữ, có kiến thức rộng, được tiếp xúc với văn hóa nước ngoài khá thoải mái, kể cả văn học nước ngoài. Viện cũng được trang bị máy móc hiện đại nhất lúc bấy giờ. Việc nghiên cứu não cũng được thực hiện theo phương pháp của nhà thần kinh học Đức Oskar Vogt. Ông này đã hợp tác với các nhà khoa học Xô Viết từ thập niên 1920. Công việc của viện là, ngoài chuyện nghiên cứu về thiên tài và các bệnh lý của não, vẽ não đồ của người, khỉ và chó.
    Ý tưởng tạo lập một ngôi đền tưởng niệm những bộ óc xuất chúng nhất của Liên Xô đã được cụ thể hóa một cách nghiêm túc. Trong các thập niên 20 và 30, các nhà khoa học đã thu giữ bộ não của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản như Kalinin, Kirov, Kuibychev, Krupskaya (phu nhân của Lenin), lý thuyết gia Lunartcharski, nhà văn Maxim Gorki, Biely, nhà thơ Maiakovski, các nhà khoa học Mitchurin, Pavlov, Tsolkovski. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, viện tiếp tục công việc thu thập các bộ óc xuất chúng như Lev Landau, Andrei Sakharov. Bộ não của Stalin, các nhà khoa học lỗi lạc, những người được giải Nobel cũng được sưu tập. Việc quản lý có nề nếp bộ sưu tập đặc biệt nói trên của viện não đã được quy định cụ thể trong một văn bản hành chính của chính quyền ban hành từ những năm 1930. Ngay cả việc thu thập các bộ não cũng đã được cải tiến. Bộ não của nhà khoa học Andrei Sakharov, chết năm 1989, được gia đình người quá cố chấp thuận mới được đưa vào viện.
    To be continued ......
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  5. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bí mật về bộ não của Vladimir Ilitch Lenin
    (tiếp)​
    Nghiên cứu não để khám phá những bí ẩn của thiên tài, đó là mục đích của các nhà khoa học Liên Xô khi thành lập Viện Nghiên cứu não Moscow. Và trên thực tế, họ đã khám phá ra không ít điều thú vị. Bộ não của nhà thơ vĩ đại Maiakovski là một ví dụ.
    Vùng chẩm sau bộ não con người có những đặc trưng cho phép phân biệt rõ ràng não người hay não khỉ. Vùng này điều khiển các chức năng phức tạp nhất ở con người. Khi quan sát vùng chẩm sau của nhà thơ, các nhà khoa học thấy rõ vùng não này có độ phức tạp rất cao. Nó có nhiều nếp cuốn. Kết cấu phức tạp hơn nhiều so với vùng não tương tự của người thường. Tuy nhiên, khi so sánh với vùng chẩm sau bộ não của ông Lenin, người ta lại thấy chưa bằng. Trong các bộ não mà viện thu thập được, bộ não của Lenin vẫn là cái độc đáo nhất, phức tạp nhất. Nói cách khác, Lenin là một thiên tài xuất sắc nhất.
    Năm 1936, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Giáo dục đã báo cáo với trung ương đảng rằng cuộc nghiên cứu bộ não của V. I. Lenin kéo dài 10 năm trời đã kết thúc. Stalin được báo cáo rằng kết cấu bộ não của V. I. Lenin là hoàn hảo. Thùy trán bộ não ông Lenin có nhiều nếp cuốn hơn bộ não của Lunartcharski, Mitsurin hay Maiakovski.
    Phương pháp nghiên cứu não ở Viện Não Moscow bao gồm nhiều bước. Trước hết, người ta chụp hết sức tỉ mỉ bộ não. Sau đó, đem làm khuôn. Kế tiếp, người ta phân bộ não ra nhiều mảnh. Lại chụp ảnh, làm khuôn tiếp. Sau bước đó, người ta mới dùng dao cắt lát sản xuất tại Đức phân não ra hàng ngàn mảnh cực mỏng (dày độ vài micron, tức vài phần triệu mét). Các mẫu lát óc này được đem nghiên cứu tiếp qua kính hiển vi. Bước này mất rất nhiều thời gian và tốn kém vô cùng. Người ta chỉ dùng cách này đối với não của các nhân vật lỗi lạc. Những bộ não ít nổi tiếng hơn được rửa bằng formol tàng trữ trong paraffine và được cho vào kệ tủ chờ đến lượt mang ra nghiên cứu sau.
    Ngoài việc nghiên cứu cấu trúc não, từ những năm 30, các nhà khoa học đã biết mô tả tâm lý chủ nhân các bộ não. Người ta giả thiết rằng có mối tương quan giữa cấu trúc hệ thống thần kinh với hành vi con người. Từ đó các nhà khoa học tin rằng có thể phác thảo chân dung tâm lý của người tặng não cho viện. Những cuộc nghiên cứu này đã đi tới đâu, khám phá ra được điều gì? Rất tiếc, những kết quả thu lượm được đều thuộc về bí mật của viện. Mặc dù thời thế hiện nay đã thay đổi nhiều sau khi Liên Xô sụp đổ hơn 10 năm, những kết quả nghiên cứu phong phú thực hiện ở viện vẫn được giữ kín như xưa.
    Dù vậy, thỉnh thoảng vẫn có những rò rỉ thông tin. Những gì nhà sử học Monika Spirak thu thập được sau nhiều lần cố gắng tiếp cận những bí ẩn của Viện Não Moscow là một chứng minh. Monika kể lại: ?oCách đây mấy năm tôi tập trung viết tiểu sử nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là Andrei Biely (1880-1930). Tôi được biết viện từng nghiên cứu bộ não của nhà văn này. Thế là tôi đến viện xin tham khảo hồ sơ. Tôi bị thất vọng hoàn toàn. Ban lãnh đạo viện trả lời rất rõ ràng: ?oChúng tôi không giữ bất cứ thứ gì liên quan đến ông ấy tại viện?. May mắn thay vài hôm sau, tôi gặp một cụ bà rất tử tế ở nhà bảo tàng Biely. Đó là bà Alexandra Poliakova, con gái của một nhà khoa học từng làm việc ở viện. Bà đề nghị giúp tôi xem hồ sơ của Biely và của một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác như Maiakovski, Bragritski. Thoạt đầu, khi đọc các hồ sơ tôi tưởng rất khô khan, dễ nhàm chán vì là tài liệu nghiên cứu khoa học. Nhưng tôi đã lầm. Theo tôi, đó là một mỏ vàng thực sự. Những chi tiết về tiểu sử được mô tả bằng một giọng văn sinh động. Hồ sơ bao gồm những câu hỏi mang tính chất điều tra do viện đặt ra và những câu trả lời của các nhà nghiên cứu. Tất cả mọi khía cạnh cuộc sống của nhân vật đều được nghiên cứu tỉ mỉ từ chuyện đi học lúc còn nhỏ đến các sở thích về giới tính. Cha mẹ, bạn bè đồng học, đồng nghiệp đều được phỏng vấn và ghi chép cẩn thận. Trừ trường hợp đặc biệt khi nghiên cứu về Lenin, các câu hỏi được nêu ra có chọn lọc cân nhắc, đối với những người khác, nhất là các nhà thơ, nghệ sĩ, các điều tra viên không tự kiểm duyệt, hỏi rất thoải mái?.
    Người ta đã khám phá ra được những bí ẩn của thiên tài ở Lenin không? Câu hỏi này, theo nhà sử học kể trên, vẫn chưa có câu trả lời. Rất có thể người ta không bao giờ biết được hết thiên tài của Lenin.
    Ko heu
    Được Ludwig sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 11/05/2003
  6. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bí mật về bộ não của Vladimir Ilitch Lenin
    (tiếp)​
    Nghiên cứu não để khám phá những bí ẩn của thiên tài, đó là mục đích của các nhà khoa học Liên Xô khi thành lập Viện Nghiên cứu não Moscow. Và trên thực tế, họ đã khám phá ra không ít điều thú vị. Bộ não của nhà thơ vĩ đại Maiakovski là một ví dụ.
    Vùng chẩm sau bộ não con người có những đặc trưng cho phép phân biệt rõ ràng não người hay não khỉ. Vùng này điều khiển các chức năng phức tạp nhất ở con người. Khi quan sát vùng chẩm sau của nhà thơ, các nhà khoa học thấy rõ vùng não này có độ phức tạp rất cao. Nó có nhiều nếp cuốn. Kết cấu phức tạp hơn nhiều so với vùng não tương tự của người thường. Tuy nhiên, khi so sánh với vùng chẩm sau bộ não của ông Lenin, người ta lại thấy chưa bằng. Trong các bộ não mà viện thu thập được, bộ não của Lenin vẫn là cái độc đáo nhất, phức tạp nhất. Nói cách khác, Lenin là một thiên tài xuất sắc nhất.
    Năm 1936, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Giáo dục đã báo cáo với trung ương đảng rằng cuộc nghiên cứu bộ não của V. I. Lenin kéo dài 10 năm trời đã kết thúc. Stalin được báo cáo rằng kết cấu bộ não của V. I. Lenin là hoàn hảo. Thùy trán bộ não ông Lenin có nhiều nếp cuốn hơn bộ não của Lunartcharski, Mitsurin hay Maiakovski.
    Phương pháp nghiên cứu não ở Viện Não Moscow bao gồm nhiều bước. Trước hết, người ta chụp hết sức tỉ mỉ bộ não. Sau đó, đem làm khuôn. Kế tiếp, người ta phân bộ não ra nhiều mảnh. Lại chụp ảnh, làm khuôn tiếp. Sau bước đó, người ta mới dùng dao cắt lát sản xuất tại Đức phân não ra hàng ngàn mảnh cực mỏng (dày độ vài micron, tức vài phần triệu mét). Các mẫu lát óc này được đem nghiên cứu tiếp qua kính hiển vi. Bước này mất rất nhiều thời gian và tốn kém vô cùng. Người ta chỉ dùng cách này đối với não của các nhân vật lỗi lạc. Những bộ não ít nổi tiếng hơn được rửa bằng formol tàng trữ trong paraffine và được cho vào kệ tủ chờ đến lượt mang ra nghiên cứu sau.
    Ngoài việc nghiên cứu cấu trúc não, từ những năm 30, các nhà khoa học đã biết mô tả tâm lý chủ nhân các bộ não. Người ta giả thiết rằng có mối tương quan giữa cấu trúc hệ thống thần kinh với hành vi con người. Từ đó các nhà khoa học tin rằng có thể phác thảo chân dung tâm lý của người tặng não cho viện. Những cuộc nghiên cứu này đã đi tới đâu, khám phá ra được điều gì? Rất tiếc, những kết quả thu lượm được đều thuộc về bí mật của viện. Mặc dù thời thế hiện nay đã thay đổi nhiều sau khi Liên Xô sụp đổ hơn 10 năm, những kết quả nghiên cứu phong phú thực hiện ở viện vẫn được giữ kín như xưa.
    Dù vậy, thỉnh thoảng vẫn có những rò rỉ thông tin. Những gì nhà sử học Monika Spirak thu thập được sau nhiều lần cố gắng tiếp cận những bí ẩn của Viện Não Moscow là một chứng minh. Monika kể lại: ?oCách đây mấy năm tôi tập trung viết tiểu sử nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là Andrei Biely (1880-1930). Tôi được biết viện từng nghiên cứu bộ não của nhà văn này. Thế là tôi đến viện xin tham khảo hồ sơ. Tôi bị thất vọng hoàn toàn. Ban lãnh đạo viện trả lời rất rõ ràng: ?oChúng tôi không giữ bất cứ thứ gì liên quan đến ông ấy tại viện?. May mắn thay vài hôm sau, tôi gặp một cụ bà rất tử tế ở nhà bảo tàng Biely. Đó là bà Alexandra Poliakova, con gái của một nhà khoa học từng làm việc ở viện. Bà đề nghị giúp tôi xem hồ sơ của Biely và của một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác như Maiakovski, Bragritski. Thoạt đầu, khi đọc các hồ sơ tôi tưởng rất khô khan, dễ nhàm chán vì là tài liệu nghiên cứu khoa học. Nhưng tôi đã lầm. Theo tôi, đó là một mỏ vàng thực sự. Những chi tiết về tiểu sử được mô tả bằng một giọng văn sinh động. Hồ sơ bao gồm những câu hỏi mang tính chất điều tra do viện đặt ra và những câu trả lời của các nhà nghiên cứu. Tất cả mọi khía cạnh cuộc sống của nhân vật đều được nghiên cứu tỉ mỉ từ chuyện đi học lúc còn nhỏ đến các sở thích về giới tính. Cha mẹ, bạn bè đồng học, đồng nghiệp đều được phỏng vấn và ghi chép cẩn thận. Trừ trường hợp đặc biệt khi nghiên cứu về Lenin, các câu hỏi được nêu ra có chọn lọc cân nhắc, đối với những người khác, nhất là các nhà thơ, nghệ sĩ, các điều tra viên không tự kiểm duyệt, hỏi rất thoải mái?.
    Người ta đã khám phá ra được những bí ẩn của thiên tài ở Lenin không? Câu hỏi này, theo nhà sử học kể trên, vẫn chưa có câu trả lời. Rất có thể người ta không bao giờ biết được hết thiên tài của Lenin.
    Ko heu
    Được Ludwig sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 11/05/2003
  7. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    V.I.Lê-nin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản
    Via-đi-mia I-lích Lê-nin sinh ngày 24-4-1870 tại thành phố Xim-biếc (ngày nay là U-li-a-nốp-xcơ), Lê-nin sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Nga tiến bộ. Cha của Lê-nin - ông I-lia Ni-cô-lai ê-vích là một nhà hoạt động giáo dục tận tụy với nghề nghiệp, gần gũi với nhân dân lao động. Anh cả của Lê-nin - A-lếch-xan U-li-a-nốp - tham gia hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên và đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình đã có ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành nên những tính cách và phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Vô-lô-đi-a.
    Khi còn nhỏ, Lê-nin học tập rất xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cổ điển ở Xim-biếc, năm 1887 Lê-nin vào học khoa luật ở trường đại học Ca-dan. Ngay từ bấy giờ, Lê-nin đã quyết tâm hiến thân cho cuộc đấu tranh cách mạng, cố gắng nắm vững các môn khoa học xã hội. "Bây giờ là lúc phải học khoa luật và khoa kinh tế chính trị". Sau đó không bao lâu do tham gia phong trào đấu tranh, tháng chạp năm 1887, Lê-nin bị bắt và đày về làng Cô-cư-sơ-ki-nô, cách Ca-dan 40 dặm Nga.
    Năm ấy, Lê-nin vừa đúng 17 tuổi.
    Gần một năm sau, mùa thu năm 1888, Lê-nin mới được phép trở lại Ca-dan, nhưng không được tiếp tục theo học ở trường đại học. Lê-nin tham gia nhóm Mác-xít và bắt đầu nghiên cứu tác phẩm "Tư bản" của Các Mác.
    Đầu tháng 5 năm 1889, Lê-nin đến Xa-ma-ra.
    Năm 1891, Lê-nin tốt nghiệp khoa luật trường đại học Pê-téc-bua. Lê-nin đã tự học trong một năm rưỡi chương trình bốn năm, là người duy nhất đạt điểm cao trong toàn bộ kỳ thi và được cấp bằng tốt nghiệp hạng nhất.
    Tại Xa-ma-ra, năm 1892, Lê-nin đã thành lập nhóm Mác-xít đầu tiên, nghiên cứu các tác phẩm của Mác-Ăng-ghen, nghiên cứu nền kinh tế nước Nga và tiến hành đấu tranh triệt để chống hệ tư tưởng của phái dân túy. Tháng 8 năm 1893, Lê-nin rời Xa-ma-ra đến Pê-téc-bua - trung tâm chính trị của nước Nga và của phong trào công nhân Nga.
    Tại Pê-téc-bua, Lê-nin đã tìm hiểu sâu sắc đời sống khổ cực của những người thợ, hoạt động và tuyên truyền chủ nghĩa Mác đối với họ. Không bao lâu, Lê-nin đã nhanh chóng được thừa nhận là một người lãnh đạo có uy tín trong các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua, có học vấn uyên bác và tinh thông chủ nghĩa Mác.
    Lê-nin bắt tay vào việc thành lập đảng Mác-xít của giai cấp vô sản Nga.
    Mùa thu năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, tất cả nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua đã thống nhất lại thành tổ chức chính trị duy nhất ?" "Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân". Đó là một sự kiện lịch sử trong phong trào xã hội dân chủ Nga. Liên minh là tổ chức Mác-xít đầu tiên ở Nga đã kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và là tổ chức tiền thân của chính đảng vô sản Nga.
    Tháng chạp năm 1895, Liên minh bị khủng bố. Lê-nin và nhiều bạn chiến đấu bị bắt. Mười bốn tháng sau, tháng 2 năm 1897, Lê-nin bị kết án và đày đi miền Đông Xi-bia tại làng Su-sen-xcôi thuộc Mu-nu-xin-xky, tỉnh Ê-ni-xây-xcai-a, cách đường xe lửa hơn 600 dặm. Lê-nin đã sống ở đó cho đến hết tháng giêng năm 1900.
    Tại cái làng nhỏ bé trong rừng thẳm Xi-bia này, Lê-nin vẫn theo dõi sát sao phong trào công nhân Nga cũng như Tây Âu và đã viết hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" nó đã kết thúc việc đánh bại chủ nghĩa dân túy về mặt tư trưởng.
    (Còn nữa ....)
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  8. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    V.I.Lê-nin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản
    Via-đi-mia I-lích Lê-nin sinh ngày 24-4-1870 tại thành phố Xim-biếc (ngày nay là U-li-a-nốp-xcơ), Lê-nin sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức Nga tiến bộ. Cha của Lê-nin - ông I-lia Ni-cô-lai ê-vích là một nhà hoạt động giáo dục tận tụy với nghề nghiệp, gần gũi với nhân dân lao động. Anh cả của Lê-nin - A-lếch-xan U-li-a-nốp - tham gia hoạt động cách mạng ngay khi còn là sinh viên và đã bị kết án xử tử vì mưu sát vua Nga. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình đã có ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành nên những tính cách và phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Vô-lô-đi-a.
    Khi còn nhỏ, Lê-nin học tập rất xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cổ điển ở Xim-biếc, năm 1887 Lê-nin vào học khoa luật ở trường đại học Ca-dan. Ngay từ bấy giờ, Lê-nin đã quyết tâm hiến thân cho cuộc đấu tranh cách mạng, cố gắng nắm vững các môn khoa học xã hội. "Bây giờ là lúc phải học khoa luật và khoa kinh tế chính trị". Sau đó không bao lâu do tham gia phong trào đấu tranh, tháng chạp năm 1887, Lê-nin bị bắt và đày về làng Cô-cư-sơ-ki-nô, cách Ca-dan 40 dặm Nga.
    Năm ấy, Lê-nin vừa đúng 17 tuổi.
    Gần một năm sau, mùa thu năm 1888, Lê-nin mới được phép trở lại Ca-dan, nhưng không được tiếp tục theo học ở trường đại học. Lê-nin tham gia nhóm Mác-xít và bắt đầu nghiên cứu tác phẩm "Tư bản" của Các Mác.
    Đầu tháng 5 năm 1889, Lê-nin đến Xa-ma-ra.
    Năm 1891, Lê-nin tốt nghiệp khoa luật trường đại học Pê-téc-bua. Lê-nin đã tự học trong một năm rưỡi chương trình bốn năm, là người duy nhất đạt điểm cao trong toàn bộ kỳ thi và được cấp bằng tốt nghiệp hạng nhất.
    Tại Xa-ma-ra, năm 1892, Lê-nin đã thành lập nhóm Mác-xít đầu tiên, nghiên cứu các tác phẩm của Mác-Ăng-ghen, nghiên cứu nền kinh tế nước Nga và tiến hành đấu tranh triệt để chống hệ tư tưởng của phái dân túy. Tháng 8 năm 1893, Lê-nin rời Xa-ma-ra đến Pê-téc-bua - trung tâm chính trị của nước Nga và của phong trào công nhân Nga.
    Tại Pê-téc-bua, Lê-nin đã tìm hiểu sâu sắc đời sống khổ cực của những người thợ, hoạt động và tuyên truyền chủ nghĩa Mác đối với họ. Không bao lâu, Lê-nin đã nhanh chóng được thừa nhận là một người lãnh đạo có uy tín trong các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua, có học vấn uyên bác và tinh thông chủ nghĩa Mác.
    Lê-nin bắt tay vào việc thành lập đảng Mác-xít của giai cấp vô sản Nga.
    Mùa thu năm 1895, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, tất cả nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua đã thống nhất lại thành tổ chức chính trị duy nhất ?" "Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân". Đó là một sự kiện lịch sử trong phong trào xã hội dân chủ Nga. Liên minh là tổ chức Mác-xít đầu tiên ở Nga đã kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và là tổ chức tiền thân của chính đảng vô sản Nga.
    Tháng chạp năm 1895, Liên minh bị khủng bố. Lê-nin và nhiều bạn chiến đấu bị bắt. Mười bốn tháng sau, tháng 2 năm 1897, Lê-nin bị kết án và đày đi miền Đông Xi-bia tại làng Su-sen-xcôi thuộc Mu-nu-xin-xky, tỉnh Ê-ni-xây-xcai-a, cách đường xe lửa hơn 600 dặm. Lê-nin đã sống ở đó cho đến hết tháng giêng năm 1900.
    Tại cái làng nhỏ bé trong rừng thẳm Xi-bia này, Lê-nin vẫn theo dõi sát sao phong trào công nhân Nga cũng như Tây Âu và đã viết hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga" nó đã kết thúc việc đánh bại chủ nghĩa dân túy về mặt tư trưởng.
    (Còn nữa ....)
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  9. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    V.I.Lê-nin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản
    Năm 1900, ra khỏi nhà tù, Lê-nin lại tiếp tục hoạt động nhằm xây dựng một đảng Mác-xít thống nhất ở Nga. Đó chính là tư tưởng trung tâm trong các tác phẩm cũng như trong các hoạt động tổ chức thực tiễn của Người. Lúc này, Lê-nin thấy trước hết cần thiết phải có một tờ báo chính trị có tính chất toàn Nga với "Hoạt động đúng đắn và gắn liền với tất cả các nhóm địa phương". Một tờ báo như thế rõ ràng không thể xuất bản ở nước Nga chuyên chế và đầy khủng bố. Vì vậy, tháng 7 năm 1900, Lê-nin quyết định ra nước ngoài. Đó là cộc sống tha hương lần thứ nhất của Lê-nin và kéo dài hơn 5 năm.
    Lê-nin đã sống ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Đức, Anh, Pháp... và cùng với nhóm "Giải phóng lao động" ra tờ báo "Tia lửa" "Từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa". Trong bài xã luận của số báo đầu tiên, Lê-nin đã nêu bật nhiệm vụ cơ bản lúc này là phải thành lập một đảng Mác-xít vững mạnh, có tổ chức, gắn chặt với phong trào công nhân. Không có một đảng như thế, giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình là giải phóng giai cấp mình và toàn thể quần chúng lao động. Năm 1992, Lê-nin viết tác phẩm "Làm gì?". Tác phẩm đã vạch trần những khuynh hướng và tác hại của chủ nghĩa cơ hội đối với phong trào công nhân quốc tế, chỉ ra "phái kinh tế" ở Nga thực chất cũng chỉ là chủ nghĩa cơ hội của Béc-xtanh ở Tây Âu, nó chủ trương hạn chế giai cấp công nhân chỉ đấu tranh kinh tế, không đấu tranh chính trị, chỉ nhằm cải thiện điều kiện lao động trong khuôn khổ xã hội tư bản. Đồng thời, Lê-nin đã vạch kế hoạch xây dựng đãng về mặt tổ chức, đặt cơ sở cho học thuyết về một đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân.
    Với phái "Tia lửa" do Lê-nin lãnh đạo là hạt nhân chuẩn bị, tại đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (tháng 7-1903), những tư tưởng của Lê-nin về một đảng vô sản kiểu mới đã đánh bại hoàn toàn phái kinh tế. Đại hội đã thảo luận và thông qua những văn kiện cực kỳ quan trọng: cương lĩnh của đảng với nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh cho chuyên chính vô sản; điều lệ của đảng dựa trên những nguyên tắc tổ chức của một đảng mác-xít kiểu mới theo tư tưởng của Lê-nin. Nhưng cũng tại đại hội đã xuất hiện một trào lưu cơ hội chủ nghĩa mới tức là bọn Men-sê-vích đối lập hoàn toàn với Lê-nin và những người Bôn-sê-vích.
    Như thế, đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào công nhân quốc tế. Đại hội đã thành lập một đảng Mác-xít chiến đấu, cách mạng của giai cấp công nhân Nga, về nguyên tắc khác hẳn các đảng cải lương của Quốc tế thứ hai. Năm 1904, Lê-ninviết cuốn "một bước tiến, hai bước lùi". Tác phẩm tiếp tục cuộc đấu tranh triệt đểng chủ nghĩa cơ hội Men-sê-vích ở Nga và bè lũ của chúng ở Tây Âu, phát triển một cách toàn diện những nguyên tắc của một đảng mácxít kiểu mới.
    Năm 1904, cuộc chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ. Chế độ Nga hoàng đã bộc lộ tất cả thối nát suy yếu và mâu thuẫn khủng hoảng của nó. Lê-nin đã dự đoán một cuộc cách mạng đang đến gần và tích cực chuẩn bị cho đảng. Tại đại hội lần thứ ba của Đảng công nhân xã hội, dân chủ Nga tháng 4 năm 1905, Lê-nin đã trình bày cương lĩnh chiến lược và sách lược của đảng trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản trước mắt: Giai cấp vô sản Nga phải liên minh với toàn thể nông dân, trung lập giai cấp tư sản, đưa cách mạng dân chủ tư sản đến thắng lợi hoàn toàn và do đó sẽ mở đường cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Tháng 7 năm 1905, Lê-nin viết tác phẩm nổi tiếng "Hai sách lược của đãng xã hội dân chủ trong cách mạng dân chủ" nhằm giải thích những nghị quyết của đại hội, bảo vệ đường lối chiến lược và sách lược của những người của bọn Men-sê-vích. Xuất phát từ luận điểm nổi tiếng của Mác về cách mạng không ngừng, Lê-nin đã nêu ra lý luận về cách mạng tư sản dân chủ chuyển biến thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Đó là công lao vĩ đại của tác phẩm. Cuốn sách được phổ biến nhanh chóng, đã in lại hai lần ở Nga ngay trong năm 1905.
    Năm 1909, Lê-nin viết cuốn "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán". Lê-nin đã phê phán triệt để, toàn diện những mưu mô xảo quyệt mới của triết học duy tâm tư sản và phát triển một cách thiên tài những vấn đề cơ bản của triết học mác-xít. Tác phẩm đã đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn Lê-nin, trong triết học Mác-xít. Năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Chiến tranh là một sự thử thách và kiểm nghiệm nghiêm khắc đối với các trào lưu trong phong trào công nhân quốc tế. Bọn cầm đầu các đảng xã hội của Quốc tế thứ hai đã công khai phản bội lợi ích của giai cấp công nhân, cam tâm ủng hộ cuộc chiến tranh tế quốc chủ nghĩa với khẩu hiệu lừa bịp "bảo vệ Tổ quốc". Lúc bấy giờ chỉ có đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin đứng đầu là chính đảng duy nhất giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Lê-nin đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng "biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến cách mạng". Chỉ có đảng Bôn-sê-vích Nga là thực hiện trung thành đường lối duy nhất đúng đó của Lê-nin mà thôi.
    Trong thời kỳ chiến tranh, Lê-nin đã tiến hành một khối lượng cộng tác lý luận rất to lớn, nhằm giải đáp những yêu cầu bức thiết và nóng hổi của thời đại và cách mạng, khi chủ nghĩa tư bản vừa kết thúc sự chuyển sang giai đoạn đế quốc độc quyền của nó. Tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" của Lê-nin là sự tiếp tục một cách thiên tài bộ "Tư sản" của Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Từ sự nghiên cứu hết sức sâu sắc và toàn diện về chủ nghĩa đế quốc, Lê-nin đã rút ra những kết luận cực kỳ quan trọng về sự phát triển không đều là một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản và cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi trong một nước. Những luận điểm đó đã nâng cao tính chủ động và tích cực cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và đặt cách mạng vô sản thành nhiệm vụ trực tiếp trong chương trình nghị sự của giai cấp công nhân các nước.
    Được vũ trang bằng lý luận cách mạng của Lênin, đảng Bôn-sê-vích và giai cấp công nhân Nga đã tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2, lật đổ chế độ Nga hoàng. Nhưng cách mạng đòi hỏi sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ để tiến lên giành thắng lợi triệt để. Ngày 3-4-1917, Lê-nin về nước. Ngày hôm sau, tại hội nghị những người Bôn-sê-vích ở Pê-trô-grát, Lê-nin đã trình bày bản báo cáo về kế hoạch đấu tranh để chuyển từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu nổi tiếng "Chính quyền về tay các Xô viết". Đó là bản "Luận cương tháng Tư" thiên tài của Lê-nin.
    (Còn nữa ....)
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  10. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    V.I.Lê-nin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản
    Năm 1900, ra khỏi nhà tù, Lê-nin lại tiếp tục hoạt động nhằm xây dựng một đảng Mác-xít thống nhất ở Nga. Đó chính là tư tưởng trung tâm trong các tác phẩm cũng như trong các hoạt động tổ chức thực tiễn của Người. Lúc này, Lê-nin thấy trước hết cần thiết phải có một tờ báo chính trị có tính chất toàn Nga với "Hoạt động đúng đắn và gắn liền với tất cả các nhóm địa phương". Một tờ báo như thế rõ ràng không thể xuất bản ở nước Nga chuyên chế và đầy khủng bố. Vì vậy, tháng 7 năm 1900, Lê-nin quyết định ra nước ngoài. Đó là cộc sống tha hương lần thứ nhất của Lê-nin và kéo dài hơn 5 năm.
    Lê-nin đã sống ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Đức, Anh, Pháp... và cùng với nhóm "Giải phóng lao động" ra tờ báo "Tia lửa" "Từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa". Trong bài xã luận của số báo đầu tiên, Lê-nin đã nêu bật nhiệm vụ cơ bản lúc này là phải thành lập một đảng Mác-xít vững mạnh, có tổ chức, gắn chặt với phong trào công nhân. Không có một đảng như thế, giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của mình là giải phóng giai cấp mình và toàn thể quần chúng lao động. Năm 1992, Lê-nin viết tác phẩm "Làm gì?". Tác phẩm đã vạch trần những khuynh hướng và tác hại của chủ nghĩa cơ hội đối với phong trào công nhân quốc tế, chỉ ra "phái kinh tế" ở Nga thực chất cũng chỉ là chủ nghĩa cơ hội của Béc-xtanh ở Tây Âu, nó chủ trương hạn chế giai cấp công nhân chỉ đấu tranh kinh tế, không đấu tranh chính trị, chỉ nhằm cải thiện điều kiện lao động trong khuôn khổ xã hội tư bản. Đồng thời, Lê-nin đã vạch kế hoạch xây dựng đãng về mặt tổ chức, đặt cơ sở cho học thuyết về một đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân.
    Với phái "Tia lửa" do Lê-nin lãnh đạo là hạt nhân chuẩn bị, tại đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (tháng 7-1903), những tư tưởng của Lê-nin về một đảng vô sản kiểu mới đã đánh bại hoàn toàn phái kinh tế. Đại hội đã thảo luận và thông qua những văn kiện cực kỳ quan trọng: cương lĩnh của đảng với nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh cho chuyên chính vô sản; điều lệ của đảng dựa trên những nguyên tắc tổ chức của một đảng mác-xít kiểu mới theo tư tưởng của Lê-nin. Nhưng cũng tại đại hội đã xuất hiện một trào lưu cơ hội chủ nghĩa mới tức là bọn Men-sê-vích đối lập hoàn toàn với Lê-nin và những người Bôn-sê-vích.
    Như thế, đại hội lần thứ hai của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào công nhân quốc tế. Đại hội đã thành lập một đảng Mác-xít chiến đấu, cách mạng của giai cấp công nhân Nga, về nguyên tắc khác hẳn các đảng cải lương của Quốc tế thứ hai. Năm 1904, Lê-ninviết cuốn "một bước tiến, hai bước lùi". Tác phẩm tiếp tục cuộc đấu tranh triệt đểng chủ nghĩa cơ hội Men-sê-vích ở Nga và bè lũ của chúng ở Tây Âu, phát triển một cách toàn diện những nguyên tắc của một đảng mácxít kiểu mới.
    Năm 1904, cuộc chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ. Chế độ Nga hoàng đã bộc lộ tất cả thối nát suy yếu và mâu thuẫn khủng hoảng của nó. Lê-nin đã dự đoán một cuộc cách mạng đang đến gần và tích cực chuẩn bị cho đảng. Tại đại hội lần thứ ba của Đảng công nhân xã hội, dân chủ Nga tháng 4 năm 1905, Lê-nin đã trình bày cương lĩnh chiến lược và sách lược của đảng trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản trước mắt: Giai cấp vô sản Nga phải liên minh với toàn thể nông dân, trung lập giai cấp tư sản, đưa cách mạng dân chủ tư sản đến thắng lợi hoàn toàn và do đó sẽ mở đường cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Tháng 7 năm 1905, Lê-nin viết tác phẩm nổi tiếng "Hai sách lược của đãng xã hội dân chủ trong cách mạng dân chủ" nhằm giải thích những nghị quyết của đại hội, bảo vệ đường lối chiến lược và sách lược của những người của bọn Men-sê-vích. Xuất phát từ luận điểm nổi tiếng của Mác về cách mạng không ngừng, Lê-nin đã nêu ra lý luận về cách mạng tư sản dân chủ chuyển biến thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Đó là công lao vĩ đại của tác phẩm. Cuốn sách được phổ biến nhanh chóng, đã in lại hai lần ở Nga ngay trong năm 1905.
    Năm 1909, Lê-nin viết cuốn "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán". Lê-nin đã phê phán triệt để, toàn diện những mưu mô xảo quyệt mới của triết học duy tâm tư sản và phát triển một cách thiên tài những vấn đề cơ bản của triết học mác-xít. Tác phẩm đã đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn Lê-nin, trong triết học Mác-xít. Năm 1914, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Chiến tranh là một sự thử thách và kiểm nghiệm nghiêm khắc đối với các trào lưu trong phong trào công nhân quốc tế. Bọn cầm đầu các đảng xã hội của Quốc tế thứ hai đã công khai phản bội lợi ích của giai cấp công nhân, cam tâm ủng hộ cuộc chiến tranh tế quốc chủ nghĩa với khẩu hiệu lừa bịp "bảo vệ Tổ quốc". Lúc bấy giờ chỉ có đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin đứng đầu là chính đảng duy nhất giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Lê-nin đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng "biến chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thành nội chiến cách mạng". Chỉ có đảng Bôn-sê-vích Nga là thực hiện trung thành đường lối duy nhất đúng đó của Lê-nin mà thôi.
    Trong thời kỳ chiến tranh, Lê-nin đã tiến hành một khối lượng cộng tác lý luận rất to lớn, nhằm giải đáp những yêu cầu bức thiết và nóng hổi của thời đại và cách mạng, khi chủ nghĩa tư bản vừa kết thúc sự chuyển sang giai đoạn đế quốc độc quyền của nó. Tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" của Lê-nin là sự tiếp tục một cách thiên tài bộ "Tư sản" của Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Từ sự nghiên cứu hết sức sâu sắc và toàn diện về chủ nghĩa đế quốc, Lê-nin đã rút ra những kết luận cực kỳ quan trọng về sự phát triển không đều là một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản và cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thắng lợi trong một nước. Những luận điểm đó đã nâng cao tính chủ động và tích cực cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và đặt cách mạng vô sản thành nhiệm vụ trực tiếp trong chương trình nghị sự của giai cấp công nhân các nước.
    Được vũ trang bằng lý luận cách mạng của Lênin, đảng Bôn-sê-vích và giai cấp công nhân Nga đã tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2, lật đổ chế độ Nga hoàng. Nhưng cách mạng đòi hỏi sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh tụ để tiến lên giành thắng lợi triệt để. Ngày 3-4-1917, Lê-nin về nước. Ngày hôm sau, tại hội nghị những người Bôn-sê-vích ở Pê-trô-grát, Lê-nin đã trình bày bản báo cáo về kế hoạch đấu tranh để chuyển từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu nổi tiếng "Chính quyền về tay các Xô viết". Đó là bản "Luận cương tháng Tư" thiên tài của Lê-nin.
    (Còn nữa ....)
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý

Chia sẻ trang này