1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về văn hoá và con người nước Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi raiva, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kể về văn hoá và con người nước Nga

    Có lẽ ai đã từng sinh sống và học tập trên đất nước của những rừng Bạch dương ngút ngàn, của những tiếng đàn Balalaika... thì không thể quên được hình ảnh của những con người hiền hậu, dễ mến dành cho ta những tình cảm mà đôi khi có cảm giác như người bà, người mẹ... của chúng ta.

    Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh bà giáo già dạy tôi môn Toán khi còn học dự bị tiếng. Lần đầu tiên được tới nhà bà chơi, cũng là lần đầu tiên tôi được tới nhà một người Nga, bước vào nhà tôi không thể không ngạc nhiên vì xung quanh bốn bức tường là những giá sách cao chạm trần nhà, dưới đi-văng là sách, trong các phòng nhỏ cũng chỉ có sách và sách. Tôi có cảm giác như mình bước vào một thế giới của sách mà từ nhỏ tôi chưa bao giờ có thể tưởng tượng được lại có nhiều sách đến vậy mặc dù khi ở Việt Nam tôi cũng vào rất nhiều những cửa hàng sách lớn, những không có được cảm giác như lúc đó. Mỗi quyển sách được sắp xếp rất trật tự, ngăn nắp và theo chủ đề. Chồng bà - một người rất giản dị và cởi mở, hướng dẫn cho tôi cách tìm sách, và chỉ cho tôi những quyển sách giúp ích cho tôi khi học tiếng Nga. Lúc đó tôi chỉ muốn mình học tiếng Nga thật nhanh, thật giỏi để có thể đọc hết những quyển sách đó. Và thật ngạc nhiên, sau này tôi mới biết ông là Giáo sư Vật lí rất nổi tiếng của một trường ĐHTH Kỹ thuật, vì trong suy nghĩ của tôi thì những vị Giáo sư lúc nào cũng uy nghiêm, trầm ngâm với cặp kính tre, một cái trán hơi bòng láng và chẳng bao giờ nói chuyện với trẻ con như tôi cả.

    Khi ngồi vào bàn ăn tôi thực sự thêm một lần ngạc nhiên vì chỉ có vợ chồng bà với tôi mà bàn ăn được bày như một bữa tiệc. Với người Nga, khi bạn đã là khách mời thì được tiếp đãi rất chu đáo, nhiệt tình. Cũng chỉ là những món bình dị như rất "Nga" - sолбаса, Че?н<й .леб, солен<е огf??<, соленная ?<ба.... nhưng được bày biện rất đẹp mắt, vợ chồng ông bà thì nhấp một chút 'ино, còn tôi thì vì không được uống nên được ưu đãi Cок (đúng là trẻ con!). Lần đầu tiên tôi có cảm giác mình như một người lớn vì cũng có một bộ khăn ăn, dao dĩa... và ngồi nói chuyện rất thân mật với những người đáng kính. Khi ăn xong, bà giáo lại dọn ra một bộ đĩa, thìa, tách mới trông rất nhỏ và xinh dùng để uống trà và ăn bánh. Nếu ở VN có lẽ tôi thấy khoản này rất ngại vì lại phải rửa bát nhiều nhưng với người Nga thì gia đình nào cũng có những bộ dao, dĩa, thìa, tách, cốc, ly... dành riêng cho những mục đích khác nhau (ăn món gì, uống thức gì)... Khi ra về tôi còn mang theo một кfсок bánh nướng và mấy quyển sách để học tiếng Nga. Buổi tối thật ngắn ngủi nhưng đã làm nên những ấn tượng tốt đẹp của tôi và con người nước Nga mà tôi chỉ vài tháng trước đó tôi hoàn toàn không hề biết tới.

    Còn rất nhiều những chuyện mà khi nào có dịp tôi sẽ kể tiếp cho các bạn nghe. Và tôi biết tôi yêu con người Nga, nước Nga bởi những điều như vậy!



    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 07:12 ngày 28/07/2004
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Một hôm chờ xe buýt, trời lạnh, bến đầy tuyết. Gần bên có hai ông say ôm nhau, ngồi hút thuốc.
    Xe mãi không đến. Một trong hai quay sang, hỏi: Có thuốc lá không?
    Trả lời: Tôi không hút thuốc.
    Hỏi: Tại sao mày lại không hút thuốc???
    (Đồng thời giơ hai tay lên trời, mặt thất vọng, bỏ đi).
    Có một bài ca không bao giờ quên...
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 10/07/2008
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Một hôm chờ xe buýt, trời lạnh, bến đầy tuyết. Gần bên có hai ông say ôm nhau, ngồi hút thuốc.
    Xe mãi không đến. Một trong hai lại gần, hỏi: Có thuốc lá không?
    Trả lời: Tôi không hút thuốc.
    Hỏi: Tại sao mày lại không hút thuốc???
    (Đồng thời giơ hai tay lên trời, mặt thấy vọng, bỏ đi).
    Có một bài ca không bao giờ quên...
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 22/04/2004
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    một trang tự nhiên thấy muốn xem lại...
    http://www.ttvnol.com/f_360/133185/trang-5.ttvn
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    một trang tự nhiên thấy muốn xem lại...
    http://www.ttvnol.com/f_360/133185/trang-5.ttvn
  6. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Vừa hôm trưóc qua chỗ bạn chơi, đang lớ ngớ đứng chờ dưới chân oб thì một ông già trông cũng rất hiền lành (trông không giống như dân бомж khác)t ới bắt chuyện, hỏi han: nào là ở Nga lâu chưa ?có thích nước Nga không?học hay đi làm?... vân vân và vân vân...
    Mình trả lời cũng rất nhiệt tình rồi giật mình khi thấy ông hỏi:Thế mày có tiền xu không? tao muốn uống bia!
    Thò tay vào túi áo vơ đưọc môt ít xu lẻ toàn 1rup, 50 cô pếch đưa cho ông già. Tưởng ông bỏ đi, ai dè ông lại cắm cúi đếm, cặp kính trễ xuống trông thật tội: 13rup 50 côpếch!Vẫn chưa đủ mua bia!
    - Nhưng mà tôi hết tiền xu rồi!
    - Mày có biết là bây giờ 20rúp một chai bia không?"авай!
    Lại cố gắng tìm thêm trong túi, đưọc thêm 4 đồng 50 copech. 15rup 50 -Ong già vẫn lăc đầu và chờ đợi. Mò ở túi khác nhặt đưọc thêm 2 rúp đưa cho ông già - hết nhẵn rồi ông ơi! Chăc nhin mặt mình lức đó rât tội nghiệp nên ông già thở dài ngao ngán: 17rup50, thôi được rôi!tao sẽ tự thêm vào. Cám ơn rồi bỏ đi.
    Vẵn đứng ngơ ra một lúc mà không hiểu mình vừa làm gì!
    Về nhà mới tự hỏi tại sao không đưa tiên giấy cho ông ấy ngay từ đầu!
  7. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Vừa hôm trưóc qua chỗ bạn chơi, đang lớ ngớ đứng chờ dưới chân oб thì một ông già trông cũng rất hiền lành (trông không giống như dân бомж khác)t ới bắt chuyện, hỏi han: nào là ở Nga lâu chưa ?có thích nước Nga không?học hay đi làm?... vân vân và vân vân...
    Mình trả lời cũng rất nhiệt tình rồi giật mình khi thấy ông hỏi:Thế mày có tiền xu không? tao muốn uống bia!
    Thò tay vào túi áo vơ đưọc môt ít xu lẻ toàn 1rup, 50 cô pếch đưa cho ông già. Tưởng ông bỏ đi, ai dè ông lại cắm cúi đếm, cặp kính trễ xuống trông thật tội: 13rup 50 côpếch!Vẫn chưa đủ mua bia!
    - Nhưng mà tôi hết tiền xu rồi!
    - Mày có biết là bây giờ 20rúp một chai bia không?"авай!
    Lại cố gắng tìm thêm trong túi, đưọc thêm 4 đồng 50 copech. 15rup 50 -Ong già vẫn lăc đầu và chờ đợi. Mò ở túi khác nhặt đưọc thêm 2 rúp đưa cho ông già - hết nhẵn rồi ông ơi! Chăc nhin mặt mình lức đó rât tội nghiệp nên ông già thở dài ngao ngán: 17rup50, thôi được rôi!tao sẽ tự thêm vào. Cám ơn rồi bỏ đi.
    Vẵn đứng ngơ ra một lúc mà không hiểu mình vừa làm gì!
    Về nhà mới tự hỏi tại sao không đưa tiên giấy cho ông ấy ngay từ đầu!
  8. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Thói cờ bạc của các thiên tài văn học Nga​

    Đại văn hào Puskin. ​
    Lâu nay, độc giả vẫn quen nhìn những đại văn hào Nga trên tháp ngà của sự hoàn mỹ. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà nghiên cứu văn học phát hiện ra các thiên tài cũng có vô số ham muốn tầm thường, trong đó hầu trong số họ đều vướng vào những canh bạc đỏ đen.
    Mới 24 tuổi, Đại văn hào Gavril Romanovich Derzhavin (1743-1816) đã là một tay cờ bạc khét tiếng. Lý do là với lối sống phóng khoáng, ông đã bị bạn bè lôi kéo vào những canh bạc đỏ đen. Có lúc thắng lúc thua, nhưng như những con bạc khát nước ông đã nướng sạch tiền dành dụm được.
    Khi mẹ ông cho một khoản tiền lớn để mua nhà ở một làng nhỏ gần Matxcơva, ông cũng đem nướng hết số tiền này vào các sòng bạc. Derzhavin đến Matxcơva sống tại nhà một người anh họ, ở đó là một sòng bạc có tiếng, thâu đêm suốt sáng lúc nào cũng chật ních người. Cờ bạc và rượu chè tưởng như không lúc nào ngừng. Lúc đầu Derzhavin cũng thắng chút ít, song càng thắng càng ham nhưng càng chơi càng thua to và cay cú hơn.
    Sau khi đã nướng hết số tiền mẹ cho để mua nhà, Derzhavin đành phải vay tiền anh họ để gỡ lại. Ông anh họ cho vay nhưng lại đòi thế chấp những thứ khác, những trang trại của gia đình. Để có tiền trả vào những khoản thế chấp tài sản không phải của mình, Derzhavin vẫn chỉ còn một cách là đánh bạc. Ông không thể đánh chịu mãi đành đi đến sòng bạc khác, nhiều khi thua đến mức chỉ còn mỗi cái quần đùi trên người. Những lúc đó ông đành đóng cửa phòng và làm... thơ, khi có tiền nhuận bút Derzhavin lại đến các sòng bạc.
    Mặt trời thơ ca Nga, thi sĩ bất hủ Puskin (1799-1837) cũng là tay ham mê cờ bạc nhưng ít khi gặp may, thường thua nhiều hơn thắng nên cũng trở thành một con bạc khát nước và liều mạng. Có lần Puskin đánh bạc thua hết cả số tiền lớn mang theo, khi đó ông đã đặt vào chiếu bạc số tiền nhuận bút sắp được lĩnh cho chương 5 cuốn tiểu thuyết bằng thơ Evgeni Onegin của mình. Theo hợp đồng với nhà xuất bản, Puskin sẽ được lĩnh 25 rúp cho mỗi dòng, số tiền này theo thời giá lúc đó quả là lớn, nhưng rồi trong canh bạc, Puskin cũng lại để cháy túi cả tập Evgeni Onegin.
    Người ta còn đồn đại rằng chuyến đi Arzum của Puskin hoàn toàn là do một sòng bạc tổ chức để lôi kéo và cũng là dùng Pushkin để lôi kéo các nhà quý tộc khác, làm con mồi để thu hút các nhà "trưởng giả học làm sang", say mê cờ bạc. Arzum hồi đó cũng là nơi lắm sòng bạc nổi tiếng như Las Vegas ở Mỹ hiện nay và sự có mặt của Puskin ở đây đã khiến đông đảo giới quý tộc ở các địa phương lân cận kéo tới.
    Nhà văn Gogol vốn sùng bái Puskin từ lâu cũng không quản đường xa, đến Arzum chỉ để được tận mắt nhìn thấy "vầng thái dương của thơ ca Nga" mà ông ngưỡng mộ. Khi tìm được ngôi nhà Puskin ở lúc ấy trời đã khuya, nhưng vào nhà ông mới giật mình thấy Puskin đang cùng với các nhà quý tộc ăn uống nhồm nhoàm bên chiếu bạc. Sau này có lần Gogol thú nhận, đây là tiếng sét đầu tiên đánh vào sự thần thánh hóa kiểu học sinh nhà trường đối với thần tượng thi ca, đã từng là sự động viên thôi thúc ông.
    Nhà thơ Nikolai Alekseevich Nekrasov (1821-1878) cũng là người hay đánh bạc và đã bị nhiều vố thua đau. Ông là người "điềm tĩnh" trong sòng bạc, bởi trước khi vung tiền, ông phải "tham khảo" rất lâu. Có lần ông vừa nhận được 2.000 rúp tiền nhuận bút, không hề nghĩ ngợi ông đến ngay sòng bạc và "đốt" hết tập thơ tuyển của mình vào đó.
    Đại văn hào Fyodor Dostoevsky (1821-1881) cũng khốn khổ vì cờ bạc. Khi đến châu Âu lần đầu tiên, ông cũng bị lôi cuốn ngay vào các sòng bạc ở Hamburg. Lúc đầu ông thắng một cách dễ dàng 10.000 franc nên sau đó không dứt ra được, đến khi "cháy túi" không có tiền mua vé để về, ông đã rất nhiều lần viết thư cho vợ van nài gửi tiền...
    (Theo Quốc Tế)



  9. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Thói cờ bạc của các thiên tài văn học Nga​

    Đại văn hào Puskin. ​
    Lâu nay, độc giả vẫn quen nhìn những đại văn hào Nga trên tháp ngà của sự hoàn mỹ. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà nghiên cứu văn học phát hiện ra các thiên tài cũng có vô số ham muốn tầm thường, trong đó hầu trong số họ đều vướng vào những canh bạc đỏ đen.
    Mới 24 tuổi, Đại văn hào Gavril Romanovich Derzhavin (1743-1816) đã là một tay cờ bạc khét tiếng. Lý do là với lối sống phóng khoáng, ông đã bị bạn bè lôi kéo vào những canh bạc đỏ đen. Có lúc thắng lúc thua, nhưng như những con bạc khát nước ông đã nướng sạch tiền dành dụm được.
    Khi mẹ ông cho một khoản tiền lớn để mua nhà ở một làng nhỏ gần Matxcơva, ông cũng đem nướng hết số tiền này vào các sòng bạc. Derzhavin đến Matxcơva sống tại nhà một người anh họ, ở đó là một sòng bạc có tiếng, thâu đêm suốt sáng lúc nào cũng chật ních người. Cờ bạc và rượu chè tưởng như không lúc nào ngừng. Lúc đầu Derzhavin cũng thắng chút ít, song càng thắng càng ham nhưng càng chơi càng thua to và cay cú hơn.
    Sau khi đã nướng hết số tiền mẹ cho để mua nhà, Derzhavin đành phải vay tiền anh họ để gỡ lại. Ông anh họ cho vay nhưng lại đòi thế chấp những thứ khác, những trang trại của gia đình. Để có tiền trả vào những khoản thế chấp tài sản không phải của mình, Derzhavin vẫn chỉ còn một cách là đánh bạc. Ông không thể đánh chịu mãi đành đi đến sòng bạc khác, nhiều khi thua đến mức chỉ còn mỗi cái quần đùi trên người. Những lúc đó ông đành đóng cửa phòng và làm... thơ, khi có tiền nhuận bút Derzhavin lại đến các sòng bạc.
    Mặt trời thơ ca Nga, thi sĩ bất hủ Puskin (1799-1837) cũng là tay ham mê cờ bạc nhưng ít khi gặp may, thường thua nhiều hơn thắng nên cũng trở thành một con bạc khát nước và liều mạng. Có lần Puskin đánh bạc thua hết cả số tiền lớn mang theo, khi đó ông đã đặt vào chiếu bạc số tiền nhuận bút sắp được lĩnh cho chương 5 cuốn tiểu thuyết bằng thơ Evgeni Onegin của mình. Theo hợp đồng với nhà xuất bản, Puskin sẽ được lĩnh 25 rúp cho mỗi dòng, số tiền này theo thời giá lúc đó quả là lớn, nhưng rồi trong canh bạc, Puskin cũng lại để cháy túi cả tập Evgeni Onegin.
    Người ta còn đồn đại rằng chuyến đi Arzum của Puskin hoàn toàn là do một sòng bạc tổ chức để lôi kéo và cũng là dùng Pushkin để lôi kéo các nhà quý tộc khác, làm con mồi để thu hút các nhà "trưởng giả học làm sang", say mê cờ bạc. Arzum hồi đó cũng là nơi lắm sòng bạc nổi tiếng như Las Vegas ở Mỹ hiện nay và sự có mặt của Puskin ở đây đã khiến đông đảo giới quý tộc ở các địa phương lân cận kéo tới.
    Nhà văn Gogol vốn sùng bái Puskin từ lâu cũng không quản đường xa, đến Arzum chỉ để được tận mắt nhìn thấy "vầng thái dương của thơ ca Nga" mà ông ngưỡng mộ. Khi tìm được ngôi nhà Puskin ở lúc ấy trời đã khuya, nhưng vào nhà ông mới giật mình thấy Puskin đang cùng với các nhà quý tộc ăn uống nhồm nhoàm bên chiếu bạc. Sau này có lần Gogol thú nhận, đây là tiếng sét đầu tiên đánh vào sự thần thánh hóa kiểu học sinh nhà trường đối với thần tượng thi ca, đã từng là sự động viên thôi thúc ông.
    Nhà thơ Nikolai Alekseevich Nekrasov (1821-1878) cũng là người hay đánh bạc và đã bị nhiều vố thua đau. Ông là người "điềm tĩnh" trong sòng bạc, bởi trước khi vung tiền, ông phải "tham khảo" rất lâu. Có lần ông vừa nhận được 2.000 rúp tiền nhuận bút, không hề nghĩ ngợi ông đến ngay sòng bạc và "đốt" hết tập thơ tuyển của mình vào đó.
    Đại văn hào Fyodor Dostoevsky (1821-1881) cũng khốn khổ vì cờ bạc. Khi đến châu Âu lần đầu tiên, ông cũng bị lôi cuốn ngay vào các sòng bạc ở Hamburg. Lúc đầu ông thắng một cách dễ dàng 10.000 franc nên sau đó không dứt ra được, đến khi "cháy túi" không có tiền mua vé để về, ông đã rất nhiều lần viết thư cho vợ van nài gửi tiền...
    (Theo Quốc Tế)



  10. scouter

    scouter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Người Nga, mà đặc biệt là tầng lớp trí thức già, sống giản dị và chân thật. Nhà họ có thể nghèo, đồ đạc dù cũ kĩ nhưng lúc nào cũng sạch, cũng gọn, đâu ra đấy.
    Người Nga có thói quen đọc sách/báo/truyện... Họ giữ sách ở nhà như những món đồ quý báu. Họ đọc sách báo khi đi trên xe buýt, metro, thậm chí cả khi đi đường. Đối với người Nga, đọc sách đã trở thành một nếp sống không thể thay đổi.

Chia sẻ trang này