1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Văn học Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi MeogiaBC, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Văn học Nga

    CHƯƠNG I
    SƠ LƯỢC VĂN HỌC NGA TRƯỚC THẾ KỈ XIX​
    1.Văn học Nga trước khi thành lập nhà nước cổ Kiep:
    Vào thời kì xa xưa ở miền Ðông châu Âu có một bộ tộc rất lớn có cùng nguồn gốc thủy tổ và ngôn ngữ sinh sống. Họ sống trên một khu vực rộng lớn và phân bố thành nhiều nhóm nhỏ. Trong quá trình phát triển, các nhóm này dần dần hợp nhất và tạo thành ba nhóm lớn , đó là Ðông Slavơ , Nam Slavơ và Tây Slavơ .

    Ðến thế kỉ thứ X, nhóm Ðông Slavơ có sự hợp nhất và thành lập quốc gia. Những quốc gia có sự tổ chức lỏng lẻo này gồm có Ðại Nga ,Tiểu Nga , Bạch Nga. Ðó là tiền thân của nước Nga ngày nay .

    Ngoài sự hợp nhất của nhóm Ðông Slavơ , nhóm Nam Slavơ cũng hợp nhất thành nhiều quốc gia, lớn nhất là Bungari và Nam Tư ngày nay. Nhóm Tây Slavơ cũng hợp nhất thành các quốc gia , tiêu biểu là Ba Lan và Tiệp Khắc.

    Trong thời kì chưa thành lập quốc gia và chưa phân hóa thành giai cấp, dân tộc Nga tồn tại dưới hình thức thị tộc. Thời kì này họ sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm và chăn nuôi gia súc. Cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Ðiều này dẫn đến ý thức tôn sùng tự nhiên mà hệ quả là tôtem giáo ra đời ( Ý thức tin tưởng vào nguồn gốc thần linh chỉ xuất hiện sau này khi mà chế độ thị tộc bị tan rã trong quá trình phát triển và phân hóa giai cấp).

    Trên cơ sở hình thức xã hội nguyên thủy, sáng tác nguyên hợp nguyên thuỷ cũng song song tồn tại, phản ánh một giai đoạn phát triển đầu tiên của văn học Nga.

    Các sáng tác đầu tiên của thời kì này là thần thoại, là cái ý thức đã khắc phục, chinh phục và cải tạo các lực lượng tự nhiên trong tưởng tượng và bằng tưởng tượng . Ngoài ra còn các hình thức khác như ma thuật, luân lí, các hình thức bán huyễn tưởng từ lịch sử các bộ lạc và thị tộc riêng biệt, các quan niệm địa lí mang màu sắc huyễn hoặc.

    Ðặc điểm tiêu biểu cho tư duy và sáng tác nguyên hợp nguyên thủy là tính hình tượng và tính phỏng nhân. Nó điển hình hóa các hiện tượng đời sống trên cơ sở phỏng nhân và cường điệu. Ðó là những đặc điểm đầu tiên và quan trọng quyết định sự ra đời của các loại hình nghệ thuật đích thực. Thời kì này người ta chưa có ý thức về tính ước lệ sáng tạo của miêu tả. Họ cũng chưa có ý thức về khái niệm hư cấu nghệ thuật có dụng ý. Vì vậy sãng tác nguyên hợp nguyên thủy ở Nga nói riêng và ở các dân tộc khác chưa phải là nghệ thuật đích thực.
  2. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    2. Tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên của văn học Nga
    Trong sáng tác nguyên hợp, điển hình hóa thể hiện trình độ chung của thế giới quan huyễn tưởng vốn có của toàn xã hội chưa phân hóa giai cấp. Nó chưa phải là điển hình hóa một các saúng tạo và có dụng ý. Các sáng tác của dân tộc Nga trước khi thành lập nhà nước cổ Kiep chưa xem điển hình hóa như là một sự lí giải mang tính tư tưởng- cảm xúc đối với hiện thực. Nguyên nhân chính của hạn chế này là tính phi giai cấp của xã hội tiền quốc gia. Sự mâu thuẫn xã hội chưa đủ mạnh đêí làm nảy sinh các tính cách cá nhân mang tính mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Mà chính các tính cách cá nhân này là một trong những đối tượng của văn học.
    Sự thành lập nhà nước cổ Kiep vào cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X và cuộc cải đạo của người Kiep vào năm 980 dưới triều Vladimir đã có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Nga nói chung và văn học Nga nói riêng.
    Cuộc cải đạo đã đưa đêïn sự thành lập giáo hội Kitô và các giáo sĩ đã dùng mẫu tự Cyrill xây dựng một nền văn học có tính chất tôn giáo. Từ đây có sự phát triển song song của văn học viết bên cạnh văn học dân gian.
    Thời kì này chưa có giấy. Người ta viết chủ yếu trên vỏ cây, vải, da thú. Các giáo sĩ đã tiến hành dịch các tác phẩm tôn giáo từ tiếng Hy lạp sang ngôn ngữ Slavơ. Lúc này công việc dịch được xem là trọng tâm bên cạnh việc viết biên niên sử. Quyển cổ sử được viết từ thế kỉ X đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
    Về văn học, thời kì này có những tác phẩm kể về các danh nhân, về du lịch, về lai lịch các dòng họ, về đô thị, về chiến tranh... Tuy nhiên, tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên phải chờ đến sự ra đời của tác phẩm Bài ca về đạo quân Igo.
    Tác phẩm này lần đầu tiên dã tiến hành miêu tả các nhân vật trong sự đối lập giữa các tính cách mang tính xã hội- lịch sử. Ðó là một hệ quả tất yếu của hiện thực xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định- giai đoạn hình thành nhà nước giai cấp. Nghĩa là, các mâu thuẫn trong giai đoạn này về căn bản đã phản ánh sự nảy sinh các tính cách xã hội, xác lập đối tượng cơ bản của nghệ thuật là con người với tư cách là những tính cách xã hội cả trong quan hệ bên ngoài lẫn thế giới tinh thần bên trong.
    Bài ca về đạo quân Igo đã khắc họa các tính cách đối lập vê öchí hướng chính trị chia rẽ của công tước Igo, ngưòi đã hủy diệt đạo quân của mình trong một cuộc chiến đấu không ngang sức với người Pôlôvets, với chí hướng thống nhất dân tộc của công quốc Sviatoslav- người muốn thốïng nhất nước Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
    Trong tác phẩm này, nhà văn đã nhìn thấy ở hai nhân vật chính Igo và Vsevôlôt là những đại diện xứng đáng của các công tước Nga, những tướng lãnh hùng mạnh và quả cảm. Nhà văn đã miêu tả trận đánh với cảm hứng anh hùng dạt dào và đã khẳng định một mặt, một chí hướng trong tính cách của họ :
    ...
    Vsevôlôt, trận đánh hờn căm!
    Chàng xông ngay ra giữa trận tiền.
    Chàng trút mưa tên vào thân quân giặc.
    Tiếng bảo kiếm chém vào giáp trụ vang rền.
    ...
    Mặt khác, nhà văn cũng khắc họa một chí hướng khác, tiêu cực trong tính cách của nhân vật Igo thông qua cảm hứng kịch tính mãnh liệt. Cảm hứng này phủ định tính cách liều lĩnh của nhân vật Igo.
    Tóm lại, sự thành lập nhà nước cổ Nga Kiep đã mở ra một thời kì phát triển mới cho xã hội Nga. Văn học đã bước đầu phát triển với những thành tựu nhất định, nhất là sự xuất hiện tác phẩm văn học đầu tiên Bài ca về binh đoàn Igo . Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan, cuộc cải đạo của người Nga dưới triều Vladimir đã có những ưu điểm nhất định, nhưng nó lại cắt rời nước Nga ra khỏi phương Tây làm cho văn hóa Nga chậm phát triển trong đó có cả văn học.
  3. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    3. Văn học Nga thời kỳ Mông Cổ đô hộ:
    Sau năm 1200, sự rối loạn trong nội bộ quốc gia Kiep cùng với sự xâm lược của người Mông Cổ đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước cổ Nga. Nước Nga bước vào thời kỳ bị đô hộ hơn hai thế kií.
    Người Mông cổ vốn là dân du mục sống chủ yếu là chăn nuôi gia súc. Sự phát triển của họ chủ yếu diễn ra trên phương diện quân sự và bành trướng lãnh thổ. Về văn hóa và văn học, họ không có sự phát triển cao. Do vậy, văn học Nga trước đó đã bị cuộc cải đạo làm chậm phát triển đến thời kiì này càng gặp nhiều tổn thất lớn. Người Nga trong hơn hai trăm năm bị đô hộ không có thành tựu văn học đáng kể.
    Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vệ quốc của người Nga diễn ra liên tục đã có tác động hết sức to lớn đối với sự phát triển văn học về sau. Vấn đề sống còn của dân tộc đã thúc đẩy tinh thần yêu nước. Chính nó đã gieo vào nền văn học Nga và trở thành một nội dung văn học vô cùng to lớn mà về sau đã tạo nên một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Nga.
    Cũng cần nói thêm, trong thời kỳ bị Mông Cổ đô hộ, nước Nga gồm nhiều tiểu quốc tranh giành quyền lực lẫn nhau đồng thời chịu thống trị của Mông Cổ. Trong số các tiểu quốc, Matxcơva là kẻ mạnh nhất và nắm vai trò thống nhất đất nước. Cuối thế kỷ XIV, một tiểu vương Matxcơva đã vũ trang chống quân Mông Cổ nhưng bị đàn áp. Ðến thế kỷ XV, cuộc chiến tranh do vua Ivan III ( Trị vì Matxcơva 1462 - 1503 ) khởi xướng có tính chất tôn giáo và yêu nước đã lôi cuốn rất nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Ðến 1480, nước Nga thoát khỏi ách thống trị của Mông Cổ và hợp nhất thành một quốc gia duy nhất.
  4. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    4. Văn học Nga thời kỳ hỗn loạn: Từ thế kỷ XVI, nước Nga trở thành một quốc gia thống nhất và có nhiều dân tộc. Từ đây ở Nga bắt đầu hình thành chế độ phong kiến tập quyền.
    Matxcơva trở thành thủ đô và trung tâm văn hóa của quốc gia. Kể từ lúc này, quyền lực tối thượng của nhà vua cùng với định chế nô lệ là đặc điểm lớn nhất của xã hội Nga. Ðặc điểm này được duy trì trong nhiều thế kỷ và trở thành cơ sở cho văn học phát triển, ảnh hưởng lớn đến nội dung, đề tài, thể loại... văn học. Các tác phẩm có tính chất thế tục gần gũi với cuộc sống con người, thoát ly tôn giáo đã dần dần xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung thời kỳ này nước Nga vẫn chưa xuất hiện những tác phẩm văn học có tầm vóc to lớn.
    Ðến những năm đầu thế kỷ XVII, sau khi triều đại của vua Ivan bạo tàn bị tuyệt nước Nga rơi vào thời kỳ hỗn loạn (1603 - 1613 ). Nước Nga lâm vào cuộc nội chiến đẫm máu và sự xâm lược của Thụy Ðiển, Ba Lan.
    Năm 1613, quân Ba Lan bị đuổi khỏi Matxcơva và họ Rômanov lên làm vua. Những vị Rômanov đầu tiên đã cai trị nước Nga trong suốt thế kỷ XVII. Tuy nhiên, nước Nga lại không đạt được thành tựu gì đáng kể về mọi mặt. Thời kỳ này có một số sự kiện sau: Uraina tái hợp nước Nga; nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra; Nga mở rộng lãnh thổ và tranh chấp với người Tacta, người Thổ, người Ba Lan, người Thụy Ðiển.
    Tình hình kinh tế chính trị xã hội như trên đã ảnh hưởng nhất định đến sự vận động của văn học. Sự hỗn loạn của xã hội mà biểu hiện là sự tranh chấp giữa các giai cấp thống trị, giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị đã đem đến cho văn học thời kỳ này một nội dung phong phú và một hình thức phù hợp là thể loại châm biếm. Sự phản ánh những mâu thuẫn xã hội gắn liền với thái độ phê phán và đả kích của nhân dân đối với giai cấp thống trị đòi hỏi một quan niệm mới về văn chương. Ðiều này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều tác phẩm châm biếm mang nội dung đả kích sâu sắc.
    Song song với thể loại châm biếm, các tác phẩm thành văn bắt nguồn từ văn học dân gian cũng ra đời, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các quan hệ xã hội phức tạp đương thời.
    Tuy nhiên văn học thời kì này không có những đỉnh cao. Nội dung phản ánh đả kích các hiện tượng tiêu cực của xã hội cùng với nội dung yêu nước chống ngoại xâm không chiếm ưu thế so với văn học tôn giáo vốn được giai cấp thống trị phát triển.
  5. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    5. Văn học Nga thế kỉ XVIII:Ðến cuối thế kỉ XVII, sự xuất hiện của nhà độc tài sáng suốt Piôtr đại đế đã đưa nước Nga vào một giai đoạn phát triển mới. Piôtr là một vị vua thông minh, sáng suốt. Ông đã nhận thức được trình trạng trì trệ của đất nước và đã tiến hành cải cách. Ông cho xây dựng quân đội, hải quân, tiến hành mở rộng lãnh thổ, mở đường thông thương với phương Tây, xây dựng thành phố Pêtecbua, giữ vững đường thông thương ra biển Bantic... những cải cách kinh tế, chính trị và giáo dục của ông đã đưa Nga vào văn hóa châu Âu, mặc dù công trình này đã không hoàn tất.
    Ðến giữa thế kỉ XVIII, từ một nước nằm sau Balan, Nga trở thành một cường quốc quân sự mà các quốc gia khác phải nể nang.
    Năm 1725 Piôtr đại đế mất, công cuộc cải cách tạm dừng lại. Ðến năm 1762 nữ hoàng Katêrina lên ngôi và công cuộc cải cách tiếp tục.
    Công cuộc cải cách ở Nga đến giữa thế kỉ XVIII đã đưa nước Nga vào thời kì phồn thịnh của chế độ chuyên chế. Ðiều kiện này đã làm nảy sinh chủ nghĩa cổ điển ở Nga với nhiệm vụ cải cách ngôn ngữ và thơ ca. Người ta đã tiến hành chọn các tác phẩm ưu tú có thể dùng làm mẫu mực, đồng thời xây dựng những quy tắt ngôn ngữ và văn học chung bắt buột đối với mọi người. Có thể nói, hoàn cảnh xã hội đã làm nảy sinh tư tưởng đề cao lí trí và chủ nghĩa duy lí trở thành cơ sở triết học cho chủ nghĩa cổ điển trong thời kì này.
    Ðại diện cho chủ nghĩa cổ điển Nga là Lômônôxôp.
    Lômônôxôp (1711 - 1765) vừa là nhà bác học, vừa là nhà thơ và là nhà ngôn ngữ học. Chính ông đã mở ra một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc và ngôn ngữ văn học dân tộc Nga, kết thúc sự trì tuệ của nền văn học tôn giáo thống trị trong mấy thế kỉ.
    Nửa cuối thế kỉ XVIII cũng đánh dấu sự ra đời của dòng văn học châm biếm với những đại diện như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlôp. Dòng văn học này phát triển mạnh trong nửa đầu thế kỉ XIX và chuẩn bị tích cực cho khuynh hướng văn học hiện thực Nga.
    Thời gian này có sự xuất hiện tác phẩm Cuộc du lịch từ Pêtecbua đến Matxcơva của Rađisep (1749- 1802). Tác phẩm đã miêu tả cuộc sống cùng cực của nhân dân Nga đồng thời tố cáo mạnh mẽ chế độ nông nô. Ðây là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực trong thế kỉ XVIII.
    Ðến cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa cổ điển rơi vào khủng hoảng do cơ sở của nó là lí trí đã bị thực tế của chế độ chuyên chế trong giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa làm mất uy tín. Chủ nghĩa cổ điển không còn là một trào lưu và một quan niệm mới về văn chương bắt đầu hình thành. Một bộ phận trí thức đi tìm cái đẹp trong cuộc sống quý tộc nông thôn với quan niệm tôn sùng tình cảm, cảm xúc của con người. Họ xem đó như là cứu cánh của cuộc sống hiện tại. Quan niệm này về văn chương phát triển đến đỉnh cao và trở thành chủ nghĩa tình cảm với tác phẩm ưu tú Cô Lida bạc bạc phận của Caramdin. Ngoài ra, chủ nghĩa tình cảm ở Nga còn có những tên tuổi tiêu biểu như: Ðmitơriep (1760 - 1837), Vaxili Livôvits Puskin (1767 - 1830).
    Kết Luận
    Nước Nga từ khi thành lập quốc gia cổ cho đến cuối thế kỉ XVIII đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm với những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, những cuộc kiến thiết đất nước, những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ... Trên mảnh đất lịch sử đa dạng và phong phú ấy, nền văn học Nga đã phát triển từ văn học dân gian truyền miệng qua văn học viết ở thế kỉ thứ XI cho đến nền văn học thế kỉ XVIII với các khuynh hướng cổ điển, tình cảm, chuẩn bị cho chủ nghĩa lãng mạn ra đời và chủ nghĩa hiện thực thắng thế trong thế kỉ XIX.
  6. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG II
    KHÁI QUÁT VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX​
    I.
    NHỮNG ÐẶC ÐIỂM NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX
    1. Văn học Nga thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nghệ thuật thế giới. Nó phát triển đến đỉnh cao với những ngôi sau chói lọi như Puskin, Ðôxtôiepki, Tuôcghênhep, Sêkhôp, Bêlinxki... Những tác phẩm của các tác gia này là những mẫu mực, tinh hoa của nền nghệ thuật hiện đại và có ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến các nền văn học khác trên thế giới. Người ta có thể tự hào về tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của Lep Tônxtôi, đó là một trong những tiểu thuyết được xem là hay nhất thế giới. Tiểu thuyết và truyện ngắn của Tuôcghênhep thì được xem là cổ điển và trầm lặng như những tác phẩm đặc sắc của phương Tây. Còn những tác phẩm của Ðôxtôiepki thì sâu sắc và đầy bão tố tâm hồn như những tiểu thuyết hiện đại...
    2. Văn học Nga thế kỉ XIX có tốc độ phát triêín phi thường và có sức sống mãnh liệt trong suốt thế kỉ XIX mà nhất là giữa sau thế kỉ XIX. Nó ra đời sau nền văn học phương Tây nhưng nhờ mảnh đất hiện thực mầu mỡ của cuộc đấu tranh cách mạng và sự xuất hiện của các tài năng sáng chói mà văn học Nga đã đuổi kịp văn học phương Tây và phát triển đến đỉnh cao. Nếu như trước thế kỉ XIX, văn học Nga được ví như là một nữ sinh không thuộc bài đối với văn học phương Tây thì đến thế kỉ XIX, nhà văn Ðức Rôda Luxambua đã nhận xét Nền văn học Nga đã bắt chiếc cầu nối liền phương Tây và nước Nga để trên đó xuất hiện không phải là một nữ sinh mà là một bà giáo. Gorki đã lí giải sức hấp dẫn của nền văn học nước mình như sau: Trong lịch sử phát triển của nền văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ ; tôi sẽ không phóng đại sự thật khi nói rằng không có nền văn học phương Tây nào ra đời với một khí thế mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng như nền văn học của ta. Ở châu Âu không có ai sáng tác được những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, và không có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu như vậy trong những hoàn cảnh không sao tả xiết. Ðó là kết luận không sao bác bỏ được rút ra từ viêc so sánh lịch sử các nền văn học phương Tây với lịch sử nền văn học của ta, không có nơi nào mà chỉ trong non một thế kỉ đã hiện lên cả một vầng sao rực rỡ của những tên tuổi vĩ đại như ở Nga và cũng không nơi nào đông đảo những nhà văn tuẫn đạo như ở nước ta...(1)
    3.Văn học Nga thế kỉ XIX chứa đựng những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Ðó là lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao cả; tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc. Chính những tư tưởng này đã tạo nên tầm vóc thế giới cho văn học Nga. Gorki viết Văn học Nga mãnh liệt vì có chủ nghĩa dân chủ, khát vọng say sưa mong muốn giải quyết những nhiệm vụ của đời sống xã hội, vì nó truyền bá tinh thần nhân đạo, vì nó có những bài ca ca ngợi tự do, quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, bộc lộ thái độ thuần khiết đối với phụ nữ...(2) Chúng ta có thể bắt gặp những tư tưởng tiên tiến này ở các nhà văn Nga và trong hầu hết tác phẩm của họ.
    4. Văn học Nga thế kỉ XIX luôn luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng của nông nô Nga. Có thể nói chưa có nơi nào trên thế giới mà văn học lại gắn bó mật thiết với công cuộc vận động cách mạng như ở Nga. Chính phong trào cách mạng phát triển liên tục là mảnh đất màu mỡ cho văn học Nga ra đời, trưởng thành và phát triển. Ngược lại, văn học Nga đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thức tỉnh nhân dân, thức tỉnh thời đại, trở thành một thứ vũ khí sắc bén, một diễn đàn công khai chống lại chế độ nông nô chuyên chế.
    Ở Nga, các nhà văn luôn được nhân dân kính yêu quí trọng. Nhân dân gọi họ là nhà tư tưởng , lãnh tụ, thầy giáo, người bảo vệ nhân dân bởi vì họ là những người sẵn sàng tuẫn đạo, sẵn sàng hi sinh vì nhân dân, vì đất nước, vì sự nghiệp cao cả của nhân dân.
    Nước Nga thế kỉ XIX tiếp tục ghi thêm nhiều tên tuổi trên tấm bia tưởng niệm các nhà văn đã hi sinh vì sự nghiệp thiêng liêng. Rưlêep hi sinh dưới giá treo cổ. Gribôeđôp, Puskin, Lecmôntôp bị đày ải và sát hại. Secnưsepxki bị sỉ nhục và đày đi Xibiri. Gôgôn, Ðôxtôiepxki trải qua những cơn khủng hoảng tinh thần. Uxpenxki mắc bệnh tâm thần. Bêlinxki, Nhêcraxôp, Sêkhôp chết vì nghèo túng và bệnh tật. Tônxtôi bị nguyền rủa là kẻ dị giáo và phản chúa. Nhưng tất cả những bi kịch khủng khiếp đó không làm cho nhà văn xa rời nhân dân mà càng làm cho họ thêm gắn bó với phong trào cách mạng, với nhân dân, với nước Nga thân yêu của mình.
    5. Văn học Nga thế kỉ XIX với thành tựu cao nhất là chủ nghĩa hiện thực Nga là kết quả tất yếu của việc kế thừa văn học dân gian trong nhiều thế kỉ cùng với việc tiếp thu có chọn lọc nền văn học phương Tây, là kết quả của quá trình đấu tranh liên tục giữa các trào lưu văn học tiến bộ với trào lưu văn học bảo thủ, là kết quả của quá trình tiếp cận và phản ánh của văn học đối với hiện thực cuộc sống trong quá trình phát triển. Như vậy văn học Nga thế kỉ XIX không ngẫu nhiên xuất hiện mà nó trải qua một quá trình phát triển liên tục trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nó không có những thời kì thoái trào, hồi phục mà phát triển liên tục trong thế đấu tranh thay thế của các trào lưu tiến bộ đối với các trào lưu lạc hậu, bảo thủ. Sự thắng thế của dòng văn học hiện thực đối với các dòng văn học khác chính là biểu hiện cao nhất của sự phát triển văn học trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống.
    6.Văn học Nga thế kỉ XIX có những cống hiến to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học thế giới. Những tác phẩm của nền văn học Nga được bạn đọc phương Ðông và phương Tây hết sức hâm mộ và yêu thích. Chính những tác phẩm này đã làm rung động hàng triệu trái tim con người trên toàn thế giới. Nó được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... và có mặt ở hầu hết các tủ sách gia đình, các thư viên lớn nhỏ.
    Những cống hiến của văn học Nga thế kỉ XIX về tiểu thuyết, về văn xuôi, về nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lí nhân vật, về việc xây dựng những nhân vật tích cực, về phương pháp sáng tác... đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học thế giới cả về sáng tác lẫn lí luận phê bình.
    7. Ðội ngũ các nhà văn Nga trong thế kỉ XIX có những đặc điểm riêng biệt.
    Thứ nhất, họ xuất thân từ những gia đình quý tộc, quyền quý và giàu có; họ có trình độ văn hóa cao, biết nhiều ngoại ngữ, hội họa, âm nhạc, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Thứ hai, những nhà văn Nga ngoài việc viết văn, làm nghề văn, họ còn là những sĩ quan, thầy giáo, thầy thuốc, viên chức làm việc trong các công sở của chính quyền Nga hoàng. Thứ ba, các nhà văn Nga thường đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải nghiệm nhiều và được tôi luyện trong thực tế cho nên họ có cuộc sống phong phú. Ðiều đó giúp nhiều cho sáng tác. Thứ tư, trong số các nhà văn Nga, có nhiều người đã tham gia các hoạt động chính trị đấu tranh cách mạng và đã bị bắt, bị đày ải và sát hại như Rưlêep, Raepxki, Kiukhenbeke, Bextugiep, Ôđôepxki...
    Trước thế kỉ XIX, đội ngũ các nhà văn Nga thưa thớt và không có gì đáng kể, nhưng đến thế kỉ XIX đội ngũ các nhà văn Nga đột ngột tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là có nhiều tên tuổi đã trở thành những nhà văn thế giới như Puskin, Ðôxtôiepxki, Tuôcghênhep, Tônxtôi, Sêkhôp...
  7. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    II. PHÂN KÌ LỊCH SỬ NGA THẾ KỈ XIX
    Phong trào giải phóng ở Nga trải qua ba giai đoạn chủ yếu, đó là:
    1. Thời kì quý tộc từ 1825 đến 1861 do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo.
    2. Thời kì trí thức bình dân hay thời kì dân chủ tư sản từ 1861 đến 1895 do những người trí thức bình dân lãnh đạo.
    3. Thời kì vô sản từ 1895 trở đi do giai cấp vô sản lãnh đạo.
    Trên cơ sở sự phát triển của lịch sử và bản thân nền văn học Nga, người ta đã chia văn học Nga thế kỉ XIX thành ba giai đoạn lớn, đó là :
    1. Từ đầu thế kỉ XIX đến giữa những năm 50 là giai đoạn mở đầu của nền văn học mới. Ðây là thời kì đấu tranh gay gắt giữa các trào lưu văn học. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm ra đời từ thế kỉ XVIII đã bộc lộ nhiều hạn chế nhưng vẫn còn tồn tại. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện với hai dòng bảo thủ và cách mạng. Chủ nghĩa hiện thực ra đời từ 1825 bắt đầu phát triển mạnh mẽ, liên tục và đạt được những thành tựu rực rỡ. Các tác gia tiêu biểu trong giai đoạn này là Puskin, Lecmôntôp, Gôgôn, Bêlinxki.
    2. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 90 là giai đoạn toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực với những thành tựu rực rỡ của nó. Các tác gia tiêu biểu của giai đoạn này là Secnưsepxki, Nhêcraxôp, Tuôcghênhep, Ðôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhôp.
    3. Từ giữa những năm 90 trở đi là giai đoạn nảy sinh nền văn học vô sản, thời kì đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu suy đồi, *********. Nổi bật trong thời kì này là các sáng tác của nhà văn Gorki.
    Do sự phân bố của chương trình văn học Nga I, bài Khái quát văn học Nga thế kỉ XIX chỉ đề cập đến hai giai đoạn văn học lớn trong thế kỉ XIX, đó là:
    1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ đến giữa những năm 50 ( tương ứng với Văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX).
    2. Giai đoạn từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 90 ( tương ứng với Văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX).

  8. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    1.Văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX
    1.1 Bối cảnh lịch sử và sự phát triển tư tưởng xã hội
    Cuối thế kỉ XVIII đầu thê úkỉ XIX ở châu Âu là thời kì tan rã của chế độ phong kiến trước sức tấn công mãnh liệt của cách mạng tư sản. Lúc này nước Nga dưới sự cai trị của Alechxan I có tiến hành một số cải cách nhưng vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chỉ mới bắt đầu phát triển.
    Năm 1812 cuộc chiến tranh vệ quốc của Nga chống lại sự xâm lược của Pháp nổ ra. Quân đội và nhân dân Nga dưới sự chỉ huy của danh tướng tài ba Kutudôp đã đánh bại Napôlêông giải phóng hoàn toàn nước Nga, đồng thời góp phần giải phóng châu Âu.
    Trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng của nhân dân Nga được khơi dậy và dâng cao. Lúc này những phần tử ưu tú của giai cấp quý tộc bắt đầu thành lập những tổ chức cách mạng bí mật. Ðáng chú ý là tổ chức Nam xã ra đời năm 1821 và Bắc xã ra đời 1822.
    Ngày 14 tháng Chạp năm 1825, nhân sự kiện Nicôlai I làm lễ đăng quang lên ngôi thay cho Alechxan I vừa chết, những người quý tộc cách mạng đã dựa vào một số đơn vị bộ đội tiến hành khởi nghĩa vũ trang với mục đích lật đổ Nga hoàng.
    Cuộc khởi nghĩa tháng Chạp nổ ra trong một thời gian ngắn và nhanh chóng bị Nga hoàng dập tắt. Những người lãnh đạo và tham gia khởi nghĩa bị đàn áp dã man. Rưlêep bị treo cổ. Những người khác bị đàn áp và sát hại. Sau khi lên ngôi, Nicôlai I đã ra sức củng cố nhà nước chuyên chế. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân bị đàn áp khốc liệt; chế độ cảnh sát hà khắc, bóp chết dư luận được thiết lập khắp mọi nơi. Tuy vậy trong thời kì này, những cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục trên khắp nước Nga.
    Thời kì này còn có những sự kiện đáng chú ý là Nga hoàng đem quân sang dập tắt cách mạng ở Hungari; giúp Pháp đàn áp cách mạng 1848 ở Pari; gây chiến ở phía Nam nhằm mở rộng lãnh thổ ( chiến tranh Crum 1854-1856).
    Năm 1855, Nicôlai I chết, kết thúc một giai đoạn đen tối trong lịch sử nước Nga.
    Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Nga đã diễn ra mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp thống trị ( địa chủ, quý tộc) và giai cấp bị trị ( nông nô, nông dân). Mâu thuẫn này đã làm nảy sinh cuộc đấu tranh gay gẳt trên lĩnh vực tư tưởng bên cạnh những cuộc đấu tranh bạo động của nông dân.
    Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, Nga hoàng mà đại diện là Bộ trưởng Bộ giáo giục Uvarôp đã ra sức tuyên truyền khẩu hiệu ********* Chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân. Khẩu hiệu này thực chất là muốn che giấu bộ mặt thối nát của chế độ chuyên chế, bảo vệ ngôi vị của Nga hoàng, đánh lừa dư luận. Tuy nhiên nó đã bị dư luận đương thời, nhất là những người cách mạng công kích quyết liệt.
    Ðấu tranh xã hội và đấu tranh tư tưởng diễn ra quyết liệt và chuyển sang một giai đoạn mới. Các tổ chức bí mật- một hình thức hoạt động cách mạng- ra đời hàng loạt với sự tham gia của cả thanh niên trí thức quý tộc lẫn thanh niên trí thức bình dân. Họ đấu tranh trên báo chí, trong các trường đại học, ở các tổ chức hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
    Trường Ðại học tổng hợp Matxcơva lúc này đóng một vai trò quan trọng. Nơi đây được xem là nơi đào tạo, giáo dục lòng yêu nước, truyền bá chủ nghĩa duy vật, truyền thụ tri thức khoa học, đào tạo ra những con người ưu tú có tinh thần cách mạng cho nước Nga.
    Trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX, vấn đề vận mệnh nước Nga được đặt ra gay gắt. Những người quý tộc và giới trí thức Nga ráo riết đi tìm một con đường phát triển cho nước Nga. Lúc này xuất hiện hai phái đối lập và đấu tranh lẫn nhau. Ðó là phái Sùng phương Tây và phái Sùng Slavơ.
    Phái Sùng Slavơ khẳng định nước Nga phải phát triển theo con đường độc đáo, riêng biệt của phương Ðông. Họ bảo vệ chính giáo, bảo vệ chế độ quân chủ. Họ muốn sửa đổíi nhưng không muốn đụng chạm đến nguồn gốc của nó. Ðại diện của phái này là Kômiacôp, Kipeepxki.
    Phái sùng Tây phươngkhẳng định nước Nga phải đi theo con đường của Tây phương. Họ ca ngợi chế độ quân chủ lập hiến, ca ngợi trật tự tư sản. Họ lấy Anh, Pháp làm kiểu mẫu cho nước Nga. Họ đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ nông nô nhưng bằng con đường cải lương tự do chủ nghĩa. Ðại biểu các nhóm này là các nhà khoa học Granôpxki, ****lin; các nhà văn Botkin, Catcôp...
    Sai lầm cơ bản của hai phái này là quá xa rời với những đòi hỏi của nhân dân, thời đại.
    Vượt lên trên cả hai phái này là Bêlinxki và Ghecxen. Ðây là hai nhà tư tưởng lớn nhất của thời đại sau cách mạng tháng Chạp.
    Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Bêlinxki là nhóm Pêtơrasepxki hoạt động ở Pêtecpua từ 1845 đến 1848. Nhóm này thường xuyên thảo luận về chủ nghĩa xã hội của Purie, về trình trạng bất bình đẳng xã hội, về các quyền tự do dân chủ... Tham gia nhóm này có các nhà văn Ðôxtôiepxki, Xantưcôp, Sêđrin.
  9. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    1.2.Tình hình văn học
    a. Hoạt động của báo chí và các hình thức sinh hoạt văn học tiêu biểu
    - Hoạt động của báo chí:
    Báo chí Nga đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng của nông nô Nga thế kỉ XIX. Hoạt động báo chí lúc này diễn ra sôi nổi với sự tăng vọt về số lượng và nội dung phản ánh. Trong thập kỉ đầu tiên Matxcơva đã có thêm 22 tạp chí, Pêtecpua có thêm 19 tạp chí. Sang thập kỉ thứ hai Matxcơva có thêm 8 tạp chí và Pêtecbua có thêm 21 tạp chí. Báo chí càng lúc càng phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống như chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, sáng tác, dịch thuật, phê bình, lí luận...Nó luôn luôn được cải tiến về hình thức, chất lượng nội dung và được xuất bản đều đặn. Sự phát triển của báo chí đã kéo theo sự tăng vọt về số lượng độc giả, tạo nên dư luận rộng lớn trong các tầng lớp nhân dân và nước ngoài.
    Báo chí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển văn học. Chính trên mặt báo, các nhà văn trẻ, các tác phẩm đầu tay đã ra mắt bạn đọc. Tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta xuất hiện lần đầu trên báo với tư cách là những truyện ngắn được in lần lượt. Những tác phẩm của Gôgôn cũng xuất hiện lần đầu tiên trên báo Kí sự Tổ quốc. Tên tuổi của Puskin cũng gắn liền với Văn học báo và Người cùng thời. Những tên tuổi như Secnưsepxki, Ghecxen, Nhêcraxôp... cũng không tách rời sự nghiệp báo chí. Báo chí đã bồi dưỡng nhà văn về tư tưởng, thẩm mĩ... đồng thời nó hướng độc giả đến những lí tưởng thẩm mĩ mới, tư tưởng mới, nền văn học mới...
    Chúng ta điểm qua một số tạp chí nổi tiếng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX như sau:
    + Tạp chí Người thông tin châu Âu tồn tại từ 1802 đến 1830, lúc đầu do Caramdin lãnh đạo là một tạp chí tiến bộ và có nhiều đổi mới. Tạp chí đã đề cập đến nhiều sự kiện của đời sống xã hội, văn hóa, chính trị và đăng tải những tinh hoa của văn học thế giới. Trong thời gian Giucôpxki lãnh đạo tạp chí có nhiều cải tiến mới mẻ. Ông đã cho đăng hơn 70 tác phẩm do ông sáng tác và dịch của nước ngoài. Cũng trên tạp chí này, Puskin lần đầu tiên xuất hiện với 5 bài thơ vào năm 1814 cùng với các bạn làm thơ ở trường Lixê.
    Vào những năm cuối cùng (1825- 1830) tạp chí đi vào khuynh hướng bảo thủ, ********* và mất dần ảnh hưởng.
    + Tạp chí Người con của Tổ quốc ra đời ở Pêtecbua từ tháng 10 - 1812 là tiếng nói của lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược bảo vệ tổ quốc, đấu tranh giải phóng nông nô khỏi ách thống trị của địa chủ. Những năm sau tạp chí có quan hệ mật thiết với phong trào tháng Chạp. Nội dung của tạp chí có liên quan đến những cuộc luận chiến xung quanh vấn đề chủ nghĩa lãng mạn, tính nhân dân trong văn học. Tạp chí thường xuyên đăng tải những tác phẩm của Bextugiep, Rưleep, Muraviep, Crưlôp, Puskin...
    Sang năm 1825 tạp chí dần dần trở thành cơ quan ngôn luận ********* và không còn được tín nhiệm.
    + Tạp chí Sao bắc cựctồn tại từ 1823 đến 1825 do Rưlêep và Bextugiep sáng lập. Tạp chí này đã thức tính lòng yêu nước, tinh thần công dân, nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì mới. Sao bắc cực đã đăng tải các bài phê bình của Bextugiep, thơ của Puskin, Kiukhenbeke, văn của Bextugiep, Glinka và được hoan nghênh nhiệt liệt.
    Sau sự kiện 14 tháng12 năm 1825 tạp chí ngừng hoạt động.
    + Tạp chí Ðiện tín Matxcơva tồn tại từ 1825 đến 1831 do Pôlêvôi lãnh đạo là một tạp chí tiến bộ. Nội dung tạp chí gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học, văn học. Tạp chí chú trọng đặc biệt đến văn xuôi và phê bình.
    + Văn học báo ( 1830 - 1831) tập hợp các nhà thơ nhà văn như Ðenvich, Ðavưđôp, Puskin, Gôgôn... Những người này đấu tranh chống lại những quan điểm bảo thủ, ********* trong văn học. Báo ra năm ngày một lần nhưng không được đăng tin tức, bình luận chính trị. Báo chủ yếu đăng thơ văn, phê bình, tư liệu văn học, khoa học. Lo sợ trước ảnh hưởng của báo, phòng Ba đã đình chỉ hoạt động của báo.
    + Tạp chí Người cùng thờixuất hiện năm 1836 tập hợp các nhà văn tiến bộ nhất đương thời. Báo đã đăng tải các tác phẩm của Puskin , Gôgôn. Sau khi Puskin mất năm 1937 tạp chí mất dần ảnh hưởng. Ðến 1847 tạp chí phục hồi và trở thành cơ quan ngôn luận tiến bộ. Tạp chí đã đăng các tác phẩm Bút kí người đi săn của Tuôcghênhép , Ai có tội của Ghecxen , thơ và trường ca của Nhêcraxôp, phê bình của Bêlinxki .
    - Hoạt động của các nhóm, hội văn học
    Bên cạnh các hoạt động báo chí đang diễn ra sôi nổi, ở các thành phố lớn như Matxcơva và Pêtecbua còn xuất hiện các nhóm hội văn học. Các nhóm, hội văn học xuất hiện do nhu cầu giải quyết những vấn đề lí luận và sáng tác trong thời kì mới.
    Lúc này những người có tâm huyết và quan tâm tới thời cuộc muốn gặp gỡ và trao đổi lẫn nhau nhằm tìm ra câu trả lời thích đáng những vấn đề xã hội. Trên cơ sở đó hình thành các văn đoàn , các phòng khách văn học , các sinh hoạt văn học định kì và không định kì . Các nhóm, hội văn học này họat động rất sôi nổi và lôi cuốn, tập hợp rất nhiều tầng lớp tham gia . Có thể điểm qua một số nhóm, hội văn học sau:
    + Năm 1801, tại Matxcơva, Tuôcghênhep đã thành lập Hội ái hữu văn học. Hội họat động khá tích cực và chỉ trong một thời gian ngắn đã tổ chức đến 17 lần sinh hoạt.
    + Năm 1801, tại Pêtecbua, một số giáo sư, trí thức đã thành lập Hội tự do của những người yêu văn học, khoa học và nghệ thuật . Hoạt động của hội diễn ra xung quanh các vấn đề về chính trị, xã hội, triết học, lịch sử, văn học... Hội quan tâm đến các tác phẩm của Ðiđơrô, Vônte, Môngtexkiơ. Một số ấn phẩm của hội được xuất bản như Hợp tuyển thơ ca , Tuyển tập Rađisep.
    + "Hội tọa đàm" do Siscôp (1754-1841) sáng lập. Ông là người bảo hoàng, bảo thủ. Hội tập hợp những người quyền quí, các triều thần , các phu nhân ở kinh đô. Họat động của hội chủ yếu phục vụ cho mục đích chính trị ********* của Nga hoàng.
    + "Hội Acdamat " do những người ủng hộ Cíaramdin và Giucôpxki thành lập chủ trương chống lại "Hội tọa đàm" của Siscôp. Hoạt động của hội là tìm tòi những cái mới trong sáng tác của Caramdin và Giucôpxki, đấu tranh chống lại phái bảo thủ, đấu tranh cho sự phát triển tự do của văn học.
    + "Hội đồng minh hạnh phúc " của những người tháng Chạp chủ trương đấu tranh cho một nền văn học tiến bộ. Trong số hội viên của hội có Bextugiep, Rưlêep, Kuikhenbeke. Hội đã họp phiên đặc biệt tiễn Puskin đi phương Nam và hoạt động cho đếïn ngày khởi nghĩa tháng Chạp.
    Bên cạnh các nhóm, hội văn học , trong thời kì này còn có các phòng khách văn học thu hút nhiều người thuộc những khuynh hướng khác nhau đếïn tham dự. Có thể kể đến phòng khách của Ôlênhin ở Pêtecbua, phòng khách của bà Elaghina, bà Dinaiđa Vôncônxkicaia ở Matxcơva.
    Những đêm văn học hàng tuần cũng là một hình thức sinh hoạt văn học quan trọng của thời kì này. Ở đây, các nhà văn, nhà thơ có dịp gặp gỡ nhau, cùng nhau trao đổi và bàn bạc các vấn đề văn học, xã hội...
  10. MeogiaBC

    MeogiaBC Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    b. Quá trình đấu tranh và phát triển của các trào lưu văn học
    - Chủ nghĩa cổ điển Nga trong những năm đầu thế kỷ XIX:
    Chủ nghĩa cổ điển Nga xuất hiện từ giữa thế kỷ XVIII là một khuynh hướng văn học tiến bộ. Những người theo chủ nghĩa cổ điển chủ trương hướng tới nội dung xã hội lớn lao. Họ hướng về lịch sử dân tộc, truyền thống cha ông, phê phán thái độ lai căng. Họ phát triển nhiều thể loại văn học mới mẻ, mang tính chuẩn mực. Những thành tựu đó đã góp phần đáng kể cho sự phát triển của nền văn học Nga.
    Tuy nhiên trong hoàn cảnh mới khi mà quan niệm thẩm miî, lí tưởng thẩm mĩ đã thay đổi người ta mong muốn được tự do sáng tạo, phát triển tài năng, khi mà đất nước đang đòi hỏi văn học phải phản ánh những vấn đề bức thiết của xã hội thì chủ nghĩa cổ điển không còn thích hợp nữa. Sự tồn tại của nó trở thành trở lực cho sự phát triển văn học và xã hội. Yêu cầu đổi mới lúc này trở thành một yêu cầu tất yếu và chủ nghĩa tình cảm đã dần dần thay thế chủ nghĩa cổ điển.
    Nhưng chủ nghĩa cổ điển không ngừng hoạt động ngay mà những đại biểu lớn của nó như Ðecgiavin, Khêraxcôp vẫn còn sáng tác. Các thể loại như tụng ca, anh hùng ca không chỉ được các nhà thơ lão thành sử dụng mà ngay các nhà thơ trẻ cũng sử dụng nhằm thể hiện nội dung mới. Puskin và Giucôpxki thường sử dụng thể loại này để diễn đạt những nội dung trang trọng, đẹp đẽ. Nhà hát vẫn giữ truyền thống cũ tuy có đổi mới. Lúc này có những tác phẩm lí luận bảo vệ chủ nghĩa cổ điển như Từ điển thơ ca cũ và mới của Ôxtôlôpôp (1821), Giáo trình lí luận văn học của giáo sư Medơliacôp. "Hội tọa đàm" lúc này vẫn còn hoạt động nhằm bảo vệ cái cũ.
    Năm 1816, "Hội tọa đàm" ngừng hoạt động, chủ nghĩa cổ điển đi đến chỗ kết thúc với sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm.
    - Sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm trước chủ nghĩa cổ điển; sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn:
    Chủ nghĩa cổ điển xuất hiện ở Nga vào giữa thế kỷ XVIII là một bước tiến của văn học Nga. Ðến cuối thế kỷ XVIII một khuynh hướng văn học mới là chủ nghĩa tình cảm xuất hiện đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng của nền văn học. Trong 15 năm đầu của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tình cảm phát triển song song với chủ nghĩa cổ điển và dần dần thay thế chủ nghĩa cổ điển. Nó đã bác bỏ những quy tắc sáng tác nghiêm ngặt, gò bó của chủ nghĩa cổ điển, phát huy những mặt tiến bộ như: quan tâm đến quyền sống cá nhân, đến tình yêu đôi lứa, đến tình bạn thủy chung, đến tình yêu thiên nhiên của con người trần tục.
    Tuy nhiên, chủ nghĩa tình cảm Nga không phải chỉ có những ưu điểm. Bản thân nó tồn tại những nhược điểm không thể khắc phục do nó gắn liền với giai cấp quý tộc. Nhược điểm của nó là nặng tính chất ôn hòa, bảo thủ, thi vị hóa cuộc sống nông thôn, tô điểm thực tại đen tối, xóa mờ những quan hệ áp bức bóc lột giữa nông dân và địa chủ. Chủ nghĩa tình cảm chỉ quan tâm đến tình cảm, đến đời sống trái tim của riêng tư cá nhân mà quên thực tại đời sống nhân dân. Tuy chủ nghĩa tình cảm có quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ dân tộc, nhưng đó cũng chỉ là những cải cách cải lương, kém triệt để và thiếu dân chủ.
    Ðại biểu lớn nhất của chủ nghĩa tình cảm là Caramdin; cùng với ông còn có Ðmitơriep (1760 - 1873), nhà thơ ngụ ngôn Giucôpxki thời trẻ, Vaxili Livôvits Puskin (1767-1830), nhà viết kịch Ôdêrôp (1769-1816)
    Sự đấu tranh giữa khuynh hướng cổ điển với khuynh hướng tình cảm gắn liền với những cuộc tranh luận về ngôn ngữ trong 15 năm đầu thế kỉ XIX. Siscôp cầm đầu phái thủ cựu đã đứng ra bảo vệ cái cũ, chống lại việc sử dụng những từ ngữ mới, những lối diễn đạt mới do chủ nghĩa tình cảm đề xướng. Những người bảo thủ chủ trương lấy ngôn ngữ cổ của nhà thờ làm ngôn ngữ văn học. Trong khi đó, Caramdin và phái mới đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái mới. Macarôp viết Ngôn ngữ phải luôn luôn vị khoa học, vị nghệ thuật, vị giáo dục, vị phong tục tập quán. Sẽ đến một lúc mà ngôn ngữ hiện nay phải già cõi, những bông hoa ngôn ngữ sẽ tàn héo giống như mọi loại hoa khác. Thực chất cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng văn học này là vấn đề tiến bộ hay bảo thủ. Ðương nhiên, chủ nghĩa tình cảm thay thế chủ nghĩa cổ điển là xu thế tất yếu của lịch sử.
    Sau cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, nhân dân Nga là người chiến thắng quân xâm lược, điều này giúp họ ý thức được sức mạnh và quyền lợi chính đáng của mình, nhưng thực tế của cuộc sống nông nô và sự ngột ngạt của chế độ chuyên chế tàn bạo đã đi ngược lại những yêu cầu chính đáng của họ. Aío tưởng về sự hòa hợp giữa quý tộc địa chủ và nông dân, nông nô không còn phù hợp với thực tế. Trong hoàn cảnh mới, quan niệm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, tư tưởng xã hội đã cơ bản thay đổi dẫn đến sự hình thành một khuynh hướng văn học mới. Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu được hình thành, kế tục và thay thế cho chủ nghĩa tình cảm không còn phù hợp với thực tế lịch sử. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong cao trào yêu nước sau chiến tranh vệ quốc và trở thành một sự kiện văn học nổi bật trong 15 năm đầu thế kỷ, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn học Nga thế kỷ XIX.
    - Dòng văn học châm biếm tiếp tục phát triển mạnh mẽ
    Bên cạnh sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa cổ điển từ giữa thế kỷ XVIII, đến nửa sau thế kỷ XVIII dòng văn học châm biếm cũng hình thành và phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlôp. Ðến đầu thế kỷ XIX, cùng với hai dòng văn học là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghiã cổ điển đang đấu tranh lẫn nhau, dòng văn học châm biếm cũng không ngừng phát triển với tên tuổi Crưlốp. Crưlốp đã sáng tác 120 bài thơ ngụ ngôn với nội dung là cuộc sống lầm than đen tối của người nông dân. Ngoài Crưlôp, một viên chức nghèo có tên là Naregiơnưi cũng có những tiểu thuyết miêu tả cuộc sống nghèo khổ của nông dân. Có thể nói rằng , sự phát triển của dòngvăn học này là một sự chuẩn bị tích cực cho khuynh hướng hiện thực ra đời trong những năm 20 của thế kỷ XIX.
    Tóm lại : Trong 15 năm đầu thế kỷ XIX ở Nga tồn tại hai khuynh hướng văn học đấu tranh lẫn nhau. Ðó là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển . Kết quả của cuộc đấu tranh này là sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm .Nhưng rồi chủ nghĩa tình cảm cũng không tồn tại lâu dài do hoàn cảnh xã hội thay đổi liên tục. Lúc này chủ nghĩa lãng mạn dần dần định hình với sự xuất hiện của hai nhà văn tiêu biểu Giucôpxki và Bachiuscôp. Bên cạnh đó , chúng ta cũng phải kể đến sự phát triển song song của dòng văn học châm biếm với đại biểu tiêu biểu Crưlôp. Ðây là dòng văn học chuẩn bị trực tiếp cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX .
    - Sự phân hóa và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn ;dòng văn học lãng mạn tích cực trở thành dòng văn học chủ yếu.
    Chủ nghĩa lãng mạn là một trong những trào lưu văn học lớn nhất Âu- Mỹ xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Ở Nga chủ nghiã lãng mạn xuất hiện vào đầu thê úkỷ XIX là một biến cố văn học quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến tiển trình phát triển của văn học Nga thế kỷ XIX.
    Vào đầu thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh ái quốc 1812, hòan cảnh xã hội của Nga thay đổi nhanh chóng kéo theo sự thay đổi lớn lao về tư tưởng xã hội. Quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm không còn phù hợp với thực tế xã hội trở nên lỗi thời và *********. Lúc này , các nhà thơ đã kinh qua những truyền thống văn học cổ điển và tình cảm bắt đầu đi tìm một khuynh hướng mới cho văn học. Họ không chấp nhận những hạn chế của văn học truyền thống . Có thể nói, đến lúc này sự bất bình với lối sống tư sản, sự chống lại cái dung tục, tầm thường , không tình nghĩa và ích kỉ của những quan hệ tư sản đã sớm được thể hiện trong chủ nghĩa tình cảm đến các nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn càng trở nên gay gắt . Chính trong hoàn cảnh này, Giucôpxki đã sáng lập ra chủ nghĩa lãng mạn Nga
    Chủ nghĩa lãng mạn ở Nga ra đời do ảnh hưởng từ chủ nghĩa lãng mạn phương Tây và do kế thừa những truyền thống văn học trước nó. Nhưng sự ra đời của nó chủ yếu là do văn học đã phản ánh thực tại Nga trước khởi nghĩa tháng Chạp, phản ánh tinh thần cách mạng quý tộc của thời đại, phản ánh những xu hướng mới trong đời sống xã hội nhằm chống chế độ phong kiến, giải phóng nông nô.
    Chủ nghĩa lãng mạn Nga phát triển qua nhiều gia đọan và không thuần nhất một dòng. Giữa các nhà thơ lãng mạn cùng một giai đoạn, giữa các nhà thơ lớp trước và lớp sau luôn khác nhau ; ngay một nhà thơ cũng biến chuyển qua nhiều thời kì.
    Chủ nghĩa lãng mạn Nga ra đời một thời gian thì phân hóa thành hai khuynh hướng khác nhau . Ðó là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Gorki đã phân tích hai khuynh hướng văn học này như sau:. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực tìm cách làm cho con người bằng lòng với thực tế (..) lôi kéo họ về với những suy tưởng , về những bí ẩn thiên định cuả cuộc đời , về tình yêu, về cái chết, là những cái huyền bí vốn không giải thích được bằng con đường tư biện (..). Chủ nghĩa lãng mạn tích cực cố làm vững thêm ý chí ham sống của con người, khơi dậy trong con người một ý chí quật khởi chống lại thực tế ....

Chia sẻ trang này