1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo ở Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi PH0NG, 04/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo ở Nga

    Lịch sử Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và tinh thần của người Nga hiện đại. Đa số những tín đồ ở Nga là những người theo đạo Cơ đốc chính thống (Orthodox). Đạo Cơ đốc du nhập vào nước Nga năm 988 trong buổi lễ rửa tội được tổ chức theo nghi thức của Roma cổ đại. Lễ rửa tội của Nga chính là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của Nhà thờ Orthodox ở nước này. Năm 1448, Hội đồng Giáo sĩ cấp cao của Nga đã nâng cấp Toà giám mục Iona của Ryazan thành nhà thờ chính của Mát-xcơ-và và toàn thể nước Nga, đưa Nhà thờ Orthodox của Nga trở thành một dòng tôn giáo phát triển độc lập. Chức ************* Mát-xcơ-va được thành lập vào năm 1589 và Nova trở thành vị ************* đầu tiên của Nga vào ngày 26/1 cùng năm. Nikow, ************* của Mát-xcơ-va và Nga (1652-1658) là vị ************* nổi tiếng nhất trong các ************* ở Nga nhờ những nỗ lực đáng kể của ông trong việc cải tiến các quy tắc hành lễ cho phù hợp với những quy tắc được thực hiện ở các nhà thờ Hy Lạp. Những cải cách của ông dẫn đến sự chia rẽ tôn giáo và sự ra đời của một dòng mới, dòng Cựu giáo (Old Belief). Chức vụ ************* tồn tại ở Nga cho tới đầu thế kỷ 18. Năm 1718, Vua Peter Đại đế áp dụng thống nhất các biện pháp kiểm soát nhà thờ. Tuy nhiên, những cải cách này chỉ có hiệu lực cho tới năm 1721, khi Trường Dòng được chuyển thành Giáo hội với chức năng của một cơ quan hành chính thực hiện quyền lực của Nhà thờ Oxthodox ở Nga. Trong những năm dưới Chính quyền Xô-Viết, đạo Cơ đốc chính thống ở Nga không có vai trò nào đáng kể. Vào cuối những năm 1980, những nỗ lực nhằm cải tổ lại hệ thống kinh tế và chính trị của quốc gia làm cho mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhà thờ ở Nga có hy vọng được hồi sinh. Lễ kỷ niệm 1000 năm tuổi của đạo Cơ đốc ở Nga đã được tổ chức với phạm vị rộng lớn vào năm 1988. Cũng trong năm đó, 1.610 cộng đồng tôn giáo mới, mà hầu hết là đạo Cơ đốc chính thống, đã được thành lập ở nước Nga. Năm 1990, một loạt các luật về tự do tôn giáo đã được thông qua, trong đó nhiều chế đối với các cộng đồng tôn giáo đã được dỡ bỏ, cho phép những cộng đồng này đẩy mạnh hơn các hoạt động tôn giáo của mình. Tôn giáo ở Nga ngày nay Với gần 5000 giáo hội, Nhà thờ Orthodox của Nga đã chiếm tới quá nửa tổng số giáo hội được đăng ký ở Nga. Tiếp đến là đạo Hồi với 3000 giáo hội; Baptist - 450 giáo hội; Seventh Day Adventists -120 giáo hội ; Evangelicals - 120 giáo hội; Cựu giáo (Old Believers) - trên 200 giáo hội; Thiên chúa giáo - 200 giáo hội; Krishnaites - 68 giáo hội; Đạo Phật - 80 giáo hội; Đạo Do Thái - 50 giáo hội và Đạo Unified Evarfelical Lutherans - 39 giáo hội. Một số nhà thống kê ước tính số người theo đạo chiếm 40% tổng số dân Liên bang Nga. Gần 9000 cộng đồng ở Nga thuộc về trên 40 tôn giáo khác nhau đã chính thức đăng ký. Phần lớn tôn giáo của Nga ngày nay là đạo Cơ đốc giáo. Đất nước này có trên 5000 nhà thờ Oxthodox, mà rất nhiều trong số đó được sửa chữa hoặc làm mới bằng công quỹ của giáo khu hoặc địa phương. Nga có 19 triệu người theo đạo Hồi, cộng đồng tôn giáo lớn thứ 2 ở Nga, có trên 800 giáo khu và đền đài, phần lớn là ở Bashkortostan, Daghestan, Kabarda-Balkaria, Bắc Ossetia, Tatarstan, Ingushetia và Chechnya. Đạo Phật được phát triển lan rộng ở các vùng Buryatia, Kalmykia, Tuva và các khu vực Irkutsk và Chits. Liên bang Nga hiện nay đã có 10 phật đường với 200 ngôi chùa, 10 phật đường khác đang được xây dựng. Liên bang Nga có 42 cộng đồng Do Thái. Thành phố Mát-xcơ-va có hơn 10% dân số là người Do Thái, và có 3 giáo đường Do Thái, trong đó có Giáo đường Hasidic.
  2. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Phật giáo tại Nga
    Nga (Liên Xô cũ), một quốc gia nằm giữa ở hai châu: Âu và Á châu. Diện tích 22,4 triệu km2; dân số: 287,7 triệu người. Thủ đô Moscow. Mật độ dân cư: 8,6 người/km2. Hiện nay, sau khi giải thể, 15 nước cộng hòa Xô Viết XHCN đã trở thành các nước độc lập riêng rẽ. Phật giáo (PG) tại Nga được xem là tôn giáo lớn thứ ba đứng sau Chính Thống giáo và Hồi giáo. Nguồn gốc Phật giáo tại Nga Theo truyền thuyết, Phật giáo được truyền vào Nga vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất Tây lịch, trước tiên và chủ yếu là ở vùng Trung Á, những nơi nằm trên con đường tơ lụa nối liền giữa Đông và Tây. Lúc ấy PG được truyền đến Khoroza, rồi lan ra từ bờ biển Laspien, biển Aral cho đến tận bờ biển Thái Bình Dương. Trong một địa bàn rộng lớn này, nhiều Trung Tâm Phật Giáo (TTPG) đã được xây dựng. Vào đầu thời kỳ Trung cổ, những thành phố lớn ở các vùng Trung Á đều có các tự viện PG. Các TTPG ở Koutcha và Khotan đều nổi tiếng từ lúc bấy giờ. Đã từng có nhiều cao tăng Ấn Độ đã đến tận Khotan để sưu tầm lại những kinh sách PG quí hiếm đã mất dấu tại Ấn Độ. Tuy nhiên, theo các tài liệu hiện có, thì những Tăng sĩ truyền giáo người Tây Tạng và Mông Cổ đến Nga đầu tiên là vào bán thế kỷ thứ mười bảy, những nơi các Ngài dừng chân đầu tiên là phía Đông của Lake Baikal, một vùng gần với biên giới Mông Cổ. Về sau, nơi này đã trở thành một trong những trung tâm PG lớn nhất ở Nga. Sau cuộc cách mạng tháng mười Nga (1917), người ta đã tiến hành nhiều công cuộc khai quật khảo cổ quan trọng ở Trung Á, nhờ đó đã phát hiện ra nhiều di tích lịch sử PG tại Nga như nhiều chùa chiền, tranh tượng.... Chẳng hạn, ở vùng Termez đã tìm thấy nhiều tượng Phật bằng đá, thuộc trường phái nghệ thuật Gandhara, những di tích của một ngôi chùa với những tượng sư tử bằng đồng đen. Ở thung lũng sông Tchou, phía Bắc Kingizie có rất nhiều di tích chùa và tranh tượng Phật. Tại thành phố cổ Djoul, đã phát hiện ra một tu viện lớn với nhiều thiền thất nhỏ dành cho các thiền sinh tu tập.... Ở phía Bắc thành phố Bairamalia, thuộc nước cộng hòa Xô Viết Turkmenistan, các nhà khảo cổ đã khai quật một đền thờ Phật và một bình đồ gốm có nhiều hoa văn PG và trong bình có nhiều tượng Phật nhỏ bằng đá. Những năm gần đây, người ta lại phát hiện thêm nhiều TTPG nằm ở Seniretchié tại thành phố cổ Krasnoretchenskoie và miền Nam nước cộng hòa Tadjikistan và ở thung lũng Ferghara thuộc miền Nam nước cộng hòa Takjik. Đặc biệt, gần đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện trong những vùng này có đến hai mươi văn kiện cổ PG viết bằng chữ Brahmi và chữ Kharoshti. Tất cả những phát hiện trên chứng tỏ PG đã có mặt tại Nga vào giữa thế kỷ thứ nhất Tây lịch và đã có một địa bàn hoạt động PG rộng lớn ở vùng Trung Á. Mặc dù, PG được truyền vào Nga ở một thời điểm xa xưa như vậy, nhưng tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của dân tộc Nga chỉ mới bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 18.
  3. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Giới trí thức Nga và Phật giáo Sự quan tâm đến PG tại Nga sớm hơn các nước phương Tây, vì các quốc gia láng giềng ở phía Đông và phía Nam của nước này có một truyền thống PG rất thịnh hành. Thật khó xác định được thời điểm chính xác là nó bắt đầu từ lúc nào, nhưng người ta biết rằng vào năm 1876 Đại Đế Peter đã gởi một phái đoàn Tăng sĩ đến Bắc Kinh để nghiên cứu PG Trung Hoa và Tây Tạng. Sau đó, phái đoàn này đã viết một cuốn sách nhỏ về cuộc đời của Đức Phật bằng tiếng Nga. Nhà sử học nổi tiếng người Nga G. Miller cũng nghiên cứu về PG. Trong thời kỳ này người ta thấy có những tác phẩm giá trị về vũ trụ quan PG, chân dung và lối sống ở các tu viện PG, tiểu sử về Thái Tử Tất Đạt Đa và cuộc đời tu đạo và hành đạo của Đức Phật Thích Ca được viết bởi Viện sĩ hàn lâm Nga Palas. Nền tảng của việc nghiên cứu PG tại Nga được đặt trên một mô hình bởi viện sĩ hàn lâm Vasily Vasiliyey, một trong những đại diện xuất sắc nhất của phong trào nghiên cứu tư tưởng Đông Phương. Ông Vasily Vasiliyey, con của một giáo sĩ, sanh ngày 20 tháng 2 năm 1818 tại Nizhlm Novgorod. Năm 16 tuổi ông theo học ngành Đông phương thuộc khoa triết tại đại học Kazan; ở đây ông học tiếng Mông Cổ. Theo lời khuyên của thầy, Kovalevsky, ông chọn môn ý thức hệ Đông Phương, đặc biệt là PG, một môn học mà lúc đó hoàn toàn chưa được khai phá. Năm 19 tuổi, ông bảo vệ thành công luận án cao học với chủ đề là "Tinh thần những tác phẩm PG của Altan Gerala". Làm việc không mệt mỏi, ông Vasiliyey đã sưu tập được nhiều tài liệu PG Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Hoa. Ông đã mang về Nga toàn bộ kinh sách PG bằng tiếng Trung Hoa được dịch rút gọn và tu chỉnh cũng như những trích dẫn từ vô số sách về triết học và lịch sử Trung Hoa và Tây Tạng. Năm 1855, ông đến St. Petersburg, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ "Nền tảng triết học của Phật Giáo". Ông được bầu làm viện sĩ thông tấn và không lâu trước khi qua đời ông được chọn làm viện sĩ hàn lâm khoa học Nga. Ông mất ngày 27 tháng 4 năm 1900 tại St. Petersburg, hưởng thọ 82 tuổi. Những tác phẩm Phật học nổi tiếng của ông gồm có "Phật Giáo, nguyên lý, lịch sử và văn chương"; "Tự điển Phật Học Makhavjutpatti"; "Giảng luận về các trường phái văn chương Phật Giáo"; "Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng"; "Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ"; Đặc biệt là "Phương pháp nghiên cứu PG" v.v..., trong tác phẩm này ông đã đưa ra hình thức ngắn gọn, về cách nhìn của ông đối với PG và những phương pháp nghiên cứu Phật học, chứa đựng những ý tưởng mới, những giả thuyết táo bạo, và cách giải thích độc đáo. Nó làm nền tảng cho việc nghiên cứu khoa học về Phật Giáo tại châu Âu về sau này. Ivan Minayev, học trò ông Vasiliyey tiếp tục công việc của thầy. Ông học tại đại học St. Petersburg, khoa ngôn ngữ Đông Phương. Ông rất quan tâm đến hệ thống Tôn Giáo và triết lý PG. Khác với những nhà khoa học trước, ông chỉ chú trọng nghiên cứu Phật Giáo Nam Truyền, ông là học giả đầu tiên người đứng ra được gọi là người sáng lập xu hướng mới trong việc nghiên cứu PG Nam truyền tại Nga. Ông dành hết thời gian và công sức vào việc nghiên cứu tất cả những di tích và văn chương cổ của PG Nam tông trong tiếng Pali và cả Sanskrit và những ngôn ngữ Ấn hiện đại. Năm 1862, sau khi tốt nghiệp đại học, ông ra nước ngoài để nghiên cứu PG. Trong năm năm làm việc tại viện bảo tàng Luân Đôn, thư viện Bá Linh (Đức quốc), thư viện Pari để nghiên cứu kinh điển viết bằng tiếng Pali. Ông quan tâm đến lịch sử ngôn ngữ và truyền thuyết dân gian PG Ấn độ. Bằng việc nghiên cứu này, ông Minayey có được sự nhận định sâu sắc hơn về hệ thống triết lý tôn giáo phức tạp này. Ông mất ở tuổi 49 và để lại hơn 130 tác phẩm. Ông được xem là một trong những người Nga đầu tiên thu hút sự chú ý của các nhà khoa học Nga và phương Tây vào hệ thống triết lý PG. Sergei Oldenburg (1863-1934) là một nhà Đông phương học nổi tiếng khắp thế giới, đã dành hết cuộc của mình vào việc nghiên cứu lịch sử, nghệ thuật và văn học PG. Ông học tiếng Ba Tư và Sanskrit tại khoa ngôn ngữ Đông phương thuộc đại học St. Petersburg. Năm 1894 ông bảo vệ luận án Cao học về đề tài các truyền thuyết Phật giáo. Kiến thức rộng về dân ca Ấn giúp ông hiểu rõ ý nghĩa những hình ảnh được khắc trên bảo tháp Eharhut và trên các bia đá Borobodura tại Java. Năm 1897 ông bắt đầu in một loạt các tác phẩm triết lý và Phật học của cả Phật giáo Bắc và Nam truyền với sự góp sức của các nhà Phật học nổi tiếng khắp thế giới do chính ông đứng đầu, tổng cộng ấn hành được hơn 30 bộ sách. Với thành tích đóng góp của ông, Oldenburg được bầu làm hội viên danh dự Hội châu Á của hoàng gia Anh, Hội châu Á của Pháp. Chủ tịch danh dự hội nghiên cứu văn học Phật giáo tại Heidelberg. Viện sĩ thông tấn viện hàn lâm Bá linh và Gottingen và hội viên danh dự của viện khảo cổ Ấn Độ. Vào những năm cuối đời viện sĩ Oldenburg làm giám đốc viện nghiên cứu Đông phương của viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Fyodor Ippolitovich Shcherbatskoy (1866-1942), một nhà Phật học Nga lừng danh trên thế giới, sáng lập viên và làm viện trưởng đầu tiên Viện Văn Hóa Phật Giáo (Institute of Buddhist Culture), sang ngày 16 tháng 09 năm 1866 tại một ngôi làng nhỏ ở Nga. Ông học ngành lịch sử triết học tại đại học St. Petersburg. Năm 1910, ông đến Ấn Độ để tiếp tục nghiên cứu về PG. Ông viếng thăm Bombay, Culcutta, Benares và những thánh tích khác. Một trong những tham vọng của ông là khám phá các thư viện Ấn Độ và Tây Tạng để lục tìm các bản kinh cổ nguyên gốc tiếng Sanskrit đã bị thất lạc. Kết quả, ông đã biên soạn một tác phẩm nổi tiếng là Lô-gích học Phật Giáo (Buddhist Logic, gồm hai quyển, dày hơn 1000 trang, do Viện Hàn Lâm Khoa Học Xô Viết xuất bản lần đầu tiên vào năm 1930 và tái bản năm 1963, bộ sách này có lưu hành tại VN nhưng chưa được chuyển ngữ), nó được xem là đỉnh cao của sự phát triển lâu dài của triết học PG Ấn và độc lập với luận lý Hy Lạp. Người dân Ấn biết ơn ông vì sự đóng góp to lớn của ông trong việc phát triển tư tưởng triết học Ấn. Không một cuốn sách PG hiện tại nào mà không nhắc đến tên tuổi của ông. Ông là hội viên danh dự của Hội nghiên cứu PG ở Anh, Pháp, Đức.... Và là viện sĩ thông tấn viện hàn lâm Gottingen. Ông tạ thế vào năm 1944. Một nhà Phật học Nga nổi tiếng khác và cũng là người học trò thân tín và xuất sắc nhất của Giáo sư F. I. Shcherbatskoy, là tiến sĩ Eugene Obermiller (1901-1935), sáng lập viên Trường Ấn Độ học và Phật học Nga và có công rất lớn trong việc làm lớn mạnh hạt giống Bồ đề trên đất nước Nga. Tiếc thay, ông đã bệnh nặng và qua đời ở 46, để lại phía sau mình gần 20 tác phẩm và dịch phẩm phật học. Một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về Phật học được biết đến ở Nga là ông Yury Roerich, người nhận được sự giáo dục tại Nga và hoàn tất tại London, Paris và Mỹ. Ông dành nhiều năm ở Mông Cổ, Trung Hoa, Tây Tạng, Tích Lan, Nepal, Miến Điện và Ấn Độ để chiêm bái thánh tích và nghiên cứu PG. Ông thông thạo sáu thứ tiếng ở châu Á và bốn ngôn ngữ khác ở châu Âu và sở hữu một vốn kiến thức bách khoa về lịch sử, triết học, luận lý học, đạo đức học, văn chương và nghệ thuật PG. Ông đã phiên dịch và xuất bản quyển kinh Pháp Cú bằng tiếng Nga. Ông đã đột ngột qua đời vào năm 1960.
  4. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Các tổ chức hoằng Pháp tại Nga Năm 1741, hai tu viện PG được xây dựng và được nữ hoàng Nga Elizabeth Petrovna chính thức công nhận Giáo Hội Phật Giáo Nga (Russian Buddhist Church), đây là chuyển động quan trọng cuối cùng của PG Nga trong một quốc gia sắp bước qua thời hiện đại. Năm 1895, Thượng tọa Agvan Dorzhiev, khai sơn một tu viện ở St. Petersburg, Ngài là một người có công gìn giữ truyền thống tông phái Hoàng Mạo (một tông phái theo truyền thống PG Tây Tạng) và nghiên cứu PG nghiêm mật. Ngài sinh năm 1854 trong một gia đình theo Đạo Phật tại Khara Shibin. Ngài đã đến Tây Tạng để xuất gia tu học và trở thành một Tăng sĩ nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ Phật học tại đại học Gormang và được chỉ định làm cố vấn việc học cho Đức Dalai Lama thứ 13. Sau nhiều năm tu học và làm việc tại Tây Tạng, Ngài trở về Nga và bắt đầu thực hiện công tác truyền giáo của mình, Ngài bắt tay cải cách và phát triển PG tại Buryatia, Kalmykia và Volga. Đầu thế kỷ 20, TT Dorzhiev nhận thấy đời sống tu viện suy thoái nghiêm trọng. Trong nỗ lực nâng cao phẩm chất cho hàng xuất gia, Ngài đã cho xây dựng thêm nhiều tu viện mới, nhận nhiều người vào tu và tổ chức lễ truyền giới cho họ. Năm 1909, Ngài khởi công xây dựng một tu viện lớn với sự tham gia tận tụy của hai phật tử Nga, là Vasilyevich Baranovslay, một kiến trúc sư nổi tiếng và họa sĩ Nicholas Roerich. Đến năm 1915, tu viện đã hoàn thành và nó đã trở thành một tu viện PG tầm cở đầu tiên tại châu Âu. Rồi cách mạng đến, mọi hoạt động Phật sự đều bị ngưng lại. Thập niên hai mươi là thời kỳ yên tỉnh của PG Nga. Chùa Leningrad chậm chạp phục hồi. Năm 1929, Hội Truyền Giáo Mông - Tạng (Tibetan - Mongolian Mission) được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của TT Dorzhiev, nhiều tự viện đã được xây dựng. Tháng 01 năm 1927, Hội Nghị Phật Giáo Xô Viết (Congress of Soviet Buddhists) được tổ chức tại Mátcova. Một người có công lớn phục hồi lại PG Nga là nhà Phật học George Nicholas Roerich trở về từ Ấn Độ. Roerich là một chuyên gia nghiên cứu về PG Tây Tạng và Mông Cổ, được chỉ định là khoa trưởng PG thuộc viện Đông phương tại Mátcơva. Tại đây đã tạo ra làn sóng mới về nghiên cứu Phật học. Từ năm 1958, Roerich gặp nhà Phật học Dandaron và hai người đã hợp tác, các kinh Phật bắt đầu được phiên dịch trở lại và các bài báo lại xuất hiện trên các tờ chuyên khảo về nghiên cứu triết học PG. Năm 1960 ông Roerich còn tổ chức in ấn kinh sách và tổ chức một hội nghị hợp mặt các nhà Phật học Nga. Đặc biệt, ông kết hợp với tiến sĩ G. P. Malalasekera (sáng lập viên Hội Liên hữu PG Quốc Tế (The World Fellowship of Buddhists), là đại sứ Tích Lan tại Liên Xô lúc bấy giờ) để ấn hành bản dịch kinh Pháp Cú tiếng Nga. Cuốn sách được tung ra rộng rãi và đó là một thành công lớn của Roerich. Ông mất vào ngày 21 tháng 5 năm 1960 ở tuổi 58 vì bệnh nhồi máu cơ tim. Cuối thập niên năm mươi, một phong trào truyền bá khác xảy ra ở Nga. Đó là các tác phẩm giáo lý tiếng Nga được quay rônêo và phát hành dưới hình thức phổ biến nội bộ. Rồi cuối thập niên 60 những tác phẩm thiền của tiến sĩ D. T. Suzuki, Alan Watts; những sách về PG Tây Tạng W. Y. Evan Wets, Alexandra David Neel và Lạt Ma Govinda bắt đầu phổ biến ở Nga. Đầu thập niên 70 thì phong trào học Phật ở Nga tuy âm thầm nhưng rất mạnh và có một số ít Tăng sĩ nước ngoài đến Nga để thuyết giảng. Đầu năm 1985, với không khí cải cách và đổi mới một dòng người Nga kéo đến Buryatia để nghiên cứu PG. Năm 1987, Đức Đạt Lai Lạt Ma ghé sang Leningrad trên đường đến Mông Cổ. Năm 1989, TT Bakula Rinpoche là một đại sứ Ấn Độ tại Mông Cổ đã đến diễn thuyết tại Mátcơva. Từ năm 1989 đến nay, đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa Phật tử Nga và các hội đoàn PG phương Tây và Hoa Kỳ, tất cả các pháp sư đã quan tâm và thường xuyên đến hoằng pháp tại Nga. Trong số này có cả những Tăng sĩ người Việt, đó là Thiền sư Nhất Hạnh, Hòa Thượng Minh Tâm, TT. Như Điển . Hiện nay có khoảng 300 ngàn Việt định cư tại Nga (di cư đến Nga nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng khởi điểm là vào giữa những năm năm mươi của thế kỷ này) và một ngôi chùa Việt là Hội Phật Giáo Thảo Đường, do TT. Như Điển thành lập, địa chỉ liên lạc và giúp đỡ là: Mrs. Malkhanova Inna, Thiện Xuân, Thiện Mẫn, Leninsky Prospekt 144-4-8, 117526, Moscow, Russia. Tel/Fax: 7.096.434 01 13. Tháng 8 năm 1992, Đức Dalai Lama viếng thăm chính thức Nga. Tại Buryatia và Kalmykia, Ngài đã truyền giới sadi cho 30 người Nga và cụ túc giới cho 13 tăng sĩ Nga, tổ chức khóa tu ngắn ngày cho hàng ngàn tín đồ Nga và làm lễ đặt đá xây dựng hai tu viện cở lớn. Đặc biệt cuối chuyến viếng thăm là đã nói chuyện tại Đại học Mátcơva. Đến ngày 23 tháng 4 năm 1993, TT. George Churinoff, một thiền sư người Mỹ, đã tổ chức chuyến hoằng Pháp 3 tháng tại Nga, kết quả có rất nhiều người theo Quy Y sau khi nghe bài pháp của Ngài là "Những cơ sở khoa học về PG và sự thích ứng của nó với sự phát triển kinh tế xã hội tại Nga sau thời cộng sản". Một thế hệ mới các học giả Phật học Nga xuất hiện ở St. Petersburg, trong đó nhiều người đã đi tu và nhiều người khác làm công tác nghiên cứu và dịch thuật. Đáng chú ý nhất là bản dịch kinh Pháp Hoa ra tiếng Nga của giáo sư Alexander Ignatovich vừa hoàn thành năm 1996. Sự kiện mới đây có ý nghĩa nhất, năm 1989, chính quyền địa phương đã trả lại ngôi Chùa Leningrad cho cộng đồng Phật tử thành phố. Trong thập niên sáu mươi ngôi chùa này được dùng như cơ sở thí nghiệm của viện Động vật học Leningrad. Tuy nhiên, năm 1970, nó được công nhận như là một công trình kiến trúc cổ quan trọng của thành phố và được chuyển sang sở hữu nhà nước. Tháng 9 năm 1990, Đại Đức Tenzin Khetsun Samayev, một Tăng sĩ trẻ người Nga được mời làm trụ trì. Bước vào tòa nhà người ta ngạc nhiên bởi những mảng của sự hùng vĩ trước đây của nó, những cánh hoa sen bằng kim loại ở những bệ cột cẩm thạch đỏ sậm ở vòm cổng, đà cửa gổ khắc, những hoa văn sặc sở cao khó chạm đến ở những đỉnh cột.... Tuy nhiên ấn tượng nổi bật nhất là sự bỏ hoang không được sửa chữa. Cái giàn thô kệt nhô ra những trần nhà nguy hiểm. Lớp sơn vàng và xám của văn phòng, phết đại lên những màu sắc Tây Tạng sống động, bị bong tróc đi. Cùng với vị sư trụ trì Samayev là 18 Tăng sĩ trẻ Nga, bộ y đỏ tươi của họ là những dấu hiệu duy nhất của ấm áp dễ chịu, và hình ảnh đó như nhắc lại cho mọi người nhớ đến một nước Nga từng có một truyền thống hào hùng về truyền thống truyền bá và nghiên cứu Phật học ngang hàng với bất cứ nơi nào trên thế giới và hôm nay, mọi người lại có quyền lạc quan về một tương lai sáng lạn cho PG trên toàn cõi đất nước Nga./. Tổng hợp từ các tài liệu: -- Buddhist for Peace, Mongolia, tháng 05/1988 -- Mandala Journal, USA, tháng 07/1993 -- Wakening of the West, USA, 1994 -- Religion in the Soviet Republics, USA, 1991(S­ưu tầm từ svvn.ru)
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    é"éàéằéàééẹ?éáẹ ééáéẳẹééắ-ééẹ,éắéằéáẹ?éàẹééắéạ ẹ?éàẹ?éééá ééắẹéàẹ,éáéằé éÂẹ?éắéáẹ?éà-éĂéàẹ?ééáéàéẹf éằééẹ?ẹf
    ééẹ.éắéẹẹ?éẹẹẹ é ééắẹẹéáéá ééàéằéàééẹ?éáẹ ééáéẳẹééắ-ééẹ,éắéằéáẹ?éàẹééắéạ ẹ?éàẹ?éééá ééắ ééằéééà ẹ ééẹ?ééáéẵééằéắéẳ é'ééằẹOẹ,éàẹ?éắéẳ éséẹééàẹ?éắéẳ ééắẹéàẹ,éáéằé ẹéàééắééẵẹ éẹfẹ.éắééẵẹéééáéẹfẹ.
    "éYéắééằéáẹéàẹ, éằéá ẹẹ,éắ éẵé ẹ?éàẹ^éàéẵéáéà éẹ?éắééằéàéẳ, éẳẹ< ẹfééáééáéẳ é éẹféẹfẹ?éàéẳ", - ẹéééãééằ éắéẵ, éẵéééắéẳéẵéáé, ẹ?ẹ,éắ ẹ?éàẹ?ẹO éáééàẹ,, éẹ?éàéảééà éẹéàééắ, éắ ééẹfẹ. éẹ?éắééằéàéẳéẹ. - ẹẹ,éắ ééàẹẹ,éàéằẹOéẵéắẹẹ,ẹO ééẹ,éắéằéáẹ?éàẹééáẹ. éẳéáẹẹéáéắéẵéàẹ?éắé ẹẹ?éàééá éẹ?éééắẹéằéééẵẹ<ẹ. ééắ éẹ?éàẹ?éàéẵéáẹZ éá éẹfẹ.éắééẵẹ<éẳ ééắẹ?éẵẹéẳ, é ẹ,éééảéà ẹéằéắéảéẵéắéà ééắéằéắéảéàéẵéáéà ééàẹ?ẹfẹZẹ?éáẹ. éééẵéắéẵéáẹ?éàẹééắéạ éYẹ?éééắẹéằéééẵéắéạ ẹ?éàẹ?éééá é éãéééééẵẹ<ẹ. ẹ?éàééáéắéẵéẹ. éÊéẹ?ééáéẵẹ<.

  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    éoéàéảẹ?éàéằéáééáéắéãéẵẹ<éạ éá éẳéàéảéẵéẹ?éáéắéẵééằẹOéẵẹ<éạ éẳéáẹ? é ééắẹẹéáéá ẹéàééắééẵẹ ééắé ẹféẹ?éắéãéắéạ, ẹẹ?éáẹ,ééàẹ, éẹ?éàéẹẹ,éééáẹ,éàéằẹO ééYéƯ

    éĂéắéẹ<ẹ,éáẹ, ééắééắééẵẹ<éà éãéẹ.ééẹ,ẹf éãééằéắéảéẵéáééắé é é'éàẹéằééẵéà, "éẳéắéẹfẹ, ẹéàẹ?ẹOéàéãéẵéắ éẹ?éắẹ,éáééắééắẹẹ,éééáẹ,ẹO éẹ?ẹfé éẹ?ẹféẹf éằẹZééàéạ ẹ?ééãéẵẹ<ẹ. ẹ?éàéằéáééáéạ éá ẹ?ééãéẵẹ<ẹ. éẵéẹ?éáéắéẵééằẹOéẵéắẹẹ,éàéạ", éãéẹééáéằ é ẹẹ"éáẹ?éà ẹ?éééáéắẹẹ,ééẵẹ?éáéá "éưẹ.éắ éoéắẹééẹ<" éãééẳéàẹẹ,éáẹ,éàéằẹO éẹ?éàéẹéàééẹ,éàéằẹ ézẹ,ééàéằé ééẵéàẹ^éẵéáẹ. ẹ?éàẹ?ééắééẵẹ<ẹ. ẹéẹéãéàéạ éoéắẹééắéẹééắééắ éYéẹ,ẹ?éáéẹ?ẹ.éẹ,é éẹ?éắẹ,éắéáéàẹ?éàéạ é'ẹéàééắéằéắé éĐéééằéáéẵ.
    éYéắ éàééắ ẹéằéắéééẳ, ẹẹ,éắ ẹ,éé éảéà "ẹféảéẹéẵéắ", ééé éá ẹ,éắ, ẹ?ẹ,éắ "ẹ?éàéằéắééàẹ?éàẹééẹ éảéáéãéẵẹO ẹẹ,ééẵéắééáẹ,ẹẹ éẹ?éàééẳéàẹ,éắéẳ ééắéằéáẹ,éáẹ?éàẹééắééắ ẹ,éắẹ?éé", ẹẹ,éắ "éắééẹéẵéắẹẹ,ẹO, ééàẹ?éàé ééắẹ,éắẹ?éắéạ éắéẹẹ,ẹO éắéééãééằéẹẹO ééắẹẹéáẹ".
    "éĂéằééé é'éắéẹf, ẹ?ẹ,éắ ẹf éẵéẹ ééắẹẹ,éắéạéẵẹ<éà éắẹ,éẵéắẹ^éàéẵéáẹ éẳéàéảéẹf éẵéẹ?éáéắéẵééằẹOéẵéắẹẹ,ẹéẳéá, ẹ?ẹ,éắ ẹf éẵéẹ éẵéà éẹ<éằéắ ẹ,éắééắ, ẹ?ẹ,éắ éẹ?éắéáẹẹ.éắééáéằéắ é éséẹ?éééẹ.éà éáéằéá éẵé é'ééằéééẵéẹ., éẵéắ ẹẹ,éắẹ, éẳéàéảẹ?éàéằéáééáéắéãéẵẹ<éạ éá éẳéàéảéẵéẹ?éáéắéẵééằẹOéẵẹ<éạ éẳéáẹ?, ééắẹ,éắẹ?ẹ<éạ ẹéắéãéééééằẹẹ ééàéééẳéá, ẹéàééắééẵẹ ééắé ẹféẹ?éắéãéắéạ, - éắẹ,éẳéàẹ,éáéằ éắẹ"éáẹ?éáééằẹOéẵẹ<éạ éẹ?éàéẹẹ,éééáẹ,éàéằẹO ééYéƯ. - éééẳ éẵẹféảéẵéắ éãéééắẹ,éáẹ,ẹOẹẹ éắ ééàéãéắééẹéẵéắẹẹ,éá éẹ?ẹfé éẹ?ẹféé, ééắéẳéắééẹ,ẹO éẹ?ẹfé éẹ?ẹféẹf é ẹẹ,éá ẹ,ẹéảéàéằẹ<éà ééẵéá éá ééàéằéẹ,ẹO éẹéà, ẹ?ẹ,éắéẹ< éẳéàéảẹ?éàéằéáééáéắéãéẵẹ<éạ éá éẳéàéảéẵéẹ?éáéắéẵééằẹOéẵẹ<éạ éẳéáẹ? ẹéắẹ.ẹ?ééẵéáéằẹẹ".
    éYéắ éẳéẵéàéẵéáẹZ é'ẹéàééắéằéắéé éĐéééằéáéẵé, "ẹééẳéắéà éằẹfẹ?ẹ^éàéà, ẹ?ẹ,éắ éẳéắéẹfẹ, ẹééàéằéẹ,ẹO éằẹZééá, ééắẹ,éắẹ?ẹ<éà ẹfééàẹ?éảéáééẹZẹ, éãééằéắéảéẵéáééắé, ééằẹ ẹééắéàééắ ẹ?éàẹ?éàéẵẹééắééắ éẵéẹ?éắéé éá ééằẹ éáẹéằééẳé - ẹẹ,éắ éắẹ,éẹfẹẹ,éáẹ,ẹO ééàẹ,éàéạ, ééắẹ,éắéẳẹf ẹ?ẹ,éắ éẵéáééắéẳẹf éẵéà ééắéạééàẹ, éẵé ééắéằẹOéãẹf é ééắéằéáẹ,éáẹ?éàẹééắéẳ éáéằéá éẹ?ẹfééắéẳ ééằééẵéà ẹ,éắ, ẹ?ẹ,éắ ééàéằééàẹ,ẹẹ ẹéàééắééẵẹ".

  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Duma Quốc gia Nga cho phép các tổ chức tôn giáo sử dụng đất miễn phí
    "осдfма позволила ?елигиозн<м о?ганиза?иям беспла,но полOзова,Oся землей
    24 сен,яб?я 2004 г.
    "осдfма на сегодня^нем плена?ном заседании п?иняла в ,?е,Oем ?,ении поп?авки в ?яд законода,елOн<. ак,ов, п?едfсма,?иваZ?ие безвозмезднfZ пе?еда?f земли в бесс?о?ное полOзование ?елигиозн<м о?ганиза?иям.
    -а п?иня,ие докfмен,а п?оголосовало 373 депf,а,а п?и необ.одим<. 226.
    -акон п?едлагае, пе?едава,O землZ под f??еждениями кfлO,а ?елигиозн<м о?ганиза?иям в бесс?о?ное полOзование, а не в собс,веннос,O, сооб?ил глава п?о"илOного коми,е,а "осдfм< по собс,веннос,и 'ик,о? Yлеска?евский, п?едс,авляя соо,ве,с,вfZ?ий законоп?оек, депf,а,ам.

  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nhà thờ và một trung tâm đạo Hồi sẽ được phục hồi ở Groznưi nhờ ngân sách của Tresnia
    ' "?озном за с?е, бZдже,а Че?ни восс,ановя, п?авославн<й .?ам и пос,?оя, исламский ?ен,?


    'осс,ановление п?авославного .?ама и с,?ои,елOс,во ме?е,и в "?озном бfде, в ?авной с,епени п?о"инанси?овано из бZдже,а Че?ни.
    zб э,ом, по ин"о?ма?ии ~ТАР-ТАСС, сооб?ил жf?налис,ам п?езиден, ?еспfблики Алf Ал.анов, ко,о?<й сегодня вмес,е с п?едседа,елем п?авления 'не^,о?гбанка Анд?еем sос,ин<м поб<вал на с,?ойпло?адке, где п?ак,и?ески заново возводи,ся ?е?ковO А?.ангела oи.аила.
    "У нас все кон"ессии ?авн<, п?авославн<й .?ам и ме?е,O - одинаково важн<е обSек,< с,?ои,елOс,ва", - сказал Алf Ал.анов.
    'озведение единс,венного в "?озном п?авославного .?ама на?алосO несколOко неделO назад. Це?ковO, пос,?оенная ,е?скими казаками 112 ле, назад, б<ла п?ак,и?ески полнос,OZ ?аз?f^ена п?и военн<. дейс,вия.. ' нас,оя?ее в?емя богослfжения сове?^аZ,ся в ?ас,и?но f?елев^ем здании к?ес,илOни. s?оме мес,н<. жи,елей, ?fсски. по на?ионалOнос,и, здесO ?ас,о б<ваZ, ?оссийские военнослfжа?ие и мили?ионе?<, команди?ованн<е в Че?нZ из д?fги. ?егионов.
    "o< осознаем, ?,о ?елигия способс,вfе, спло?ениZ на?ода, ?,о ?елигия иг?ае, ог?омнfZ ?олO в обеспе?ении с,абилOнос,и. ~ я наме?ен сдела,O все о, меня завися?ее для ,ого, ?,об< п?авославн<е имели возможнос,O в соо,ве,с,вии с канонами .?ис,ианс,ва о,п?авля,O свои ?елигиозн<е кfлO,<", - о,ме,ил п?езиден, Че?енской Респfблики.
    sак сооб?ае, "~н,е?"акс", ' беседе с нас,оя,елем .?ама А. Ал.анов под?е?кнfл, ?,о ?або,а по восс,ановлениZ здания ?е?кви бfде, пос,оянно на.оди,Oся на его ли?ном кон,?оле.
    Новая ?е?ковO возводи,ся на п?ежнем мес,е, на п?оспек,е sад<?ова, в ?ен,?алOной ?ас,и го?ода. "С,?ои,елOс,во плани?fе,ся заве?^и,O к Рождес,вf 2006 года", - сооб?ил благо?инн<й п?авославн<. п?и.одов ~нгf^е,ии и Че?ни о,е? 'а?лаам.
    Ч,о же касае,ся исламского ?ен,?а в "?озном, о ко,о?ом fпомянfл Алf Ал.анов, ,о он бfде, вклZ?а,O ме?е,O и f?ебн<е заведения. Цен,? бfде, носи,O имя А.мада sад<?ова

Chia sẻ trang này