1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Oshin Việt ở Matxcơva

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi PH0NG, 07/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Oshin Việt ở Matxcơva

    Những người làm nghề oshin ở Nga thường được gọi bằng cái tên chung là ?onhía nhia?- người bảo mẫu, giúp việc. Ở giữa Matxcơva, số phận của họ ít được ai chú ý. Mỗi người đến với nghề này trong một hoàn cảnh rất khác nhau.

    Chị Tạ Thị Hòa, người duy nhất được viết chính xác và đầy đủ họ tên trong phóng sự này, đã gần bước sang tuổi năm mươi, gốc Đông Anh - Hà Nội. Có ai đó từng bói rằng phận chị cao số, long đong về đường công danh, buôn bán nhưng thực tốt phước về đường con cái. Cả ba người con của chị đang ăn học nơi quê nhà. Người con cả năm nay đã trở thành sinh viên năm thứ ba, người con thứ sắp tốt nghiệp phổ thông, chuẩn bị vào đại học. Đứa con gái út mới mười tuổi đã trở thành một trong những kỳ thủ số một Việt Nam khi giành huy chương vàng giải cờ vua được tổ chức năm ngoái tại Ukraina.

    Chị Hòa sang Nga năm 1999. Sau hai năm buôn bán chẳng mấy thành công tại thành phố Kursk, chị trở về "Mát" làm ăn. Cả cái ?ođôm 38? đều quý người phụ nữ lam lũ, tốt bụng. Ai nhờ vả gì chị cũng giúp và đặc biệt chị rất yêu thích trẻ con. Gặp thời buôn bán khó khăn, chị Hòa tạm thôi chợ búa và nhận lời làm bảo mẫu, tiền công của mỗi tháng được khoảng 2 tờ rưỡi (một tờ là 100 USD). Có lẽ chẳng mấy ai biết rằng ?onhía nhia? Tạ Thị Hòa đã tốt nghiệp đại học kinh tế.

    Chị Nguyễn Thị V, 46 tuổi, người Chí Linh ?" Hưng Yên, đã sang Nga được gần một năm. Chị V. bị thoái hóa cột sống cấp độ nặng, trong nhà chẳng thứ gì đáng tiền có thể bán để lấy tiền mua thuốc. Chồng làm ruộng chẳng đủ ăn, con đang học đại học, bản thân chị cũng đau yếu. Nhờ có anh em trong họ giúp đỡ mà chị V. có được tấm vé sang Nga cùng một công việc làm oshin kiêm người giữ trẻ cho gia đình một chủ hàng khô xuất khẩu. Khi mùa đông đến, căn bệnh càng khiến người chị thêm khó nhọc. Đau lưng đến mấy chị cũng phải đứng lên ngồi xuống suốt ngày, làm đủ việc mà chẳng kêu ca phàn nàn gì. Chị cứ nhủ rằng thân phận bé nhỏ, bệnh tật như vậy biết có còn ai đoái hoài mà đòi kén công, kén việc. Trong nhưng dòng thư mà chị V. gửi cho đứa con trai đang học năm cuối đại học có đoạn viết: ?oCon vì mẹ mà cố học cho giỏi, tiền mẹ gửi chỉ đủ các con sống qua ngày, cố học ra trường có tiền nuôi em để mẹ còn về?.

    Với chị V., dẫu sao còn có chồng con làm hy vọng, còn với cô gái K.C. (18 tuổi) thì kém may mắn hơn. C. vốn người Nghệ An, lấy chồng sớm và đã có một đứa con đầu lòng. Nhưng chồng rượu chè cờ bạc bỏ nhà theo gái, chẳng còn một đồng nuôi con, C. cố vay mướn họ hàng được chục "tờ" sang Nga. Bước qua cửa khẩu, cô chính thức trở thành thuyền nhân và bị bọn lưu manh ?obộ đội sân bay? cưỡng ép ******* trong một quán karaoke. Tủi nhục, C. liều trốn ra khỏi tổ quỷ ngay giữa một đêm đông lạnh. Cũng chẳng biết đường đi lối bước thế nào, trong túi chỉ có địa chỉ chẳng biết đúng sai của một khách làng chơi để lại. C. được một người lái taxi tốt bụng chở không lấy tiền. Người tài xế nghe cô tả mơ hồ về một cái chợ nào đó có tên rất lạ, chợ ?oViềng?, chợ ?oVềnh? hay chợ ?oVạc? gì đó, cười phá lên và đoán ra cô cần đi đâu. May mắn sao tại nơi này C. gặp được một người đồng hương, được cho ít bộ quần áo cũ cùng công việc nội trợ tại một gia đình hảo tâm. Cô C. hiện đang làm oshin, lương tháng được ?otờ rưỡi? với niềm hi vọng có ngày dành dụm được tiền trả nợ để về quê hương, về với đứa con nhỏ.

    Lại Thị H. vốn là một cô gái xinh có tiếng đất Khoái Châu. Lẽ đời ?ohồng nhan bạc phận?, hai vợ chồng H. ở với nhau hơn năm năm mà chẳng sinh được con, bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy, H. xin sang Nga làm thợ may kiếm sống. Ông chủ xưởng may kia dù đã có vợ con nhưng thấy cô công nhân trẻ đẹp, nảy sinh tình ý. Cô công nhân may lập tức được chuyển sang nhà ông chủ làm oshin, lo việc cơm nước giặt giũ. Rồi cũng chẳng biết thế nào, tại "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén? hay tại những tờ xanh, những món quà tặng đắt tiền của ông chủ, mà H. lại xiêu lòng. Thế rồi sớm hay muộn ?obà chủ? cũng biết và điều gì đến đã phải đến, trận đánh ghen trả hận diễn ra. Cho đến tận bây giờ người ta vẫn không biết được cô H. cùng đứa bé sinh với ông chủ đa tình kia hiện ở nơi đâu?

    Hầu hết các oshin và nhất là những vú em đều là những người phụ nữ có tuổi. Người ta thường chọn những người như vậy, phần vì họ có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, phần vì tuổi tác cũng khiến họ có trách nhiệm cao với công việc của mình. Nhiều oshin kể về công việc của mình rằng, cũng ngần đấy đồng tiền công nhật nhưng không phải ai cũng đã làm giống ai. Cùng là một chậu nước tắm cho trẻ nhỏ, có người lấy thẳng từ vòi nước máy, chẳng cần biết là nước ấy có làm ăn da con trẻ hay không. Gặp người oshin tốt thì bỏ công đun nước sôi với lá thơm, để nguội đủ độ mới tắm cho trẻ chứ không dùng xà phòng. Cùng là tấm khăn lau miệng trẻ, có người chỉ vò qua loa nên vài ngày lại đen sì, ai đó lại chẳng nề hà thêm việc đun khăn trong bát nhôm đến sạch tinh tươm. Được nhà chủ giao cho mang tiền đi chợ, có oshin giúp chủ tiết kiệm từng đồng, có người chẳng cần tính toán cho xong tay, xong việc.

    Nỗi buồn nhất của những oshin nơi đất khách, chắc có lẽ là nỗi buồn về mặt tinh thần chứ chưa hẳn đã là sự khó nhọc trong công việc, trong quan hệ với nhà chủ. Họ hầu hết là những người đã có tuổi, khó ngủ, kém ăn do một đời lam lũ vất vả. Đêm tới hai ba giờ sáng trằn trọc, ngày năm sáu giờ đã dậy cùng chủ nhà chuẩn bị đi chợ. Chẳng phải ai cũng biết tiếng tây, chẳng phải ai cũng có giấy tờ nghiêm chỉnh?

    Có người oshin đã lên chức bà nội, bà ngoại, bế con người ta hàng ngày mà mong muốn có ngày được bế đứa cháu của chính mình. Họ khóc, khóc khi nhìn thấy đứa trẻ chơi đùa mà nhớ lại rằng con mình cũng đã có tuổi như thế, cũng đã có lúc chơi đùa như thế. Và họ khóc, khóc khi có những lúc gọi nhầm đứa trẻ nhà người bằng chính cái tên của đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Khóc khi mong được nấu cho con, cho chồng mình một món ăn, một bát canh như thế...

Chia sẻ trang này