1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những di sản thế giới ở Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi thanhminh, 15/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Những di sản thế giới ở Nga

    Saint Peterbourg​

    [​IMG]
    Du khách Châu Âu đều gọi thành phố Saint Peterburg của Nga là một Venise của vùng biển Baltic.Saint Peterburg rất xứng đáng là một trung tâm văn hoá-du lịch không chỉ của nước Nga mà còn của cả Châu Âu.Saint Peterburg được xếp ngang hàng với những trung tâm khác như Paris,Luân Đôn,Rome...
    St. Peterburg được thành lập từ tháng 5 năm 1703 bởi sắc lệnh của Peter Đại đế,vị vua của nước Nga lúc đó.Đến năm 1712,Nga hoàng coi St. Peterburg là thủ đô của Nga và là trung tâm của đất nước.Kể từ đó Peter đại đế cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc đẹp đẽ ở đây,biến St. Peterburg thành một trong những cảng biển Baltic và là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới.

    [​IMG]
    Bên bờ sông Neva

    Một trong những công trìng đẹp đẽ còn lại cho đến ngày nay mà bất cứ du khách nào khi đến St. Peterburg đều phải ghé thăm là cung điện Smolny.Kế đến là cung điện Mùa Đông,trước tháng 2-1917 vốn là nơi ở của Nga hoàng và gia đình,sau Cách mạng tháng 10(tháng 10-1917) trở thành viện bảo tàng nổi tiếng Ermitage-mà theo đánh giá là một trong ba viện bảo tàng lừng danh của thế giới (hai viện bảo tàng còn lại là viện bảo tàng Louvre của Pháp và New York của Mỹ).Viện Bảo tàng Ermitage có 400 gian phòng được bố trí hài hoà trong một không gian rộng lớn gồm các tượng đài,đài phun nước và con sông Neva hiền hoà chảy dọc theo thành phố.Bộ sưu tập của Viện bảo tàng thật khổng lồ,gần ba triệu hiện vật đủ loại chỉ riêng về tượng điêu khắc cũng đã có gần 113 ngàn hiện vật.Có những hiện vật từ thời La mã cổ đại,cực kì quý.Du khách đến viện bảo tàng thường rất chú ý đến bộ sưu tập của nền nghê thuật Tây Âu bao gồm tượng điêu khắc,tranh vẽ của các tên tuổi vĩ đại như Leonardo de Vinci,Raphael,Michelangelo,Titan và nhiều tên tuổi khác của thời kì phục hưng.

    [​IMG]
    Nhà thờ thánh Isaac

    Từ năm 1924 đến năm 1991. St Peterburg được thế giới biết đến qua cái tên Leningrad.Mặc dù thủ đô đã dời về Matxcơva nhưng St. Peterburg vẫn được coi là trung tâm văn hoá của Nga,rồi Liên Xô (cũ) sau này.Với cái tên Leningrad cả thế giới đã ngưỡng mộ chiến tích oai hùng trong chiến tranh thế giới lần2 khi thành phố bị phát xít Đức bao vây trong suốt 900 ngày đêm từ tháng 7-1941 đến tháng 1-1944.Hàng trăm ngàn người dân thành phố đã chết vì đói khát,rét mướt và các đợt pháo kích của phát xít Đức.
    Ngày nay xung quanh thành phố là vô số các tượng đài kỉ niệm chiến công này.Chính quyền thành phố đã duy tu rất nhiều khu phố cổ,thống kê cho thấy có 16% nhà cửa ở đây được xây dựng trước năm 1918.St Peterburg chỉ đứng sau thủ đô Matxcơva về số người đang giàu lên nhờ kinh tế thị trường,theo thống kê có 8% dân số sống giàu có.Cơ sở hạ tầng của St. Peterburg rất tốt bao gồm hệ thống đường xá,tàu điện ngầm,xe lửa,sân bay,bến cảng.Mỗi năm có hơn 1 triệu du khách đến tham quan thành phố,đem lại khoản ngoại tệ lớn.Chỉ trong hai tuần tổ chức đại hội thể thao thiện chí cuối tháng 7-1992 cũng đã có hơn 200 ngàn du khách.Con số du khách ngày càng gia tăng,nếu năm 1991 chỉ có 800 ngàn thì đến năm 1996 đã có 1 triệu rưỡi du khách, trong đó đa số đến từ Phần Lan, Đức, Hoa Kỳ.Du khách đến đây phần đồng đều thích chiêm ngưỡng các nhà thờ mang kiến trúc hết sức đa dạng của Pháp, Đức,Ý...St. Peterburg có nhiều khách sạn những có 6 khách sạn lớn và nổi tiếng được nhiều du khách ưa chuộng,trong đó có khách sạn Nevski được xây dựng từ năm 1861,là một khách sạn năm sao.Bên cạnh đó còn có khách sạn Grand Europe là khách sạn cổ nhất nước Nga.Thành phố có 11 viện bảo tàng lớn và 10 nhà hát,tất cả đều là những công trình kiến trúc từ thế kỉ 18-19 với các kiểu kiến trúc đa dạng.
    Với 5 triệu dân, St .Peterburg xứng đáng là trung tâm văn hoá du lịch lớn của Châu Âu.
  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nhà thờ Vaxili khổ hạnh​
    [​IMG]
    Nước Nga ăn mừng chiến thắng.Thành Cadan đã bị chiếm:đó vốn là bàn đạp kẻ thù dùng để tấn công nước Nga.Người ta quyết định ghi lại sự kiện đó bằng cách dựng lên ở quảng trường của thủ đô một ngôi đền tưởng niệm.Đó là nhà thờ Pôcơrôpxki,sau này được gọi là Vaxili khổ hạnh (gọi theo tên một người Matxcơva có tính tình kì dị được chôn ở đó)
    Có ai từ nghế nhà trường mà không biết lời so sánh: kiến trúc là âm nhạc thể hiện trong đá.Ngôi nhà thờ trên Hồng trường Matxcơva là một điệu nhạc vui do một dàn nhạc lớn dân gian trình diễn.Đó là một điệu nhạc ma cả âm thanh và lời ca đều thật sự dân gian.Thật sự đáng ngạc nhiên khi biết rằng một công trình đầy lạc quan như vậy lại được xây dựng vào thời kì khắc nghiệt của Ivan Lôi đế.
    Trong một thời gian ngắn,từ 1555 đến 1560,hai nhà kiến trúc Barma và Pôxtơnhich đã xây nên kỳ quan này.Tiếc rằng chúng ta biết quá ít về các tác giả của công trình tuyệt diệu này.Hơn nữa một số nhà sử học lại còn cho rằng đằng sau hai cái tên ấy chỉ là một người mà thôi.Nhà thờ Pôcơrôpxki không phải chỉ thể hiện cá tính sáng tạo của một nghệ sĩ mà còn là nơi quy tụ đốc đáo những nét ưu tú nhất của nền kiến trúc dân gian Nga.Ngôi nhà thờ này được xây dựng bằng gạch,chỉ có các tầng hầm dưới cùng và một số chi tiết trang trí làm làm bằng đá trắng.Tuy vật ngay cả người không am hiêu gì lắm về kiến trúc cũng có thể đoán nhận ra thông qua các chi tiết hay cả diện mạo công trình những nét dáng của nền kiến trúc gỗ Nga,những mẫu mực của loại kiến trúc này lưu lại không nhiều.
    Cuộc tiến công của quân thù,các vụ hoả hoạn ,các thiên tai đã không thương tiếc gì những công trình bằng gỗ của người thợ Slavơ.
    Cấu trúc của nhà thờ Vasili khổ hạnh tuân theo một lôgich nghiêm ngặt đáp ứng được yêu cầu quốc gia,trở thành công trình kỉ niệm chiến thắng ở Cadan.Các nhà kiến trúc đã phải xây dựng một khối nhà 8 nhà thờ riêng biệt tượng trưng cho các ngày của các trận quyết chiến để giành thủ đô của vương quốc Cadan.Người ta đã tìm ra một giải pháp mà trước đó không một người thợ đá chuyên nghiệp Nga nào áp dụng,một cấu trúc phức tạp được xây dựng nên:ở giữa bốn nhà thờ hình cột cao,người ta xây 4 nhà thờ thấp hơn.Và tất cả các nhà thờ đó ôm lấy cái thứ chín (cái chính),vươn cao hơn rất nhiều so với những cái khác.Ở những nhà thờ thấp vòm mái nặng và được trang trí ký lưỡng.Mái nhà thờ chính thì nhẹ nhàng, ngay ngắn và vươn thẳng lên trời.
    Vậy là ở phía Nam của quảng trường chính,thành phố đã không phải chỉ có đơn giản một nhà thờ thực ra là không lớn mà là một "thành phố bằng đá" đầy sức gợi cảm đã bao thế kỉ nay làm vui mắt,làm ngạc nhiên hàng triệu người đến thăm trung tâm Matxcơva.
  3. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Tu Viện Đônxcôi​

    [​IMG]
    Nếu nhìn lên tấm bản đồ cố Matxcơva sẽ có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu như tất cả thành phố cổ đều được bao bọc bởi một vành đai các tu viện - pháo đài, nhiệm vụ của những công trình này chủ yếu là để bảo vệ quốc gia Nga khỏi sự tấn công của kẻ thù. Với việc xây dựng tu viện Đônxcôi vào cuối thế kỷ 16, vành phòng thủ bán nguyệt ở cửa ngõ phía nam của Matxcơva đã được hoàn thành.
    Tu viện Đônxcôi xuất hiện là nhờ có các sự kiện mùa hè năm 1591. Lợi dụng hoàn cảnh dạo đó của Nga đang phải tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt với Thụy Điển và quân đội chủ yếu của Nga phải tập trung ở vùng tây bắc đất nước, các cánh quân của đám giặc Cơrưm dưới sự chỉ huy của Cada-ghiray đã tiến về phía Matxcơva, nhưng các chiến sĩ dũng cảm ở đấy đã đánh lui sự tiến công của quân thù. Chiến thắng này được dân chúng đương thời đánh giá cao, họ so sánh chiến công này với trận dánh ở Culicôvô năm 1380, khi Dơmitởi Đônxcôi phá tan đạo quân của Mamai. Chiến công mùa hè năm 1591 đã được ghi nhớ lại cho muôn đời sau bằng việc xây tu viện Đônxcôi.
    Việc xây dựng toàn thể khối tu viện Đônxcôi được kết thúc vào giữa thế kỷ 18. "Biên niên sử bằng đá" của nó đã phản ánh những tìm tòi của trường phái kiến trúc Nga trong vòng hai thế kỷ rưỡi. Khối kiến trúc tu viện Đônxcôi, cũng như nhiều di tích lịch sử kiến trúc khác ở Matxcơva thời cổ, mang tính hoàn chỉnh vì ở đó thể hiện tài năng, thiên hướng thẩm mỹ của những họa sĩ nổi tiếng như Barma và Pônxnhich và nhiều hơn cả là những nhà kiến trúc, thợ xây dựng, nhà điêu khắc vô danh.
    Dân chúng và khách của thủ đô đều yêu thích vẻ thanh tĩnh của tu viện Đônxcôi, vùng này hiện nay đã lọt sâu vào nội thành Matxcơva luôn được mở rộng, ở cách khu vực thể thao Thế vận hội Lugiơnhiki không xa. Mọi người đều yêu thích đường nét kiến trúc nghiêm ngặt, khoan thai của nó, chăm chú làm quen với phòng trưng bày được tổ chúc tại đây với nhan đề "kiến trúc Nga từ thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 20".
  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn kẹo đắng đã post hộ bài trên
    Nhà thờ Pocorop
    [​IMG]
    Nhà thờ Pocorop ở Phili là di tích bất hủ của nền kiến trúc Nga cổ xưa hiện đang vươn cao ngạo nghễ bên bờ sông Matxcơva ấy đã được xây dựng từ cuối thế kỉ 17.Các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật xếp nhà thờ này vào loại "baroccô Naruski", trường phái phong cách này mang tên gia đình Naruskin dòng họ vốn có những người đề xuất ra việc xây dựng hàng loạt nhà thờ.
    Tuyệt tác kiến trúc này khiến chúng ta khao khát muốn biết xem những nghệ nhân này là ai.Những tiếc thay các nhà sử học lại không có những tư liệu này.Chúng ta chỉ còn biết thán phục tài năng của những kiến trúc sư vô danh,những con người có khả năng dựng nên một toà nhà tráng lệ,vui mắt rất đồ sợ với vẻ ngoài thanh tú.Mắt người xem bị cuốn hút dần lên cao.Những tay thợ chuyên chạm trổ đá trắng đã tô điểm cho nhà thờ bằng cách làm cho những khủng cửa,mặt phía trước,những đỉnh nóc nổi bật lộng lẫy trên nền gạch đỏ cả các bức tường.
    Phía bên trong nhà thờ còn lộng lẫy hơn.Kiểu trang trí công phu của nghệ thuật trạm chổ mạ vàng tô điểm cho thánh đường 9 tầng: việc phục chế phần này đã kéo dài mấy năm.Tên của nghệ nhân tài giỏi đã trang trí khu thánh đường đã được tìm ra: đó là Carơ Dôlôtarep.Ông là nhà điêu khắc ,trang trí sách,vẽ tranh các thánh.Những người tu sửa nhà thờ đã tìm thấy bút tích của ông trên hai bức tranh thánh đặt trong nhà thờ ở Phili.Có thể coi những tác phẩm này không còn là những trang thánh theo nghĩa của chính từ này mà là những bức hoạ hoành tránh mang nội dung thần thoại.
    Di tích Phili không chỉ hấp dẫn những người hiểu biết kiến trúc Nga, mà trong một mức độ như vậy còn hấp dẫn cả những người yêu hội hoạ.
  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nhà thờ Xpaxki - kỳ quan bằng đá trắng​
    [​IMG]
    Nhà thờ Xpaxki với những vật liệu xây bằng đá đựng lên cả ngọn tháp thẳng cao, nổi bật bên toàn cảnh chung quanh bên dòng sông Iauza.Đó là vào đầu thế kỉ 15.
    Phòng ăn lớn,trông giống như một kiến trúc quân sự nhiều hơn là giống nơi thưởng thức các món ăn.Đó là thế kỉ 16.
    Những dãy nhà đồ sộ,kiêu hãnh có nhiều nét giống với kiến trúc nhà quý tộc.Đó là thế kỉ 17.
    Nhà thờ thánh Mikhail.Nhà thờ được xây theo phong cách "barôcô Matxcơva" (phong cách kiến trúc giàu tính chất trang trí,tráng lệ). Đó là cuối thế kỉ 17, giữa thế kỉ 18.
    Và một ngôi nhà trông như công sở, thậm chí có thể ví với một trại lính,đó là dãy nhà Trường đạo-kiến trúc thế kỉ 19...
    Tu viện Xpaxô-Andơrônhicốp gặp nhiều điều không may.Mỗi thế kĩ,chủ nhân lại thay đổi và mỗi người lại tuỳ theo ý thích của mình mà sửa đổi diện mạo của các ngôi nhà.Chẳng hạn như khu tu viện,một trong những đỉnh cao của kiến trúc Nga cổ,trong vòng nhiều thế kỉ đã biến thành nơi tập trung những công trình xây dựng bình thường, không có bản sắc
    Toàn cảnh di tích kiến trúc này hiện nay là kết quả của một công việc khôi phục đầy khó nhọc và đầy tính khoa học.
    Nơi này là thiêng liêng với những ai biết quý trọng những gì cha ông đã tích luỹ được.Ở đây là nơi Andrei Rublev đã sống và làm việc nhiều năm.Ông đã được mai táng ở đây và bây giờ người ta đã dựng một tượng đài khiêm tốn kỉ niệm ông,bởi nhà hoạ sĩ vĩ đại ấy là một con người khiêm tố
    Khi cả nước kỉ niệm 800 năm ngày thành lập thủ đô của mình thì chính phủ đã cho xây dựng ở đấy Viện bảo tàng nghệ thuật cổ mang tên Andrei Rublev.Và vào năm 1960 trong những ngày kỉ niệm 600 năm ngày sinh của tác giả bức tranh "Thánh Ba Ngôi", Viện bảo tàng ấy đã mở cửa.
    Viện bảo tàng có một bộ sưu tập quý giá bao gồm hơn hai nghìn rưỡi các tác phẩm hội hoạ.Mười gian triển lãm là cuộc "diễu hành của nghệ thuật qua nhiều thế kỉ.Ở đây có những mẫu mực tuyệt vời của trường phái Matxcơva cuối thế kỉ 15,thế kỉ hoàng kim của Hội hoạ Nga.Những tác phẩm theo chủ nghĩa khổ hạnh thời kì Ivan Groznui,những bức tranh thánh rực rỡ-là sản phẩm của thế kỉ 17 và nhiều các khác nữa...
    Khi đi qua những nơi trong tu viện,qua những gian phòng của viện bảo tàng Rublev,người xem như đã lần lượt giở từng trang của lịch sử nền văn hoá Nga
  6. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tu viện pháo đài Ioxipho Vôlôcôlama​
    [​IMG]
    Cách đó không xa là một trong những tu viện cổ nhất ở vùng ngoại ô Matxcơva, tu viện Ioxipho-Vôlôcôlama. Pháo đài này đã án ngữ không cho giặc lọt vào thương trấn và nhiều lần là nơi giao tranh khốc liệt. Nói chung cả thương trấn này cũng vậy. Những kẻ tiến theo hướng Matxcơva từ phía tây bắc trước hết phải vượt qua được pháo đài tu viện và cả thành phố Vôlôcolamxơ này.
    Cuối thu năm 1941, quân đội phát xít Đức mở chiến dịch "Taiphun" (Bão lớn) nhằm đánh chiếm Matxcơva đã tiến tới sát Vôlôcolamxơ. Chúng phá hủy tu viện, tới sát thành phố rồi chiếm được Vôlôcolamxơ. Dường như thế là Matxcơva bị bỏ ngỏ ở hướng này. Nhưng sư đoàn bộ binh 316 của tướng Panphilôp phòng thủ cách Vôlôcolamxơ vài cây số, trên đường cái nối liền thành phố này với Matxcơva. 28 chiến sĩ cận vệ diệt xe tăng giữ trận địa dọc theo đường cái, gần nhánh đường rẽ đi Đubôxêcôvô. Một trong những người anh hùng đó đã nói câu bất hủ: "Nước Nga rất lớn, nhưng không lùi bước được nữa. Đằng sau là Matxcơva". Và 28 chiến sĩ đó đã không lùi một bước.
    Những cảnh tượng như thế sẽ xuất hiện trước mắt bạn nếu bạn tới thăm Vôlôcolamxơ và các vùng ngoại ô thành phố. CHiến hào còn giữ lại mà ngày xưa ngăn giữ giặc lọt vào thành phố, những bước tường gạch của tu viện, hình vẽ các tháp tu viện và các lỗ bắn súng hình hoa văn của những hàng cột tu viện ngày nay hiện ra trước mắt mọi người khác xưa. Toàn cảnh góc trời Nga mềm mại và chào đón mọi người này gợi trong óc hình ảnh của quá khứ mà nó đã trải qua.
    Tháp góc Cudơnetranaia uy nghi nhất bên dưới là một hình trụ lớn, phía trên là những tầng tháp hình thập giác, sau đó đến tầng hình bát giác, phía trên là đỉnh tháp nhọn hoắt. Ở hành lang tầng 1 có 8 lối ra trang trí bằng những cửa cuốn đẹp. Trên các cửa cuốn đó là những đường ren chạm trổ trên đá.
    Từ hành thất mở ra trước mắt mái vòm rực rỡ trong thanh của ngôi nhà thờ lớn xây từ trong thế kỷ 17. Nhà thờ này đang tu bổ lại. Cũng như hàng trăm năm về trước, mái vòm nhà thờ lợp vàng lá Vóm mái vàng sáng chói, lộng lẫy, tươi vui không theo kiểu tu viện, đó là một mẫu kiểu kiến trúc cầu kỳ của Matxcơva, hao hao kiến trúc barôcô của châu Âu cận đại.
    Trong ngày thu sáng sủa, đứng từ trên đỉnh tháp có thể thấy rõ những vùng ngoại vi xa. Mặt đất nhấp nhô những ngọn đồi thấp có những dòng sông nhỏ uốn khúc và lỗ chỗ những mặt hồ tựa như những chiếc đĩa nhỏ đặt rải rác đó đây. Đáp xe từ Matxcơva tới mất hai giờ. Theo những khái niệm ngày nay, đó là trong tầm tay với.
  7. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Lăng Khốtgia Akhơmet Iaxêvi​
    [​IMG]
    "Sách các chiến công" cuốn sử chính thức của thủ lĩnh Hồi giáo Timurơ, chứng thực rằng lăng Khốtgia Akhơmet được xây vào năm 1936 tại địa điểm chôn cất nhà truyền đạo Hồi và nhà thơ này viết bằng tiếng Tuyếch cổ và sống vào thế kỷ 12, theo lệnh của người chiếm đoạt vì sao may mắn.
    Sử biên niên chứng thực về uy tín to lớn của Khốtgia Akhơmet đối với các bộ lạc sinh sóng tại miền nam Cadắctan. Là một người có học vấn rất cao, sống như một người nghèo khổ, tác giả của nhiều bài thơ và bài hát bằng tiếng Tuyếch cổ (tập thơ "Hichmét") - nghĩa là "Uyên thâm" được coi là viên ngọc của thi ca phương đông. Khốtgia Akhơmet được mọi người tôn làm thủ lĩnh tôn giáo. Ông mất năm 1166, ngôi mộ của ông được coi là thánh địa của đạo Hồi. Các nhà lịch sử cho rằng khi ra lệnh xây cất lăng tẩm Khốtgia Akhơmet Iaxêvi, Timurơ có mục đích chính trị. Vấn đề là ở chỗ những bộ lạc chưa thuần phục hẳn sinh sống ở vùng lưu vực sông Xurodaria nhiều lần đe dọa hậu phương quân đội của y và trái tim của quốc gia là thành phố Xamaccan. Chắc là Timurơ đã muốn mơn trớn tình cảm của những người dân thảo nguyên bằng thái độ chú trọng tới thánh địa dân tộc của họ.
    Đánh giá cao ý nghĩa của việc giữ gìn di sản tinh thần và văn hóa của cha ông, chính phủ nước cộng hòa Cadắctan đã quyết định khôi phục lăng trong dạng ban đầu của nó - thứ trưởng Bọ văn hóa nước cộng hòa Udơbêchcali Gianhibecốp kể - Khoản tiền lớn đã được dành cho việc phục chế, những xưởng phục chế đặc biệt đã được tổ chức.
    Một nhóm các nhà khoa học dưới sự chỉ đạo của phó tiến sĩ địa khoáng học Xôphia Takibaêva đã chế tạo ra các loại men không thua kém các loại men xưa về độ bền, về khả năng chống ẩm và nhiệt độ. Người ta cũng đã tìm ra được bí mật về độ bền của gạch cổ. Những phát kiến thu được trong thời gian phục chế lăng sẽ được sử dụng trong quá trình phục hồi những di tích lịch sử khác nằm trên lãnh thổ Cadắctan, và cả trong khi xây cất những tòa nhà mới hiện đại.
    Chỉ trong năm ngoái đã có gần 400 nghìn người đến đây, trong số đó có nhiều khách du lịch từ nhiều nước đến. Khu di tích lịch sử kiến trúc đang được mở rộng. Tường thành răng khế trước đây từng bao quanh lăng đang được phục hồi, tháp trung cổ được mở cho mọi người quan sát. Người ta sẽ phục chế hai lăng nữa được xây dựng về sau, khu trang ấp thuộc thế kỷ 14. Khu di tích được bảo vệ rộng 65 ha.
    "Sách các chiến công" cuốn sử chính thức của thủ lĩnh Hồi giáo Timurơ, chứng thực rằng lăng Khốtgia Akhơmet được xây vào năm 1936 tại địa điểm chôn cất nhà truyền đạo Hồi và nhà thơ này viết bằng tiếng Tuyếch cổ và sống vào thế kỷ 12, theo lệnh của người chiếm đoạt vì sao may mắn.
    Sử biên niên chứng thực về uy tín to lớn của Khốtgia Akhơmet đối với các bộ lạc sinh sóng tại miền nam Cadắctan. Là một người có học vấn rất cao, sống như một người nghèo khổ, tác giả của nhiều bài thơ và bài hát bằng tiếng Tuyếch cổ (tập thơ "Hichmét") - nghĩa là "Uyên thâm" được coi là viên ngọc của thi ca phương đông. Khốtgia Akhơmet được mọi người tôn làm thủ lĩnh tôn giáo. Ông mất năm 1166, ngôi mộ của ông được coi là thánh địa của đạo Hồi. Các nhà lịch sử cho rằng khi ra lệnh xây cất lăng tẩm Khốtgia Akhơmet Iaxêvi, Timurơ có mục đích chính trị. Vấn đề là ở chỗ những bộ lạc chưa thuần phục hẳn sinh sống ở vùng lưu vực sông Xurodaria nhiều lần đe dọa hậu phương quân đội của y và trái tim của quốc gia là thành phố Xamaccan. Chắc là Timurơ đã muốn mơn trớn tình cảm của những người dân thảo nguyên bằng thái độ chú trọng tới thánh địa dân tộc của họ.
    Đánh giá cao ý nghĩa của việc giữ gìn di sản tinh thần và văn hóa của cha ông, chính phủ nước cộng hòa Cadắctan đã quyết định khôi phục lăng trong dạng ban đầu của nó - thứ trưởng Bọ văn hóa nước cộng hòa Udơbêchcali Gianhibecốp kể - Khoản tiền lớn đã được dành cho việc phục chế, những xưởng phục chế đặc biệt đã được tổ chức.
    Một nhóm các nhà khoa học dưới sự chỉ đạo của phó tiến sĩ địa khoáng học Xôphia Takibaêva đã chế tạo ra các loại men không thua kém các loại men xưa về độ bền, về khả năng chống ẩm và nhiệt độ. Người ta cũng đã tìm ra được bí mật về độ bền của gạch cổ. Những phát kiến thu được trong thời gian phục chế lăng sẽ được sử dụng trong quá trình phục hồi những di tích lịch sử khác nằm trên lãnh thổ Cadắctan, và cả trong khi xây cất những tòa nhà mới hiện đại.
    Chỉ trong năm ngoái đã có gần 400 nghìn người đến đây, trong số đó có nhiều khách du lịch từ nhiều nước đến. Khu di tích lịch sử kiến trúc đang được mở rộng. Tường thành răng khế trước đây từng bao quanh lăng đang được phục hồi, tháp trung cổ được mở cho mọi người quan sát. Người ta sẽ phục chế hai lăng nữa được xây dựng về sau, khu trang ấp thuộc thế kỷ 14. Khu di tích được bảo vệ rộng 65 ha.

Chia sẻ trang này