1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ký ức "Triệu triệu bông hồng"

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi bittersweet, 15/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Ký ức "Triệu triệu bông hồng"

    Tập nhạc "Tuyển chọn 100 bài hát Nga ưa thích" của Nhà xuất bản Thanh Niên lấy tên ca khúc mỹ miều "Triệu triệu bông hồng" gợi nhớ tiếng hát lừng danh nữ hoàng nhạc nhẹ A-la Pu-ga-sô-va đã bay đến Thành phố Hồ Chí Minh và được giới trẻ hăm hở đón nhận từ cuối thập niên 80 thế kỷ qua.


    [​IMG]Đoàn ca múa nhạc Hàn Lâm quốc gia Nga Biểu diễn tại nhà hát TP trong tuần lễ giao lưu Văn hóa Việt Nga


    [​IMG]Tiết mục múa "Ký ức" Triệu triệu bông hồng
    Ca khúc Liên Xô trước đây đã đến Việt Nam từ rất sớm, chỉ sau văn học một chút, ngay khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu. Ở Nam bộ, vào khoảng 1948, sau khi "Đài Tiếng Nói Nam Bộ Kháng Chiến" phát sóng, Ban ca nhạc Đài đã dịch và hát một số bài như "Ca ngợi Tổ Quốc", "Kỵ binh Cosaques", "Đỉnh núi Lê-nin", "Kéo thuyền trên sông Vôn-ga"? Sau 1954, khi hai miền đất nước tạm thời bị chia cắt, miền Bắc ra sức phục hồi kinh tế, xây dựng và phát triển văn hóa cũng là lúc Văn hóa-văn nghệ các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt là âm nhạc của đất nước hùng vĩ Liên Xô lúc bấy giờ được giới thiệu rộng rãi và phổ biến thường xuyên trên Đài phát thanh, sân khấu ca nhạc, trong học sinh sinh viên và ở các Câu lạc bộ sinh hoạt văn nghệ. Khán giả mê nhạc thường nghe radio giọng ca vàng của ca sĩ Ngọc Bảo hát "Ánh lửa" và Trần Khánh "với "Tiếng hát trái tim" thật sâu lắng, lãng mạn, làm người nghe rạo rực, bâng khuâng.
    Thời đó không ai không thuộc một vài bài được mọi người ưa thích. Bộ đội với bài hát "Cachiusa" ?" tên lửa vượt Trường Sơn vào Nam, qua lời ca "?Kìa thấp thoáng bóng ai chính Ca-chiu-sa. Giữa trời mây bến sông lặng gió chan hòa?". Hát và liên tưởng đến những bộ phim chiến tranh Vệ Quốc Liên Xô với hành khúc cách mạng trầm hùng của Hồng Quân như "Công phá Bá linh", "Ngôi sao tháng 5" (chùm phim ngắn của Tiệp Khắc) và những bài dân ca trong bộ phim lịch sử "Piotr Đại Đế", "Alexadre Nepski", "Cutudop", "Sapaiep", "Sông Đông êm đềm", "Khi đàn sếu bay qua", "Số phận một con người", đặc biệt là "Bài ca người lính"-nhớ mãi anh binh nhì bắn cháy xe tăng Đức tại mặt trận được thưởng mấy ngày phép, trên đường về thăm mẹ lao vào khói lửa cứu dân, khi đến nhà cũng vừa hết phép? Lớp thanh niên nam nữ chúng tôi, dù ở quân đội hay đoàn thể đã hồ hởi tiếp nhận những giai điệu trong sáng đầy khí thế trong giai đoạn xây dựng, kiến thiết đất nước bừng bừng lời ca: "Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ. Bàn tay son sắt giương ngọn cờ. Để ngàn đời bền vững Tổ Quốc ta. Trời cao muôn ngàn năm chói lòa?" "Thời thanh niên sôi nổi" hoặc: "Cả tình yêu trao cuộc sống có thấy chăng ơi cuộc đời tình ta thắm nồng" "Cuộc sống ơi ta mến yêu người" liên tưởng đến tiểu thuyết "Thép tôi đã thế đấy" tỏa sáng hình tượng Paven Cocsaghin cùng người yêu Rita chiến đấu trong hàng ngũ đoàn viên Comxômôn thời kỳ đầu Cách mạng tháng mười Nga cực kỳ gian khổ. Những ca khúc của các nhạc sĩ cổ điển: Glinka (Làn gió đêm), Traicôpsky (Chim sơn ca, Gặp em đến vũ hội) Rimxki Cocxacop (Họa mi say đắm bông hồng) và các nhạc sĩ hiện đại Sốtstacôvích (Tuổi trẻ) đậm chất trữ tình của con người và thiên nhiên nước Nga cùng hàng loạt bài dân ca toát lên âm hưởng bao la bát ngát tha thiết lắng sâu làm người nghe bồi hồi xao xuyến bởi giai điệu quyến rũ trìu mến.
    Mặt khác, ca khúc Nga ***g vào sân khấu kịch tôn thêm chất nhạc và thơ, được khán giả Việt Nam thích thú đón nhận và truyền khẩu lan rộng liền sau đó, như bài hát "Xi-bêri nở hoa" trong kịch "Câu chuyện irkoust" vẽ lên bức tranh của một tập thể lao động xã hội chủ nghĩa trên công trường (tác giả Acbudốp) với các nhân vật chính VALIA và XECGÂY cùng hát với dàn đồng ca: "Thanh mát trong đêm trường, ta xúm quanh lửa hồng? Xibêri không ngừng vang tiếng hát. Ta hát ca lên rằng: Ơi dòng sông vĩ đại thiết tha tình ta cùng angara?" Trước đó, trong vở kinh điển Lubov larovaia (Luba) hoành tráng là các bài hát hùng tráng của Hồng Quân Liên Xô: "Tiến bước hỡi công nhân, vì núi sông ta lên đường ra sa trường thề cương quyết cùng gìn giữ non sông này?" vẫn còn vang vọng tiềm thức khán giả khi nhắc đến vở kịch kinh điển Lubov larovaia (Luba tác giả Trenhov). Và trong vở "Platon Kreset" khi nhân vật Berets, Chủ tịch thành phố xem trong đề án xây dựng của nữ kiến trúc sư Lida, hứng khởi dang rộng hai tay hát "Kìa nhìn xem nước nhà ta rộng rãi vô cùng nào đồng lúa bát ngát với bao núi rừng?" (Ca ngợi Tổ quốc). Nghe câu ca (Chiều hải cảng) "Nào hát bạn cùng tôi, ngày mai rạng bình minh. Chúng ta sẽ lên đường vào chiến dịch?" người chiến sĩ xúc động trước giờ rẽ sóng ra khơi ngoảnh nhìn hải cảng thân yêu "? Giữa ánh nắng lên và giữa ách nước trong, trông vời xa thấp thoáng khăn màu xanh?". Chợt nhớ về năm tháng chống Mỹ, cảng biển Hải Phòng hồ hởi đón những con tàu Liên Xô cặp bến đầy ắp tiếng hát của thủy thủ bạn và chiến sĩ Hải quân Việt Nam. Thời đó, những bái hát Nga hay thường được nhà xuất bản Âm nhạc ấn hành hoặc in trên Tạp chí điện ảnh cùng với tiểu thuyết cổ điển và hiện đại như "Tội ác và trừng phạt", "Anna Karénine", "Chiến tranh và hoà bình", "Phòng số 6", "Chiến bại", "Thời gian ủng hộ chúng ta", "Sông Đông êm đềm", "Thiếu tá Phôngơrin" "Tiền tuyến" (Kịch)? Ca khúc "Chiều ngoại thành Matxcơva" là một trong những bài hát trữ tình nổi tiếng được các đài phát thanh quốc tế trình bày mỗi dịp nói về nước Nga và cũng là bài hát làm khán giả nhất là cán bộ, du học sinh Việt Nam từng công tác, học tập ở Nga thuộc nằm lòng như đang hát về quê hương mình.
    Những giai điệu Nga đã vang lên rực rỡ trong dịp đoàn balê Nhà hát vũ kịch Bônsoi trình bày những điệu múa tuyệt vời và tiếng đàn Balalaica réo rắt đệm cho bài hát múa "Điệu nhảy trên trống" tưng bừng nhộn nhịp với những động tác đánh gót thật phấn khích trong dịp chào mừng thắng lợi của nhân dân Việt Nam hoàn thành sự nghiệp Giải phóng, Thống nhất Tổ Quốc. Cám ơn nền văn học nghệ thuật của các nước anh em trong đó có những bạn Nga đã từng chia sẻ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên mọi phương diện từ 2 cuộc kháng chiến cho đến nay, như những bông hoa mãi mãi xinh đẹp của Tình Hữu Nghị.
    (VHNT)
  2. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bài hát Cachiusa​
    Bài hát Cachiusa của nhà thơ Mikhain Ixacôpxki và nhạc sĩ Mátvây Bơlanterơ có được một sức sống lâu bền ở nước Nga. Theo lịch sử, vào cuối thế kỉ thứ 18 ở nước Nga có một ngàng Cachiusa thường đi hát rong bài Sarơman Catơrin (Catơrin tuyệt vời) cùng với cây đàn dương cầm quay tay. Từ đó mà có tên gọi tiếng Nga là Sơramanca, nghĩa là hai từ đầu của bài hát ghép lại thành tên gọi của nhạc cụ. Các ca sĩ hát rong mang dương cầm quay tay đi khắp nơi biểu diễn. Người ta dịch lời bài Sarơman Catơrin sang tiếng Nga và rồi từ đấy chỗ nàp cũng thấy vang lên khúc hát: ?oỞ chốn làng quê, Cachiusa nổi tiếng là một cô gái xinh đẹp...?
    Bài hát trữ tình Cachiusa đã khiến nhiều người phải nghĩ lại và trả về cho cô gái cái tên kỳ diệu. Vlađimia Dakharốp, nhạc sĩ chỉ đạo đoàn ca múa nhân dân Nga mang tên Pianhixki có sáng kiến dùng những bài hát lấy đề tài hiện đại để đổi mới các tiết mục biểu diễn. Trong quá trình tìm kiếm thơ để phổ nhạc, ông đã chú ý đến Mikhain Ixacôpxki. Nhà thơ nhớ lại: ?oTôi đưa cho ông ấy bài thơ Chia tay mà tôi đang viết dở và bỏ trên bàn làm việc đã nửa năm rồi. Dakharốp vồ lấy ngay bài thơ này và ... theo đề nghị của ông, tôi đã viết xong hai khổ thơ cuối?.
    Thế là nàng Cachiusa đã xuất hiện trong bài thơ Chia tay của Ixacôpxki:
    Hãy trao cho tôi cây đàn phong cầm
    Đó là những tiếng ca vàng đấy
    Chàng trai chia tay cô gái
    Sau phút dạo chơi, họ phải trở về nhà
    Phải trở về muộn nhất
    Cachiusa không vui
    Chỉ có đôi chân như còn bùi ngùi
    Không muốn quay lại
    Cuối bài thơ có dòng chữ đề: năm 1936. Chính nhân vật Côlia ?" Nhicôlai đã có mặt trong bài hát này. Liệu đây có phải là hình ảnh người lính trong bài Cachiusa đang phục vụ ở biên giới, còn cô gái thì gửi tới chàng lời chào khi nàng đang đứng bên bờ sông dốc cao không? Nhưng lúc này, những nhân vật trong bài hát của Dakharốp vẫn đang sống ở làng quê thân yêu.
    Đầu năm 1938, Ixacôpxki viết thêm tám câu đầu bài Cachiusa như sau:
    Hoa đào và hoa lê đã nở
    Trên sóng nước, làn sương trôi lững lờ
    Cachiusa đi ra phía sông
    Và dừng lại trên bờ cao dốc đổ
    Nàng đứng đó và cất tiếng hát
    Về con chim lông xám vùng thảo nguyên
    Về một người mà nàng yêu tha thiết
    Về những bức thư mà nàng đang giữ đây.
    Nhạc sĩ Bơlanterơ đang cần lời cho một bài hát mới bèn yêu cầu thi sĩ viết cho xong bài thơ Cachiusa.Bài hát đã được tân dàn nhạc Quốc gia công diễn ngay trong buổi hoà nhạc đầu tiên dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng V. Cơnưsêvitxki.
    Nhà thơ đã chuyển cho nhạc sĩ mấy bản thảo bài thơ Cachiusa hoàn chỉnh. ?oTuy vậy, - Ixacôpxki viết, - chính tôi đã chọn một bản mà tôi cho là đạt hơn cả ...?Sau khi bài hát được đài phát thanh truyền đi thì gần như cả nước ai cũng yêu quý Cachiusa. Cachiusa được biết đến và được hát không chỉ ở miền Tây Ucraina mới được giải phóng. Tại miền Tây Bêlarutxia, Hồng quân đã được chào đón bằng bài hát Cachiusa. Thư từ gửi đến Đài phát thanh toàn Liên bang chỉ với dòng địa chỉ ngắn gọn: ?oGửi Cachiusa ?" đài phát thanh Matxcơva?. Không ít người đã chép truyền tay nhau bài Cachiusa, trong đó có rất nhiều học sinh, ưinh viên và các chiến sĩ lái mái bay.
    Rồi, như chuyện vẫn xảy ra với những bài hát tầm cỡ. Cachiusa bắt đầu được hát ít hơn. Nhà văn A. Glatcôp thậm chí đã ghi lại trong nhật ký: ?oMùa xuân năm 1940, các bài hát Hải âu, Masa và Thành phố đáng yêu hết sức phổ biến. Đầu năm 1941, Cachiusa vẫn còn được hát. Thế mà không ngờ bài hát lại bị lãng quên nhanh đến như vậy!?
    Khi cuộc chiến tranh Vệ quốc nổ ra đã có hàng trăm, hàng ngàn cô Cachiusa ở lại hậu phương, một lòng chung thuỷ chờ chồng, chờ người yêu đang chiến đấu ở ngoài mặt trận và bằng cách ấy, họ đã sống và chiến thắng. Hàng ngàn Cachiusa đã ra trận. Những bài hát Cachiusa xuất hiện. Trong lời ca cũng như trong thực tế, Cachiusa lúc này là những cô y tá, những nữ chiến sĩ trinh sát, du kích (?oBọn phát xít đã thiêu trụi những vườn đào, rừng lê, triệt hạ tất cả làng quê. Nhưng đêm đêm du kích quân do Cachiusa chỉ huy vẫn hoạt động?). Lời bài hát đã được cải biên cho phù hợp với tình hình lúc đó. Năm 1943, Cachiusa đã trở thành tên một loại súng cối của cận vệ quân. Năm 1944, nhạc sĩ Dakharốp và nhà thơ Ixacôpxki lại sáng tác bài Cachiusa nữa nói về loại vũ khí này.
    Trong những năm chiến tranh và thời kỳ đầu hoà bình, Cachiusa đã được cả thế giới cùng hát. Nhà phê bình V. Bakhơtin đã viết trên Báo Văn học: ?oCachiusa là bài hát nổi trội nhất trong văn học thành văn và cả trong dân gian. Và không chỉ trong lịch sử nước Nga. Tôi chưa thấy một bài hát trữ tình nào được nhiều người yêu chuộng và hát đắm say đến như vậy.?
    Bài hát đã biến cái tên Cachiusa thành huyền thoại. Nay, Cachiusa của Ixacôpxki và Bơlanterơ đã vào tuổi ngoại sáu mươi. Trên bờ dốc cao của con sông Ugra, tỉnh Xmôlenxcơ, nơi chôn rau cắt rốn của Ixacôpxki, bức tượng Cachiusa đã được dựng lên. Dựng tượng cho một bài hát! Có lẽ đây là chuyện hiếm thấy trên hành tinh này. Trong làng Vơxkhôt kề đó, ?oBảo tàng về một bài ca? cũng đã được xây cất hoàn chỉnh. Tại đây có trưng bày tất cả những gì có liên quan đến lai lịch của Cachiusa như đĩa hát, sách vở, những bài báo, tạp chí tranh ảnh, hồi ức, thư từ của các chiến sĩ ... Điều lý thú là Bảo tàng này lại nằm trong nhà văn hoá mang tên Ixacôpxki, người đã dùng khoản tiền được giải thưởng Quốc Gia (vì bài Cachiusa và một số bài thơ khác nữa) để xây lại Nhà văn hoá cũ đã bị bọn phát xít thiêu huỷ.
    Ngày nay, bài hát Cachiusa gần như trở thành biểu tượng của nước Nga. Hình ảnh Cachiusa của nước Nga với những lời ca trữ tình tuyệt vời về nàng mà mọi người bây giờ vẫn hát luôn nhắc nhở mọi người đừng quên Cachiusa bất tử !!
  3. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Million scarlet roses
     




























  4. nolimit

    nolimit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này