1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Nga - Российская Федерация

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi bittersweet, 17/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Nước Nga - Российская Феде?а?ия

    NƯỚC NGA THUỞ SƠ KHAI​


    Người Nga ngày nay là hậu duệ của người đông Xlavơ, vốn đã định cư ở các thảo nguyên thuộc phần châu Âu của nước Nga từ thế kỷ 6. Đến thế kỷ 9, những người Viking, còn gọi là Varangian, xuôi thuyền buồm từ Biển Baltic theo sông Dniep tới Biển Đen để hình thành đường dây buôn bán từ Scandinavia tới Bizantine. Rurik, một trong những thủ lĩnh của họ, đã lập ra vương triều đầu tiên của các vua Nga, và Oleg, người kế vị của ông, đã lập nên nhà nước Nga đầu tiên, nước Nga Kiep. Nước Nga Kiep đã bị quân Tacta - Mông Cổ, những đạo quân đã từng tràn qua nhiều thành phố của nước Nga, huỷ diệt vào năm 1237 và bị chúng thống trị suốt 200 năm. Nước Nga bị chia thành nhiều công quốc nhỏ. Một trong số các công quốc đó là Matxcơva dần dần trở nên hùng mạnh và đã lật đổ ách thống trị của người Tacta.

    Rurik, thủ lĩnh của người Viking

    Varangian vốn là người Nauy, tức người Viking. Vào thế kỷ 9, bị hấp dẫn bởi con đường buôn bán giữa Scandinavia và Bizantine Hy Lạp, từ biển Baltic, họ bắt đầu thâm nhập vào lãnh thổ của những người đông Xlavơ. Những người Xlavơ bị kẹt giữa các kẻ thù và những cuộc huynh đệ tương tàn, đã mời người Varangian đến trị vì họ. Một trong số các thủ lĩnh của người Varangian, Rurik, đã vượt qua các trở ngại và trở thành vua của Novgorod vào năm 862. Số người Nauy ít ỏi mau chóng bị người Xlavơ đồng hóa; triều đại Rurik trị vì cho đến cuối thế kỷ 16.

    Rộng lớn và giàu có


    Thân vương Oleg thành lập nước Nga Kiep vào thế kỷ 9. Suốt 400 năm liền nó là quốc gia rộng lớn và giàu có bậc nhất ở châu Âu dưới sự trị vì của các ông vua hùng mạnh như Vladimir I, Iaroslav Thông thái, và Vladimir Monomakh. Nhưng đến năm 1237, nước Nga Kiep, vốn bị suy yếu vì những cuộc huynh đệ tương tàn, đã bị quân xâm lược Mông Cổ (Đế chế Orda vàng son) của Batu, cháu nội Thành Cát Tư Hãn, hủy diệt.

    Kẻ chinh phục từ Mông Cổ

    Từ căn cứ của mình ở châu Á, Thành Cát Tư Hãn, đại đế của người Mông Cổ đã chinh phục Trung Hoa, miền bắc Ấn Độ mà ngày nay là Pakistan, và Trung Á. Sau đó, vào năm 1222, ông dẫn các cánh quân kỵ thiện chiến của mình tiến vào miền nam nước Nga, cướp bóc vùng đất giữa sông Vonga và sông Dniep. Cháu nội của ông là Batu đã hoàn thành cuộc hinh phục nước Nga vào năm 1237, xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của nước Nga Kiep và các thành phố non trẻ hơn là Vladimir và Suzdal, trước khi kéo quân sang phía tây để chinh phục Hungari và Ba Lan.

    Từ Kiep đến Muscovy

    Năm 1954, ở đỉnh cao phát triển của mình, nhà nước Kiep trải dài từ biển Đen cho tới biển Baltic và hồ Onega ở phía bắc. Sau khi Kiep bị suy vong, trung tâm của nước Nga dịch chuyển theo hướng đông bắc, thoạt đầu về Vladimir, sau đó về Matxcơva, thủ đô của công quốc Muscovy. Muscovy bao gồm các vùng lãnh thổ trải rộng tới Bạch Hải ở miền bắc, phía đông sông Vonga cho tới tận miền tây Siberi.

    Đế chế Orda vàng son


    Quân đội của Thành Cát Tư Hãn và cháu nội của ông là Batu bao gồm các kỵ binh bắn cung thiện nghệ, được bảo vệ bằng áo giáp tinh xảo. Batu đã lập thủ đô cho Đế chế Orda Vàng son của mình ở vùng Sarai, cửa sông Volga. Lãnh chúa Mông Cổ không có ý định biến các công quốc Nga thành thuộc địa của mình, mà chỉ bắt họ thuần phục bằng những cuộc đột kích thường xuyên và hàng năm bắt cống nạp nặng nề. Mặc dù giáo hội Chính thống vẫn tồn tại nhưng ách đô hộ hà khắc 200 năm của người Mông Cổ đã kìm hãm sự phát triển đời sống văn hóa và xã hội của nước Nga.

    Chiến đấu chống quân Tacta

    Matxcơva dần dần trở thành trung tâm chống lại ách đô hộ của người Tacta - Mông Cổ. Năm 1380, vua Dmitri của Matxcơva đã đánh tan quân Tacta trên sông Đông, và năm 1480, một vua khác của Matxcơva là Ivan Đệ tam đã xóa bỏ được điều ước về triều cống. Nhưng phải đến thế kỷ 16, nước Nga dưới sự trị vì của Ivan bạo chúa mới giành lại được đất đai từ tay người Tacta.

    Biểu tượng quyền lực


    Đại bàng hai đầu, biểu tượng quyền lực phổ biến ở Bizantine và châu Âu, cũng được công quốc Muscovy ở thế kỷ 15 sử dụng cùng với hình thánh George đang giết chết con mãng xà. Năm 1672, quốc huy của nhà nước Nga được công bố là đại bàng hai đầu đội vương miện, bộ vuốt giữ cây quyền trượng, ở giữa là hình thành George tay cầm khiên, bao quanh là biểu tượng các thành phố chính và Siberi. Về sau, người ta bổ sung thêm biểu tượng của Phần Lan, Ba Lan, Georgia và Taurida (Crưm), cùng với dải băng Thánh Andriu.
  2. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    MIỀN ĐẤT ĐA DẠNG​
    Nước Nga là đất nước lớn nhất thế giới, trải rộng trên 11 múi giờ từ châu Âu sang châu Á. Nước Nga có ba vùng địa lý khác nhau: phần châu Âu ở phía tây kéo dài đến chân dãy núi Uran; vùng đất Siberi rộng mênh mông và bằng phẳng; và vũng viễn đông đồi núi trập trùng. Khí hậu ở nước Nga rất khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình từ -20 độ C vào mùa đông đến +20 độ C vào mùa hè. Trong số các sông lớn ở nước Nga có Vonga là con sông dài nhất châu Âu, và sông Yenisei ở Siberi. Hồ Baican ở đông Siberi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, chứa tới một phần năm dự trữ nước ngọt trên thế giới. Thế giới động vật ở nước Nga rất đa dạng, trong đó có hổ, tuần lộc, nai sừng tấm, chồn, hải mã và loài hải cẩu chỉ có ở nơi đây (hải cẩu Baican).
    Biểu tượng dân tộc
    Gấu nâu là một trong những biểu tượng dân tộc của nước Nga. Chúng sinh sống ở núi rừng khắp nước Nga, từ châu Âu tới Siberi và đồi núi vùng Usuri ở viễn đông. Những con vật khổng lồ này duy trì sự sống bằng cách nằm ngủ mơ màng suốt mùa đông nhờ lượng mỡ tích trữ được do ăn hoa quả trong rừng, cá và thậm chí cả hươu nai mà chúng săn được nhờ chạy cực nhanh một đoạn ngắn.
    Loài hổ cô độc
    Hổ Siberi là loài hổ to nhất thế giới. Chúng thích sống cô độc trong rừng núi vùng Usuri ở viễn đông. Tuy số lượng hổ Siberi giảm chỉ còn khoảng 20 con vào những năm 1940, nhưng nhờ có chính sách bảo vệ mà chúng đã sống sót được. Đến giữa những năm 1990, đàn hổ Siberi đã tăng lên khoảng 300 con.
    Thổ dân Siberi
    Thổ dân ở đây, chẳng hạn nhw người Chukchi , biết sử dụng tuần lộc tại chỗ để cung cấp phương tiện đi lại, thịt, sữa, da làm quần áo và lều.
    Ngỗng ức màu hạt dẻ
    Loài ngỗng sặc sỡ với bộ cánh màu đen, trắng và hạt dẻ này sinh sống ở những doi đất vùng cực bắc Siberi tiếp giáp với Bắc Băng Dương. Những con chim xinh đẹp này là bằng chứng sinh động chứng tỏ rằng vùng đất mênh mông, gần như không có người ở miền bắc băng giá của nước Nga vẫn có thể là môi trường sống cho thế giới sinh vật đa dạng vào những tháng mùa ấm áp là các tháng sáu, bảy, tám. Tuy nhiên, số lượng các cặp sinh sản đã giảm quá hai phần ba trong thế kỷ qua, chủ yếu do nạn săn bắn vô tội vạ.
    Mùa hè ở lãnh nguyên
    Tháng sáu, tháng bảy hàng năm, những tia nắng ấm áo của Mặt trời làm tan được vài phân lớp đất bề mặt của tầng đất đóng băng vĩnh cửu Bắc cực dày đến ngàn mét. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, vùng đất thường ảm đạm này bỗng biến thành cánh đồng hoa rực rỡ và thảm cỏ xanh.
    Các vùng sinh dưỡng
    Có thể chia nước Nga thành các dải sinh dưỡng rộng kéo dài từ đông sang tây: lãnh nguyên không cây cối ở miền bắc, dải này mở rộng ở phía đông để ôm trọn cả vùng viễn đông; rừng taiga mênh mông bao phủ hầu hết nước Nga; và thảo nguyên miền nam.
    Rừng Taiga
    Những cánh rừng Taiga mênh mông với thông lá rụng , thông, bách, phong và dương lá rụng chiếm quá nửa trữ lượng gỗ mềm của thế giới và tạo môi trường sống cho thế giới động vật phong phú ở nước Nga.
    Thảo nguyên
    Thảo nguyên là những cánh đồng cỏ với lớp đất đen dày màu mỡ, rất lý tưởng cho canh tác nông nghiệp. Thảo nguyên phân bố chủ yếu ở miền nam Siberi và phần châu Âu của nước Nga.
    Đường "cao tốc" phủ tuyết
    Thật bất ngờ, khí hậu khắc nghiệt ở nước Nga không cản trở việc đi lại vào mùa đông. Lớp tuyết dày làm cho đường phẳng phiu, không có những ổ gà ổ voi như vào mùa hè, hay những vết bánh xe sâu hoắm vào mùa xuân và mùa thu. Xe ngựa kéo có thể lao như bay trên đường "cao tốc" phủ đầy tuyết, còn hành khách thì có thể nằm ngả lưng và đắp những tấm chăn da lông ấm áp. Trước đây, khi người ta phải đi xa bằng xe trượt, thì ngựa được đổi tại các trạm bưu điện của chính phủ. Các trạm này được bố trí đều đặn dọc các tuyến đường chính. Tuy ngỳa nay hầu hết các xe trượt tuyết đã được thay thế bằng ô tô và xe tải nhưng chúng vẫn còn được sử dụng ở một số nơi.
  3. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC NGA​
    Trước Cách mạng tháng Mười, nước Nga thực sự là một đế chế đa sắc tộc, bao gồm người Ucraina và Belarus; Kazắc và các dân tộc khác ở Trung Á; người Georgia, Armenia và Azebaigian ở vùng Câpc; Litva và Estonia ở miền bắc; Tacta; Đức; và nhiều dân tộc khác. Nước Nga ngày nay tuy nhỏ hơn nhiều, vẫn có số dân 150 triệu người, với trên 100 sắc tộc. Người Nga chiếm tới 82 phần trăm dân số ở nước Nga - một tỷ số áp đảo. Khi còn Liên bang Xô Viết, người Nga chỉ chiếm trên 50% dân số, và dưới thời Đế chế Nga, người Nga chỉ là thiểu số
    Người Côzăc
    Rất đông người Nga ở các tỉnh phía nam như Kuban, Astrakhan và Orenburg đã hợp thành những cộng đồng Côzăc tự quản. Tuy nhiên, cũng có một số người Côzăc định cư không phải là dân Nga, mà là dân Canmưc và Buryat (người Mông Cổ), dân Bashikir (nói tiếng Thổ), và dân Tungus (thổ dân Siberi)
    Mũ KOKOSHNIK
    Nhiều thế kỷ trước, phụ nữ Nga thường đội mũ may bằng vải nhung màu đỏ thêu chỉ vàng, giống như chiếc mũ này. Tất cả mọi người, trừ giới quý tộc cao nhất, đều đội mũ kokoshnik.
    Trang phục dân tộc
    Cùng với mũ kokoshnik, cho tới tận thế kỷ 20, những người tá điền và phụ nữ làm công khắp nước Nga thường mặc áo không tay (sarafan). Màu sắc và trang trí trên áo sarafan ở mỗi vùng mỗi khác, thậm chí khác hẳn nhau.
    Vật gia truyền
    Bộ trang phục lễ hội thế kỷ 19 này cùng với mũ có búp lông thiên nga vui mắt được may ở vùng Ryazan, phía nam Matxcơva.
    Mọi phụ nữ đều có thể tự may cho mình áo choàng, áo sơ mi, tạp dề và áo gilê. Họ tự dệt thành vải và may thành quần áo. Cuối cùng họ còn thêu móc ren trang trí. Những bộ quần áo tuyệt đẹp như thế thường được ông bà cha mẹ truyền cho con cháu từ đời này sang đời khác.
    Thổ dân Siberi
    Ngày nay số lượng người Nga đông hơn hẳn so với nhiều dân tộc thiểu số - thổ dân Siberi. Trên hình, hai người bên phải là thổ dân Siberi sống ở vùng Tobolsk, miền tây Ural. Hai người bên trái là người Tungus sống ở quận Amur trên biên giới với Trung Quốc. Người mặc áo lông dài sống ở thành phố, người đứng bên cạnh là dân su mục sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc.
    Người phương Bắc
    Đây là áo ấm của người Nganasan sống ở vùng cực bắc nước Nga, những người có lối sống giống như người Eskimo. Chỉ có vài ngàn người Nganasan; họ thuộc về bộ lạc Samioyed-Nenet sống ở bán đảo Taimyr, miền bắc Siberi. Họ là những người du mục truyền thống chuyên săn bắn, chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, mặc dù trong thời kỳ Xô Viết, nhiều người trong số họ đã từng được sống định cư trong các nông trang tập thể.
    Nước Cộng hòa Tatarstan
    Người Tacta nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khoảng 4% dân số nước Nga - khoảng 6 triệu người. Phần lớn trong số họ sống ở nước Cộng hòa Tatarstan bên trong Liên bang Nga. Họ là hậu duệ của Đế chế Orda Vàng son, nhiều người trong số họ theo đạo Hồi. Năm 1994, cộng hòa Tatarstan ký Thỏa ước đưa lại cho họ các quyền đặc biệt bên trong Liên bang Nga.
    [​IMG]
    Được bittersweet sửa chữa / chuyển vào 14:14 ngày 17/05/2004
  4. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    MỘT ĐẤT NƯỚC GIÀU CÓ​
    Nước Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, từ gỗ - khoảng một phần năm rừng trên toàn thế giới - cho tới nguồn cung cấp đá xây dựng và khoáng sản với trữ lượng lớn. Trong số đó có vàng, kim cương, quặng sắt, đồng, niken, chì, kẽm, thứ gì cũng sẵn. Nước Nga cũng có trữ lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than đá - một nửa trữ lượng than đá của thế giới, dầu mỏ, than bùn, và khí đốt thiên nhiên. Nghề bẫy thú để lấy da lông - nguồn lợi từ lâu đời của nước Nga, hiện nay vẫn được tiếp tục. Nghề đánh cá, đặc biệt là cá tầm, rất phát triển. Những dòng sông lớn ở nước Nga được sử dụng để sản xuất hơn 10 phần trăm năng lượng điện của toàn thế giới
    Tìm thấy kim cương
    Cho đến thế kỷ 19, những viên kim cương, chẳng hạn những viên đính trên chiếc vương miện của Nga Hoàng ở hình trên, được nhập khẩu từ Ấn Độ. Những viên kim cương Nga đầu tiên được tìm thấy tại một vùng hẻo lánh ở miền bắc trung phần Siberi năm 1955. Trong vòng một năm, một thị trấn mới, thị trấn Hòa Bình, đã mọc lên. Nó được nối với bên ngoài bằng đường hàng không, nhưng đường tàu hỏa gần nhất cũng ở cách xa trên 1000km. Tuy vậy, thị trấn Hòa Bình hiện nay vẫn có trên 40.000 dân, phần lớn tham gia khai thác kim cương.
    Khai thác khoáng sản
    Quặng sắt và các kim loại khác đặc biệt phong phú ở Siberi. Thị trấn Norilsk ở miền bắc Siberi, phía trên Vòng Bắc Cực, được xây dựng từ những năm 1930, để khai thác niken, đồng, coban, và ngày nay người ta còn khai thác cả vàng, bạc, bạch kim.
    Cơn sốt tìm vàng
    Nước Nga có một số mỏ vàng thuộc loại lớn nhất Thế giới. Năm 1838, người ta tìm thấy vàng gần sông Yenisei ở Siberi, tiếp theo là những phát hiện lớn ở thượng lưu sông Lena, và cơn sốt tìm vàng bắt đầu. Năm 1923, lần thứ hai người ta tìm ra mỏ vàng lớn ở vùng Aldan, thượng lưu sông Lena.
    Hổ phách cổ
    Hổ phách là nhựa hóa thạch của các loài cây lá kim đã chết từ rất lâu. Nó được tìm thấy chủ yếu dọc theo bờ biển Baltic. Đã nhiều ngàn năm nay, người ta đánh bóng chúng, buôn bán chúng, chế tác chúng thành đồ trang sức. Trong Cung điện của nữ hoàng Catherine có một phòng nổi tiếng ốp toàn hổ phách.
    Săn thú lấy lông
    Để chống chọi với cái lạnh cắt da của mùa đông, phần lớn người Nga mặc áo choàng, đội mũ có lông ở mặt trong. Ngày nay động vật hoang dã vẫn bị săn bắt nhiều, chủ yếu do các thổ dân. Tuy đã có nhiều trang trại nuôi chồn vizon, zibelin và cáo để lấy da lông, nhưng da lông thú hoang dã vẫn được coi là tốt nhất.
    Những người buôn lông thú
    Những thế kỷ trước, các nhà buôn từ trung tâm nước Nga tiến về miền bắc và miền đông để tìm kiếm lông thú ở vùng Bắc Cực thuộc Nga. Đến hết thế kỷ 17, lông thú vẫn là mặt hàng quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương của các nhà buôn ở Matxcơva. Ngày nay, cuộc bán đấu giá lông thú hàng năm ở Saint Peterburg vẫn được xem là thị trường lông thú quan trọng nhất trên thế giới.
    Thủy điện
    Trên các dòng sông hùng vĩ của nước Nga, nhiều đập thủy điện đã được xây dựng. Stalin rất coi trọng các dự án thủy điện khổng lồ, thậm chí đổi cả hướng dòng chảy của các con sông. Nhưng các công trình này ngày nay đã bị loại bỏ vì chúng có hại cho môi trường.
    Đá Malachit
    Hợp chất của đồng với màu xanh tuyệt đẹp như thế này chỉ xuất hiện tại bốn địa điểm trên thế giới, trong đó có dãy núi Ural của nước Nga. Thế kỷ 19, malachit được sử dụng để làm đồ trang sức, các đồ vật trang trí tuyệt đẹp phục vụ giới thượng lưu, chẳng hạn như chiếc bình trên này. Toàn bộ tường của phòng khánh tiết trong Cung điện Mùa đông được ốp bằng đá malachit màu xanh biếc.
    Khí đốt thiên nhiên
    Là nước khai thác thiên nhiên liệu hóa thạch chủ yếu trên thế giới, nước Nga chiếm tới 40 % khí đốt thiên nhiên của Thế giới. Các mỏ khí nằm ở Capca, Siberi, dọc theo bờ Bắc Băng Dương thuộc Nga. Các đường ống xây dựng từ những năm 1970 và 1980 nối các mỏ khí đốt ở Siberi với phần châu Âu của Nga, từ đó khí đốt được xuất đi các nước khác dễ dàng hơn nhiều. Nhờ xuất khẩu khí đốt mà nước Nga có tiền để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.
    Cá tầm
    Do sông Volga và Lý Hải bị ô nhiễm, mà loại cá tầm to lớn, loài cá cho món caviar (trứng cá), một món ăn cao cấp đắt tiền, ngày càng trở nên khan hiếm. Mặc dù vậy, nghề đánh cá vẫn rất phát triển ở nước Nga. Đội tàu đánh cá của Nga hoạt động cả ở gần bờ lẫn ngoài khơi Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
    Gỗ Ván
    Nước Nga chiếm tới một phần năm diện tích rừng toàn thế giới và gần một nửa gỗ mềm (thông và các loài cây lá kim khác) của thế giới. Do rừng Siberi ở xa nên việc khai thác gỗ được tiến hành chủ yếu ở gần nơi tiêu thụ là trung phần nước Nga và Ural. Gỗ được sử dụng để sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm nhà và một phần khá nhiều gỗ được dùng làm củi.
  5. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    THÂN PHẬN NÔNG NÔ​
    Nông nô là những nông dân bị ràng buộc chặt với ruộng đất của địa chủ và buộc phải canh tác trên ruộng đất của chủ. Họ là những nô lệ thực sự, họ không được làm bất cứ điều gì mà chủ đất không cho phép, thậm chí cả việc cưới hỏi. Họ có thể bị đem bán, bị đày đi Siberi hoặc bắt đi lính. Tuy nhiên luật cũng cấm chủ đất giết nông nô. Trước thế kỷ 17, hàng năm chỉ có một ngày là nông nô được phép đến lãnh địa khác. Năm 1649, ngay cả quyền tự do này cũng bị tước bỏ. Hai thế kỷ sau, năm 1861, nông nô cuối cùng được giải phóng. Những người nông nô được giải phóng tạo thành thị trường cung cấp lao động cho nền công nghiệp non trẻ, nhờ vậy đã tạo ra sự tăng trưởng ngoạn mục cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nông dân phải trả giá rất cao cho ruộng đất mà họ cho là theo lẽ phải thì phải thuộc về họ; tự do đã không cải thiện được bao nhiêu cuộc sống của họ.
    Tầng lớp quý tộc
    Cho tới cuối thế kỷ 17, tầng lớp quý tộc cũng có chung nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo với nông dân. Tuy nhiên, Pie Đại đế đã bắt các nhà quý tộc phải cạo râu cằm, tiếp thu cách ăn mặc, lối sống, ngôn ngữ của phương tây, làm cho hố ngăn cách giữa quý tộc và nông dân trở nên quá lớn.
    Nhà gỗ
    Ở nước Nga, làng quê với những ngôi nhà có tên gọi izba làm từ gỗ nguyên cây giống nhua như đúc vẫn còn phổ biến, tuy những ngôi nhà mái rạ ngày nay không còn nhiều.
    Những công cụ thiết yếu
    Tới tận thế kỷ 20, người nông dân Nga trên các cánh đồng rộng mênh mông vẫn phải dùng những dụng cụ canh tác bằng gỗ hầu như không được cải tiến suốt từ thời Trung cổ. Do công lao động của nông dân quá rẻ, hầu hết các chủ đất đã không chú ý cải tạo đất hay cải tiến phương pháp canh tác. Tuy nhiên, cũng có một số người, chẳng hạn như nhà văn Lev Tonstoi, đã ủng hộ các kỹ thuật canh tác mới.
    Thủ lĩnh Pugachev
    Nhiều nông nô không cam chịu số phận đã chạy trốn đến các vùng biên giới phía nam và trở thành những người Côzắc - các chiến binh tự quản. Họ trồng trọt và tổ chức các cộng đồng của mình không theo luật lệ hà khắc của Nga hoàng. Năm 1773, Yemelyan Pugachev, một thủ lĩnh Côzắc đã tự xưng là Hoàng đế Pie Đệ tam, người chồng bị ám hại của Catherine Đệ nhị. Ông lãnh đạo cuọc khởi nghĩa lớn của nông dân Nga và các dân tộc khác ở các vùng trên sông Vonga và Uran, hứa hẹn giải phóng nông nô. Ban đầu ông đã thu được nhiều thắng lợi, đánh chiếm được Kazan và tiến về Matxcơva. Nhưng tháng tám năm 1774, ông bị bại trận tại Xaritxyn. Ông chạy thoát, nhưng rồi bị bắt vào tháng 10 và bị giải về Matxcơva trong chiếc cũi đặc biệt này.
    Ông bị tra tấn và bị hành hình trước công chúng.
    Cuộc sống của nông dân
    Trước Cách mạng tháng Mười năm 1917, bốn phần năm dân số nước Nga là nông dân. Chỉ có một phần năm số dân biết chữ nhưng họ là những người thợ lành nghề có thể tự mình làm nhà và dệt vải, tự mình chế tạo tất cả các loại nông cụ. Nông dân sống trong cộng đồng làng có tổ chức chặt chẽ, gọi là mir, trong đó bô lão là những người chịu trách nhiệm thu thuế, hòa giải các tranh chấp và chia đất cho các hộ gia đình.


    Trang phục truyền thống
    Trang phục hàng ngày của phụ nữ là những chiếc áo và váy giản dị, hoặc những chiếc áo không có tay gọi là sarafan
    Đàn ông thì mặc quần dài, áo bằng vải lanh, và caftan. Mùa hè, những người nông dân đi dép đan bằng vỏ cây phong. Mùa đông, họ trùm thêm giày ni, gọi là valenki, và áo choàng da lông cừu để giữ ấm những khi phải ra ngoài. Những bộ quần áo cầu kỳ hơn được để dành cho những dịp hội hè đặc biệt và được truyền từ đời này sang đời khác.
    Tự do cho nhân dân
    Tháng 3 - 1861, nông nô nước Nga chào đón tin tức về Luật giải phóng nông nô của Nga hoàng Alexandre Đệ nhị. Khoảng 50 triệu người Nga nhờ đó đã được giải phóng khỏi kiếp sống gần như nô lệ. Tuy nông nô đã được giải phóng nhưng họ vẫn bị ràng buộc chặt với cộng đồng của mình và nợ nần vì diện tích ruộng đất ít ỏi mà họ nhận được. Nhiều người cảm thấy bị mắc lừa và bất mãn với hoàn cảnh của mình.
  6. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    CHÍNH THỐNG GIÁO​
    Ở nước Nga tuy có nhiều tôn giáo nhưng dân chúng phần lớn theo đạo Cơ đốc Chính thống. Tôn giáo này được quận vương Vladimir chọn đưa vào Nga từ Bizantine cách đây trên 1000 năm, vì nó có những nghi lễ trang trọng. Chính thống giáo (Chính giáo) có nhiều nghi lễ, thường kéo dài, cầu kỳ và rực rỡ. Các bài Thánh ca được hát không có đệm đàn, vì người ta cho rằng đối với âm nhạc thiêng liêng thì chỉ được dùng giọng hát của con người. Chính giáo là quốc giáo của nước Nga cho tới Cách mạng tháng Mười năm 1917. Trong thời kỳ Xô Viết, Giáo hội tách khỏi nhà nước, giáo dân ít đi lễ ở nhà thờ. Từ 1990, được chính quyền bảo trợ, Giáo hội lại phát triển mạnh.
    Nghi lễ ở Nga
    Trong khi làm thủ tục hôn lễ theo Chính giáo, người ta nâng trên đầu cô dâu và chủ rể mũ miện trang trí lộng lẫy, giống như chiếc mũ cưới của thi hào Puskin ở hình trên. Đôi uyên ương uống chung một cốc rượu vang ba lần. Sau đó linh mục dẫn họ đi vòng quanh ba phòng lớn của nhà thờ ba vòng.
    Tu viện
    Sau Cách mạng tháng Mười, nhiều tu viện cổ ở nước Nga trở nên vắng vẻ vì giáo dân ít đi lễ nhưng ngày nay, các tu viện lại phát triển rất mạnh. Quan trọng nhất là tu viện Thánh Ba ngôi Saint Sergius xây dựng từ thế kỷ 14. Năm 1689, các tu sĩ ở đây đã ủng hộ Pie Đại đế trong cuộc tranh giành ngôi báu với người chị cùng cha khác mẹ là công chúa Sophia.
    Cổng thánh tượng bình
    Cổng Thánh tượng bình được đặt ở giữa thánh thất, hai cánh là các tranh thánh ghép với nhau thành vách ngăn cao, để ngăn cách khán thờ với phần còn lại của nhà thờ. Trong suốt buổi lễ, các tín đồ hướng nhìn về khán thờ. Chỉ trong những thời điểm quy định khi đang hành lễ hai cánh mới được mở ra, và chỉ có các giáo chức mới được vào bên trong thánh thất, tượng trưng cho việc đi lên Thượng giới đối với các tín đồ sùng đạo.
    Tranh thánh

    Tượng tròn một thời gian không được Giáo hội chấp nhận vì họ cho rằng chúng không phù hợp với việc thờ cúng. Nhưng những bức tranh tượng thánh - những bức tranh tôn giáo vẽ trên gỗ - thì được sùng kính hơn, vì trông chúng không giống người trần thế. Tranh tượng thánh không chỉ được trưng bày trong các nhà thờ, mà cả trong nhà những người dân Nga.
    Những cải cách của thánh Nikon
    Đại giáo chủ Nikon đứng đầu giáo hội từ 1652 đến 1658. Ông đã cải cách các nghi lễ, chẳng hạn như làm dấu thánh bằng ba ngón tay thay vì hai, và đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của nhóm Tín đồ thủ cựu. Do ông quyết tâm làm cho Giáo hội có nhiều quyền lực hơn triều đình nên Nga hoàng đã tống giam ông trong một nhà tu kín.
    Sách thiêng
    Kinh thánh được Thánh Cyril và Thánh Mephodi, là hai anh em, dịch sang ngôn ngữ kinh thánh cổ Xlavơ vào thế kỷ 9. Ngôn ngữ này rất gần với tiếng Nga và hiện nay vẫn được sử dụng trong các buổi lễ ở nhà thờ.
    Áo choàng lễ


    Áo choàng dùng trong các dịp lễ Giáo hội Chỉnh giáo thường rất trang trọng và rực rỡ, giống như chiếc áo giám mục này. Mỗi chi tiết của nó đều có ý nghĩa tôn giáo đặc biệt. Thông thường, các giám mục và linh mục đều mặc áo thầy tu (áo choàng) màu đen, đội mũ đen. Khi làm lễ, các linh mục mặc áo đặc biệt, phần nhiều giống như áo choàng của giám mục như hình dưới đây:
    Vào dịp lễ Phục sinh và các lễ hội quan trọng khác, các giám mục mặc những chiếc áo choàng lộng lẫy hơn nhiều.
    Giáo chức nhà thờ
    Đứng đầu Giáo hội Chính giáo là Đại giáo chủ. Ông ta giống như các giáo chức cao cấp khác của Giáo hội Chính giáo - giáo chủ, *************, giám mục, cha xứ - được lựa chọn từ các tu sĩ độc thân (tu sĩ áo choàng đen). Phần đông hơn là các linh mục (tu sĩ áo choàng trắng), thông thường họ vẫn lấy vợ và là linh mục của xứ đạo suốt đời. Phụ nữ không được phép gia nhập giáo chức.
  7. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    QUYỀN LỰC CỦA NGA HOÀNG​
    Nước Nga đã trải qua hai triều đại phong kiến: triều đại Rurikid (khoảng 860 - 1598) và, sau Thời Loạn sứ quân (khoảng 1605 - 1613) là triều đại Romanov (1613 - 1917). Thời Loạn sứ quân là giai đoạn của cuộc nội chiến, do nhiều kẻ tự xưng là vua đánh lẫn nhau để tranh giành ngôi báu, và tình trạng bất an, nạn đói, nạn ngoại xâm gây tai họa cho đất nước. Đến thế kỷ 15, các quân vương Nga bắt chước danh hiệu "Ceasar" trong tiếng La Mã, tức "Hoàng đế", đọc gần đúng theo tiếng Nga là "xa", tức Nga hoàng (Vua của nước Nga) để thể hiện quyền lực và uy thế của Matxcơva. Danh hiệu "Hoàng đế" được sử dụng ở thế kỷ 18 dưới thời trị vì của Pie Đại đế. Các Nga hoàng trong suốt quá trình lịch sử nước Nga đã cai trị với quyền lực tuyệt đối.
    Triều đại Romanov
    [​IMG]
    Năm 1613, Mikhail Romanov 16 tuổi được chọn làm vua. Triều đại của dòng họ Romanov đã cai trị nước Nga hơn 300 năm. Triều đại này sụp đổ tháng hai năm 1917, khi Nicolai Đệ nhị bị phế truất.
    Vương miện Kazan
    [​IMG]
    Tuy đã từng thuộc về Ediger Mahmet, chiếc vương miện thế kỷ 16 này là một trong số những vương miện lâu đời nhất ở nước Nga, Mahmet là ông vua cuối cùng của công quốc Kazan của người Tacta. Ông đã theo đạo Cơ đốc và thần phục Ivan Hung đế.
    Catherine Đệ Nhị
    [​IMG]
    Là một quận chúa nước Đức, Catherine trở thành Nữ hoàng Nga năm 1762 và đã ở ngôi trên 30 năm. Được gọi là Catherine Đại đế, bà là người cuối cùng trong số bốn hoàng đế hùng mạnh trị vì sau Pie Đại đế.
    Pie Đại đế
    [​IMG]
    Pie Đệ nhất, người đã dùng vũ lực để đoạt ngai vàng từ tay Sophia, người chị cùng bố khác mẹ, trị vì nước Nga từ 1689 đến 1725. Là người quyết đoán nhất trong số các Nga hoàng, ông đã sáng lập thành phố thủ đô mới, xây dựng hạm đội đưa ra các cách triệt để trong giáo dục và trị nước. Ông cũng là vị Nga hoàng đầu tiên ra nước ngoài.
    Khởi nghĩa Tháng Chạp
    [​IMG]
    Trong lịch sử nước Nga, đã có rất nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống lại ách thống trị của vua chúa. Nhưng cuộc khởi nghĩa của những người Tháng Chạp quý tộc năm 1825 chống lại Nicola Đệ nhất đã làm rung chuyển cả chế độ. Do không được nhiều người hưởng ứng, cuộc khởi nghĩa đã mau chóng bị dập tắt. Năm người trong số các thủ lĩnh đã bị treo cổ, những người còn lại bị kết án đày đi lao động khổ sai tại Siberi.
    Ivan Hung đế
    [​IMG]
    Nền cai trị kéo dài của Ivan Đệ tứ (1533 - 1584) đã khởi đầu đầy hứa hẹn, với những luật lệ mới, những cuộc bành trướng lãnh thổ, và quan hệ thương mại với nước Anh. Tuy nhiên, sau khi người vợ đầu tiên của ông qua đời, Ivan đã trở thành một ông vua tàn bạo, đến mức đã giết cả con của chính mình.
    Boris Godunov
    Boris Godunov là ông vua cuối cùng của triều đại Rurikid. Y bị coi là người đã giết chết hoàng tử Dmitri, người kế vị hợp pháp. Cái chết bất ngờ của Godunov năm 1605 đã làm bùng nổ cuộc đấu tranh giành giật ngôi báu kéo dài, mà người ta gọi là Thời Loạn sứ quân.
    Mật thám của Nga hoàng
    Là lực lượng bí mật khét tiếng của các Nga hoàng, Phòng Ba (sau này là Ckhrana - Cục bảo vệ) đã thâm nhập và đàn áp các tổ chức cách mạng. Mật thám Nga khét tiếng là tàn bạo.
    Alexander Đệ Nhị
    [​IMG]
    Dấu ấn nổi bật trong thời trị vì của Alexander Đệ nhị là đạo luật giải phóng nông nô năm 1861. Tuy nhiên, ông hoàng duy tân này đã bị bọn khủng bố sát hại bằng bom năm 1881. Người kế vị ông, Alexander Đệ tam đã theo đuổi chính sách *********, tàn bạo, đảo ngược nhiều cải cách của cha mình.
    "Âm thịnh, dương suy"
    Sau khi Pie Đại đế qua đời năm 1725, những năm sau cuối thế kỷ 18 ghi đậm dấu ấn của các Nữ hoàng hùng mạnh, trong đó có Elizabeth, con gái của Pie Đại đế, và Catherine Đệ nhị. Được sự ủng hộ của lính cận vệ thiện chiến, cả hai gia đình đã giành được ngai vàng bằng vũ lực từ các Nga hoàng nhu nhược, và cả hai đều nhận được sự ái mộ của giới tướng lĩnh. Chiếc ngai vàng trang trí lộng lẫy của Elizabeth thể hiện khiếu thẩm mỹ cầu ký quá mức của bà. Elizabeth và Catherine đã khởi xướng việc xây dựng hầu hết các cung điện và dinh thự nguy nga khắp nội và ngoại thành Saint Peterburg.
    [​IMG]
    Ông vua cuối cùng
    Nicolai Đệ nhị kỷ niệm 300 năm trị vì của triều đại Romanov vào năm 1913. Tuy nhiên, bốn năm sau ông đã phải thoái vị do thất bại trong chiến tranh và những rối loạn xã hội
    [​IMG]
  8. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    XÂY DỰNG ĐẾ CHẾ​
    Lịch sử nước Nga gần như là một cuộc bành trướng liên tục. Từ năm 1600 đến 1900, mỗi ngày nước Nga rộng thêm ra khoảng 130km2! Do không có rào cản tự nhiên ở phía đông và phía tây, nên trong quá khứ, nướcNga đã bị xâm lăng nhiều lần. Sau khi có đủ sức mạnh, nước Nga đã mở rộng các tiền đồn của mình, một phần để bảo vệ lãnh thổ trống trải ở trung tâm. Đến cuối thế kỷ 18, nước Nga đã sát nhập được Siberi, miền tây Ucraina, Litva, Ba Lan và Crưm của người Tacta. Năm 1809, Phần Lan bị sát nhập, nửa đầu thế kỷ 19, các nước nhỏ ở Capca - Georgia, Armenia và Azerbaigian - và những vùng rộng lớn khác ở Trung Á trở thành lãnh thổ của Đế chế Nga.
    [​IMG]
    Người sáng lập hàm đội Nga
    [​IMG]
    Pie Đại đế, vị Nga hoàng đầu tiên quan tâm đến việc xây dựng hạm đội, đã thành lập hạm đội Nga sau nhiều năm mày mò học hỏi kỹ thuật đóng tàu ở Hà Lan và Anh. Trong cuộc Chiến tranh phương Bắc với Thụy Điển (1700 - 1721), ông đã mở rộng lãnh thổ nước Nga tới biển Baltic, chiếm được miền Nam Phần Lan, vùng đầm lầy, trên đó ông xây dựng thủ đô mới của mình là Saint Peterburg, và vùng đất mà ngày nay là Estonia và Latvia. Pie Đại đế cũng còn chiếm luôn cả bán đảo Kamchatka và quần đảo Kurin ở Thái Bình Dương.
    Tướng Bagration trong trận Borodino
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tháng Sáu năm 1812, Napoleon đích thân dẫn đầu đạo quân nửa triệu người xâm lược nước Nga. Đến tháng Chín, ông ta đã tiến gần tới Borodino ở ngoại vi Matxcova. Một trận đánh đẫm máu đã diễn ra tại đây, nhiều tướng sĩ đã tử trận, trong số đó có vị chỉ huy vào hàng tài ba nhất của quân đội Nga, hoàng thân xứ Georgia, Pyotr Bagration. Sau đó, quân Nga đã rút lui dưới sự chỉ huy của vị nguyên soái khôn ngoan, Mikhail Kutuzov, Napoleon chiếm được Matxcơva, nhưng đến tháng 10 thì phải tháo chạy khỏi nước Nga.
    Thám hiểm Alaska
    [​IMG]
    Vùng Alaska có rất nhiều lông thú, bị ngăn cách với Siberi bởi một eo biển hẹp, được người Nga đổ bộ lên lần đầu tiên vào năm 1741. Năm 1789, Gioseph Billing, thuyền trưởng người Anh phục vụ trong hạm đội Nga, đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm bí mật khảo sát các tộc người sống ở Alaska và bờ biển của nó. Đến naqm 1867, nước Nga đã bán Alaska cho nước Mỹ.
    Đế chế Nga
    Đến năm 1914, Đế chế Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, kéo dài từ Bắc Băng Dương xuống tới Lý Hải và từ biển Baltic tới Thái Bình Dương. Bên trong cương vực của nó có rất nhiều dân tộc sinh sống, từ người Chukchi ở miền bắc băng giá tới các bộ lạc du mục ở Kazăcstan. Đế chế rộng lớn, trong đó bao gồm cả Phần Lan và Ba Lan, được chia thành các tỉnh và điều hành từ Saint Peterburg.
    Chinh phục Siberi
    Ivan Hung Đế đã mở đường tới các nguồn tài nguyên của Siberi khi ông đánh tan quân Tacta tại Kazan trên sông Vonga. Năm 1581, Yermak, một thủ lĩnh Côzăc quả cảm, đã dẫn đội quân của mình tiến vào miền tây Siberi có nhiều lông thú. Cùng với 840 chiến binh, ông đã chinh phục các bộ lạc thổ dân và mở rộng lãnh thổ nước Nga lên rất nhiều.
    Chiến thắng Napoleon
    Năm 1812, quân Pháp chiếm được Matxcơva. Nhưng trận hỏa hoạn khủng khiếp đã phá hủy phần lớn thành phố, kể cả các nguồn dự trữ cho mùa đông. Chỉ sau một tháng, Napoleon, người chinh phục châu Âu và Ai Cập, đã phải tháo chạy. Có tới 90 phần trăm quân lính của ông bị chết vì đói và vì rét. Hai năm sau, quân Nga dưới sự chỉ huy của Nga hoàng Alexandrer Đệ nhất đã tiến vào Paris, và nước Nga bắt đầu có vai trò quan trọng trong công việc của châu Âu.
    Những nông nô chạy trốn
    Những người Côzăc đầu tiên là những nông nô chạy trốn và dân sống ngoài vòng pháp luật. Họ lập ra các khu định cư tiêu điều ở miền nam nước Nga và Ucraina. Lúc đầu những người Côzăc chống lại cả chính quyền Nga, nhưng từ thế kỷ 19, họ đã biến các khu định cư của mình thành những cộng đồng nông nghiệp thịnh vượng và tuyên thệ trung thành với Nga hoàng.
    Chiến tranh Crưm
    Trong chiến tranh Crưm (1853 - 1856), nước Nga một mình chiến đấu chống lại liên quan Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Nga do chỉ huy tồi và trang bị kém cỏi đã bị bại trận, mặc dù đã phòng thủ lâu dài và anh dũng tại Sevastopol trên biển Đen, và hãi quân Nga đã chiến thắng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hòa ước, nước Nga vẫn giữ được Crưm nhưng sức mạnh của nó trên biển Đen bị suy giảm nhiều.
    Các chiến binh Côzăc
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người Côzăc có đồng phục riêng với chiếc mũ lông cao và áo choàng ko tay bằng lông cừu; họ mang kiếm (gọi là shashka) và giáo dài. Tất cả đàn ông Côzăc đều phục vụ trong các đơn vị vũ trang nổi tiếng bởi lòng trung thành, tinh thần quả cảm và kỹ thuật cưỡi ngựa tuyệt vời.
  9. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    CUỘC SỐNG NƠI CUNG ĐÌNH​
    [​IMG]
    Thời công quốc Muscovy, triều đình ở Kremlin, Matxcơva. Quây quần bên Nga hoàng là các bayar (quý tộc) để râu dài, trang phục cầu kỳ. Các nghi thức quý tộc rắc rối, chẳng hạn như phải cúi gập người khi chào hỏi, được du nhập từ Bizantine và tập quán của các lãnh chúa Mông Cổ. Cung đình ở Saint Peterburg (1712 - 1917) đã du nhập các kiểu trang phục và giao tiếp của phương tây, học đòi lối sống xa hoa tại cùng điện Versailles của vua Pháp Louis XIV; các quý tộc xung quanh các Hoàng đế Nga chỉ nói tiếng Pháp
    Nghệ nhân kim hoàn vui tính
    [​IMG]
    Peter Carl Faberge, một thợ kim hoàn người Pháp ở Saint Peterburg, đã làm nhiều đồ trang trí tinh xảo và độc đáo. Nicolai Đệ nhị năm nào cũng đặt ông làm quả trứng Phục sinh cho Thái hậu và hoàng hậu. Quả trứng này (phải) được làm năm 1913 để kỷ niệm triều đại Romanov. Trên quả trứng vẽ chân dung tí hon của 18 Nga hoàng.
    Đồ trang sức trên vương miện
    [​IMG]
    Vương miện Lớn khảm kim cương năm 1762 đã được làm cho lễ đăng quang của Catherine Đệ nhị. Trong tất cả các lễ đăng quang sau này, nó vẫn được sử dụng. Giải kim cương hình lá sồi và quả đấu ở chính giữa, biểu tượng của quyền lực nhà nước, bắt đầu bằng viên kim cương 56 cara tuyệt đẹp của nữ hoàng Elizabeth và kết thúc bằng viên hồng ngọc Trung Hoa lộng lẫy nặng gần 400 cara.
    Súng săn khảm ngà
    [​IMG]
    Săn bắn là trò tiêu khiển ưa thích của giới cung đình. Khẩu súng này của Nữ hoàng Catherine được làm năm 1780 tại Tula, nam Matxcova, bởi những bàn tay nghệ nhân cự phách của nước Nga. Tương truyền, những thợ kim hoàn Anh có tặng Nga hoàng Nicolai I một con bọ chét đang múa bằng thép. Những người thợ Tula đã đánh cho bọ chét những chiếc giày vừa xoẳn.
    Kính bằng bạc
    [​IMG]
    Nữ hoàng Catherine viết một lượng rất lớn thư từ và đọc nhiều khủng khiếp. Bà còn là nhà viết kịch. Cái kính cùng với vỏ bao tráng men này đã được bà dùng.
    Lễ đăng quang
    Lễ đăng quang của ngài Nicolai Đệ nhị năm 1896 đã diễn ra tại Thánh đường Đức Mẹ Thăng thiên, ở Matxcơva. Sau khi thủ đô chuyển về Saint Peterburg, các lễ đăng quang vẫn được tiến hành tại thánh đường này. Lễ đăng quang của Nicolai Đệ nhị đã bị hoen ố bởi sự kiện khủng khiếp - 1200 nông dân đã thiệt mạng trong đám đông chen lấn chờ nhận quà bố thí của triều đình.
    Các đại vũ hội cung đình
    Từ những vũ hội tráng lệ do Alexandre Đệ nhất tổ chức đến những vũ hội hóa trang ồn ào của Elizabeth ua vui nhộn, các vũ hội cung đình xa hoa là nét nổi bật nhất trong sinh hoạt mùa đông ở Saint Peterburg. Olga, con gái đầu của Nicolai Đệ nhị đã tham gia vũ hội đầu tiên tại vũ hội tráng lệ cuối cùng tổ chức vào năm 1913.
    Chiếc xe của nữ hoàng Catherine
    [​IMG]
    Bá tước Grigory Orlov, người tình của Catherine Đại đế, là người đã tổ chức cuộc chính biến lật đổ chồng bà. Ông đã tặng nữ hoàng chiếc xe mùa hè lộng lẫy này. Chiếc xe được mạ vàng, vẽ trang trí hai bên và phía sau rất cầu kỳ. Những dịp lễ hội, từng đoàn xe ngựa kéo duyên dáng lướt qua các phố dẫn đến Cung điện Mùa Đông hoặc Kremlin trong những cuộc diễu hành.
  10. saodoingoi

    saodoingoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    THÀNH PHỐ VỚI NHỮNG ĐỈNH THÁP VÒM
    Sau chiến thắng quân Tacta năm 1380, Matxcơva bắt đầu lớn mạnh, và đến thế kỷ 15, đã trở thành thành phố hàng đầu của nước Nga. Tuy năm 1712, Pie Đại đế đã dời đô về Saint Peterburg nhưng Matxcơva, "thủ đô thứ hai", vẫn giữ vai trò chủ đạo. Năm 1812, Napoleon chiếm Matxcơva. Nhưng thành phố mau chóng bị thiêu hủy - có thể do người dân thành phố chủ tâm đốt cháy thanh phố của mình, vì họ thà để thành phố của mình bị thiêu hủy còn hơn là dâng nó cho quân thù. Đạo quân đói khát của Napoleon lại phải đối mặt với mùa đông giá lạnh, buộc phải tháo chạy. Thành phố được xây dựng lại và trở nên thịnh vượng, và lại trở thành thủ đô vào năm 1918. Trước Cách mạng tháng Mười, Matxcơva được biết đến bởi những nhà thờ với các đỉnh tháp hình củ hành, nhưng một nửa trong số đó sau này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Ngày nay, nhiều nhà thờ đã được xây dựng lại.
    Người sáng lập thành phố
    [​IMG]
    Matxcơva được hoàng thân [/b]Yuri Dolgaruky[/b] thành lập. Nó được nhắc đến lần đầu tiên trong các sử biên niên cố của Nga năm 1147, khi Dolgaruky mời các hoàng thân khác tới dự tiệc. Pháo đài bằng gỗ đầu tiên được xây dựng năm 1156, trên một ngọn đồi mà ngày nay là Kremlin.
    Kremlin
    [​IMG]
    Kremlin, pháo đài hình tam giác với tường thành cao sừng sững trên bờ sông Matxcơva, có 33 tháp dát vàng lấp lánh, nhiều nhà thờ lớn, cung điện của các Nga hoàng. Các kiến trúc sư Italia thời Phục hưng đã xây dựng các tượng thành và phần lớn các nhà thờ trong khoảng thời gian từ 1475 đến 1505. Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, Lênin, và sau đó là Stalin, đã sống và làm việc ở Kremlin. Ngày nay, phủ Tổng thống Nga cũng nằm trong Kremlin.
    Chỉ giới thành phố
    [​IMG]
    Tấm bản đồ vẽ năm 1605 này cho thấy Matxcơva đã phát triển theo mô hình vòng tròng như thế nào. Mở rộng từ Kremlin về phía đông để bao lấy Quảng trường Đỏ, thành phố sau đó phát triển theo hình móng ngựa quanh trung tâm ban đầu. Những hàng rào gỗ và thành lũy đắp bằng đất năm 1592 bao quanh cả thành phố xây dựng bằng gỗ. Khu phố cổ trung tâm thuở xưa nay chỉ chiếm hai phần trăm thành phố.
    Nhà thờ trên đảo Kigi
    [​IMG]
    Kiến trúc bằng gỗ ở mảnh đất cực bắc nước Nga là Nhà thờ Chúa Hóa hình xây dựng năm 1714. Hai mươi hai tháp vòm của nó vút lên trong mối liên kết tinh vi để tạo hiệu quả ánh sáng. Trên địa hình bằng phẳng, các tháp vòm này rất hài hòa với rừng cây lá kim xung quanh.
    Thánh đường Basil
    [​IMG]
    Án ngữ Quảng trường Đỏ là Thánh đường Đấng cứu thế kỳ vĩ, thường gọi là Thánh đường Basil. Nó được mang tên một người tử vì đạo dám chống lại Ivan Hung đế. Thánh đường được xây dựng từ 1555 đến 1561 để tôn vinh chiến thắng của Ivan trước quân Tacta. Nó bao gồm tám nhà thờ nhỏ với các tháp vòm lộng lẫy bao quanh tháp trung tâm. Người ta cho là Ivan đã chọc mù mắt các kiến trúc sư hòng làm cho kiệt tác này không bao giờ được lặp lại nữa.
    Làm đỉnh tháp vòm
    [​IMG]
    Đối với người thợ mộc lành nghề thì gỗ thông, loại vật liệu có sẵn ở miền bắc nước Nga, dễ tạo hình để làm tháp tròn. Các thanh chống ba mảnh được ghép với nhau mộng, không cần đến đỉnh; chúng được đỡ bởi trụ chính và các thanh ngang, được liên kết với nhau bằng các ván ngang để tạo thành chiếc khung. Các tấm lợp bằng gỗ bạch dương tẩm dầu làm cho tháp có ánh sáng lấp lánh.
    Tháp củ hành
    [​IMG]
    Đỉnh tháp vòm hình củ hành đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc nước Nga, xử sở của băng tuyết. Hình dáng giống củ hành quen thuộc có thể đã được làm để tuyết không đọng lại như trên tháp dẹt ở Bizantine vốn là các nguyên mẫu của chúng.

Chia sẻ trang này