1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những truyện nên đọc

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Pig_Bird, 21/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Những truyện nên đọc

    Nhu nhược
    A.P.Tchekhov

    Một hôm tôi gọi cô Yulia Vasilievna-gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc.Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy.
    -Cô ngồi xuống đi, cô Yulia Vasilievna-tôi nói-Tôi sẽ thanh toán tiền công cho cô.Tôi chắc cô cũng cần tiền, nhưng là một người tự trọng nên chắc cô không tiện hỏi, đúng không?Chúng ta đã thoả thuận với nhau là 30 rúp một tháng nhỉ.
    -40 rúp chứ ạ...
    -Không, chỉ 30 rúp thôi.Tôi có ghi vào sổ rồi mà.Bao giờ tôi cũng chỉ trả cho gia sư 30 rúp một tháng thôi.Xem nào, cô đã làm cho chúng tôi 2 tháng rồi nhỉ.
    -Hai tháng 5 ngày ạ...
    -Không, chính xác là 2 tháng.Tôi có ghi đây mà.Vậy là phải trả ho cô 60 rúp...trừ đi 9 ngày chủ nhật...Các Chủ nhật thì cô chỉ đưa thằng Kôlia đi dạo mà thôi, có học hành gì đâu...cộng 3 ngày lễ...
    Cô Yulia Vasilievna mặt đỏ bừng, tay mân mê gấu áo nhưng vẫn không nói gì.
    -9 chủ nhật, 3 ngày lễ vị chi là 12 rúp.Thằng Kôlia bị ốm mất 4 hôm, không học, cô chỉ trông mỗi con Varia...3 ngày cô bị đau răng vợ tôi cho cô nghỉ buổi chiều...12 với 7 là 19.Sáu mươi rúp trừ đi 19 rúp vậy chỉ còn 41 rúp đúng không cô?
    Mắt trái của Yulia đỏ ngầu và ngân ngấn nước mắt, cằm cô run lên bần bật.Nhưng chỉ thấy cô ho và xì mũi, tuyệt nhiên không nói lời nào!
    -Đêm giao thừa cô đánh vỡ cái tách uống trà với cái đĩa cùng bộ.Tôi sẽ trừ tiền lương của cô đi 2 rúp nữa...Thực ra cái tách ấy đắt hơn kia, vì nó là đồ gia bảo mà, nhưng thôi!Cũng không nên so đo quá với cô...Một lần do cô không cẩn thận đã để thằng Kôlia trèo lên cây làm rách mất chiếc áo khoác...Trừ thêm 10 rúp nữa...Rồi cũng vì cô lơ là nên con hầu đã ăn cắp mất đôi giầy của con Varia.Cô phải trông nom chúng cẩn thận chứ.Tôi trả lương để cô dạy và trông chúng cơ mà...Vậy trừ tiếp 5 rúp...Hôm mồng 10 tháng giêng cô mượn tôi 10 rúp...
    -Tôi có mượn đâu ạ...Giọng cô Yulia nghèn nghẹn.
    -Tôi đã ghi cả đây mà lị
    -Vâng thế cũng được ạ.
    -Vậy 41 trừ đi 27 còn lại 14
    Lúc này thì hai mắt cô giáo trẻ đã đầy nước...Trên chiếc mũi thanh , cao của cô đã lấm tấm mồ hôi.Thật tội nghiệp !
    -Tôi chỉ vay vợ ông có 3 rúp-giọng cô run run-Đúng có một lần 3 rúp mà thôi.
    -Thế à?Vậy mà tôi không hề hay biết gì cả.Thảo nào trong sổ tôi không thấy ghi.14 rúp trừ đi 3 rúp còn 11.Đây, tiền lương của cô đây. cô giáo thân mến ạ!3 này, 3 này, 3 này, 1 rúp, 1 rúp.Xin cô nhận cho!
    Và tôi đưa cho cô 11 rúp.Cô nhận lấy chúng bằng những ngón tay run rẩy rồi nhét vào túi
    -Cám ơn ông-cô nói thì thầm
    Tôi đứng dậy và tiến lại phía cô.Một sự tức giận xâm chiếm lấy tôi.Tôi phát điên lên.
    -Cô cám ơn tôi cái gì?-Tôi sẵng giọng
    -Vì ông đã trả lương cho tôi...
    -Nhưng cô không thấy là tôi ăn chặn của cô, bóc lột cô hay sao?Cô còn cám ơn cái nỗi gì?
    -Ở những nơi khác người ta còn chẳng trả tôi đồng nào kia.
    -Không trả ư?Cũng dễ hiểu thôi!Thì tôi cũng vừa đùa cô đấy thôi.Tôi muốn dạy cho cô một bài học.Nhưng xin cô cứ yên tâm, tôi sẽ trả đủ 80 rúp cho cô.Chúng ở trong chiếc phong bì kia kia, tôi đã chuẩn bị sẵn rồi.Nhưng tôi không hiểu tại sao cô lại có thể nhẫn nhục đến thế?Sao cô không cãi tôi?Sao cô cứ ngồi im như thóc thế?Chẳng lẽ có thể nhu nhược đến thế sao?
    Cô giáo mỉm cười rầu rĩ và tôi đã đọc được trên mặt cô hai chữ "có thể".Tôi đã xin lỗi cô gia sư vì bài học tàn nhẫn vừa rồi và đưa trả cô cả 80 rúp mà cô đáng được nhận trong sự ngạc nhiên tột độ của cô.Cô ngượng nghịu cảm ơn và lui ra.Tôi nhìn theo cô hồi lâu và chợt nghĩ :"Trên đời này làm kẻ mạnh mới dễ làm sao!".
  2. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Lời khuyên của tình yêu
    J.Albert (Pháp
    )
    Tôi đã ngán độc thân lắm rồi, bây giờ tôi quyết định lấy vợ.Nhất là ngày nay tìm vợ không khó lắm.Trên báo chí bao nhiêu là quảng cáo mối lái, ví dụ, tôi đọc được một quảng cáo nhiều màu sắc:
    "TÌNH YÊU"
    Văn phòng làm mối rất nổi tiếng.
    Chúng tôi đã giúp đỡ để có được hàng nghìn cuộc hôn nhân hạnh phúc.Chỉ riêng ở chỗ chúng tôi là áp dụng hệ thống dịch vụ mới nhất của Mĩ!
    Chỉ phải trả 20 frans
    Văn phòng "Tình yêu" ở trung tâm Paris.Một người gác cổng mặc chiếc áo có hai hàng khuy hình trái tim mở cửa cho tôi.Rồi một cô gái quyến rũ đón tôi, mỉm cười nhận của tôi 20 frans.Cô nói:
    -Xin mời ông sang phòng bên cạnh.Ở đó có hai cái cửa.Ông đọc tấm biển trên cửa rồi vào cửa nào ông thích.Tôi bước vào.Đúng là có hai cửa thật.Một cửa có tấm biển:"Vợ suốt đời", tấm biển ở cửa thứ hai "Vợ sẵn sàng li dị".
    "Đã cưới thì phải suốt đời chứ!"-Tôi nghĩ rồi vào cửa thứ nhất.Vào đó tôi lại thấy hai cái cửa.Ở một cửa có dòng chữ "Trẻ trung ngây thơ", cửa kia "Đứng tuổi, đã li dị hoặc goá chồng".Chính tôi còn ngây thơ lắm, tôi bèn vào cửa thứ nhất.Tôi lại thấy hai cửa "Xinh đẹp, cân đối" và "To béo, có những khuyết tật nhỏ".
    "Cân đối là quan trọng lắm", tôi nghĩ rồi vào cửa thứ nhất
    Đến phòng thứ năm, tôi phải vào một trong hai cửa "Nhiều họ hàng" hoặc "Chỉ có một mình"
    "Vợ thì chỉ được quan tâm đến một người là chồng!"-Tôi nghĩ và vào cửa thứ hai.Vào đó tôi lại thấy hai cửa "May vá nấu ăn giỏi" và "Chơi bài giỏi, phải có người giúp việc".Tất nhiên tôi vào cửa với những người biết may vá, và cũng tất nhiên tôi lại thấy ở đó có hai cửa nữa.Vấn đề đặt ra ở hai tấm biển thật quan trọng "Giàu sang có biệt thự , ô tô" và "Nghèo rớt mùng tơi".Các bạn cũng biết tôi lao vào cửa nào rồi chứ?
    Tôi mở toang cửa ra thì thấy mình đang ở ngoài phố!
    Người gác cổng ban nãy kính cẩn đưa cho tôi một gói giấy màu hồng.An ta dặn:
    -Về nhà ông hãy mở gói này
    Nhưng sốt ruột quá, đi được vài bước tôi mở luôn.Trong gói có một tấm gương nhỏ và một mảnh giấy, trên đó viết:"Để dám yêu cầu người vợ tương lai NHƯ THẾ, ông nên soi gương kĩ xem mình như thế nào đã!Chớ quên điều đó lần sau!
    Chúc may mắn!".
  3. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Ba Câu Hỏi
    Lev Tonstoi
    Thích Nhất Hạnh dịch
    Ðó là chuyện ba câu hỏi khó của một nhà vua, do nhà văn hào Leo Tolstoy kể lại.
    Nhà vua ấy, Tolstoy không biết tên. Một hôm đức Vua nghĩ rằng, giá mà vua trả lời được ba câu hỏi ấy thì vua sẽ không bao giờ bị thất bại trong bất cứ công việc nào. Ba câu hỏi ấy là:
    1. Làm sao để biết được thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc?
    2. Làm sao để biết được nhân vật nào là nhân vật quan trọng nhất mà ta phải chú trọng?
    3. Làm sao để biết được công việc nào là công việc cần thiết nhất mà ta phải thực hiện?
    Nghĩ thế, vua liền ban chiếu ra khắp trong bàn dân thiên hạ, hứa rằng sẽ ban thưởng trọng hậu cho kẻ nào trả lời được những câu hỏi đó.
    Các bậc hiền nhân đọc chiếu liền tìm tới kinh đô. Nhưng mỗi người lại dâng lên vua một câu trả lời khác nhau.
    Về câu hỏi thứ nhất, có người trả lời rằng muốn biết thời gian nào là thời gian thuận lợi nhất cho mỗi công việc thì phải làm thời biểu cho đàng hoàng, có ngày giờ năm tháng và phải thi hành cho thật đúng thời biểu ấy. Như vậy mới mong công việc làm đúng lúc. Kẻ khác thì lại nói không thể nào dự tính được trước những việc gì phải làm và thời gian để làm những việc ấy; rằng ta không nên ham vui mà nên chú ý đến mọi sự khi chúng xẩy tới để có thể làm bất cứ gì xét ra cần thiết.
    Có kẻ lại nói rằng, dù vua có chú ý đến tình hình mấy đi nữa thì một mình vua cũng không đủ sáng suốt để định đoạt thời gian của mọi việc làm một cách sáng suốt, do đó nhà vua phải thành lập một Hội Ðồng Nhân Sĩ và hành động theo lời khuyến cáo của họ.
    Lại có kẻ nói rằng, có những công việc cần phải lấy quyết định tức khắc không thể nào có thì giờ để tham khảo xem đã đến lúc phải làm hay chưa đến lúc phải làm. Mà muốn lấy quyết định cho đúng thì phải biết trước những gì sẽ xẩy ra, do đó, nhà vua cần phải cần đến những nhà cố vấn tiên tri và bốc phệ.
    Về câu hỏi thứ hai, cũng có nhiều câu trả lời không giống nhau. Có người nói những nhân vật mà vua cần chú ý nhất là những ông đại thần và những người trong triều đình. Có người nói là mấy ông Giám Mục, Thượng Tọa là quan hệ hơn hết. Có người nói là mấy ông tướng lãnh trong quân đội là quan hệ hơn hết.
    Về câu hỏi thứ ba, các nhà thức giả cũng trả lời khác nhau. Có người nói khoa học là quan trọng nhất. Có người nói tôn giáo là quan trọng nhất. Có người lại nói: chỉnh trang quân đội là quan trọng nhất.
    Vì các câu trả lời khác nhau cho nên nhà vua không thể đồng ý với vị hiền nhân nào cả, và chẳng ban thưởng cho ai hết.
    Sau nhiều đêm suy nghĩ vua quyết định đi chất vấn một ông đạo tu trên núi, ông đạo này nổi tiếng là có giác ngộ. Vua muốn tìm lên trên núi để gặp ông đạo và hỏi ba câu hỏi kia.
    Vị đạo sĩ này chưa bao giờ chịu xuống núi và nơi ông ta ở chỉ có những người dân nghèo; chẳng bao giờ ông chịu tiếp người quyền quý. Vì vậy mà nhà vua cải trang làm thường dân. Khi đi đến chân núi, vua dặn vệ sĩ đứng chờ ở dưới, và một mình vua, trong y phục một thường dân, vua trèo lên am của ông đạo.
    Nhà vua gặp ông đạo đang cuốc đất trước am. Khi trông thấy người lạ, ông đạo gật đầu chào rồi tiếp tục cuốc đất. Ông đạo cuốc đất một cách nặng nhọc bởi ông đã già yếu; mỗi khi cuốc lên được một tảng đất hoặc lật ngược được tảng đất ra thì ông lại thở hào hển.
    Nhà vua tới gần ông đạo và nói: "Tôi tới đây để xin ông đạo trả lời giúp cho tôi ba câu hỏi. Làm thế nào để biết đúng thì giờ hành động, đừng để cho cơ hội qua rồi sau phải hối tiếc ? Ai là những người quan trọng nhất mà ta phải chú ý tới nhiều hơn cả ? Và công việc nào quan trọng nhất cần thực hiện trước tiên ?"
    Ông đạo lắng nghe nhà vua nhưng không trả lời. Ông chỉ vỗ vai nhà vua và cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
    Nhà vua nói: "Ông đạo mệt lắm rồi, thôi đưa cuốc cho tôi, tôi cuốc một lát". Vị đạo sĩ cám ơn và trao cuốc cho Vua rồi ngồi xuống đất nghỉ mệt. Cuốc xong được hai vồng đất thì nhà vua ngừng tay và lập lại câu hỏi. Ông đạo vẫn không trả lời, chỉ đứng dậy và đưa tay ra đòi cuốc, miệng nói: "Bây giờ bác phải nghỉ, đến phiên tôi cuốc". Nhưng nhà vua thay vì trao cuốc lại cúi xuống tiếp tục cuốc đất.
    Một giờ rồi hai giờ đồng hồ đi qua. Rồi mặt trời bắt đầu khuất sau đỉnh núi. Nhà vua ngừng tay, buông cuốc, và nói với ông đạo:
    "Tôi tới để xin ông đạo trả lời cho mấy câu hỏi. Nếu ông đạo không thể trả lời cho tôi câu nào hết thì xin cho biết để tôi còn về nhà".
    Ông đạo nghe tiếng chân người chạy đâu đây bèn nói với nhà vua: "Bác thử xem có ai chạy lên kìa". Nhà vua ngó ra thì thấy một người có râu dài đang chạy lúp xúp sau mấy bụi cây, hai tay ôm bụng. Máu chảy ướt đầm cả hai tay. Ông ta cố chạy tới chỗ nhà vua và ngất xỉu giữa đất, nằm im bất động miệng rên ri rỉ.
    Vua và ông đạo cởi áo người đó ra thì thấy có một vết đâm sâu nơi bụng. Vua rửa chỗ bị thương thật sạch và xé áo của mình ra băng bó vết thương, nhưng máu thấm ướt cả áo. Vua giặt áo và đem băng lại vết thương. Cứ như thế cho đến khi máu ngừng chảy.
    Lúc bấy giờ người bị thương mới tỉnh dậy và đòi uống nước. Vua chạy đi múc nước suối cho ông ta uống. Khi đó mặt trời đã bắt đầu khuất và bắt đầu lạnh. Nhờ sự tiếp tay của ông đạo, nhà vua khiêng người bị nạn vào trong am và đặt nằm trên giường ông đạo. Ông ta nhắm mắt nằm yên. Nhà vua cũng mệt quá vì leo núi và cuốc đất cho nên ngồi dựa vào cánh cửa và ngủ thiếp đi. Vua ngủ ngon cho đến nỗi khi Vua thức dậy thì trời đã sáng và phải một lúc sau Vua mới nhớ ra được mình đang ở đâu và đang làm gì. Vua nhìn về phía giường thì thấy người bị thương cũng đang nhìn mình chòng chọc, hai mắt sáng trưng.
    Người đó thấy vua tỉnh giấc rồi và đang nhìn mình thì nói, giọng rất yếu ớt:
    "Xin bệ hạ tha tội cho thần".
    "Ông có làm gì nên tội đâu mà phải tha ?"
    "Bệ hạ không biết hạ thần, nhưng hạ thần biết bệ hạ. Hạ thần là người thù của bệ hạ, Hạ thần đã thề sẽ giết bệ hạ cho bằng được bởi vì khi xưa, trong chinh chiến bệ hạ đã giết mất người anh của hạ thần và còn tịch thu gia sản của hạ thần nữa".
    "Hạ thần biết rằng bệ hạ sẽ lên núi này một mình để gặp ông đạo sĩ, nên đã mai phục quyết tâm giết bệ hạ trên con đường về. Nhưng cho đến tối mà bệ hạ vẫn chưa trở xuống, nên hạ thần đã rời chỗ mai phục mà đi lên núi tìm bệ hạ để hành thích. Thay vì gặp bệ hạ, hạ thần lại gặp bốn vệ sĩ. Bọn nầy nhận mặt được hạ thần cho nên đã xông lại đâm hạ thần. Hạ thần trốn được chạy lên đây, nhưng nếu không có bệ hạ cứu thì chắc chắn hạ thần đã chết vì máu ra nhiều quá. Hạ thần quyết tâm hành thích bệ hạ mà bệ hạ lại cứu sống được hạ thần. Hạ thần hối hận quá. Bây giờ đây nếu hạ thần mà sống được thì hạ thần nguyện sẽ làm tôi mọi cho bệ hạ suốt đời, và hạ thần cũng sẽ bắt các con của hạ thần làm như vậy. Xin bệ hạ tha tội cho hạ thần".
    Thấy mình hòa giải được với kẻ thù một cách dễ dàng nhà vua rất vui mừng. Vua không những tha tội cho người kia mà còn hứa sẽ trả lại gia sản cho ông ta, và gửi ngự y cùng quân hầu tới săn sóc cho ông ta lành bệnh.
    Sau khi cho vệ sĩ khiêng người bị thương về nhà, vua trở lên tìm ông đạo để chào. Trước khi ra về vua còn lặp lại lần cuối ba câu hỏi của vua. Ông đạo đang quỳ gối xuống đất gieo những hạt đậu trên những luống đất đã cuốc sẵn hôm qua.
    Vị đạo sĩ đứng dậy nhìn vua: "Nhưng ba câu hỏi của vua đã được trả lời rồi mà".
    Vua hỏi: "trả lời bao giờ đâu nào ?"
    "Hôm qua nếu Vua không thương hại bần đạo già yếu mà ra tay cuốc dùm mấy luống đất này thì khi ra về nhà vua đã bị kẻ kia mai phục hành thích mất rồi, và nhà Vua sẽ tiếc rằng đã không ở lại cùng ta. Vì vậy thời gian quan trọng nhất là thời gian Vua đang cuốc đất; nhân vật quan trọng nhất lúc đó là bần đạo đây, và công việc quan trọng nhất là công việc giúp bần đạo. Rồi sau đó khi người bị thương nọ chạy lên, thời gian quan trọng nhất là thời gian vua chăm sóc cho ông ta, bởi vì nếu vua không băng vết thương cho ổng thì ổng sẽ chết và vua không có dịp hòa giải với ổng; cũng vì thế mà ông ta là nhân vật quan trọng nhất, và công việc vua làm để băng bó vết thương là quan trọng nhất. Xin vua hãy nhớ kỹ điều này: "chỉ có một thời gian quan trọng mà thôi, đó là thời gian hiện tại, là giờ phút hiện tại. Giờ phút hiện tại quan trọng bởi vì đó là thời gian duy nhất trong đó ta có thể làm chủ được ta. Và nhân vật quan trọng nhất là kẻ đang cụ thể sống với ta, đang đứng trước mặt ta, bởi vì ai biết được là mình sẽ đương đầu làm việc với những kẻ nào trong tương lai. Công việc quan trọng nhất là công việc làm cho người đang cụ thể sống bên ta, đang đứng trước mặt ta được hạnh phúc, bởi vì đó là ý nghĩa chính của đời sống.

  4. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là câu chuyện tôi đọc được từ rất lâu rồi.Không nhớ của Nga hay của nước nào nữa.Chỉ biết kể lại theo trí nhớ.

    Đã lâu, lâu lắm rồi.Gia đình nọ chỉ còn ông bố và cô con gái.Một lần ông bố đã nổi giận khi thấy cô con gái của mình phung phí những tờ giấy rất đẹp vào việc gì đó.Hồi đó những tờ giấy dùng để trang trí rất đẹp và cũng rất giá trị.
    Sáng hôm sau cô con gái mang đến cho ông bố một món quà.Món quà này được gói kĩ bằng những tờ giấy đẹp và quý của ngày hôm trước.Khi mở gói quà ra ông bố lại một lần nữa nổi giận vì bên trong là chiếc hộp trống không.Ông gọi cô con gái tới và mắng :"Con có biết rằng khi người ta tặng quà cho nhau thì phải có thứ gì đó ở trong không?"
    Cô con gái điềm tĩnh đáp:"Cha ạ, có thể cha không nhìn thấy nhưng con đã đặt những nụ hôn của con vào trong gói quà đó.Và tất cả những nụ hôn của con là dành cho ba".
    Đến đây ông bố mới thấy hết tình cảm của cô con gái dành cho mình và ông hết sức xúc động.
    Một thời gian sau cô con gái không may qua đời trong một tai nạn.Ông bố vô cùng thương tiếc và vẫn giữ gói quà đó cho tới hết đời mình.Đó là bài học mà ông học được từ chính cô con gái của mình
  5. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tôi đóng góp thêm câu truyện này:
    Vì sao tôi hút thuốc?
    Một con người có lòng tự trọng có bao giờ ngửa tay xin tiền người qua đường không?Không đời nào!Không bao giờ!Ngay cả khi trong túi không có nổi năm xu để mua vé tàu điện.
    Khi một con người tự trọng gặp phải chuyện buồn phiền liệu anh ta có sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng mình với những người xa lạ?Không !Tất nhiên là không rồi.
    Nhưng liệu ai trong số những người hút thuốc lại không một lần xin diêm hay thuốc lá của những người hoàn toàn xa lạ cơ chứ.Người ta xin ở khắp mọi nơi, bằng mọi thứ tiếng khác nhau:"Xin lỗi, anh làm ơn cho xin tí lửa!".
    Và người kia sẽ rút ra bao diêm, quẹt lửa, rồi đưa que diêm đã cháy cho bạn.Trong khoảnh khắc nào đó bàn tay của hai người chạm vào nhau, truyền cho nhau ngọn lửa nhỏ.
    Sau đó,có một người khác lại đến châm nhờ thuốc, bạn sẽ đưa cho anh ta điếu thuốc đang hút dở.Trong một giây phút bàn tay hai người xa lạ lại chạm vào nhau.
    Và sẽ mãi là như thế chừng nào trên trái đất này còn có người hút thuốc.Những đốm lửa nhỏ li ti cứ truyền từ người này sang người khác đi khắp mọi nơi trên trái đất.Bởi vì ở đâu có ngưòi hút thuốc dù ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc hay Châu Mĩ.
    Và chừng nào bàn tay của con người còn chạm vào nhau, gin giữ ngọn lửa nhỏ, gìn giữ hơi ấm thì trên hành tinh này chắc sẽ bớt đi phần nào những điều xấu xa.
    Có lẽ chỉ vì lý do ấy mà tôi không bỏ thuốc.Vì biết đâu một lúc nào đó lại chẳng có người hỏi tôi :"Xin lỗi, anh làm ơn cho xin tí lửa".
    S.Anton (Nga)
  6. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    M.A.SHOLOKHOV
    Cha ặi
    Nỏng buông thỏưt mau trên 'Ăm cÂy còi cỏằc xặĂ xĂc quanh làng. Tôi tỏằô làng ra bỏn 'ò ngoài bỏằ sông Đông. CĂi ặỏằ>t hôi hĂm xông tỏằô dặỏằ>i chÂn tôi bỏằ'c mại lỏằÊm giỏằng khó ngỏằưi cỏằĐa cÂy bỏằc ngỏ** 'ỏn trặặĂng sơnh mỏằƠc rỏằa. Con 'ặỏằng trặĂn trỏằÊt ngoỏn ngoăo. Mỏãt trỏằi xĂm ngoât rỏằi nghiêng và dỏĐn khuỏƠt sau bÊi tha ma. Dỏằc con 'ặỏằng tôi 'i, trỏằi nhĂ nhem vơ sặặĂng mạ gifng xĂm. Con 'ò cỏằTt ngoài bỏằ 'ê. Mỏãt nặỏằ>c sóng sĂnh tưm sỏôm bên mỏĂn thuyỏằn. Sóng nặỏằ>c trỏằ"i lặỏằÊn nhỏƠp nhô khiỏn mĂi chăo kâu kỏằc. Nghe bặỏằ>c chÂn 'ỏn gỏĐn, gÊ ngỏâng 'ỏĐu nhơn tôi qua 'ôi mỏt hỏĂt hỏĂnh nhÂn màu vàng. Gà nói to nhặ quĂt.
    - Muỏằ'n qua bên kia bỏằ phỏÊi không? Chỏằ mỏằTt phút. Nă, thĂo dÂy 'i !
    - Bỏt tôi chăo phỏằƠ hỏằY ?
    - Chỏằâ sao! Tỏằ'i 'ỏn nặĂi rỏằ"i, chỏng biỏt còn ai không nỏằa
    GÊ cúi xuỏằ'ng, 'oỏĂn ngặỏằ>c nhơn tôi:
    - Nhơn anh không phỏÊi ngặỏằi ỏằY 'Âỏằà Anh tỏằô 'Âu 'ỏn ?
    - ỏằ', tôi tỏằô 'ặĂn vỏằi tôi, nhe hàm rfng 'óng bỏằÊn.
    - Vỏằ quê có phâp không ? Hay tỏằ ẵ bỏằ 'i ?
    - GiỏÊi ngâ 'ó chỏằâ.
    - Thỏ thơ không phỏÊi lo.
    Chúng tôi ngỏằ"i bên mĂi chăo. Dòng sông Đông kâo chúng tôi 'ỏn bÊi ngỏ** nặĂi bơa rỏằông. Nặỏằ>c vỏằ- vào mỏĂn thuyỏằn bơ bàm. Gà lĂi 'ò chÂn trỏĐn nỏằ.i gÂn xanh, bỏp thỏằp nhĂp bạn bỏƠu chÂn bỏưc lên xuỏằ'ng. Bàn tay cỏằĐa gÊ dài ngoỏn xặặĂng xỏâu, 'ỏằ't tay thô
    kỏằ?ch cỏằTm trên cĂc ngón khô mỏằ'c. GÊ cao rĂo nhặng vai hỏạp và lặng lỏĂi còng. Tuy gÊ chăo vỏằƠng vỏằ và mĂi dỏ** lỏĂi bỏằ. nhỏằc rỏẵ thỏưt sÂu. Tôi lỏng nghe hặĂi thỏằY 'ỏằu 'ỏằu cỏằĐa gÊ. Chiỏc Ăo len bỏằ'c mại hôi chua lât, trỏằTn lỏôn mại thuỏằ'c lĂ và nặỏằ>c thum thỏằ**. GÊ buông tay chăo ngó tôi:
    - PhỏÊi xuyên rỏằông 'ó nghe. ỏằsn quĂ, nhặng chỏằc 'ỏằTt nhiên chỏÊy thỏưt xiỏt. Con 'ò lặỏằ>t nhanh, phỏĐn 'uôi giỏưt mỏĂnh, nó nghiêng mỏằTt bên và trôi lỏằnh bỏằnh vỏằ phưa khu rỏằông. KhoỏÊng nỏằưa giỏằ sau, chúng tôi bỏằi nặỏằ>c. MĂi chăo bỏằc theo lỏằ- thạng dặỏằ>i 'Ăy tuôn vào thuyỏằn nghe mỏằ"n mỏằTt. Chúng tôi phỏÊi dỏằi lên gỏằ'c cÂy gỏĐn 'ó nghỏằ? qua 'êm. GÊ lĂi 'ò ngỏưm ỏằ'ng tỏâu ngỏằ"i cỏĂnh tôi. GÊ còn cỏân thỏưn móc chÂn vào thÂn cÂy cho chỏc. Ngỏằ-ng trỏằi kêu buỏằ"n
    bÊ giỏằa mỏằTt vạng tfm tỏằ'i, trỏằi nặỏằ>c mênh mông. GÊ lĂi 'ò bỏt chuyỏằ?n.
    - Anh bỏĂn sỏp vỏằ 'ỏn nhà rỏằ"i, sặỏằ>ng nhâ. Bà mỏạ 'ang chỏằ con trai cặng vỏằ 'ó mà. Bà cỏằƠ sỏẵ mỏằông và rỏƠt vui vơ tuỏằ.i già có con an ỏằĐi. Không phỏÊi tôi nói anh vô tÂm chỏằâ, anh 'Âu biỏt mỏạ già hâo hon mong con tỏằông ngàỏằà dêm thơ khóc Âm thỏ**. Con trai 'ỏằu thỏ cỏÊ. Anh chặa có con thơ chặa biỏt nỏằ-i lòng cỏằĐa cha mỏạ . Khỏằ. sỏằY 'ỏằĐ 'iỏằu. Nhặ 'ôi lúc ta mỏằ. con cĂ và 'ă nân tÂm sỏằ uỏân ỏằâc lên 'ó. Ta fn trỏằâng cĂ và nỏm 'ặỏằÊc vỏằi sỏằ ràng buỏằTc cỏằĐa gia 'ơnh và xÊ hỏằTi tôi phỏÊi xỏằư sao cho phỏÊi 'Ây ? Tôi có mỏằTt 'ỏằâa con gĂi tên Natasha, mạa xuÂn nfm nay thơ nó 'úng mặỏằi bỏÊy tuỏằ.i. Anh có biỏt, nó tàn nhỏôn bỏÊo tôi thỏ này. "Cha, con không muỏằ'n ngỏằ"i chung bàn, fn chung mÂm vỏằ>i cha 'Âu vơ mỏằ-i khi nhơn tay cha, con lỏĂi nhỏằ> 'ôi bàn tay 'Ê
    giỏt cĂc anh con. Con khó chỏằm. VỏằÊ tôi mỏn 'ỏằ, sinh cho tôi tĂm 'ỏằâa con êm chăo mĂt mĂi. Đỏn 'ỏằâa thỏằâ chưn thơ bà ngÊ bỏằ?nh. Lúc sinh ra mỏạ tròn con vuông, nhặng nfm ngày sau bà ỏƠy sỏằ't nỏãng và không qua 'ặỏằÊc. Bỏằ lỏĂi tôi gà trỏằ'ng nuôi con. Thỏng cỏÊ cỏằĐa tôi tên Ivan. Nó giỏằ'ng tôi nhặ tỏĂc, câng ngfm 'en và có duyên, lỏĂi làm viỏằ?c siêng nfng, tỏưn tỏằƠy. Thỏng kỏ cỏằĐa tôi, tên Danilo, nhỏằ hặĂn anh cỏÊ bỏằ'n tuỏằ.i. Nó giỏằ'ng mỏạ y khuôn, to tròn, chỏc nỏằi cho con vỏằÊ cạng làng. Không bao lÂu thơ chúng có con. Lúc tôi chuỏân bỏằi vỏằÊ cho thỏng kỏ thơ tai hỏằa xỏÊy 'ỏn. Khi ỏƠy, dÂn làng nỏằ.i dỏưy chỏằ'ng chưnh quyỏằn Sô Viỏt. MỏằTt hôm thỏng cỏÊ chỏĂy 'ỏn bỏÊo tôi:
    - Cha, theo bên Đỏằ nghe! Mơnh nên ỏằĐng hỏằT hỏằ. Con nghâ, 'ặỏằng lỏằ'i cỏằĐa hỏằ 'úng 'ỏn 'ó cha. CỏÊ Danilo câng cho nhặ thỏ.
    Hai thỏng con cỏằâ ngày 'êm thuyỏt phỏằƠc và chỏằ tôi quyỏt 'ỏằc làng. Tôi nói nhặ van.
    - CĂc cỏằƠ 'Ê biỏt, tôi gà trỏằ'ng nuôi bỏÊy chĂu nhỏằ. Nỏu tôi có mỏằ?nh hỏằ? nào, ai chfm sóc cĂc con tôi 'Ây.
    Tôi giỏÊi thưch mỏằi bỏằ, nhặng hỏằ chỏng thăm nghe. Hỏằ bỏt tôi ra trơnh diỏằ?n. Lúc ỏƠy vào mạa lỏằ. PhỏằƠc Sinh, có 'ỏằTi quÂn 'óng binh gỏĐn làng chúng tôi. Hỏằ mang chưn ngặặĂi tạ 'ỏn làng, trong 'Ăm tạ ỏƠy có Danilo, thỏng con mà tôi yêu thặặĂng nhỏƠt. Bỏằn tạ bỏằ 'ó nghe, không qua mỏt chúng tôi 'ặỏằÊc 'Âu. Liỏằ?u hỏằ"n 'ó.
    Tôi bặỏằ>c lên thỏằm, trong lòng chỏằ? biỏt than trỏằi. Trỏằi ặĂi, không lỏẵ chưnh tay tôi giỏt con cỏằĐa mơnh hay sao. Tên 'ỏĂi úy hât thỏưt to, và 'Ăm tạ 'ặỏằÊc dỏôn 'ỏn. Thỏng con cặng cỏằĐa tôi là ngặỏằi tạ 'ỏĐu tiên. Tôi nhơn con mà tay chÂn lỏĂnh ngỏt. ĐỏĐu nó sặng vạ nhặ cĂi thúng. MĂu tôi 'ông lỏĂi. Nó quỏƠn mỏÊnh giỏằ lên 'ỏĐu lỏằĂ bỏằc mỏt cạng vỏằ>i mĂu nhoă nhoỏạt trên gặặĂng mỏãt nó, nhặng tôi phỏÊi quyỏt 'ỏằc dỏn. GÊ chỏằưi rỏằĐa, nhặng 'ôi mỏt lỏĂi cặỏằi hỏằ>n hỏằY. Khi bỏằn lưnh quặĂ lặỏằĂi lê châm vào dĂm tạ, tim tôi rúng 'ỏằTng lo lỏng. Tôi bỏằ chỏĂy ra 'ặỏằng, nhặng quay 'ỏĐu nhơn ra sau thỏƠy bỏằn chúng lôi sỏằ?ch thỏng con tôi dặỏằ>i 'ỏƠt. Tên hỏĂ sâ 'Âm lặỏằĂi lê vào hỏằng nó. Hơnh ỏÊnh cuỏằ'i cạng tôi thỏƠy con mơnh là nó 'ang quỏn quỏĂi thê lặặĂng. Phưa dặỏằ>i chúng tôi, mỏÊnh vĂn lót 'ò nghiỏn trăo trỏạo vơ sỏằâc 'ặa 'ỏây cỏằĐa giòn g nặỏằ>c. Tôi nghe tiỏng nặỏằ>c vỏằ- và hàng liỏằ.u rạng mơnh kỏẵo kỏạt nhặ thỏằ.n thỏằâc sỏĐu thỏÊm. Mâi
    thuyỏằn nhỏƠp nhô thỏưt cao, gÊ lĂi 'ò 'ặa chÂn giỏằ lỏĂi. GÊ nhỏÊ làn khói vàng tỏằô chiỏc vỏằ', bỏÊo tôi:
    - Chiỏc 'ò sỏẵ chơm, chúng ta phỏÊi ngỏằ"i trên thÂn liỏằ.u này 'ỏn trặa ngày mai.
    GÊ im lỏãng mỏằTt hỏằ"i, 'oỏĂn thỏƠp giỏằng gỏĐn nhặ khàn tiỏng.
    - Sau vỏằƠ Đó, hỏằ 'ỏằ bỏĂt tôi lên thặỏằÊng sâ. Giòng sông này nặỏằ>c vỏôn chỏÊy, con 'ò vỏôn trôi 'ỏằu, nhặng lòng tôi nghe có tiỏng ngặỏằi khóc lóc nỏằ? non nhặ tiỏng thỏng con cặng cỏằĐa tôi rên rỏằ? than oĂn khi tôi vạng bỏằ chỏĂy. LặặĂng tÂm tôi sÂu xâ dỏn vỏãt 'êm ngày. Chúng tôi tham gia mỏãt trỏưn chỏằ'ng bỏằn Đỏằ cho 'ỏn mạa XuÂn nfm sau thơ Tỏằ.ng Tặ Lỏằ?nh Sekretov liên
    kỏt lỏằc lặỏằÊng cỏằĐa ông ỏƠy vỏằ>i chúng tôi. Chúng tôi 'ỏây lui bỏằn Đỏằ qua bên kia bỏằ sông Đông, 'ỏn tỏằ?nh Saratov. ThÂn tôi gà trỏằ'ng nuôi con nhặng bỏằn hỏằ chỏng tha tôi yên mà bỏt tôi phỏằƠc vỏằƠ cho cuỏằTc 'Ănh 'ỏƠm, chỏằ? vơ tôi có con 'i theo bên kia.
    Khi tiỏn vào thỏằc cha mơnh.
    Linh tưnh bĂo tôi biỏt, hỏằ giao tôi hỏằT tỏằ'ng thỏng con vơ nghâ rỏng tôi sỏẵ thỏÊ nó chỏĂỏằà Sau 'ó hỏằ sỏẵ tóm nó lỏĂi và có 'ỏĐy 'ỏằĐ lẵ do 'ỏằf giỏt cha con tôi. Tôi 'ỏn cfn lỏằu nặĂi giam thỏng con, nói vỏằ>i ngặỏằi bỏÊo vỏằ? .
    - Giao tên tạ cho tôi, tôi sỏẵ dỏôn hỏn 'ỏn ban tham mặu.
    - Cỏằâ tỏằ nhiên, không ai cỏƠm cỏÊn.
    Thỏng cỏÊ choàng Ăo khoĂc lên vai, vỏãn vỏạo chiỏc mâ trên tay mỏằTt hỏằ"i, 'oỏĂn nâm xuỏằ'ng bfng ghỏ. Cha con tôi rỏằi khỏằi làng, im lỏãng chỏng nói gơ vỏằ>i nhau cỏÊ. Tôi cỏằâ quay 'ỏĐu ra sau hai ba lỏĐn, thỏƠp thỏằm sỏằÊ có ngặỏằi theo dài. Chúng tôi 'i 'ặỏằÊc nỏằưa 'oỏĂn 'ặỏằng, vỏằôa qua bỏằ tặỏằng cỏằĐa mỏằTt lfng mỏằT. Chung quanh vỏng lỏãng không bóng ngặỏằi, thỏng con chỏằÊt quay qua tôi. Giỏằng nó thỏưt tỏằTi:
    - Cha ặĂi, hỏằ sỏẵ giỏt con ỏằY ban tham mặu. Cha 'ặa con vào chỏằ- chỏt, cha có biỏt không ? LặặĂng tÂm cỏằĐa cha thỏưt sỏằ mê ngỏằĐ rỏằ"i hỏằY ?
    - Không 'Âu con. LặặĂng tÂm cỏằĐa cha không mê ngỏằĐ nhặ con nghâ.
    - Vỏưy sao cha không thặặĂng xót thÂn con ?
    - Cha thặặĂng con nhiỏằu lỏm chỏằâ con trai bâ bỏằng cỏằĐa cha. Cha 'au khỏằ. lỏm con ặĂi.
    - Nỏu cha thặặĂng con thơ hÊy thỏÊ con 'i. Đỏằi con trặỏằ>c 'ỏn nay có ra gơ 'Âu. Chỏng hặỏằYng 'ặỏằÊc mỏằTt ngày sung sặỏằ>ng.
    Nó ngỏằông lỏĂi giỏằa 'ặỏằng và quỏằ xuỏằ'ng chÂn tôi ba bỏưn. Tôi bỏÊo con.
    - Khi ra 'ỏn khe núi thơ con hÊy chỏĂy nhâ. Cha sỏẵ bỏn theo con
    mỏằTt hai phĂt lỏƠy lỏằ?
    Anh bỏĂn trỏằ ặĂi, tôi không mong anh cho rỏng tôi là mỏằTt ngặỏằi 'Ăng thặặĂng hoỏãc nghâ tỏằ't vỏằ tôi. Sau khi nghe tôi 'ỏằ nghỏằi ai cÂu nàỏằ Đỏn gỏĐn khe núi, nó dỏằông lỏĂi :
    - Cha ặĂi, mơnh tỏằô giÊ nhau ỏằY 'Ây nhâ. Nỏu con sỏằ'ng sót 'ặỏằÊc thơ con sỏẵ chfm sóc cha 'ỏn ngày cha nhỏm mỏt. Tỏằô nay vỏằ sau, cha mÊi mÊi không còn nghe nhỏằng 'iỏằu tỏằ? hỏĂi vỏằ con nỏằa.
    Nó ôm chỏãt lỏƠy tôi. Lòng tôi ngỏằ.n ngang trfm mỏằ'i. Tôi giỏằƠc con.
    - ChỏĂy mau 'i con.
    Nó vỏằƠt chỏĂy vỏằ khe núi, không ngỏằông quay lỏĂi vỏôy tôi. Tôi 'ỏằf con chỏĂy khoỏÊng vài trfm mât, 'oỏĂn rút súng trặỏằng trên vai xuỏằ'ng. Tôi quỏằ ngặỏằi cho tay 'ỏằông run và nhỏÊ 'ỏĂn vào lặng con. Thỏng cỏÊ cỏằ' sỏằâc trĂnh lỏn 'ỏĂn, bỏằ-ng nó thỏằY mỏĂnh và rfng cỏn 'ỏưp vào môi. Nó gỏằ"ng tay, xặặĂng xỏâu nhô
    lên khuôn mỏãt 'au 'ỏằ>n, và dặỏằ>i cỏãp mi sặng húp 'ôi mỏt xỏch trỏằÊn trỏằông cỏằâng cỏằi không chút tiỏc nuỏằ'i. Nó loỏĂng choỏĂng 'ôi chÂn, cỏằ' chỏĂy thêm gỏĐn bỏằ'n mặặĂi mât. Sau 'ó, hai tay ôm chỏãt lỏƠy bỏằƠng, nó quay lỏĂi.
    - Cha, nhặ thỏ là sao ?
    Nó ngÊ xuỏằ'ng, hai chÂn luẵu quẵu. Tôi nhào 'ỏn, cúi xuỏằ'ng bên con. Nó chỏằ>p mỏt, bong bóng phỏưp phỏằ"ng trên môi. Tôi biỏt con mơnh sỏp chỏt. BỏƠt ngỏằ, nó vạng dỏưy, và quỏằ xuỏằ'ng chỏằTp tay tôi.
    - Cha ặĂi, con còn vỏằÊ và 'ỏằâa con ?
    ĐỏĐu nó ngoỏạo mỏằTt bên, cỏÊ thÂn ngặỏằi 'ỏằ. nhào lỏĐn nỏằa. Nó dạng hai tay âp chỏãt vỏt thặặĂng, nhặng có nghâa lẵ gơ 'Âu vơ mĂu trào tuôn 'ỏằ ỏằ'i qua cĂc kỏẵ taỏằà Nó dÊy dỏằƠa và bỏt 'ỏĐu ngĂp chỏt. Mỏt nó nhơn tôi nghiêm khỏc, lặỏằĂi cỏằâng 'ặĂ. Nó muỏằ'n nhỏn gỏằưi 'iỏằu gơ, nhặng cỏằâ ú ỏằ> chỏng ra lỏằi, "ChỏÊch?ChỏĂ" Nặỏằ>c mỏt rặĂi 'ỏ** 'ơa trên 'ôi mĂ nhfn nheo cỏằĐa tôi. Tôi bỏÊo con.
    - Con ặĂi, nhÂn danh nỏằ"i 'ỏằa 'ỏĐy cỏằĐa riêng cha, nghe 'Ây. Con có vỏằÊ và 'ỏằâa con, còn cha phỏÊi cặu mang cỏÊ thỏÊy bỏÊy 'ỏằâa kia. Nỏu cha tha con thơ bỏằn Cossak sỏẵ giỏt cha mỏƠt. CĂc em con sỏẵ tha phặặĂng trôi giỏĂt.
    Thỏng cỏÊ nỏm im lơm mỏằTt hỏằ"i rỏằ"i 'i mỏƠt. Bàn tay cỏằĐa nó còn nỏm chỏãt tay tôi. Tôi lỏằTt Ăo choang và 'ôi giày cỏằĐa nó, sau 'ó lỏƠy mỏÊnh giỏằ 'ỏưy mỏãt con và 'i ngặỏằÊc vỏằ làng.
    Anh bỏĂn trỏằ ặĂi, hÊy phê phĂn chúng tôi 'i. HÊy nói vỏằ>i tôi mỏằTt lỏằi. Tôi 'au khỏằ. vơ con nhiỏằu rỏằ"i. Tóc tôi 'Ê bỏĂc, 'Ê quât hỏt mỏằi viỏằ?c ra xa. Tôi mang cho con miỏng fn ngày hai bỏằa, nhặng cỏÊ ngày lỏôn 'êm lòng tôi không 'ặỏằÊc bơnh an.
    Vỏưy mà còn nghe con tôi trĂch móc, ghât bỏằ. Con bâ Natasha cỏằâ lỏưp 'i lỏưp lỏĂi, "Con không muỏằ'n ngỏằ"i chung bàn, fn chung mÂm vỏằ>i cha khó chỏằc mỏãt, lom lom nhơn tôi dỏằ dỏằTi. Ánh bơnh minh sau lặng gÊ 'Ê tỏằ mỏằ ló dỏĂng. Bỏằ sông bên kia, giỏằa hàng liỏằu rỏưm rỏĂp 'en òm, giỏằa tiỏng quỏc quỏc cỏằĐa bỏĐy ngỏằ-ng trỏằi, vỏằ òa tiỏng gỏằi lỏĂnh lỏẵo mặĂ hỏằ", "Mikishar! QuÂn 'ỏằTc Ăc giỏt ngặỏằi! Mang 'ò sang 'Ây mau!!!""
    (1925)

  7. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Anton Tsekhov
    Định Nghĩa Tình Yêu​
    Trần Thanh Tùng dịch
    Câu chuyện này được phỏng dịch theo chuyện ngắn "Concerning Love" của nhà văn Anton Tchekhov. Ông đã viết rất nhiều chuyện như là "The Seagull" "Uncle Vanya"... Ngoài ra ông cũng viết những chuyện ngắn như "The black monk and other stories" "Lady with the dog and other stories" v.v. Ông được xem như là một thiên tài trong lãnh vực chuyện ngắn.
    Trần Thanh Tùng
    Buổi ăn trưa ngày hôm sau họ được thưởng thức những món ăn ngon như tôm tích, bánh mì salad, v.v. Trong khi đang dùng bữa thì ông Ninh, người đầu bếp, đi lên cầu thang và hỏi họ muốn dùng gì cho bữa chiều. Ông ta là một người có kích thước trung bình, má phệ và mắt hí. Bộ râu được cạo nhẵn cáo chỉ. Hàm râu như bị nhổ từng sợi một thay vì cạo.
    Kim bắt đầu kể cho những người khách biết là cô Nga đã thương ông đầu bếp này. Nhưng dù sao cô nàng vẫn không chịu lấy ông ta vì ông ta là một người say rượu và hay gở. Tuy vậy, cô sẵn sàng đồng ý để "sống chung với ông" Ngược lại, ông ta là một người đạo đức, đạo của ông không cho phép ông "chỉ sống chung với nàng." Một là cô nàng cưới ông, còn không thì ông không cần. Ông chửi cô và đánh đập cô. Cô phải núp trên lầu, khóc lóc một mình, mỗi khi ông uống rượu say. Kim và những người làm của anh ta thường hay phải ở nhà để bảo vệ cô.
    Câu chuyện bắt đầu chuyển đề tài qua tình yêu.
    "Cái gì làm cho người ta yêu nhau?" Kim hỏi. "Tại sao Nga không thương một người khác, một người giỏi hơn và đẹp trai hơn? Một người xứng với cô hơn? Tại sao cô ta phải thương ông Ninh--"ông mặt bự" như mọi người hay gọi ông--khi biết rằng hạnh phúc cá nhân của cô là yếu tố rất quan trọng trong tình yêu? Ðiều này quả thật là huyền bí và có nhiều cách giải thích. Qua Kinh Thánh, chúng ta đã từng được nghe định nghĩa đích thực của tình yêu: ''Ðấy là một sự huyền bí.'' Ngoài ra, những bài viết hay những câu nói khác đều không làm chúng ta thỏa mãn về ý nghĩa chân chính của nó. Chúng nó có thể định nghĩa được tình yêu trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác nhưng không thể nào giải được ý nghĩa của nó trong mọi hoàn cảnh. Nếu mà như vậy thì chúng ta nên định nghĩa tình yêu trong từng hoàn cảnh một, thay vì đi tìm một ý nghĩa đích thực, chung cho mọi hoàn cảnh. Chúng ta cần phải phân tách từng hoàn cảnh một, như các bác sĩ thường hay nói."
    "Rất đúng" Ban đồng ý
    "Những người dân Nga thường hay bị phiền phức về những bài toán nhức óc này. Trong khi người ta choàng lên tình yêu của họ những đóa hồng, những hạt kim cương thì chúng ta, những người Nga, lại choàng lên nó những nghi vấn và những thắc mắc mà hầu như không bao giờ giải đáp được. Khi tôi còn là một sinh viên ở Mát-Cơ-Va, tôi có một người ''bạn'': một người con gái dễ thương. Mỗi lần khi tôi ôm nàng trong lòng, tôi luôn tự hỏi mình: tiền lương hàng tháng mình cần đưa cho nàng bao nhiêu và bây giờ bao nhiêu tiền một cân thịt bò. Ðừng chế tôi, chúng ta đều giống nhau cả. Một khi chúng ta rơi vào biển tình, chúng ta luôn luôn thắc mắc, nghi nghờ, và hay tự đặt câu hỏi cho chính mình. Chúng ta chân thành hay giả giối? Thông minh hay ngu dốt? Cái tình yêu này, nó sẽ có kết cục ra sao? Vân vân và vân vân. Tôi không biết cảm tưởng như vậy là đúng hay sai, nhưng nó rất phiền phức. Nó có mang lại sự thỏa mãn và tức giận hay không, cái đó tôi không biết."
    Hình như anh ta có một câu chuyện đang muốn kể. Những người sống một mình thường hay có tâm sự trong lòng mà họ rất muốn thổ lộ. Những người chưa lập gia đình thường hay lui tới những buồng tắm công cộng, những nhà hàng trong phố, để mà nói, và đôi khi họ kể những câu chuyện lý thú, hấp dẫn thu hút cả những người bồi bàn và công nhân làm việc trong phòng tắm. Những người sống ngoài thành phố thì thường trao gởi bầu tâm sự của họ cho bạn bè và khách khứa. Qua cửa xổ, mây đen phủ kín bầu trời, những hạt mưa bao trùm không gian và cây cối.
    Tôi đã từng sống và làm ruộng ở vùng Sông-Phi-Nô này, tôi bắt đầu làm việc ở đây sau khi học xong đại học (Kim bắt đầu). Tôi được lớn lên một cách thoải mái, không phải làm gì, chỉ phải học. Vì việc học của tôi mà ba tôi đã phải nợ đầy mình. Ông phải dùng ruộng vườn của mình làm của thế chân để mượn tiền cho tôi đi học. Sau khi học xong, tôi quyết định ở lại trên mảnh ruộng của ba tôi để làm việc cho tới khi nào trả hết nợ. Tôi đã quyết định như vậy và bắt đầu làm việc, tuy rằng vẫn có chút tiếc rẻ trong đó. Ðất đai trong vùng này không được màu mỡ cho lắm. Nếu muốn lời, một là mình phải mướn thêm tay làm hai là phải tự mình nai lưng ra mà làm; không còn cách trọn lựa thứ ba. Tôi gom góp những người trong làng lại, đàn ông cũng như đ àn bà, để làm việc cho tôi. Chúng tôi không để yên một mảnh đất nào, chúng tôi làm việc quần quật như trâu. Tôi cũng tự mình xới đất, tự gieo hạt, và gặt lúa. Lưng quằn lên vì vất vả trong khi môi phệ ra vì chán nản. Cả mình tôi đau nhức còn chân tôi thì liệt đi như muốn chết. Lúc đầu tôi tưởng là mình có thể dùng những gì học hỏi được ở trường lớp để đỡ nhọc nhằn. Tôi tưởng rằng chỉ cần tạo cho mình một thời khóa biểu và làm việc theo nó thì mọi việc sẽ đâu vào đấy. Tôi dọn lên ở phòng tốt nhất trên lầu; xắp xếp để café và rượu được dọn lên mỗi bữa ăn trưa, chiều; và đọc báo "Thời Sự Âu Châu" mỗi một đêm trước khi đi ngủ. Nhưng mục sư Văn, người linh hướng của làng chúng tôi, một hôm đến thăm và đã nuốt hết những bầu rượu thơm của tôi. Còn con gái ông ta thì công về hết tất cả những tờ "Thời Sự Âu Châu". Tôi cũng không buồn. Tôi không cần những tờ báo đó vì từ khi bắt đầu công việc đồng áng, tôi chưa tối nào được đặt lưng trên giường mình. Nhất là trong những tháng cắt mạ, tôi thường ngủ trong chuồng bò hay trong túp lều của anh đốn củi. Dần dần tôi dọn phòng ngủ của tôi xuống dưới lầu để ngủ chung với những người làm mướn. Tôi cũng chẳng còn cái gì yêu quí cả ngoại trừ những người này, những người trước kia đã làm công cho ba tôi và bây giờ lại làm cho tôi, những người mà tôi không bao giờ và không thể nào xua đuổi cho dù mai này có thế nào đi chăng nữa.
    Trong những năm đầu tiên sống ở đây, tôi đã được trọn làm giám thị. Vì vậy nên tôi hay ra tỉnh để để làm việc và hay tham gia vào những vụ xử kiện trên đó. Ðiều này làm tôi rất thích. Một khi đã bị gò bó suốt mấy tháng trời trong nông trại, nhất là vào mùa đông, thì không có gì mong muốn cho bằng được khoác chiếc áo choàng thâm của mình. Khi làm việc trên tỉnh, tôi cần phải có áo choàng thâm, đồng phục, và áo đuôi dài. Toàn là những luật sư và những người có học trên đó. Họ là những người mà tôi có thể nói chuyện với một cách dễ dàng.
    Tôi lúc nào cũng được hoan nghêng trên tỉnh. Tôi rất thích làm quen với những người bạn mới. Trong số bạn mới của tôi, anh chàng đứng đắn nhất--và, thật tình, đáng mến nhất--là anh Lữ, phó giám đốc tỉnh. Hai bạn chắc cũng đã biết anh ta: một con người... quả nhiên là một nhân vật rất quyến rũ. Tôi được gặp anh ta trong một vụ án về hỏa hoạn rất nổi tiếng. Vụ án được xử trong hai ngày liên tiếp. Khi kết thúc, mọi người đều mệt rã cả người. Anh Lữ nhìn về phía tôi:
    "Hay là tới nhà tôi ăn cơm chiều nha" anh mời
    Tôi rất là ngạc nhiên, tôi vừa mới biết anh ta, mà lại, chúng tôi chỉ quen nhau qua việc làm mà thôi. Tôi chưa bao giờ tới nhà anh ta cả. Sau khi trở lại khách sạn để tắm rửa, tôi tới nhà anh. Buổi cơm chiều đã mở đường cho tôi gặp An, vợ anh Lữ. Nàng còn rất trẻ, hai mươi hai tuổi là cùng, đứa con đầu lòng của nàng mới trào đời cách đây chưa đầy sáu tháng. Chuyện này đã sảy ra qua lâu rồi, tôi không còn nhớ rõ, hay nói một cách khác, khó mà giải thích được ngay lúc đó điều gì về nàng đã mê hoặc tôi đến thế. Nhưng khi ngồi vào bàn ăn, tôi đã hiểu rõ. Tôi thấy nàng, một người đàn bà trẻ, đẹp, hiền lành, thông minh và hấp dẫn--không như bất kỳ một cô gái nào mà tôi đã gặp trước đây. Ngay lập tức, tôi cảm thấy nàng thật là ngần gủi, tôi có cảm tưởng như mình đã quen nàng từ lâu--tôi tưởng như đã gặp khuôn mặt ấy, cặp mắt khêu gợi và sáng sủa ấy khi tôi còn là một đứa bé đang mở nhìn trộm những cuốn an-bum trong ngăn tủ mẹ tôi.
    Trong vụ án hỏa hoạn, bốn người Do-Thái bị kết án khủng bố--tôi hết sức không bằng lòng với phán quyết này của tòa án. Tôi không thể ngồi yên khi dùng bữa--nói thật, tôi rất bực mình--tôi không còn nhớ mình đã nói gì trong bữa đó, tôi chỉ nhớ thấy An cứ lắc đầu và nói với chồng mình "Em không thể nào tin được anh ạ"
    Lữ là một người tốt, tuy rằng hơi ngây thơ một tý. Anh ta nghĩ rằng những gì quan tòa phán quyết đều là đúng, nếu muốn kháng án, người ta cần phải làm đầy đủ những thủ tục, hồ sơ cần thiết, và nộp lên những nơi chính đáng đã quy định theo luật pháp--bàn ăn, theo anh, không phải là một trong những chỗ đó.
  8. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    "Em và anh đâu có nổ lửa đốt nhà đâu" anh nói nhỏ nhẹ "anh và em đâu có bị kết án và giam tù"
    Cả hai vợ chồng họ cố mời và ép đồ ăn cho tôi. Qua những khía cạnh mà tôi theo dõi--cách mà họ bắc café chung với nhau, cách mà họ hiểu nhau trước khi mở miệng--tôi kết luận rằng, họ đang sống trong cảnh hòa bình và êm ấm, họ rất vui khi được tiếp đón và làm vui lòng một người khách trong nhà họ. Sau cơm chiều, chúng tôi chơi pi-a-nô. Khi màn đêm bắt đầu kéo, tôi xin phép họ để trở về khách sạn.
    Câu chuyện vừa rồi sảy ra vào đầu mùa xuân, sau khi đó, tôi rời tỉnh để trở về nông trại của tôi ở Sông-Phi-Nô. Tôi ở đó suốt mùa hè. Tôi hết sức bận rộn nên không còn thì giờ nghĩ đến những việc trên tỉnh. Nhưng ngày nào tôi cũng đều bị ám ảnh bởi hình dáng của người con gái tha thướt, yêu kiều đó. Nàng đã in lên tâm trí tôi một cái bóng phất phơ, nhỏ nhẹ.
    Vào cuối mùa thu, một chương trình ca vũ từ thiện được tổ chức trên tỉnh. Tôi được mời ngồi chung với ông thống đốc. Khi tôi bước vào, An và Lữ đã ngồi đó, bên cạnh bà vợ ông thống đốc. Một lần nữa, con người tôi lại bị choáng váng bởi nét đẹp kiều diễm đầy khuyến rũ, bởi đôi mắt kêu mời, tran trứa tình bạn của nàng. Và một lần nữa, tôi cảm thấy như đang chia sẻ với nàng một cái gì đó rất mật thiết và gần gũi.
    Tôi ngồi xuống bên cạnh nàng. Nàng quan sát rằng tôi có phần nào gầy hơn trước. Tôi có bị ốm không?
    "Cám ơn, vai tôi thường hay bị nhức. Nó hành tôi rất khó ngủ nhất là vào mùa mưa"
    "Nhìn anh có vẻ bệ rạc quá. Khi anh dùng bữa chung với chúng tôi mùa xuân rồi, nhìn anh còn trẻ và tự tin lắm mà. Lúc đó anh còn nói nhiều, còn pha trò, còn quậy nữa mà. Quả nhiên lúc đó anh thật là hấp dẫn. Ngay lúc ấy, một phần nào đó, tôi đã bị anh mê hoặc. Không biết tại sao suốt mùa hè qua, lâu lâu tôi lại liên tưởng đến anh. Khi tôi chuẩn bị để đi coi hát, tôi biết chắc rằng thế nào cũng gặp anh."
    Nàng cười. "Nhưng hôm nay nhìn anh bệ rạc quá," nàng lập lại. "Nhìn anh trông già hẳn đi"
    Ngày hôm sau, tôi dùng cơm trưa tại nhà Lữ. Sau bữa cơm, họ mời tôi ra thăm căn nhà nghỉ mát của họ. Tôi đi với họ, tôi về với họ, và vào nửa đêm tôi uống trà với họ trong không khí yên tỉnh của mái nhà họ: bên cạnh lò lửa đang bừng cháy, nóng hổi, với người mẹ trẻ lâu lâu lại đi ra đi vào để trông giấc ngủ cho con. Sau ngày hôm đó, khi nào có dịp lên tỉnh là tôi ghé thăm Lữ. Càng ngày chúng tôi càng thân hơn, đôi khi tôi tới nhà anh ta bất chợt, không cần nói trước. Họ xem tôi như một thành viên trong nhà.
    "Ai vậy?" giọng nàng vọng ra từ cuối nhà, ngân nga, đầy khuyến rủ.
    "Ông Kim" người giúp việc trả lời, và An xuất hiện với nét mặt đầy lo lắng. Tại sao tôi không đến thăm nàng sớm hơn? Chuyện gì đã xảy ra?
    Cái nhìn của nàng, cái vòng tay nõn nà, xinh xắn, bộ đồ nàng mặc trong nhà, cách làm tóc của nàng, giọng nói, tiếng bước chân của nàng... lúc nào cũng làm cho tôi có cảm tưởng như một cái gì đó mới mẻ, bất thường, một cái gì đó quan trọng đang xảy đến với tôi. Chúng tôi thường có những buổi nói chuyện thật dài--và cũng có những lúc im lặng thật lâu, mỗi một người như bị cuộn lại trong suy tư của mình. Những lúc không có ai ở nhà, tôi thường ngồi đợi, nói chuyện với người vú, chơi với đứa nhỏ, hay duỗi chân trên cái ghế bành để đọc một tờ báo. Khi An về, tôi chạy ra gặp nàng ở hành lang và giúp nàng mang hàng mới mua vào. Tôi bê những hàng hóa đó một cách trìu mến và hảnh diện--như một đứa bé mới biết bê đồ lần đầu.
    Lữ và những người khác trong gia đình không hề để ý, họ chẳng bao giờ làm phiền tôi. Họ tiếp tục tiếp đón tôi. Nếu lâu không thấy tôi lên tỉnh thì hai vợ chồng lại sốt ruột, lo lắng. Nhất định là tôi bị ốm hay có chuyện gì không may xảy đến với tôi. Cái mà làm cho họ lo lắng nhất là tôi, một người có học, biết nhiều thứ tiếng, lại không ở trong văn phòng mà sống ở ngoại ô, suốt ngày quấn quít với máy say bột và những thửa ruông cằn cỗi. Họ nghĩ rằng tôi không bao giờ hạnh phúc, những lúc tôi cười nói trong bữa ăn chỉ là để che đậy tâm hồn đau khổ của tôi. Cả những khi tôi thật sự hạnh phúc và thoải mái, họ vẫn nhìn tôi với ánh mắt đầy lo lắng. Những khi tôi bị kẹt, chủ nợ đòi tiền hay không có tiền chi tiêu hàng tháng, hai vợ chồng hay thầm thì với nhau. Sau đó, anh chồng thường đi tới bên cạnh tôi với một ngương mặt trịnh trọng.
    "Nếu anh có hơi bị thiếu, Kim, vợ chồng tôi sẵn sàng giúp một tay. Anh đừng gại." Hai tai anh ta đỏ ngầu vì mắc cỡ.
    Hay là có khi anh đến bên tôi, hai tai đỏ ngầu sau khi nói chuyện với vợ, và thuật lại với tôi rằng vợ anh "hết lòng muốn tôi nhận một chút quà này." Sau khi nói xong anh ta thường đưa cho tôi một số đinh tán, hộp thuốc lá, hay một cái đèn điện. Ðể trả ơn, tôi thường hay biếu họ những món quà từ vùng ngoại ô như một con chim non, bơ, hoa... Cả hai vợ chồng hình như đều có tiền riêng. Tôi vẫn hay mượn tiền của người khác, không cần biết là của ai hay bao nhiêu--tôi mượn ở bất kỳ chỗ nào cho phép. Nhưng mà không có một mãnh lực nào có thể bắt tôi xoè tay mượn tiền của gia đình Lữ được. Cần tôi giải thích thêm không?
    Tôi buồn. Ở nhà, trên đồng áng, hay trong chuồng bò tôi luôn nghĩ đến nàng. Tôi có gắng tìm hiểu sự kỳ bí của người con gái trẻ, đẹp và thông minh ấy, người vợ của một ông chồng xấu, đứng tuổi, và người mẹ của những đứa con anh ta. Tôi cũng cố gắng tìm hiểu sự kỳ bí của người chồng này, một anh chàng thiếu nhan sắc, tốt tính, dễ dãi, với những cách nhìn ngây thơ và vớ vẩn, người mà mỗi khi đi dự tiệc thường hay dạy đời người ta... còn người mà vẫn còn tin tưởng là mình có quyền để được hạnh phúc và có quyền để làm chồng nàng. Tai sao, tôi vẫn nghĩ, nàng không gặp tôi trước hắn? Vì mục đích gì mà lại có sự sai lầm đến thế?
    Những lần lên tỉnh, qua ánh mắt của nàng, tôi biết rằng nàng đang đợi tôi, có lần nàng thú nhận với tôi là trước khi tôi đến, nàng thường hay có những cảm giác rất kỳ lạ--giống như nàng đã biết trước thế nào tôi cũng tới. Chúng tôi tiếp tục những buổi nói chuyện, xen lẫn với những phút thinh lặng thật dài, không ai giám nói lên tình yêu của mình nhưng giấu kỹ một cách sợ sệt và ghen ghét. Chúng tôi sợ, sợ tất cả những gì có thể bộc lộ ra cái bí mật ấy. Mặc dù cái tình yêu mềm mại đó đã cắm rễ quá sâu trong lòng, tôi luôn cố gắng để cho đầu óc sáng suốt, xét đoán xem những giông tố nào có thể xảy ra nếu chúng tôi không có đủ nghị lực để kềm chế chính mình. Tôi không thể nào hình dung ra được, hay nói đúng hơn, không muốn tin rằng một tình yêu thầm kín, cô đơn như của tôi, lại có thể bỗng nhiên và thô bạo phá tan cuộc đời ấm cúng của người chồng và những đứa con; lật úp luôn cả căn nhà mà tôi vẫn mãi yêu thương và tin tưởng. Ðây có phải là thái độ của một người đàn ông đứng đắn không? Nàng sẽ đi với tôi--nhưng mà... đi đâu? Tôi có thể dẫn nàng đi đâu? Mọi việc sẽ khác hẳn nếu như tôi là một người đàn ông lãng mạn và có tiền, nếu như tôi là một quân nhân anh dũng đang chiến đấu cho lý tưởng tự do của nhân loại, hay nếu như tôi là một người ca nghệ sĩ nổi tiếng được nhiều người thán phục. Nhưng tôi chỉ là một người nông dân nghèo. Tôi chỉ có thể đưa nàng từ cuộc sống bạc bẽo này đến cuộc đời bạc bẽo khác, hay còn tồi tệ hơn thế nữa. Hạnh phúc của chúng tôi sẽ kéo dài được bao lâu? Nếu không may tôi chết đi thì nàng sẽ làm sao? Còn nếu như chúng tôi không yêu nhau nữa? Và còn......v.v.
    Nàng cũng nghĩ như tôi. Nàng nghĩ đến chồng nàng, con nàng, mẹ nàng, người mà thương yêu chồng nàng như con ruột. Nếu nàng nghe theo cảm súc của mình thì một là nàng phải nó dối hai là nói sự thật, nhưng cả hai đều khó khăn và nguy hiểm cho nàng trong hoàn cảnh này. Nàng suy tư trong đau khổ: tình yêu của nàng sẽ mang lại cho tôi hạnh phúc không? Có làm cho đời sống của tôi thêm phiền phức không? Có làm cho nó tẻ nhạt và đầy sóng gió không? Nàng cảm thấy nàng quá già đối với tôi, nàng không còn đủ sức và nghị lực để bắt đầu lại một cuộc sống mới. Nàng thường nói với chồng nàng là tôi cần phải cưới một người con gái hiền lành, thông minh, một người nội chợ và giúp việc tốt--nhưng theo nàng thì hầu như không có người con gái nào như vậy trên tỉnh (chỉ trừ nàng).
    Trong khi đó, năm tháng lại tiếp tục trôi đi. Bây giờ An đã có hai con. Mỗi khi tôi tới thăm gia đình, người làm công vẫn cười nói với tôi, mấy đứa trẻ thì bám víu lấy chú Kim của chúng, la hét lên vì vui mừng, và mọi người đều vui vẻ. Không hiểu được nỗi lòng thầm kín của tôi, họ tường rằng tôi cũng đang vui với họ. Họ coi tôi như là sự hiện thân của lòng chính trực. Người lớn cũng thế mà con nít cũng vậy, họ tưởng rằng sự chính trực đang đi giữa họ--sự quan hệ giữa tôi và họ làm cho cuộc đời họ tinh khiết và mỹ miều hơn. An và tôi vẫn hay đi coi hát chung với nhau. Chúng tôi ngồi cạnh nhau, vai liền vai, tôi nhẹ nhàng lấy cặp mắt kiếng của nàng, ý thức rằng nàng đang ở cạnh tôi, tưởng tượng như nàng là của tôi, chúng tôi không thể nào sống xót nếu như bị chia rẽ. Nhưng lần nào cũng vậy, sau khi màn biểu diễn kết thúc, chúng tôi ngượng nghịu chia tay nhau, ra đi như những người xa la. Không biết người nói gì về chúng tôi trên tỉnh, nhưng không một câu nào của họ là đúng cả.
    Trong những năm vừa rồi, An về thăm mẹ và em nhiều hơn. Nàng hay buồn rầu và chán nản: tâm trạng của nàng làm nàng ý thức được rằng cuộc sống của nàng chưa đầy đủ và thiếu ý nghĩa. Những khi đó nàng thường lánh mặt chồng và con cái. Cái tình trạng này kéo dài và nặng hơn, bắt buộc nàng phải điều trị về bệnh tâm lý.
    Mặc dù vậy chúng tôi vẫn giấu kín những gì mình muốn nói. Những lúc gặp mặt, nàng hay tức tối với tôi một cách kỳ lạ. Nàng chống đối tôi trên mọi phương diện; nếu tôi có bàn luận hay cãi nhau với một người khác, nàng lập tức đứng về phe của họ. Nếu không may tôi làm rơi một vật gì, nàng nhìn tôi và nói một cánh lạnh nhạt "hay quá ha." Mỗi khi tôi quên mang kính đi xem hát, nàng cho tôi biết rằng nàng đã biết trước thế nào tôi cũng quên.
    Hên hay xui, bất kỳ cái gì trong cuộc đời chúng ta, không sớm thì chiều, cũng phải kết thúc. Bây giờ đã đến lúc chúng tôi phải chia tay nhau: Lữ đã kiếm được việc làm tốt hơn ở miền tây. Họ bán tất cả: nhà, bàn ghế, và ngựa. Lái xe ra khỏi nhà, khi chúng tôi ngoẳnh mặt nhìn lại lần cuối góc vườn xinh xắn với mái ngói phủ đầy giây leo, mọi người đều cảm thấy buồn, còn tôi... tôi biết đã đến lúc phải ra đi, bỏ lại không chỉ một căn nhà bé nhỏ. Chúng tôi đã quyết định để An tới Ki-Mi-A trước và Lữ sẽ mang các con tới sau.
    Một đoàn người chúng tôi tới ga xe lửa để tiễn chân An. An đã chào tạm biệt chồng nàng và các con... xe lửa bắt đầu chuyển bánh... thì... tôi vút nhanh lên khoang tầu của nàng, đặt lên đồ đạc cái rổ mà tí nữa nàng đã quên. Bây giờ đến lượt tôi chào tạm biệt. Cặp mắt chúng tôi gặp nhau trên khoang tầu, và chúng tôi không thể kiềm chế được nữa. Tôi ôm choàng lấy nàng, nàng ấp mặt vào ngực tôi, và nước mắt bắt đầu chảy. Hôn mặt nàng, hôn vai nàng, hôn đôi tay xinh xắn chứa đầy nước mắt--hai chúng tôi quả thực quá hạnh phúc--tôi bày tỏ tình yêu của tôi cho nàng. Với nỗi thống khổ bừng cháy trong tim... tôi thấy những gì đã cản trở tình yêu chúng tôi, những gì đã bóp ghẹt tình yêu của chúng tôi bấy lâu, quá sức là nhỏ bé, tầm thường và hão huyền. Tôi ý thức được rằng, một khi tôi yêu, tôi cần đặt định nghĩa tình yêu của tôi trên một cái gì đó cao thương và quan trọng hơn là hạnh phúc hay đau khổ, tội lỗi hay trong sạch: những ý nghĩ tầm thường mà mọi người vẫn đắn đo một khi yêu. Nếu không được như vậy, thì thà rằng chúng ta đừng định nghĩa tình yêu thì hơn.
    Tôi hôn nàng lần cuối, nắm chặt tay nàng, và rồi chúng tôi chia cách--mãi mãi. Xe đang chạy. Tôi ngồi xuống khoang bên cạnh, trống rỗng... ngồi đó và khóc cho tới khi xe dừng lại ở trạm kế tiếp. Tôi quốc bộ về Sông-Phi-Nô.
    Trời đã tạnh trong khi Kim đang kể chuyện, mặt trời đã ló rạng. Ban và Văn rời chỗ ngồi ra lan can. Trước mặt họ là vẽ lộng lẫy của khu vườn, và ánh sáng lấp lánh của dòng sông trong những tia nắng mặt trời. Lòng họ say mê trước cảnh vật nhưng cũng không quên hối tiếc cho người đàn ông với cặp mắt hiền lành và trong sáng ấy--người mà trong giờ qua đã bầy tỏ cho họ những tâm tư thầm kín và chân thành nhất--con người mà cuộc đời ngày qua ngày vẫn tiếp tục xoay quanh mảnh ruộng và cối xay gạo, vẫn tiếp tục nghèo khổ mà không làm gì để tiến lên được. Họ cũng liên tưởng đến sự thống khổ của nàng khi anh ta phải chia tay nàng trên khoang tàu, đặt lên vai và trán nàng những nụ hôn nồng cháy. Họ đã gặp nàng một vài lần trên tỉnh. Ban là bạn thân của nàng và biết rằng nàng rất đẹp.
  9. After_Bean

    After_Bean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này hay nhỉ.Đọc xong cảm động quá hix hix
  10. Pig_Bird

    Pig_Bird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Giận Dỗi
    Tchekhov
    Hà Việt Anh dịch​
    Quỷ tha ma bắt cô đi? Cô làm gì từ sáng đến giờ mà cơm nước tanh bành thế này. Tôi đi làm hùng hục cả ngày, về đến nhà được cô cho ăn uống thế này sao? á, à, cô định không cho tôi nói hả? Tôi cứ bắt đầu lên tiếng là cô lại giở cái võ nước mắt ra chứ gì? Thà chết còn hơn lấy phải cô vợ thế này.
    Vừa gầm gừ, người chồng vừa gõ thìa vào đĩa, rồi ném khăn ăn xuống bàn, tức giận bỏ sang phòng khác sau khi đập mạnh cánh cửa. Người vợ bật khóc, lấy khăn tay chấm nước mắt rồi cũng bỏ sang phòng khác. Bữa ăn kết thúc ở đó.
    Người chồng vào phòng đọc, gieo mình xuống đi văng, giúi mặt vào gối.
    "Đúng là điên thì mới lấy vợ - anh ta nghĩ - cuộc sống gia đình mới "ấm áp" làm sao! Thật không còn gì để nói nữa.Vừa mới lấy vợ được mấy tháng đã muốn treo cổ tự vẫn rồi".
    Mười lăm phút sau có tiếng bước chân khe khẽ ở ngoài của phòng đọc...
    "Biết ngay mà. Hành hạ người ta, chửi rủa người ta, bây giờ lại định đến làm lành ấy à? Quên đi nhớ? Thà chết chứ nhất định lần này mình không chịu nhún!"
    Có tiếng kẹt cửa. Ai đó bước vào phòng, nhẹ nhàng đi về phía đi văng.
    "Được rồi, cứ xin lỗi đi! Cứ khóc lóc, vật nài đi! Tôi sẽ cho cô biết thế nào là lễ độ. Tôi thà chết chứ nhất định không thèm đáp lời cô đâu"
    Người chồng giúi sâu mặt vào gối làm bộ như đang ngủ say. Nhưng xem ra đàn ông cũng yếu đuôi như đàn bà, cũng dễ mủi lòng lắm chứ. Khi thấy có một bàn tay ấm nóng đặt lên lưng. Người chồng vờ ngả sang một bên.
    "á à lại sắp giở cái trò ôm ấp, hôn hít ra đây mà. ôi, mình không thể cầm lòng trước sự dịu dàng như thế này được! Nhưng dù sao cũng phải tha lỗi cho cô ấy. Không nên làm cô ấy quá xúc động, lo lắng khi bụng mang dạ chửa thế này. Chỉ dày vò chút xíu thôi, phạt một chút xíu thôi rồi tha cho cô ấy vậy".
    Người chồng nghe thấy tiếng thở dài ngay bên tai mình và cảm nhận được một bàn tay nhỏ bé đang chạm vào vai và cổ.
    "Đây là lần cuối cùng mình tha thứ cho cô ấy. Dày vò cô ấy thế là đủ rồi. Thực ra mình cũng có lỗi trong chuyện này. Chỉ vì một chuyện vớ vẩn mà mình đã làm ầm lên rồi..."
    - Thôi được rồi, anh không giận em nữa đâu, em yêu! - Người chồng quờ tay ra phía sau ôm lấy cái thân thể ấm áp ấy.
    - ối!
    Người chồng quay đầu lại, hóa ra đó là con chó Đanka lông xù.

Chia sẻ trang này