1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bóng đá: Đứng dậy được chưa, hỡi Gấu Mi-sa?

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi Sans_souci, 13/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá: Đứng dậy được chưa, hỡi Gấu Mi-sa?

    Đứng dậy được chưa, hỡi Gấu Mi-sa?
    [​IMG]
    HLV Yartsev sẽ đưa các học trò ''''chạy'''' đến đâu tại EURO 2004?
    Việc Nga có mặt tại Bồ Đào Nha là tin tốt lành cho những ai đã và đang yêu mến đội bóng này. Nhưng, cơ hội cho các Chú gấu Mi-sa không nhiều khi họ chung bảng với chủ nhà và Tây Ban Nha.

    Bóng đá Xô Viết ngày ấy...

    Một điều không phải bàn cãi, trong lòng rất nhiều người hâm mộ trái bóng tròn Việt Nam luôn có một vị trí dành cho đội tuyển Nga. Điều này có nhiều nguyên do nhưng có lẽ điều chính yếu là hình ảnh những cầu thủ Xô viết, những Blokin, Kypiany, Dasaev, Belanov, ? đã đi sâu vào tâm tưởng rất nhiều trái tim VN. Điều này không chỉ xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan như ?otrạm vệ tinh Hoa Sen do Liên Xô xây dựng? mà còn có một thực tế khách quan: thời điểm mà các phương tiện truyền thông trong nước cho phép chúng ta tiếp xúc với bóng đá thế giới, thì bóng đá Xô viết cũng đang ở một trong những đỉnh cao của mình với thế hệ vàng thứ 4, thứ 5.

    Không chỉ người Việt Nam ta mới đương nhiên coi đội bóng đến từ xứ sở Bạch dương là những ?otruyền nhân kế thừa? vầng hào quang của bóng đá Xô viết, mà đó cũng là quan điểm chung của đa phần các cổ động viên bóng đá trên thế giới. Nếu chỉ nói riêng giải vô địch bóng đá châu Âu, thì quả là đội tuyển Liên Xô đã gặt hái được những thành tích hết sức ấn tượng mà nhiều cường quốc bóng đá khác cũng phải kính nể: vô địch 1960 (giải đầu tiên khi còn mang tên Cúp châu Âu); nhì 1964, 1972, 1988; bán kết 1968.

    Nhưng có lẽ nếu nhìn nhận chỉ hoàn toàn từ phương diện bóng đá thì không phải như thế! Bóng đá Liên Xô luôn tồn tại song song hai trường phái lớn: bóng đá ngẫu hứng, có phần nghệ sĩ, dựa trên cơ sở kỹ thuật cá nhân điêu luỵên và phối hợp nhỏ ăn ý của các đội bóng Nga mà đại diện tiêu biểu là Spartak Moscow; và bóng đá sức mạnh, ý chí dựa trên cơ sở thể lực, tốc độ và chiến thuật đồng đội chặt chẽ của các đội bóng Ucraina mà cái tên được nhắc đến nhiều nhất là Dynamo Kiev.

    Ngoài ra còn một xu hướng mang tính ?otrung hòa?, vừa có chất kỹ thuật đôi khi đến độ tinh quái, vừa có cái sức mạnh đến mức sắt thép của các đội bóng vùng Trung Á mà điển hình là Dynamo Tbilitxi. Và chỉ khi nào đội tuyển Liên Xô có thể kết hợp được các trường phái này, với những cá nhân xuất sắc nhất của mình, thì họ quả là một sức mạnh đáng gờm.

    Cùng với sự tan vỡ của Liên bang Xô viết, bóng đá Liên Xô cũng tan ra thành từng mảnh nhỏ, trong đó cái mảnh lớn nhất - cũng như ở các lĩnh vực khác- thuộc về nước Nga. Điều này thật đáng tiếc, vì chính ở vào thời điểm này, bóng đá Liên Xô đang cho ra đời một lứa cầu thủ trẻ tài năng mà chức vô địch Olimpic 1988 và vô địch giải trẻ U18 châu Âu 1988, U21 châu Âu 1988, 1990 là minh chứng!

    [​IMG]
    Thủ môn Dasaev và thế hệ của anh đã làm say đắm hàng triệu trái tim yêu bóng đá VN
    Lẩn quẩn trong ngôi nhà riêng, các trường phái, xu hướng bóng đá kia không có cơ hội giao lưu, cọ xát để phát huy những mặt mạnh và hạn chết các điểm yếu của mình. Bên cạnh quá trình ?othị trường hóa?, việc các đội bóng hàng đầu ở từng nước cộng hòa trong giải vô địch riêng không có đối thủ cạnh tranh xứng tầm đã làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng các giải vô địch, dẫn đến làm suy yếu chính các CLB nói riêng cũng như đội tuyển quốc gia nói chung. Thậm chí nhiều tên tuổi như Dynamo Minsk, Dynamo Tbilitxi, Ararat Erevan, Pashtakor Tashken gần như biến mất khỏi các bảng tin bóng đá quốc tế.

    Riêng bóng đá Nga, được hưởng nhờ lợi thế của các yếu tố khác như kinh tế, văn hóa, chính trị nên có phần thuận lợi hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu, khi nhiều cầu thủ có trình độ cao nhất của các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ đổ về Nga thi đấu cho các CLB và cuối cùng là khoác áo đội tuyển quốc gia Nga. Những thành công tương đối của Spartak ở đấu trường châu Âu những năm đầu 90 không thể không gắn với những cầu thủ có gốc ?onước ngoài?: Yuran, Kulkov, Onopko, Chercheshov, Philimonov?

    Ở cấp độ đội tuyển Nga, bên cạnh những cái tên trên còn có thể kể thêm Karpin, Kalcheskis, Salenko?. Đội tuyển Nga cũng le lói chút hy vọng tiếp nối truyền thống đội tuyển Liên Xô tại World Cup 1994, EURO 1996 nhưng vì nhiều lý do (mà phần nhiều là ngoài bóng đá) khiến họ không đi xa hơn vòng đấu bảng. Và cũng chính từ đấy cũng là lúc bóng đá Nga đi xuống.

    Và tuyển Nga bây giờ

    10 năm độc tôn ở giải vô địch Nga đã khiến cho lối đá của Spartak Moscow, nơi cung cấp tuyển thủ chủ yếu cho ĐTQG, từ kỹ thuật hoa mỹ, phối hợp nhỏ ăn ý trở nên rườm rà vô ích, tủn mủn, bế tắc. Lối chơi ngẫu hứng của các cầu thủ giờ chỉ còn là sự lười nhác, thiếu ý chí thường trực. Sự bùng nổ bất chợt ngày xưa chuyển thành sự? mất ổn định trong thi đấu.

    Chính vì thế mà nói đến đội tuyển Nga người ta định nghĩa ngay: với đối thủ mạnh thì có khi họ chơi còn hiệu quả hơn khi gặp đối thủ yếu - lối đá rườm rà, tủn mủn làm hại họ khi đối phương chủ động phòng thủ; Và nếu để lọt lưới trước thì họ dễ gãy đổ, thất bại - ý chí kém cỏi không cho phép họ lật lại thế cờ! Gấu Mi-sa sẽ đá thật hay nếu ?ogặp ngày đẹp trời? và trong 10 phút đầu họ ?olàm nóng? tốt, nhưng đội quân ấy cũng hoàn toàn có thể đá không thể dở hơn nếu ?okhông may mắn? và khởi đầu chuệch choạc.

    Một vấn đề nữa của bóng đá Nga, đó là việc đào tạo cầu thủ trẻ bị bỏ bê cả một thời gian dài. Đó là điều quá dễ hình dung đối với người hâm mộ Việt Nam, khi bóng đá chuyển từ ?obao cấp? sang ?ochuyên nghiệp?: trong thời gian ngắn, gần như tòan bộ các trường đạo tạo, các trung tâm huấn luyện dành cho thiếu nhi, thanh niên vốn rộng khắp dưới thời Liên Xô bị đóng cửa. Các CLB không còn chú trọng, đầu tư cho việc đào tạo thu hút các cầu thủ trẻ có năng khiếu mà thiên về ?oăn xổi?.

    Hệ quả là ?onước Nga mất ít nhất 1 thế hệ cầu thủ bóng đá?- như lời ông Koloskov, chủ tịch LĐBD Nga thừa nhận. Có thể nhìn thấy trong đội hình đội tuyển Nga hiện nay, ngoài Sychev, Izmailov, Bulykin là tương đối trẻ, các cầu thủ khác đều có thể coi là ?olão tướng?. Cay đắng hơn là những Onopko, Kovtun, Mostavoi đã đến tuổi về hưu vẫn còn là ?ocầu thủ không thể thay thế?! Mà ngay cả những ?othần đồng? hiếm hoi như Sychev hiện nay và Panov mấy năm trước, cũng hầu như không phát triển được trình độ, thậm chí còn có phần lu mờ đi cùng thời gian.

    Bên cạnh đó, ĐT Nga luôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ những tình cảm chủ quan của các HLV. Nếu như dưới thời Romantsev, ĐT Nga là 1 Spartak tăng cường các cầu thủ có lối đá tương tự (thường thì là các cầu thủ từ lò Spartak hiện đang thi đấu ở nước ngoài) thì qua thời Gazaev, đó lại là 1 đội CSKA được che bọc bởi một khẩu hiệu: ?odùng hàng nội?! Và kết cục cả hai đội tuyển như vậy đều thật đáng buồn!

    Trong vòng đấu bảng vòng loại EURO 2004, sau một số trận đầu có kết quả khả quan, đoàn quân của ông Gazaev với nòng cốt là các cầu thủ CSKA (lúc đó đang dẫn đầu giải VDQG) bất chợt sa sút thảm hại khi để thua cả Anbani (1-3) lẫn Gruzia (0-1). Ông Gazaev phải từ chức và Yartsev được mời làm HLV ''''chữa cháy''''. Với tư duy bóng đá hết sức thực dụng: kết hợp các ?olính lê dương? tuổi cao nhưng nhiều kinh nghiệm cùng các ?ohàng nội? có sức trẻ nhưng chưa qua thử thách.

    Chỉ trong thời gian ngắn ngủi hai tuần lễ ông đã gầy dựng được 1 đội tuyển hoàn toàn mới. Những cái tên trong đội tuyển, cùng những lời tuyên bố ?ongang như cua? của ông HLV mới đã khiến không ít tờ báo thể thao phải hoang mang, nghi hoặc. Tuy nhiên những kết quả của 3 trận đấu cuối cùng (thắng 2, hòa 1) đã khiến uy tín của ông Yartsev tăng lên đáng kể. Chiến thắng trong vòng đấu play-off trước Xứ Wales đã hoàn thành nốt con đường nhọc nhằn mà đội tuyển Nga phải vượt qua để đến được Bồ Đào Nha.



    [​IMG]
    Cơ hội nào cho Gấu Mi-sa khi chung bảng với chủ nhà Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha?
    Cơ may nào cho Gấu Mi-sa ở EURO 2004?

    Tại Euro-2004, Nga được xếp cùng bảng với Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Hiển nhiên với ?othành tích? hiện tại Nga được liệt ngay vào danh sách các đội sẽ xách vali về nước ngay đợt đầu. Điều này thật dễ hiểu khi nhìn vào danh sách các cầu thủ mà Nga mang đến giải.

    Trước đây người ta từng lên án các HLV trước của Liên Xố cũng như Nga khi sắp xếp đội hình thường dựa vào bộ khung một CLB nào đó vói lý do ?othiên vị, bỏ sót nhân tài?. Ngày nay cũng nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ khi ông Yartsev đem đến Bồ Đào Nha một danh sách mà ?omười cầu thủ đến từ chín CLB?, lý do đương nhiên là ?othiếu tính kết dính, khó mà hoà hợp?. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở những tiếng thì thầm: ai ai cũng hiểu, với hiện trạng bóng đá Nga hiện nay, đó là những gì tốt nhất mà ông Yartsev có thể huy động.

    Ở vị trí thủ môn, vị trí chính thức chắc chắn thuộc về Ovchinnhikov dày dạn kinh nghiệm, cho dù phong độ của anh gần đây có chiều hướng đi xuống. Hàng hậu vệ, việc Onopko và Ignashevik bị chấn thương không thể tham dự giải quả là một mối đau đầu. Thậm chí ngay cả Sennikov và Evseyev cũng bị chấn thương nhẹ, tuy nhiên theo thông tin cuối cùng họ đã có thể ra sân trong trận đâu đầu tiên với Tây Ban Nha. Như vậy hàng thủ có lẽ sẽ gồm Sennikov, Evseyev, Sharonov; tiền vệ Smertin gần như chắc chắn sẽ được ?obiệt phái? xuống gánh trọng trách chỉ đạo hàng rào chắn của đội.

    Ở tuyến trung vệ, nơi có nhiều lựa chọn nhất cho ông Yartsev, vị trí hạt nhân của Mostavoi là chắc chắn. Nếu xét về phong độ, thì hai vị trí tiền vệ cánh có lẽ sẽ thuộc về Izmailov và Alenichev. Nhất là Alenichev, những thành công mà anh gặp hái được cùng Pôrt 2 năm qua là đảm bảo bằng vàng (Thất bại của Nga tại World Cup 2002 nhiều người gắn với việc ông Romantsev không sử dung Alenichev). Trước đối thủ mạnh như Tây Ban Nha, có lẽ vị trí còn lại sẽ thuộc về các tiền vệ có khả năng thu hồi bóng tốt như Aldonin hoặc Guseyev (Loskov vẫn chưa phục hồi hoàn toàn).

    Hàng tiền đạo thì không có nhiều sự lựa chọn. Cũng từ quan điểm đặt hi vọng vào các cuộc phản công nhanh, có lẽ ông Yartsev sẽ chọn Sychev và Bulykin. Sychev có kỹ thuật, khéo léo và đặc biệt đôi khi có những đường dốc bóng hết sức thông minh, tuy nhiên thể hình của anh có phần nhỏ bé. Điều này sẽ được bù đắp bởi Bulykin (to cao nhưng có phần vụng về, được cái mẫn cảm ghi bàn tạm được).
    Đội tuyển Nga sẽ thi đấu như thế nào tại EURO 2004? Ông Yarrtsev không hề dấu diếm khi tuyên bố: sẽ chỉ là phòng ngự, phản công. Hòa cũng là chiến thắng! Ông hi vọng vào lối chơi có tổ chức, đặc biệt trong khâu phòng thủ. Nhưng chính lối chơi có tổ chức là đìều mà đội tuyển Nga mấy năm gần đây không có được!

    Vậy người dân Nga đánh giá thế nào về khả năng thành công của đội tuyển: chỉ có 4% tin rằng Nga sẽ vô địch, 35% cho rằng sẽ qua được vòng đấu bảng, 17% cho rằng sẽ vào TK, 12% nghĩ tới khả năng vào BK và 6% cho rằng Nga sẽ có mặt ở trận chung kết! Thống kê này do trung tâm thăm dò dư luận quốc gia công bố sau khi phỏng vấn 1592 người tại 100 điểm dân cư trên lãnh thổ Nga trong 2 ngày 29 và 30 tháng 5.

    Còn các quan chức nhà nước, khi được hỏi về khả năng của ĐTQG, tất cả đều dừng lại ở lời phát biểu chung chung ?omiễn là thi đấu vì màu cờ sắc áo, làm cho người Nga không phải xấu hổ là được?. Riêng có đại diện của Tổng thống tại Quốc hội Nga là tuyên bố ?omặc dù rất yêu nước nhưng tôi cho rằng chúng ta không qua được vòng đấu bảng, thắng Hy lạp và hoà thêm 1 trận là thành công!?.
  2. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0

     
    TBN - Nga: 1-0. "Gấu trắng" lực bất tòng tâm



    [​IMG]


    Đó là một kết quả hoàn toàn hợp lý, những người mạnh hơn đã chiến thắng. TBN đã phô diễn được hết những điểm mạnh nhất trong lối chơi và con người của họ còn Nga thì không. Một lần nữa, người ta lại phải thất vọng với hình ảnh của ĐT Nga: một lối chơi thiếu gắn kết, định hình và có ý đồ?

    TBN khởi đầu đầy hứng khởi và làm chủ hoàn toàn thế trận ngay sau tiếng còi khai cuộc. Những bóng áo đỏ tràn ngập trên sân và dồn các cầu thủ Nga lùi về sân nhà chống đỡ. Nhanh chóng chiếm lĩnh trung tuyến, những pha mở bóng chuẩn xác từ giữa sân xuống hai biên cùng với những pha khoan phá dũng mãnh của Etxeberria và Vicente đã đặt hàng thủ Nga vào tình trạng báo động liên tục.
     Liên tiếp những pha tiến cận khung thành của các cầu thủ trên hàng công TBN trong khoảng 10 phút đầu tiên nhưng ưu thế gần như tuyệt đối của họ đã không được cụ thể hóa bằng bàn thắng. Và họ đã không thể tiếp tục ?olàm mưa, làm gió? trên phần sân đối phương khi các cầu thủ Nga tìm cách thoát khỏi trạng thái ?ocoóng?. Khi người Nga đã lấy lại được sự tự tin, họ xốc lại đội ngũ, lấy lại thế trận và bắt đầu chơi ngang ngửa với đối thủ, với những pha ?oăn miếng, trả miếng?. Pha bóng kỹ thuật, rất táo bạo cu?a Alenichev ?oxuyên? qua hàng loạt hậu vệ áo đỏ và một mình đối diện với khung thành TBN, dù không thắng được thủ thành Casillas ở phút thứ 37, chỉ là một trong số những pha tấn công có nét mà họ tạo ra ở nửa cuối hiệp 1.Hiệp 2 bắt đầu với một kịch bản tương tự như hiệp đấu đầu tiên. TBN chủ động cầm bóng và tổ chức tấn công tốt hơn hẳn đối thủ. Liên tiếp những pha bóng khoét sâu xuống sát hai biên. Cái gì đến rồi cũng phải đến. Chỉ 1 phút sau khi được tung vào sân, tiền vệ Valeron đã sút tung lưới thủ môn Ovchinnikov, sau một pha xử lý cực kỳ tinh tế ngay trong vòng cấm địa (60). Dẫn trước 1-0 và người TBN bắt đầu chơi thong dong như cách mà họ muốn. Còn ĐT Nga ơ? 30 phút cuối của trận đấu, họ trở lại hình ảnh quen thuộc của chính mình: nỗ lực nhưng bất lực, luôn thích tự làm khó mình bằng những pha xử lý bất hợp lý?Những phút cuối với lợi thế hơn ngươ?i, TBN co?n tạo ra hàng loạt cơ hội nhưng không có bàn nào được ghi thêm. Dù sao, 3 điểm đầu tiên mới là quan trọng nhất với TBN.Đội hình xuất phát:TBN: 23-Iker Casillas,  5-Carles Puyol, 6-Ivan Helguera, 3-Carlos Marchena, 15-Raul Bravo, 17-Joseba Etxeberria, 8-Ruben Baraja, 14-Vicente, 4-David Albelda, 7-Raul, 10-Fernando MorientesNga: 1-Sergei Ovchinnikov, 16-Vadim Yevseyev, 17-Dmitry Sennikov, 4-Alexei Smertin, 13-Roman Sharonov, 10-Alexander Mostovoi, 15-Dmitry Alenichev, 8-Rolan Gusev, 22-Yevgeny Aldonin, 7-Marat Izmailov, 9-Dmitry Bulykin
    Thanh Dương
  3. beconthichdua

    beconthichdua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    3.374
    Đã được thích:
    0
    Cái nhìn từ nước Nga ​
    Không bất ngờ nhưng thất bại trong trận ra quân trước Tây Ban Nha vẫn khiến người Nga thất vọng tràn trề. Cộng tác viên của VietNamNet tại Moskva vừa gửi về những phản ứng của báo chí Nga.
    [​IMG]
    Tiền đạo cắm Bulykin (9) bị báo chí ''''đánh'''' dữ dội.
    Đã không có một kết quả bất ngờ nào xảy ra ở trận đấu thứ hai của EURO 2004. Không trình diễn điều gì mới mẻ, chỉ đơn giản chơi một thứ bóng đá kỹ thuật có phần đơn điệu và quen thuộc, đội tuyển TBN đã dễ dàng vuợt qua đội tuyển Nga. Cũng không thể nhìn vào kết quả 1-0 để đánh giá - trên thực tế trận đấu, con số đó có lẽ phải lớn hơn rất nhiều!
    Đội tuyển Nga ngay từ đầu đã chọn phương án phòng thủ, chuyển từ đội hình 4-4-2 quen thuộc sang 4-5-1 với một tiền đạo duy nhất là Bulykin. Ông Yartsev đặt hết canh bạc vào hàng tiền vệ, khi xếp vào đội hình chính thức 5 cầu thủ có phong độ tốt nhất của mình: Gusev, Izmailov, Mostovoy, Aleinichev, Aldonin. Hàng thủ và vị trí thủ môn, ông Yartsev không thể có cách lựa chọn nào khác ngòai sơ đồ mà báo giới đã dự đóan.
    Mặc dù có lẽ không ai ngạc nhiên trước thất bại của ĐT Nga trước TBN, nhưng đã có rất nhiều lời chỉ trích về đội hình ra sân cũng như những gì các cầu thủ thể hiện trong trận đấu. Đa phần các tờ báo thể thao Nga đều thất vọng về lối chơi ''''hỗn loạn'''', về khả năng phòng thủ yếu kém và việc không thể tổ chức tấn công bài bản của ĐTQG.
    Trái với nhận xét của HLV Yartsev trong phỏng vấn sau trận đấu, tiền đạo cắm Bulykin bị báo giới đánh giá là ''''không hòan thành nhịêm vụ''''. Sport RBC nhận xét ''''thật là ngờ nghệch khi xếp một cầu thủ to xác, nặng nề như vậy ở vị trí tiền đạo cắm trước các đối thủ Tây Ban Nha. Anh ta không làm được gì, nếu không tính một cú đánh đầu hú họa và một cú sút ''''gãi ngứa'''' sau đường chuyền của Izmailov''''.
    Hàng tiền vệ - niềm hy vọng của ĐT Nga - cũng bị coi là thua hẳn về đẳng cấp so với đối thủ, tâm điểm của sự chê trách là Gusev. Đối với hàng phòng ngự, tờ báo trên chua chát nhận xét: ''''Không còn biết chỉ trích gì nữa! Đâu đâu cũng thấy sự thiếu tự tin đến sợ hãi''''.
    Báo VIPlenta dành những lời chỉ trích đầu tiên cho Bulykin. Theo tờ này thì hình như cầu thủ này không biết mình ra sân làm gì, ''''khi các tiền vệ đẩy được bóng lên cao sát khung thành đối phương thì anh ta đang ''''tà tà ở giữa sân'''', khi bóng đang tranh chấp ở giữa sân, cần một mũi nhọn có thể phá bế tắc thì anh ta đứng một mình trên cao. Bulykin là mũi giáo cùn nhất có thể tưởng tượng của đội hình 4-5-1''''. Gusev, theo đánh giá của báo này, là ''''cầu thủ chơi tồi nhất trên sân''''.
    [​IMG]
    Chỉ có thủ thành Ovchinnhikov (ảnh) và Aleinichev giữ được phong độ.
    Trong đội hình ra sân hôm qua, chỉ có tiền vệ Aleinichev và thủ môn Ovchinnhikov được đánh giá cao. Quả thật, nếu không có Ovchinnhikov thì tỷ số chắc chắn không chỉ là 1-0, còn nếu không có những cố gắng không biết mệt mỏi của Alenhichev trên hàng công thì có lẽ trận đấu chỉ diễn ra trên phần sân Nga. Ngoài ra, một số phóng viên thể thao lại dành lời khen ngợi cho Aldonin - người bị ông Yartsev cho là ''''phạm nhiều sai lầm''''.
    Bên cạnh việc sắp xếp đội hình xuất phát không thành công, ông Yartsev cũng bị phê phán về những nước cờ trong tiến trình trận đấu. Việc thay Karyaka vào bị đánh giá là quá chậm, sự xuất hịên của Sychev bị coi là ''''cố vớt vát hy vọng''''. Đặc biệt việc Radimov vào thay Gusev, rồi để Radimov đá tiền vệ trung tâm khiến Alennhichev phải dạt sang cánh phải bị chỉ trích là ''''tự trói chân tay, dẫn đến việc hiệp hai ĐT Nga không còn đợt tấn công nào ra hồn''''.
    Không một tờ báo nào nhắc đến Mostovoy, nhưng có lẽ với những gì mà người ta kỳ vọng vào tiền vệ kỳ cựu nhất này trước giờ bóng lăn, sự im lặng đó còn cao hơn cả những lời phê phán.
    Đánh giá về khả năng của Nga tiến vào vòng play-off, tờ báo lạc quan nhất cũng chỉ viết: ?oTại sao không?, đến người Hy Lạp cũng có thể?..?

  4. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Thép đã tôi vẫn nóng[​IMG]Bạn chắc cũng giống tôi, bỗng thấy nao lòng khi trên sân Algare (Bồ Đào Nha) xuất hiện một chấm xanh. Một chiếc mũ kỵ binh Budiônưi xuất hiện bên cạnh đội Nga trong trận gặp Tây Ban Nha ngày 13.6 (ảnh). Năm nay Paven Cosagin - "Thép đã tôi" tròn 100 tuổi.Có thể chàng Nga kia vô tình. Có thể cái cơ thể gấu ngủ đông không còn giống chàng Paven gầy ốm. Có thể đội Nga hôm nay không còn là đội Nga của những Iasin, Blokhin, Lobanovsky... Và có thể chẳng còn mấy người nhớ tới Paven!Nhưng chiếc mũ xanh vẫn vậy với ngôi sao đỏ, vẫn làm ta nhớ lại cảnh tung hoành trên những cánh đồng Nga.Và bạn ạ, tôi vẫn tin ở những tâm hồn cháy bỏng...
  5. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Đây là lần đầu tiên tôi quyết định cùng mọi người đi thâu đêm để coi Euro! Tôi cảm thấy có gì đó như cháy bỏng trong tôi mặc dù tôi luôn luôn nói rằng tôi không thích bóng đá cho lắm! Không thích lắm chưa bao giờ là chẳng thích chút nào Sự hào hứng về một lễ khai mạc hoành tráng cứ cháy, cháy đến đốt nóng bầu nhiệt huyết trong tôi! À, còn một lý do đơn giản nữa, hôm nay sẽ có đội Nga. Tôi yêu nước Nga một cách tự nhiên, không gò ép, yêu từ những gì tôi được đọc và thấy về nước Nga. Mà đương nhiên là yêu nước Nga thì có nghĩa là tôi yêu tất cả những gì liên quan đến nó, kể cả bóng đá! Ko biết diễn tả tình yêu đấy thế nào mà tôi chỉ biết, trong lòng tôi lúc này, tôi chỉ cầu nguyện và mong muốn nước Nga chiến thắng!
    Khi lễ khai mạc bắt đầu, tôi đang ngồi trong một quán cafe với mấy anh chị! Cầm máy ảnh trong tay, tôi rất muốn chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc và thời điểm ấy; nhưng vì sợ đèn flash sẽ ảnh hưởng đến những người khác nên thôi
    1h20'' sáng. Mưa to. Một lúc nữa thôi trận TBN - Nga sẽ bắt đầu! Thôi đành vậy... tất cả vì nước Nga Nhưng mà... quả thật.... mưa to quá, lạnh... Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi tắm mưa, nhất là trong khi đang mặc một chiếc váy ngắn Nhưng thôi, đã trót thì trót luôn! Kekeke may mà cuối cùng cũng tìm được một quán cafe khác, ấm cúng và rộng rãi. Ánh đèn vàng tỏa ra... ngọt ngào! Trong lúc này, tôi chỉ nghĩ, trận đấu sẽ bắt đầu và rồi nước Nga sẽ thắng... nhất định phải thế!
    1h45''. Bình luận viên giới thiệu hai đội bóng: Nga - TBN
    Tôi vui vẻ gọi một cốc kem to bự. Tính tôi vẫn háu ăn như thế, đặc biệt là thích ăn kem! Bên cạnh tôi lúc này là mod box Nga và một anh nữa bên box DHGT! Hì hì ngồi với mod box Nga ít nhiều cũng làm tôi thấy tự hào, nhất là lại đi xem trận đá có đội Nga nữa chứ!
    3h. Ôi hic Đội Nga bị thủng lưới! Tôi buồn thê thảm và cảm thấy hụt hẫng! Thật ra theo dõi từ đầu tôi đã cảm thấy kiểu đá của đội Nga vốn có nhiều sơ hở, phản ứng không tinh tế và nhanh nhẹn lắm! Nhưng mà... tôi buồn thật... và nỗi buồn ấy dần dần đầy lên, biến thành tuyệt vọng.. Tôi biết trận này Nga sẽ thua... cơn buồn ngủ cũng ập đầy đôi mắt của tôi..
    Tôi ra về.
    Trận sau, tôi vẫn sẽ đi xem, vẫn cầu nguyện và chưa bao giờ thôi hy vọng đội Nga sẽ thắng
    Tảng sáng 13/6/2004
    T.T
  6. huumai

    huumai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    1
    huhuhuhu, tớ cũng buồn như chấu cắn, tớ xem lúc đã gần 5 giờ sáng bên đây thế mà vẫn buồn ngủ. hic hic thất vọng quá

Chia sẻ trang này