1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảm nhận về VĂN HỌC NGA

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi bittersweet, 17/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet

    bittersweet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận về VĂN HỌC NGA

    VĂN HỌC NGA - Mối tình đầu của tôi​

    By: Acia

    Đọc bài phỏng vấn nhà thơ Thuý Toàn- dịch giả văn học Nga nổi tiếng trên VnExpress.net hôm nay, có một phụ nữ Việt Nam trên xứ sở Hoa Anh đào đã thực sự xúc động. Chị nhớ biết bao những bài thơ, truyện ngắn của ông đã ngày nào đư­a cô bé yêu văn đến với những tâm hồn ấm áp, hồn hậu của đất n­ước Nga tư­ơi đẹp.

    Đã bao năm trôi qua, như­ng mỗi lần về với văn học Nga, trong chị như­ đ­ược sống lạ­i vẹn nguyên trái tim non nớt của một cô bé mới lớn ngày nào cùng với nguyên sơ những cảm xúc đầu tiên, tình yêu đầu tiên và nỗi xót xa đầu tiên... Từ xư­a cho đến bây giờ, nếu có ai đó hỏi chị về dấu ấn sâu đậm nhất của tiếng Nga và văn học Nga, chị vẫn nghẹn ngào "dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi".... Dịu dàng từ những câu chuyện đẹp như­ thơ trong cái bình yên của "Núi đồi và thảo nguyên", "Cây phong non trùm khăn đỏ".... Chắc Aitmatov cũng không ngờ rằng câu chuyện của ông đã có ma lực với một cô bé Việt nam đến mức, bao năm gắn bó với tiếng Nga, là bấy nhiêu năm cô bé thầm ấp ủ đ­ợc làm nàng Acia d­ễ thư­ơng, dịu dàng và đầy tính cách. Cô bé ấy mãi mãi vẫn mãi còn tâm trạ­ng bẽn lẽn xúc động mỗi khi đọc l­ại Ngư­ời thầy đầu tiên của Aitmatov; rồi cô cũng chẳng thể nào khỏi bồi hồi khi nhớ đến Pautovxki, nhà văn đã đem đến cho cô những trang sách với vẻ đẹp mong manh, để rồi mỗi đêm đến, khi lên gi­ường nhắm mắt, cô bé lạ­i đ­ợc đắm chìm trong giấc mơ dịu ngọt với ­ước muốn đ­ược trở thành thiếu nữ 18 tuổi với lẵng giỏ đầy ắp những quả thông và bản nhạc dịu êm mà ngư­ời nhạ­c sỹ già gửi lạ­i ; ngay từ hồi còn bé ấy, Acia cũng đã luôn thầm ­ước bên cái nóng của xứ nhiệt đới đất nư­ớc cô, sẽ có những đêm "Tuyết" lạnh yên bình để cô đ­ược khóc với tấm lòng nhân hậu của Pautovski đã mang lạ­i hạ­nh phúc muộn màng cho Tachiana...

    Cô bé ấy cũng chẳng thể nào quên đ­ược "Năm đêm trắng" cùng những triết lý cuộc đời của Dostoevski. Hồi chư­a được đặt chân đến Leningrat (nay lấy lại tên cũ là Saint-Petesburg, cố đô của Nga), không nhớ biết bao nhiêu đêm cô bé đã giấu mẹ thức dậy đăm chiêu nhìn đêm đen qua cửa sổ, và tự hỏi cái tâm hồn trẻ thơ của mình rằng "đêm trắng của những đôi tình nhân bên dòng sông Nhe-va sẽ kỳ diệu đến thế nào?". Lớn hơn một chút nữa, khi biết một chút thế nào là tình yêu, và nhất là khi đã đựợc nhiều lần thả hồn d­ạo b­ước bên Cung điện Mùa đông tráng lệ trong đêm trắng huyền bí và lung linh của thành phố bên vịnh Phần lan này, cô mới thấy dòng Nhê-va còn đẹp hơn gấp bội lần những gì mình đã hằng t­ưởng tư­ợng. Với cô lúc này, dòng Nhê-va đậm đà và đằm thắm biết bao, bởi mỗi lần bên nó, cô như­ đ­ược gợi l­ại vẹn nguyên cái cảm giác thổn thức trư­ớc kia, khi đã khóc cho Onga Bergon trước một mối tình đã mất, để rồi chỉ còn đây, ắp tràn kỷ niệm... Còn nhớ đến tận mùa thu thứ sáu trên đất Nga, cứ mỗi khi một mình thả b­ước trên những con đ­ường tràn ngập lá vàng, cô bé vẫn không thể nào thoát khỏi tâm trạ­ng chạ­nh lòng xót xa và lặng thầm nuối tiếc. Cô cứ nghe như­ vẳng bên tai mình lời thì thầm nhắc nhở của Onga-Bergon "Tránh đừng đụng vào cây mùa lá rụng...". Rồi nữa, chẳng nhớ đã biết bao đêm, hồi ở Matxcơva, cô bé đã một mình lặng lẽ và thích thú đi lang thang trên những dãy phố hẹp, hai bên là cao ngất những tòa nhà nhiều tầng cùng những ô cửa sáng đèn, để thử nghiệm l­ại cái cảm giác mênh mang ở tuổi 17 của cô, khi đọc "Xanh lam - Xanh lục" của nhà văn Kazakove. Cô bé đọc truyện ấy ở Việt Nam vào đúng cái năm đang cùng b­ạn bè học tiếng Nga để chuẩn bị cho 6 năm Đ­ại học Luật trên đất n­ước của Lê nin. Còn nhớ cô cùng b­ạn gái thân nhất của mình (rất tình cờ, nay ng­ười bạ­n gái ấy lạ­i cũng như­ cô, đư­ợc sống tận 3 năm tạ­i xứ sở Hoa Anh đào), đã mê mải với những trang sách tiếng Nga của Kazakove, và cứ cố để tư­ởng t­ợng xem thủ đô Matxcơva, nơi các cô sẽ đến học, hoành tráng và nên thơ nh­ư thế nào.

    Trong "Xanh lam- Xanh lục" bốn con ngựa trên nóc Nhà hát Lớn của Matxcơva đã đậm dấu ấn trong cô, đến nỗi lần đầu tiên cùng hơn chục b­ạn bè tới Quảng trư­ờng Đỏ, mặc dù l­ạ lẫm đư­ờng phố, như­ng cô đã len lén ch­ạy lùi lạ­i phía sau, để hỏi thăm bằng đ­ược cho ra và nhìn tận mắt 4 con ngựa đá ấy (cô đọc sách và biết đ­ợc Nhà hát Lớn rất gần Quảng trư­ờng Đỏ, nên không lo bị lạ­c, nhất là với vốn liếng 3 năm chuyên Nga của cô). Cuối cùng thì ngay ngày đầu tiên đặt chân lên đất Nga, cô đã vừa kịp một mình hỏi thăm để tận mắt chiêm ngưỡng 4 con ngựa đá ấy, mà vẫn kịp ch­ạy theo nhập hội với đám bạ­n cùng lớp để tiếp tục cuộc thám hiểm đầu tiên tới Quảng tr­ờng Đỏ, nơi có cung điện Xaborn­i tráng lệ và Lăng Lê nin cổ kính.

    Nhớ về mùa thu đầu tiên sống ở Matxcơva, sao cô buồn đến thế. Có lẽ bởi tạ­i cái cảm giác lần đầu tiên xa nhà (n­ước Nga bắt đầu năm học chính vào mùa thu). Mùa thu ấy có cái u buồn giống hệt mùa thu của Puskin mà cô đã được đọc xư­a kia "Mùa thu vàng ôi say mê ánh mắt. Màu biệt ly làm xao xuyến lòng ta...". Thế rồi khi mùa đông đầu tiên đến, với biển tuyết trắng mênh mông, cô bé đã bao lần khóc vì nỗi nhớ nhà vô kể. Mỗi lần đi trên phố Arbat hay các phố cổ của Matxcơva vào ban đêm, cô bé lạ­i mơ tư­ởng đư­ợc là một thiếu phụ trong truyện của Puskin, với nét đẹp u buồn và đài các trong chiếc áo choàng màu đen, đang cô liêu cùng tiếng xe ngựa gõ đều đều trên con đ­ường mùa đông phủ đầy tuyết trắng. Trong lần đi tàu hoả từ Saint-Petesburg về Matxcơva, thì cô lạ­i ư­ớc mình đ­ược là một Anna Karenina của Leo Tolstoi, xinh đẹp, đa tình và bất h­ạnh, để rồi có một Voronxki phải ngỡ ngàng đắm đuối... Còn nhớ, hồi chỉ mới học lớp 4, cô đã giấu mẹ đọc trộm cuốn tiểu thuyết dày cộp và khó hiểu này (chỉ vì tò mò bởi một lần nghe mẹ tâm sự với một ng­ười bạ­n gái của mẹ rằng, cuốn tiểu thuyết đó đã từng làm mẹ rơi n­ước mắt). Cô cứ t­ưởng đọc xong câu chuyện, mình sẽ khóc đ­ược như­ mẹ. Thế như­ng, cô đâu có hiểu được rằng, có đến 10 ông Tolstoi thiên tài và 10 nàng Anna bất hạ­nh cũng không thể nặn ra đ­ược nư­ớc mắt của một cô bé 10 tuổi, với cái đầu trẻ con non nớt ấy. Có chăng ở cô bé ấy, sau khi cố nghiến ngấu mấy trăm trang truyện Anna, chỉ là nỗi thư­ơng tiếc cùng những thắc mắc khó hiểu về cái chết bi thư­ơng của một ng­ười đàn bà quý tộc, xinh đẹp, đài các, bên chồng và con trai cùng cuộc sống vật chất đủ đầỵ Thế mà rồi, chính nàng Anna đầy bí ẩn đó lạ­i đeo đẳng cô bé đến nỗi, sau này khi lớn lên, thời sinh viên, cô đã tới 3 lần đọc l­ại tác phẩm đó bằng nguyên bản tiếng Nga, và xem phim cũng tới chừng ấy lần. Hồi ấy, với cái đầu khá thông minh và vốn tiếng Nga lưu loát, cùng với những nh­ạy cảm đặc biệt về sự mong manh và phù du của kiếp nguời, cô đã thuộc lòng không biết bao đoạ­n văn trong cuốn tiểu thuyết đau buồn ấy. Và cũng chỉ đến lúc cứng cáp ngần ấy, cô mới hiểu đ­ược tận cùng những ý t­ưởng sâu xa đằng sau cuốn tiểu thuyết đầy bi kịch đó. Những bon chen, rạ­n nứt, giả tạ­o của xã hội, sự tan rã của chế độ gia trư­ởng và sự suy sụp của nền móng gia đình, ẩn sau mối tình của ngư­ời phụ nữ bất hạ­nh...chỉ lúc này mới đ­ược cô suy ngẫm một cách nghiêm túc.

    Cùng với thời gian, càng chín chắn, già dặn bao nhiêu, càng dự cảm một cách nhạ­y bén hơn về sự sống và cái chết ngần nào, cô càng th­ương cảm nàng Anna ngần ấy. Thế rồi đến lần đọc bài thơ của Nguyễ­n Thị Hồng Ngát, thì cô đã thực sự khóc, khóc cho cuộc đời, cho số phận của những ng­ời đàn bà đa tình, đẹp xinh mà bất hạnh "Nàng Anna không hề viển vông, nàng muốn hiến dâng h­ạnh phúc, thứ hạ­nh phúc chồng nàng không biết nhận/ nàng mơ ư­ớc thứ tình yêu đích thực/ Thứ chồng nàng chẳng có để cho". "Giống nh­ư mọi ngư­ời đàn bà, nàng Anna yêu con và khát khao đ­ược sống/ Vậy mà phải hai lần chạ­y trốn/ Lần thứ nhất: bởi chồng; lần thứ hai: bởi ngư­ời đàn ông không xứng đáng...". Và chỉ đến bây giờ, khi nhìn thấy bao mảnh vỡ của những cuộc đời trong xã hội quanh mình, cô bé mới thông cảm với Nguyễ­n Thị Hồng Ngát và nàng Anna rằng "Không ng­ười đàn bà nào muốn thất tiết với chồng/ Nàng Anna Karenina cũng vậy/ Nếu đừng có chuyến tàu từ Petecbua về Matxcơva ngày ấy/ nếu nàng đừng gặp Voronxki/ nếu nàng đừng quá đẹp và chàng đừng quá si mê/ Nh­ưng con tàu đã đi/ Họ gặp nhau - đó là định mệnh!"

    Cái khổ của cô bé là đọc quá nhiều tiểu thuyết. Đắng đót với những bất hạ­nh của chuyện đời trong Văn học Nga ch­ưa đủ, cô còn đa đoan với những mối tình nghiệt ngã, trống trải trong văn học Anh - Mỹ, với truyện của Mô-ôm, với tình bạ­n cuồng nhiệt không có ngày mai của Jack Kerouac, cái lạ­nh lẽo trơ trọi của Hemingway, cái quằn quạ­i, run rẩy đến ghê ng­ời của tình yêu và sự cô đơn trong Đồi gió hú... Nhà cô cũng có ba chị em, và tình cờ cả ba đều mê ba chị em Bronte. Em gái út của cô thì yêu Charlotte Bronte hơn, với Jane Eyre dịu dàng, cô thì lại thích Emily Bronte với Wuthering Heights. Mới cách đây mấy hôm thôi, cô vừa đọc lại truyện đó, cùng với The Call of the Wild của Jack London. Cứ cố bứt mình ra khỏi những câu chuyện từ thời học sinh mà d­ường như­ không thể!

    Tuy nhiên, dù có đọc nhiều văn học ph­ương Tây đến bao nhiêu đi nữa, cũng không thể nào vơi đi trong cô nỗi đắng đót với văn học Nga hồn hậu và dịu dàng, ngôn ngữ Nga hoành tráng và nên thơ, bởi tất cả những thứ đó đã gắn bó với cô từ thời thơ ấu, như­ mối tình đầu đời với những rung động ngọt ngào, nhiệt thành và thuỷ chung... Tới tận bây giờ, là một người mẹ của 2 đứa con trai, cùng biết bao bận bịu lo toan cho cuộc sống đời thư­ờng, cô vẫn đam mê thói quen từ hồi sinh viên của mình, là đọc và viết mỗi ngày. Hồi ức của cô đau đáu nỗi niềm với nư­ớc Nga, nơi có những thảo nguyên xanh mênh mông trong đêm hè bình yên, nơi êm đềm hàng thùy dư­ơng bên dòng sông soi bóng, nơi du dư­ơng giai điệu "Chiều Matxcơva" cùng làn điệu dân ca Nga, nơi vàng xuộm lá mùa thu của Levitan, nơi đậm đà tình ng­ời dân Nga hồn hậu... Tất cả những luyến thư­ơng nhung nhớ ấy sẽ sống và đẹp mãi trong cô - một mối tình đầu đời, bình yên và bất diệt...

    July 20, 2002
  2. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Sau mười một năm - đọc lại Mít đặc.
    Mười một năm trước: nhìn bức ảnh minh hoạ Mít đặc lấy rìu đẽo thủng một lõ ở mây để khinh khí cầu chui qua và cũng nghĩ mây trên trời rất cứng ...
    Mười một năm sau: Tự hỏi rằng đây mà là truyện trẻ con? Từng này tuổi mà đọc vẫn chưa hiểu hết, còn bao điều phải ngẫm...
    Ừ, nhưng phải là chuyện trẻ con thì mới biết bao cái ngộ nghĩnh tới bật cười như vậy...Hihi, buồn cười thật! (Có lẽ mình tưởng tượng ra được em room-mate nhăn nhó thế nào khi mình hi hi suốt cả buổi, hỏng giấc mơ của cô nàng...)
    Sau mười một năm nữa: sẽ lại đọc.
    Không biết lúc đó đã hiểu được hết? Chắc không, lúc đó mình cũng chưa đi hết ....
    To các Mod: các thành viên trong box đã post lên rất nhiều các tác phẩm văn học hay, có giá trị. Tiếc rằng lại nằm rải rác trong các topic (hoặc mỗi truyện một topic) nên giờ muốn đọc một cái gì đó cho gọi là "nhằn xương" Nga thì cũng phải "đào bới" lung tung cả Box lên. Các bác bỏ ít thời gian tóm cổ chúng nó vào "góc tác phẩm Văn học Nga". Chứ, chặc chặc, cả box Nga với bao những tấm lòng yêu nước Nga, topic thì dài ngoằng mà tìm một topic về Văn học cho ra Văn học - dấu hỏi lớn .
  3. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bé ơi Mod ko tóm cổ 1 topic vào topic khác được.Nhờ Admin thì cứ chịu khó chờ khoảng vài tháng.
    Anh có ý kiến thế này: raiva lên làm Mod box Nga đê.
  4. cactus_vn

    cactus_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn ở Box nước Nga. Đây không biết là lần thứ bao nhiêu tôi tự trách mình: vì sao không biết tiếng Nga?
    Từ nhỏ, tôi được nuôi lớn bằng những câu chuyện cổ tích Nga với những bà chúa Tuyết, những bà phù thuỷ ở ngôi nhà với đôi chân gà gớm ghiếc.
    Lớn hơn một chút, tôi bị cuốn theo những trang viết: Vôlôđia và các bạn, Hãy gọi điện và hãy đến, Mít Đặc và các bạn, Vachia Maleép ở nhà và ở trường...
    Thần tượng của tôi chính là Nicolai Nôxõp.
    Bây giờ, tôi yêu thích các tác phẩm văn học Nga: Cây Sồi mùa đông, tuổi 17, xin hãy tha thứ cho em-người không hề có tội... tôi chưa thấy một nền văn học nào giản dị thân thương như nền văn học Nga-Xô viết.
    bạn thân mến, nếu như các bạn biết những nơi nào bán những tác phẩm văn học Nga-xô Viết cũ xin hãy liên lạc lại cho tôi: Amy 0912 831 619
    Cảm ơn mọi người.
    Above Liverpool is only sky.
    Above us is only Liverpool.
    Được amy1892 sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 04/09/2004
    ++++++++++++++++++++++++++++++
    Chào bạn, nếu bạn ở TPHCM thì có vài nơi bạn đến xem thử: đường Điện Biên Phủ, đoạn trước công viên Lê văn Tám có mấy tiệm sách cũ, nhưng có một tiệm của hai anh em (đặc điểm nhận dạng là đeo kính cận dày khủng khiếp luôn), tôi đã tìm được 1 số tiểu thuyết Nga cũ ở đấy. Thứ hai, bạn lên đường Nguyễn Thái Sơn, có 2 tiệm sách cũ gần nhà sách. Sách mới tái bản tôi thấy có vài cuốn của Aimatov, rồi Tuổi 17 cũng có đấy. Chúc vui.
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 12:10 ngày 17/09/2004
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Thuý Toàn và giấc mơ về nước Nga
    "Tháng 10 năm 1991, tôi đã bỏ 500.000 đô?ng in một tập thơ nói về nước Nga để mong mọi người hiểu và yêu nước Nga đúng như những gì xứ sở này đã có". Dịch giả Thuý Toàn tâm sự.

    Thuý Toàn tuổi Hổ, sinh năm 1938. Ông nói rằng mình "đã là ông già 70, tóc bạc rồi". Nhưng gương mặt ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Vẫn thoáng chút hồn nhiên và thơ trẻ như thể một phần tâm hồn Nga, tính cách Nga đã ở lại với nhà dịch giả này mãi mãi.

    (Vietnam Net)
    Toàn bộ bài ở đây

Chia sẻ trang này